Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Câu Rút Gọn Là Gì? Ví Dụ Minh Họa mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu rút gọn là loại câu bị lược bỏ một số thành phần trong câu.
Trong quá trình nói, viết, những câu rút gọn sẽ giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời, đoạn văn có câu rút gọn giúp truyền tải thông tin đến người đọc, người nghe một cách nhanh chóng, tránh việc lặp từ ngữ trong câu phía trước.
Cách dùng câu rút gọn
Để sử dụng câu rút gọn, cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp, không nên sử dụng tùy tiện hoặc lạm dụng quá nhiều sẽ khiến người đọc/người nghe hiểu lầm hoặc gây khó chịu, phản cảm.
Không cố tình rút gọn câu khiến người khác hiểu lầm, hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, cộc lốc, mất lịch sự, đặc biệt là trong hoàn cảnh trang trọng hoặc khi nói chuyện với người trên, người lớn tuổi.
Ví dụ: Hôm qua cháu được mấy điểm môn Toán?
Không nên dùng câu rút gọn trong trường hợp này, mà nên trả lời đầy đủ là: Con được 8 điểm môn Toán ạ.
Ví dụ về câu rút gọn
Dựa trên khái niệm câu rút gọn là gì và cho ví dụ tương ứng trong từng trường hợp.
Ví dụ: Bước lên phía trước!
Đây là câu rút gọn chủ ngữ. Câu đầy đủ là: Hoàng bước lên phía trước!
Ví dụ: Lớp trưởng hỏi cả lớp: “Sáng nay ai trực nhật lớp?”
An trả lời: “Tớ”.
Đây là câu rút gọn vị ngữ. Câu đầy đủ là: Tớ trực nhật lớp.
Học sinh A hỏi học sinh B: “Khi nào trường mình tổng kết học kỳ?”
Học sinh B trả lời: “Thứ hai”.
Đây là câu rút gọn cả 2 thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Câu đầy đủ là: Thứ hai trường mình tổng kết học kỳ.
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Câu đặc biệt theo định nghĩa:
Cấu tạo là câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ. Do đó, không thể khôi phục cụm chủ vị trong câu.
Từ và cụm từ là trung tâm của cú pháp.
Câu rút gọn ngữ văn 7 nêu rõ:
Cấu tạo là câu đơn đầy đủ cụm chủ vị, thường bị lược bỏ chủ ngữ hoặc vị ngữ để trở thành câu rút gọn.
Có thể xác định được thành phần chủ ngữ, vị ngữ bị lược bỏ trong câu tùy theo từng hoàn cảnh.
Có thể khôi phục cụm chủ vị trong câu.
“Một ngày mưa” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ và không thể khôi phục các thành phần nào được.
Đây là câu rút gọn vì nó là câu hoàn chỉnh, theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ bằng cách thêm chủ ngữ cho câu “Mọi người có đi chơi không?”
Câu Đặc Biệt Là Gì, Câu Rút Gọn Là Gì? Nêu Ví Dụ
Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các em học sinh về thuật ngữ câu rút gọn và câu đặc biệt là gì? Tác dụng kiểu câu này trong giao tiếp và các ví dụ về kiểu câu trên. Các em quan tâm hãy xem bên dưới để nắm kiến thức của bài học về kiểu câu này.
Câu đặc biệt là gì?
Câu đặc biệt được lý giải rất ngắn gọn đó là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.
Tác dụng câu đặc biệt là gì
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.
“Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.
– Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”
“Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp
– Chức năng để gọi đáp.
Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”
“Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.
– Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”
“Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.
Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.
Ví dụ về câu đặc biệt
Đặt các câu đặc biệt:
– Bố ơi ? (dùng hỏi đáp).
– Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng).
– Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. (“Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm).
– Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. (” Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng).
Viết đoạn văn ngắn có dùng câu đặc biệt
Thời gian trôi qua nhanh quá, mới mà tôi đã rời xa ngôi trường tiểu học đã một năm. Ôi nhớ lắm! buổi đầu tiên đi đến trường bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Thầy cô, bạn bè mới đều khiến tôi rụt rè, sợ sệt khi phải đối mặt với những điều xa lạ. Rồi ngay mai đây tôi phải làm quen với những điều mới mẻ bắt đầu việc học tại một nơi mới. Tôi tin mình sẽ làm được.
