Cập nhật thông tin chi tiết về Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? 4 Chiến Lược Marketing Nhắm Đúng Mục Tiêu mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong mỗi kế hoạch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là gì rất quan trọng, đây là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả.
Vậy khách hàng mục tiêu là gì, dựa vào yếu tố nào để xác định được khách hàng mục tiêu. Cùng CRMVIET tìm hiểu về cách xác định khách hàng mục tiêu trong kinh doanh.
1. Khái niệm khách hàng mục tiêu là gì ?
Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh ngiệp bạn hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy.
Xác định khách hàng mục tiêu bao gồm 2 nhóm:
Để xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần có được những thông tin cơ bản sau:
Lợi ích khi xác định được khách hàng mục tiêu mang lại:
Khả năng mua của khách hàng là bao nhiêu ?
Lợi nhuận tối đa mà khách hàng có thể mang lại ?
Mức độ tăng trưởng là bao nhiêu ?
2. Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu?
Xác định khách hàng mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty:
Tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị,
Marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và tập trung vào các đối tượng này
Mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến
Các chiến lược, nội dung đi kèm nếu thực hiện tốt sẽ khiến các đối tượng này đi đến bước tiếp theo “MUA HÀNG” trong thời gian ngắn
Rút ngắn được thời gian thực hiện chiến dịch, tiết kiệm được chi phí và nhân sự một cách đáng kể
Tóm lại, việc xác định khách hàng mục tiêu có cai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận. Do đó trước khi tiến hành triển khai bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào. Việc đầu tiên mà mọi Marketer làm là xác định nhóm đối thượng khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí phù hợp với thương hiệu.
3. Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác
Từ nãy đến giờ nói về xác định khách hàng mục tiêu rất nhiều lần. Nhưng bạn có biết làm cách nào để xác định khách hàng mục tiêu ? CRMVIET sẽ đưa ra 3 tiêu chí để xác định khách hàng mục tiêu.
Tiêu chí 1: dựa trên nghiên cứu – lý thuyết
Tiến hành nghiên cứu, thống kê dựa trên số liệu mà doanh nghiệp thu thập được trên một diện rộng khách hàng.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định nhóm khách hàng mà đối thủ của bạn đang theo đuổi để nghiên cứu nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu riêng của mình.
Tiêu chí 2: dựa trên yếu tố thực tế – thực tiễn
Tiêu chí 3: các câu hỏi cần đặt ra khi tìm kiếm thị trường mục tiêu
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu chính xác, sát với những sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp dựa vào các câu hỏi sau:
Phân khúc khách hàng dựa trên những thông tin gì?
Yếu tố nào quyết định mua sản phẩm của phân khúc ?
Hiện nay các đối tượng đang theo dõi tiêu dùng những sản phẩm của thương hiệu nào ? mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm đó đối với khách hàng của bạn ra sao ?
Sản phẩm của công ty có thành công với phân khúc này và đáp ứng tốt nhất cho phân khúc này hơn đối thủ không ?
Làm thế nào để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng trong phân khúc này ?
4. Lên chiến lược Marketing nhắm vào khách hàng mục tiêu
Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu là gì. Lúc này Marketer sẽ lên chiến lược cụ thể chi tiết
Chú ý: Một trong những nền tảng giúp quản lý khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp, kết hợp marketing là CRMVIET.
Bung các bài PR với nội dung hấp dẫn trên các trang phù hợp với sản phẩm
4.2 Tiếp cận thêm nhiều khách hàng quan tâm
Target chính xác khách hàng quan tâm ở nhiều site cùng lúc mà không cần phải trả thêm chi phí sản xuất bài PR
4.4 Chuyển đổi thành hành động mua hàng
Đeo bám khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm hướng đến tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp.
Trong một chiến dịch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là gì sẽ quyết định đến thành bại của chiến dịch. Chỉ khi xác định đúng khách hàng mục tiêu bạn mới có thể phân bổ nguồn lực hữu hạn trong doanh nghiệp đem lại lợi nhuận tối đa mà không lãng phí ngân sách Marketing.
Một trong những công cụ giúp bạn tiếp cận và quản lý khách hàng mục tiêu tốt hơn là nền tảng CRM. Đây vừa là giải pháp quản lý khách hàng, vừa hỗ trợ marketing cho Doanh nghiệp.
Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu
Khái niệm khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market)
Khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market) là gì?
Khách hàng mục tiêu, trong một số trường hợp có thể gọi là thị trường mục tiêu, là tập hợp những khách hàng tồn tại trên thị trường, đã được xác định rõ bởi doanh nghiệp thông qua phân khúc thị trường, và là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Dĩ nhiên, những khách hàng này phải mang trong mình những nhu cầu, mong muốn có thể đáp ứng, thỏa mãn bởi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và phải có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ ấy.
Lưu ý: khi đề cập đến khách hàng mục tiêu trong Marketing, hiển nhiên đó là tập hợp nhiều khách hàng có cùng một hay nhiều đặc điểm đã được doanh nghiệp xác định trước, chứ không phải một cá nhân đơn lẻ như nhiều bạn thường lầm tưởng.
Ví dụ về khách hàng mục tiêu? – FAQ
Ví dụ:
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp A là những người có độ tuổi từ 16 – 40, giới tính nam, thường xuyên hoạt động thể thao.
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp B là những doanh nhân có độ tuổi từ 25 – 50, có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp C là các công ty sản xuất giày dép tại khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam.
Vai trò của khách hàng mục tiêu trong Marketing
Khách hàng mục tiêu có vai trò như thế nào đối trong hoạt động Marketing?
Khách hàng mục tiêu đóng vai trò trung tâm trong chiến lược marketing, cũng như các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, định giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu, và xây dựng trên phân phối dựa trên vị trí địa lý của khach hàng mục tiêu.
Mục tiêu cuối cùng của marketing là cung cấp giá trị đến khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm/dịch vụ, từ đó thu lợi nhuận về do doanh nghiệp.
Quy trình sàn lọc và xác định khách hàng mục tiêu
Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu? – FAQ
Việc xác định khách hàng/thị trường mục tiêu trong Marketing có vai trò hết sức quan trọng và trải qua các giai đoạn hết sức phức tạp. Bất cứ một sai lầm nào trong quá trình này sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể điều chỉnh hoạt động Marketing về đúng hướng. Ngược lại, việc chọn đúng khách hàng mục tiêu phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho việc kinh doanh sau này.
Nhìn chung, doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng thông qua 4 bước:
Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp thực hiện các cuộc nghiên cứu với mục đích xác định lượng khách hàng hay người tiêu dùng có nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đáp ứng, cũng như số lượng và quy mô của những đối thủ cạnh tranh có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.
Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp phân chia thị trường thành nhiều phân khúc (tập hợp những khách hàng có chung một hay nhiều đặc điểm)
Đánh giá phân khúc thị trường: Việc đánh giá phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định những phân khúc nào sẽ phù hợp với nguồn lực và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường đánh giá phân khúc thị trường dựa trên các tiêu chí sau:
Quy mô thị trường:
Số lượng khách hàng trong phân khúc.
Mức độ tăng trưởng
: Là chỉ số phản ánh sự gia tăng về số lượng khách hàng trong phân khúc theo thời gian. Mức độ tăng trưởng càng cao thì cơ hội thu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi chọn phân khúc ấy sẽ càng lớn (nếu bỏ qua yếu tố cạnh tranh).
Mức độ cạnh tranh: Là chỉ số phản ánh mức độ khó khăn đến từ những đối thủ cạnh tranh đang phục vụ phân khúc đó. Mức độ cạnh tranh càng cao thì cơ hội để doanh nghiệp có thể thành công càng thấp.
Số nhà cung cấp phù hợp để phục vụ khách hàng trong phân khúc: Số nhà cung cấp có trong phân khúc càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp thành công trang phân khúc càng cao và ngược lại.
Các chiến lược lựa chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu trong Marketing
Có bao nhiêu chiến lược chọn thị trường mục tiêu trong Marketing?
Có tổng cộng 4 chiến lược chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu thường được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp trên thế giới: Chiến lược bao phủ chung, Chiến lược bao phủ phân biệt, Chiến lược thị trường ngách, Chiến lược thị trường vi mô.
1. Chiến lược bao phủ chung (mass marketing)
Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là gì?
Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách như nhau.