“Ôi nhớ lắm!” là câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Đó là cảm xúc nhớ nhung, bồi hồi khi nhớ về buổi đầu tiên đến trường.
Câu rút gọn là gì
Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.
Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.
– Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.
Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
– Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.
Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.
Tác dụng câu rút gọn
Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:
– Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.
– Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.
Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:
– Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.
– Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.
Ví dụ:
– Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?
– 7 điểm
Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.
Phân biệt giữa câu đặc biệt & câu rút gọn
Rất nhiều học sinh nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu này. Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.
– Câu đặc biệt:
+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.
+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp
– Câu rút gọn:
+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.
+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.
+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.
Ví dụ:
– Lại gió ! cơn gió rét buốt.
“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.
– Đi học không ?
Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”
Câu Rút Gọn Là Gì? Cách Dùng Câu Rút Gọn
Bạn đã biết về khái niệm câu rút gọn là gì hay chưa? Cách dùng câu rút gọn như thế nào cho hợp lý. Những điều gì cần lưu ý khi sử dụng câu rút gọn. Bài viết này sẽ nêu ra định nghĩa cho bạn đọc biết về khái niệm câu rút gọn là gì? Và một vài ví dụ về câu rút gọn.
Câu rút gọn là gì? Khái niệm về câu rút gọn
Câu rút gọn là khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Các thành phần có thể lược bỏ như chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ,… Tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích nói của câu mà ta có thể lược bỏ những thành phần phù hợp.
VD: A hỏi nhóm bạn: – Sáng mai ai đi chơi công viên không?
B,C đồng thanh: Mình.
Câu “Mình” là câu rút gọn thành phần vị ngữ. Câu đầy đủ là: Sáng mai mình đi chơi công viên.
Câu rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ:
VD: A nói với B: -Bao giờ cậu về quê?
B: Cuối tuần này.
Câu: “Cuối tuần này” là câu rút gọn thành phần trạng ngữ. Câu đầy đủ: Cuối tuần này mình sẽ về quê.
Việc lược bỏ một số thành phần của câu để tạo thành câu rút gọn nhằm mục đích: làm cho câu trở nên gọn hơn. Làm cho thông tin nhanh, ngoài ra còn tránh lặp với những từ ngữ đã sử dụng trong câu trước đó. Những câu ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người tham gia hội thoại. (Lược bỏ chủ ngữ)
Khi rút gọn câu cần lưu ý những điều sau:
Tránh, không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai ý nghĩa hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã, mang lại ấn tượng xấu cho người đọc, người nghe.
Tuỳ vào hoàn cảnh nói, mà xác định có hoặc không nên dùng câu rút gọn.
Không sử dụng bừa bãi câu rút gọn.
Hiện nay, khi học bài rút gọn câu lớp 7, vẫn còn nhiều bạn hay nhầm lẫn giữa câu rút gọn và câu đặc biệt.
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt
Lược bỏ một số thành phần của câu đầy đủ ( chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ) là câu rút gọn.
Còn câu đặc biệt được cấu tạo từ 1 từ hoặc 1 ngữ, không xác định được chủ ngữ, vị ngữ của câu.
Câu đặc biệt có hình thức cấu tạo giống câu rút gọn ( đều hình thành từ 1 từ hoặc 1 cụm từ). Nhưng không phải là câu rút gọn. Bởi trong câu đặc biệt không có thành phần nào bị lược bỏ ( từ câu đầy đủ) như câu rút gọn.
VD1: Tùng tùng tùng! Tiếng trống tường báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh khắp các lớp ùa ra sân như ong vỡ tổ.
Trong đó “Tùng tùng tùng” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo về sự tồn tại của tiếng trống trường. Không xác định được thành phần của câu cũng như trong câu không có thành phần nào bị lược bỏ.
VD2: Hôm nay phải đi học.
Đây là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ. “Phải đi học” là vị ngữ.
Câu đầy đủ: Hôm nay tôi phải đi học. Thêm chủ ngữ “tôi” để tạo thành câu đầy đủ.