Thông thường, chiến lược này được áp dụng ở những thị trường độc quyền, hay thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ:
EVN độc quyền cung cấp điện đến các hộ gia đình Việt Nam với dịch vụ như nhau, bất kể vùng miền.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt và ít có sự phân hóa, chuyên biệt trong sản phẩm & dịch vụ cho những đối tượng khách hàng khác nhau.
Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đến nay chiến lược bao phủ chung dần trở nên rất ít phổ biến, bởi hướng đi của chiến lược này không mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.
2. Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing)
Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là gì?
Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng với sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt cho từng phân khúc.
Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực về nhân sự và tài chính dồi dào, với mục tiêu nắm phần lớn thị phần trên thị trường.
Ví dụ:
P&G nhắm đến thị trường sản phẩm giặt giũ (bột giặt, nước giặt, nước xã vãi trên khắp thế giới), nhưng sản phẩm ở mỗi quốc gia đều được tùy chỉnh, tối ưu khác nhau để phù hợp với khách hàng theo từng phân khúc.
3. Chiến lược thị trường ngách (niche marketing)
Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là gì?
Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ chọn những phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc một cách tốt nhất.
Không phải lúc nào việc bao phủ thị trường cũng là tốt. Việc xác định được thị trường ngách phù hợp sẽ giúp gia tăng mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp lên rất nhiều lần mà không phải tốn quá nhiều chi phí để cạnh tranh với những đối thủ lớn.
Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ.
Ví dụ:
Thay vì lựa chọn phục vụ nhu cầu di chuyển bằng xe máy cho tất cả các đối tượng khách hàng như Honda, Yamaha… hãng Kawasaki lựa chọn chỉ phục vụ riêng cho những khách hàng có nhu cầu tham gia các cuộc đua xe, “phượt” bằng các mẫu xe phân phối lớn, được thiết kế chuyên biệt.
4. Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing)
Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là gì?
Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Đây là đặc điểm của chiến lược vi mô.
Ví dụ:
Marriott’s Renaissance được biết đến rộng rãi là một khách sạn chuyên phục vụ các khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu với những cách phục vụ khác nhau, từ phòng ốc đến dịch vụ ăn uống, giải trí…. tùy theo nhu cầu, yêu cầu, sở thích, đặc điểm… của từng khách hàng khi đến với khách sạn này
Mục Tiêu Marketing Là Gì?
Mục tiêu và tầm nhìn marketing của bạn là gì? Mục tiêu marketing chính là những kết quả bạn muốn đạt được từ hoạt động marketing của mình. Nó sẽ trả lời cho câu hỏi: Lý do chủ yếu thúc đẩy bạn làm marketing là gì?
Các mục tiêu marketing cần phù hợp và hỗ trợ những mục tiêu kinh doanh chung khác. Giống như bất kỳ mục tiêu nào, các mục tiêu marketing cần phải dễ đánh giá, cụ thể và thực tiễn.
Hãy quên tất cả những bàn luận về việc bạn có cần các mục tiêu, mục đích, chiến lược, chiến thuật hay các bước thực hiện. Việc bạn gọi tên chúng là gì không quan trọng. Bạn chỉ cần xác định các mục tiêu marketing theo những thuật ngữ cụ thể nhất. Bạn cần biết mình đang đi tới đâu. Không cầu kỳ, chúng ta chỉ cần gọi chúng là mục tiêu marketing.
Các mục tiêu là các khối yếu tố hình thành nên kế hoạch marketing và điểm khởi đầu của kế hoạch. Yếu tố đầu tiên của chương trình marketing du kích là hình dung mục tiêu, tức là bạn phải có một tầm nhìn rõ ràng về những mục tiêu cần đạt được trong năm nay và từng năm tiếp theo, với sự chú ý đặc biệt tới từng chi tiết. Ví dụ như, mục tiêu của hãng Disney là làm cho mọi người thấy vui vẻ. Đây là sứ mệnh dẫn đường cho tất cả các hoạt động kinh doanh và marketing của hãng này. Mục tiêu trên là một tầm nhìn rõ ràng, và có thể đánh giá được kết quả cụ thể trong quá trình thực hiện. Khi có một câu hỏi đặt ra về mức độ phù hợp của một hoạt động cụ thể, câu trả lời cho nó thường trùng với mục tiêu tổng thể, rõ ràng là làm mọi người vui vẻ. Tôi hy vọng rằng quá trình thiết lập mục tiêu marketing cũng sẽ làm bạn vui vẻ, hài lòng ngay cả khi không có sự tham gia của hãng Disney.
Khi xây dựng kế hoạch marketing, bạn cần bắt mình tập trung vào những mục tiêu cụ thể mà bạn mong đợi đạt được. Kế hoạch marketing cũng sẽ chỉ rõ các hoạt động cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu đó.
Khái niệm mục tiêu marketing
Mục tiêu marketing là những số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản phẩm, dịch vụ, giải pháp) và bán cho ai (thị trường). Cụ thể như:
– Doanh thu và lợi nhuận
– Thị trường và thị phần
– Thương hiệu và định vị thương hiệu
Một cách nhìn khác của mục tiêu marketing
– Duy trì phát triển kinh doanh.
– Tạo sự khác biệt cho thương hiệu
– Tối ưu hóa lợi nhuận
– Duy trì và cải thiện quan hệ khách hàng
…
Từ những mục tiêu chung nói trên, các CMO (Chief Marketing Officer) triển khai cụ thể tùy thuộc vào tình hình của từng công ty.
Đặt mục tiêu như thế nào?
Có những mục tiêu đặt ra nghe rất to tát, nhưng thực ra chỉ để cho có mục tiêu vì ngay chính người đặt ra mục tiêu ấy biết rằng sẽ không bao giờ đạt được. Lại có những mục tiêu đặt ra nghe có vẻ rất kêu nhưng rồi có đạt được hay không cũng không ai kiểm chứng được. Lại có những mục tiêu đặt ra mà người đặt ra có tình “chơi chữ”, hay nói cụ thể hơn là muốn hiểu kiểu gì cũng được và chẳng biết đến bao giờ mới đạt được.
Trong marketing xác định một mục tiêu cụ thể là một yêu cầu tiên quyết để có thể xây dựng một chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm marketing có thể đo lường hiệu quả của việc thực hiện chiến lược marketing của mình. Ngoài ra, việc đặt ra một mục tiêu cụ thể, khả thi còn thể hiện trình độ và sự quyết tâm của người làm marketing.
Những mục tiêu chung chung đại khái như “phấn đấu tăng thị phần”, “phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao”, “tăng doanh số so với năm trước” hay khá kêu như “giành thị phần của đối thủ cạnh tranh”, “trở thành một trong những sản phẩm hàng đầu” v.v. đều sẽ chẳng giúp doanh nghiệp đi đến đâu bởi vì đích đến của họ quá mơ hồ.
Đồng ý là hầu hết các chiêu thị mà marketing tung ra đều nhắm đến tăng thị phần, tăng doanh số, nhưng vấn đề là tăng bao nhiêu? cần thời gian bao lâu để đạt được? Để tăng 5% doanh số thì công sức vốn liếng cần đầu tư thể hiện qua chiến lược marketing sẽ khác với mục tiêu tăng 200% doanh số.
Mục tiêu SMART
Xin giới thiệu với các bạn khái niệm về SMART hay còn gọi là mục tiêu SMART
S= specific: Cụ thể, rõ ràng.
Mục tiêu phải thật cụ thể. Chẳng hạn nếu là nhằm tăng thị phần thì là tăng bao nhiêu phần trăm? Tăng doanh số thì phải cụ thể là bao nhiêu USD/Đồng? Cần bao nhiêu lâu, ngày, tháng năm nào kết thúc? Bằng cách nào? Nguồn vốn, nhân lực từ đâu?…
M= measurable: Có thể đo đếm được.
Mục tiêu đưa ra phải có đơn vị, con số cụ thể để có thể đo đếm được. Chẳng hạn như %; USD/Đồng; giờ, ngày, tháng; kg; tấn; lược khách v.v. để đến khi kết thúc năm, kết thúc chương trình, kế hoạch có thể xác định được ngay là đạt hay không đạt mục tiêu đề ra.
A= achievable: Có thể đạt được.
Mục tiêu đặt ra cần phải vừa đủ cao để tranh thủ khai thác hết tiềm năng thị trường và tận dụng hết năng lực của doanh nghiệp, nhưng cũng phải thực tế ở mức có thể đạt được. Bởi nếu đặt ra mục tiêu mà ngay từ đầu mọi người đều có thể nhận ra ngày là có cố cách mấy cũng chẳng bao giờ đạt được thì sẽ chẳng ai cố gắng làm gì.