Khái Niệm Từ Ghép Là Gì? Các Loại Từ Ghép Và Ví Dụ Minh Họa
Định nghĩa từ ghép là gì? Từ ghép theo sách tiếng việt lớp 4 có thể hiểu rằng đây là từ loại được tạo thành bởi 2 từ đơn. Tuy nhiên, điều kiện của 2 từ đơn này là phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa bổ sung cho nhau.
Các trường hợp thường thấy về từ ghép là được hợp thành từ 1 danh từ và 1 động từ, 1 danh từ và 1 tính từ hoặc 2 động từ với nhau.
Ví dụ: Các từ ghép được với từ khăng, từ sét là: khăng khăng, chơi khăng, sấm sét, đất sét, tiếng sét…
Vậy còn từ xét ghép với từ nào để tạo thành từ ghép? Đó là từ: xét nét, xét xử hay xem xét…
Các loại từ ghép
Xét theo mặt nghĩa, có các loại từ ghép là: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Đây là loại từ có phân ra rõ ràng từ chính và từ phụ. Từ chính bao quát nghĩa của cụm từ, từ phụ có vai trò bổ sung thêm giúp ý nghĩa được rõ ràng, xác thực hơn.
Ví dụ: bánh kem, miến gà, biển cả…
+ Đối với từ bánh kem, bản thân từ “bánh” đã giúp người đọc, người nghe hiểu được vấn đề đang được đề cập. Tuy nhiên, khi ghép với từ kem sẽ nhấn mạnh rằng đây là chiếc bánh kem, bánh ngọt hay bánh gato dùng trong các bữa tiệc sinh nhật.
+ Từ ghép với từ miến là từ “gà”. Khi ghép hai từ này lại với nhau sẽ giúp người nghe biết rõ đây là loại miến gì. Ngoài ra, từ miến cũng có thể ghép với các từ khác như: miến gạo, miến dong…
+ Còn trường hợp các từ ghép với từ biển như: biển cả, biển lớn, biển khơi… cũng được coi là từ ghép chính phụ, nhằm chỉ rõ đặc điểm của vùng biển đó.
Không chỉ từ ghép thuần việt chính phụ mà một số trường hợp đặc biệt, từ ghép hán việt chính phụ cũng được áp dụng nhiều vào cuộc sống như: gia sư, học viện, cách mạng, thủ môn, bạch mã…
Từ ghép đẳng lập được tạo thành 2 hoặc nhiều từ, tuy nhiên chúng bình đẳng và không được phân rõ ràng chính phụ về mặt ngữ pháp.
+ Khăn ghép với từ gì, từ nào để tạo thành từ ghép đẳng lập? Câu trả lời đó có thể là: khăn áo, khó khăn…
+ Từ ghép với từ công như: công tư, công kích, công bằng… cũng là từ ghép đẳng lập.
+ Các từ ghép với từ khăng
+ Từ ghép với từ khăng là khăng khít là từ ghép thuộc dạng này mà bạn không nên bỏ qua.
Cách nhận biết từ ghép
Từ ghép và từ láy là bộ phận quan trọng thuộc từ phức. Tuy nhiên, giữa hai từ loại này lại có điểm khác biệt rất rõ rệt. Nếu như từ láy là sự lặp lại của một phần nguyên âm, phụ âm hoặc toàn bộ tiếng thì từ ghép được ghép từ 2 hoặc nhiều tiếng có quan hệ với nhau về mặt tiếng.
+ Các tiếng tạo thành đều có nghĩa.
Ví dụ: hoa quả, nhà cửa, phòng học…
+ Có thể có hoặc không 1 trong các tiếng trong từ đó mang nghĩa.
Ví dụ: lung linh, hoa hoét, lấp ló…
Ví dụ: mùa vụ, giáo viên, quần áo…
Ví dụ: xanh xanh, ào ào, lẩm bẩm…
Ngoài ra, để nhận biết các từ ghép thì bạn cũng có thể thực hiện việc đảo trật tự từ, đổi vị trí giữa các tiếng. Trường hợp đảo và vẫn đảm bảo từ đó có nghĩa thì đây chính là từ ghép. Ngược lại, không có nghĩa hoặc ý nghĩa không rõ ràng thì từ đó chính xác là từ láy âm.
Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Câu Rút Gọn Là Gì? Ví Dụ Minh Họa trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!