R= realistic: Thực tế.
Mục tiêu đặt ra phải sát với năng lực và phải thực tế, liệu bạn có có đủ tài nguyên nhân vật lực để đạt được mục tiêu ấy hay không? Muốn thế người đưa mục tiêu phải am hiểu thị trường, phải biết người, biết ta.
T= timed: Có hạn mức thời gian.
Bạn cần bao lâu để đạt được mục tiêu đề ra. Ngày tháng năm nào?
4 mục tiêu của hệ thống Marketing
Còn về hệ thống marketing của bạn thì mục tiêu là gì?
a. Tối đa hóa mức độ tiêu dùng (Maximize Consumption)
Việc xác lập mục tiêu này của marketing dựa trên 1 giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiều hơn thì họ càng thấy hạnh phúc hơn.
Những người làm marketing cho rằng marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu dùng tối đa nhờ đó sẽ thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đem lại sự thịnh vượng tối đa. Theo quan điểm này thì “càng nhiều càng tốt”. Tuy nhiên nhiều người tỏ ra nghi ngờ luận điểm tiêu dùng càng tăng có nghĩa là con người càng hạnh phúc hơn.
b. Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng (Maximize Consumer Satisfaction)
Theo quan điểm marketing, doanh nghiệp chỉ có thể thành đạt các mục tiêu kinh doanh của mình dựa trên những nỗ lực nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Nhưng trên thực tế, việc gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng luôn gặp phải những trở ngại khó vượt qua do bị chi phối bởi nhiều yếu tố tác động trái chiều nhau. Với nguồn lực giới hạn, mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải cố gắng sử dụng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của các nhóm lợi ích khác nhau và việc gia tăng sự thỏa mãn của nhóm người này có thể làm phương hại đến lợi ích của nhóm người khác. Ngoài ra, việc gia tăng lợi ích của người tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, điều mà không phải bao giờ cũng có thể thực hiện được.
c. Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng (Maximize Choice)
d. Tối đa hóa chất lượng cuộc sống (Maximize Life Quality)
Nhiều người cho rằng, các vấn đề marketing sẽ được giải quyết một cách toàn diện và triệt để hơn nếu người làm marketing đứng trên quan điểm marketing xã hội và hệ thống marketing lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu cơ bản cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống là một tiêu chuẩn kho đo lường, bị chi phối bởi số lượng, chất lượng, sự sẵn có và giá cả sản phẩm cũng như chất lượng của khung cảnh văn hóa và môi trường tự nhiên trong đó người ta tiêu dùng sản phẩm.
Khi hoạch định chiến lược marketing, các mục tiêu này sẽ được thể hiện thành các mục tiêu cụ thể hơn: tăng doanh số bán, đa đạng hóa sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm, tăng thị phần,…
Các bước hành động
1. Lập danh sách những mục tiêu gần đây bạn vừa đạt được
Chúng có thể là những mục tiêu lớn hay những bước nhỏ để dẫn tới những mục tiêu cao hơn.
2. Điểm giúp bạn bắt đầu hình dung quá trình xây dựng mục tiêu chính là điểm khởi đầu
– Công ty của bạn hiện có gì?
– Công ty bạn có phải là công ty mới thành lập, hoạt động theo hệ thống quản lý mới, hay chỉ đang trong tình trạng cần phải làm mới các nỗ lực?
– Sản phẩm/dịch vụ hiện tại của bạn có khách hàng hiện tại/triển vọng không?
– Các khách hàng triển vọng không biết công ty bạn không?
3. Sau khi trả lời những câu hỏi này, bạn cần nắm được:
– Bạn khao khát điều gì, tương lai mơ ước của bạn là gì, và bạn đang đi tới đâu, với tư cách vừa là một công ty vừa là một người làm marketing. (Bởi vì đây là marketing du kích trong 30 ngày chứ không phải quản lý du kích trong 30 ngày, cho nên bạn cần tập trung trả lời câu hỏi này dưới góc độ marketing)
– Tại sao bạn đi làm mỗi ngày?
– Bạn dự định đi tới đích muốn đến bằng cách nào? Đây là câu hỏi luôn thường trực trong đầu mỗi người khi tính toán cách đi từ A tới B. Ở đây, chúng ta không tập trung vào chi tiết, mà vào phạm vi suy nghĩ chung. Trong các ví dụ, bạn sẽ tìm hiểu kỹ hơn về quy trình lập kế hoạch, làm việc như một nhóm hoạch định để có thể đưa ra những ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới; đánh giá nhu cầu khách hàng đối với những sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp; hoặc xây dựng một cơ sở hạ tầng thiết bị và con người nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhóm khách hàng phù hợp trên thị trường.
4. Suy nghĩ về những mục tiêu thực sự:
– Xác định rõ mục tiêu hoạt động marketing.
– Chuyển tải mục đích thành những mục tiêu marketing càng cụ thể càng tốt. Hãy lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa những mục tiêu cụ thể với những chiến thuật chi tiết.
– Hãy ghi lại những mục tiêu này hoặc lưu trong máy tính
– Phác họa một số ý nghĩ và chỉ rõ cần có những nguồn lực nào (thời gian và tài chính) để đạt được các mục tiêu đó.
– Xem lại các mục tiêu bằng các công cụ kiểm tra tính thực tế được mô tả ở trên.
– Thông báo các mục tiêu tới tổ chức, hiệp hội, người hướng dẫn, bạn bè hay các thành viên trong gia đình.
– Mô tả rõ mỗi mục tiêu khi được hoàn thành.
5. Sẽ có những trở ngại, khó khăn vì thế bạn cần phải linh hoạt
Chuẩn bị hết sức chu đáo để đối phó lại trở ngại, bạn hãy cân nhắc về việc thực hiện những việc sau:
– Tìm ai đó để trao đổi về những trở ngại khó khăn bạn đang gặp phải
– Phát hiện những yếu tố có thể cản trở bạn
– Xác định rõ những nguồn lực cần thiết để vượt qua những khó khăn
– Cam kết vượt qua các trở ngại này.
Hy vọng qua bài viết này các maketer hay CMO sẽ định hướng được các chiến dịch marketing của mình.
4 Tiêu Chí Giúp Bạn Phân Tích Khách Hàng Mục Tiêu Hiệu Quả
Bạn làm gì?
Trước khi tung ra một sản phẩm mới, hoặc chạy một chiến dịch marketing/bán hàng?
Chắc chắn rồi: Đó chính là Phân tích khách hàng mục tiêu.
Khách hàng là ai?
Khách hàng nhìn như thế nào?
Khách hàng có sở thích gì?…
Mặc dù có nhiều nhóm khách hàng tiềm năng, đối với hầu hết các sản phẩm/dịch vụ, nhưng thường chỉ có một nhóm khách hàng (một nhóm khách hàng):
Tạo nên phân khúc thị trường lớn nhất,
Hoặc dễ xâm nhập nhất,
Hay mang lại lợi nhuận cao nhất.
Nhiệm vụ của người kinh doanh là phải xác định được: Đâu là nhóm khách hàng này trong thị trường của mình? Từ đó phát triển sản phẩm vượt mức mong đợi của khách hàng.
Phân nhóm khách hàng là bước đầu tiên của việc phân tích khách hàng mục tiêu.
1. Đặc điểm cá nhân của khách hàng mục tiêu
Ví dụ:
2. Vị trí công việc của khách hàng mục tiêu
Ví dụ:
3. Phân bố địa lý của khách hàng mục tiêu
Ví dụ:
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Miền bắc, miền nam, miền trung.
Nông thôn, thành thị.
4. Hoạt động chung của khách hàng mục tiêu.
Ví dụ:
Sau khi mô tả đặc điểm của khách hàng mục tiêu (chân dung của khách hàng); Để ước tính được quy mô thực tế của thị trường, bạn phải lượng hóa hoặc phân loại khách hàng – nhằm xác định xem ai là người chắc chắn sẽ mua sản phẩm / dịch vụ?
Quá trình định lượng này nhằm xác định số lượng những khách hàng triển vọng có lý do mua hàng thực sự.
Câu hỏi 1:
Khách hàng thu được cái gì?
Câu trả lời được rút ra từ tiệc phân tích ứng dụng và lợi ích sản phẩm/dịch vụ của bạn đối với khách hàng.
Câu hỏi 2:
Việc mua sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu/mong muốn?
Động cơ mua hàng xuất phát từ 1 mong muốn là không chắc chắn. Bạn cần đáp ứng được nhiều nhu cầu/mong muốn của khách hàng mục tiêu.
Câu hỏi 3:
Có thể xác định được phần thu hồi từ việc đầu tư mua sản phẩm/dịch vụ được không?
Nếu được thì có thể lượng hóa hoặc chỉ rõ được không?
Phần thu hồi cũng có thể được định nghĩa là giá trị khách hàng nhận được.
Ví dụ:
Một cỗ máy sản xuất 100 triệu đồng có thể tiết kiệm được 15 triệu đồng chi phí lao động trong 1 năm.
Một bộ khuân chất lượng cao giá 200 triệu đồng có thể tiết kiệm được thêm 100 triệu đồng trong 2 năm về chi phí bảo dưỡng.
Phần thu hồi là một công cụ bán hàng tốt, bởi vì nó cung cấp cho người mua một dẫn chứng kinh tế có thể định lượng được.
Câu hỏi 4:
Người mua có nhiều lý do để mua không? Và lý do nào là quan trọng nhất?
Cần có đủ dẫn chứng kinh tế hoặc giá trị nhận được. Điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Một số nhà quản lý doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt. Lợi ích trong vòng một hoặc hai năm không phải là lý do đủ để họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ bây giờ.
Đối với một số khách hàng, lợi ích trước mắt là sản phẩm phải tiết kiệm được tiền cho họ.
Nếu một sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thu hồi trong một năm, chắn chắn rằng những khách hàng mục tiêu chủ yếu sẽ nhìn nhận nghiêm túc vấn đề này. Các lý do mua hàng khác có thể là:
Màu sắc,
Được sản xuất tại Mỹ,
Giao hàng nhanh chóng…
Bạn cần phải hiểu khách hàng mục tiêu và hướng quá trình marketing bán hàng vào lý do mua hàng quan trọng nhất.
Câu hỏi 5:
Có những cản trở cụ thể mà người mua phải vượt qua để mua sản phẩm hoặc dịch vụ không?
Câu hỏi 6:
Hiện nay khách hàng mục tiêu đang làm gì khi chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?
Đây chính là một đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp phải vượt qua dù là trên thực tế hay về mặt lý thuyết.
Ngoài 6 câu hỏi cần trả lời trên,
bạn cần lắng nghe tiếng nói của khách hàng để có được câu trả lời chính xác nhất.
Câu chuyện phân tích khách hàng mục tiêu để mở rộng thị trường của một nhà may.
Một nhà may chuyên sản xuất đồng phục học sinh, sau khi nghiên cứu thị trường phát hiện ra rằng:
Có rất nhiều cơ sở kinh doanh khác cũng làm mặt hàng này,
Và doanh thu của mỗi cơ sở đều rất thấp.
Vì vậy, giám đốc quyết định mở rộng phân tích khách hàng mục tiêu trong thị trường áo blu, như sau:
Tìm hiểu số lượng các bệnh viện, các công ty dược phẩm, các phòng thí nghiệm trong thành phố. Kết quả: có 80 đơn vị.
Khảo sát 10 khách hàng để xác định mỗi nơi trung bình mua bao nhiêu chiếc trong 1 năm? Phần lớn họ trả lời mua 2 lần/năm. Hầu hết các đơn vị có từ 25 – 30 nhân viên cần áo. Điều đó có nghĩa mỗi nơi mua trung bình 60 chiếc/năm.
Khoảng 40 khách hàng trả lời họ sẽ không mua hàng của nhà may, mà họ sẽ mua của các cửa hàng khác.
Cuối cùng, nhà may này dự tính sẽ bán được 2,400 áo/năm.
Để tìm hiểu sâu hơn,
Bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết 5 bước khảo sát khách hàng hiệu quả hướng dẫn bạn từng bước từ lập kế hoạch, thiết kế bảng hỏi, đến triển khai khảo sát khách hàng và sử dụng phản hồi để cải thiện sản phẩm, dịch vụ nhằm phát triển doanh nghiệp của mình.
Từ đó, tung ra những chiến dịch marketing và bán hàng hiệu quả nhất.
Bạn đang xem bài viết Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? 4 Chiến Lược Marketing Nhắm Đúng Mục Tiêu trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!