Xem Nhiều 3/2023 #️ Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa # Top 4 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ở thế kỷ XVII, XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc.Khái niệm công nghiệp hoá mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học – công nghệ. Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.

Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá, và từ thực tiễn công nghiệp hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hoá, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.

Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Công nghiệp hoá là tất yếu với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hoá có thể khác nhau. ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Thứ ba, công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung – hành chính, bao cấp, công nghiệp hoá được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá. Nhưng công nghiệp hoá không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.

Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.

Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Công nghiệp hoá trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở cũng gây nên không ít trở ngại do những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do “trật tự” của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu. Vì thế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Khái Niệm Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa

Cho đến nay, có nhiều cách diễn đạt khác nhau về CNH-HĐH.

Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNID) đã đưa ra định nghĩa sau đây: CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội. Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.

Ở nước ta, theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam thì CNH xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Đảng ta đã xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là ” quá trình thực tiễn cách mạng khoa học kỹ thuật, thực sự phân công mới về lao động xã hội và quá trình tích luỹ xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng “ Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám ban chấp hành trung ương khoá VIII thì CNH,HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao.

hiện đại hóa là gì

khái niệm công nghiệp hóa

khai niem hoa cong nghiep hoa ra doi khi nao

khái niệm kinh tế công nghiệp

ví dụ về công nghiệp hóa

ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa

,

Khái Niệm Về Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa

– Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóaTheo nghĩa hẹp, CNH được hiểu là quá trình chuyển dịch từ nền kinh tế trong đó nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo sang nền kinh tế công nghiệp là chủ đạo. Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Người ta cũng phân biệt “CNH cổ điển” theo kiểu nước Anh và châu Âu hai thế kỷ trước với “CNH kiểu mới” có kết hợp với tin học hóa, toàn cầu hóa kinh tế và kinh tế tri thức.Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, HĐH là quá trình chuyển biến từ tính chất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến, hiện đại. Về ý nghĩa kinh tế, HĐH được giải thích là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại, bắt đầu từ thế kỷ XVII đến nay và vẫn còn chưa kết thúc. Có người chia quá trình HĐH thành hai giai đoạn: Hiện đại hóa lần thứ nhất tương ứng với thời kỳ CNH cổ điển, và HĐH lần thứ hai tương ứng với thời kỳ tri thức hóa.Ở nước ta, hiện nay thường dùng cụm từ CNH, HĐH với cách hiểu là “công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn kết với nhau trong cùng một quá trình, ngay từ đầu và suốt trong các giai đoạn phát triển”. Ở đây, CNH được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế, mà còn cả về mặt xã hội, văn hóa. Hiện đại hóa hiểu theo nghĩa thông dụng,

thời gian chỉ là thứ nguyên so sánh. Nói cách khác, chúng ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, song không hoàn toàn như công nghiệp hóa kiểu cổ điển, chỉ chú ý phát triển công nghiệp để tăng cao tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội, mà đồng thời phát triển công nghệ, thực hiện tin học hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức, nghĩa là thực hiện “công nghiệp hóa kiểu mới” hay nói như văn kiện Đại hội IX công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.Căn cứ vào các văn kiện của Đảng và Nhà nước, CNH ở nước ta có những đặc điểm là CNH gắn kết với HĐH trong suốt các giai đoạn phát triển, vừa mang tính chất công nghiệp hóa về kinh tế – xã hội, vừa có tính chất hiện đại hóa về công nghệ ở mức tương ứng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện theo cách rút ngắn thời gian để sớm có thể đuổi kịp các nước trong vùng và trên thế giới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng xã hội, cân đối giữa phát triển kinh tế và xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng phát triển bền vững, ngoài chính sách xã hội còn quan tâm bảo vệ và cải thiện môi trường. Trong thực hiện CNH, HĐH coi giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là nền tảng và động lực của sự phát triển; coi trọng CNH, HĐH trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Dựa vào định hướng và các tính chất trên, có thể xây dựng một mô hình CNH phù hợp và xác định các tiêu chí định lượng để đánh giá trình độ CNH và so sánh với các nước khác.2 – Về tiêu chí công nghiệp hóaNghị quyết Đại hội IX đặt ra mục tiêu: đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, song ngoài một số mục tiêu mang tính định tính, không nêu rõ những tiêu chí để xác định thế nào là một nước công nghiệp, thế nào là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thế nào là cơ bản trở thành một nước công nghiệp.Hiện nay, trên thế giới các nhà nghiên cứu sử dụng hàng trăm tiêu chí khác nhau để nhận biết và đánh giá các dạng, loại và trình độ phát triển, mỗi tiêu chí đều thể hiện một tính chất được lượng hóa và một mức độ phải đạt. ở mỗi nước và mỗi giai đoạn phát triển thường sử dụng một hệ thống các tiêu chí khác nhau. Trong điều kiện Việt Nam, khi chọn hệ thống tiêu chí CNH theo hướng hiện đại (CNH kiểu mới) cần tôn trọng một số nguyên tắc sau: Phải thể hiện rõ định hướng và các đặc trưng CNH của nước ta; Tương hợp với các tiêu chí đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để tiện so sánh, đánh giá; Các dữ liệu thống kê của Việt Nam và quốc tế có đủ để tính toán các chỉ tiêu định lượng; Đơn giản, thuận tiện, định nghĩa rõ ràng không thể nhầm lẫn.

Khái Niệm Và Tính Tất Yếu Của Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa

Chắc chắn cụm từ công nghiệp hóa hiện đại hóa đã không còn xa lạ đối với mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu chủ trương này của Đảng và nhà nước là gì, tại sao phải thực hiện nó?

1. Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVIII. Cho đến hôm nay, thế giới đã chứng kiến rất nhiều công cuộc công nghiệp hóa khác nhau, từ công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung hai hình thức công nghiệp hóa này có sự giống nhau về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, xét về mục đích, phương thức tiến hành và sự chi phối trong quan hệ sản xuất thì chúng lại rất khác nhau.

Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa cũng sẽ có những đặc điểm khác biệt khi đặt vào trong từng thời điểm, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Do đó mà với mỗi quốc gia, nội dung công nghiệp hóa mà chính phủ đặt ra cũng sẽ khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, công nghiệp hóa là một quá trình thay đổi từ một đất nước có nền kinh tế lạc hậu thành một quốc gia công nghiệp phát triển.

Cụ thể, Đảng ta đã đưa ra quan niệm về công nghiệp hóa hiện đại hóa như sau: “Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.

Từ đó có thể thấy rằng, công nghiệp hóa và hiện đại hóa là hai khái niệm không thể tách rời nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quá trình phát triển nền công nghiệp không chỉ đơn thuần là cải tiến kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại mà còn phải biết áp dụng công nghệ hiện đại giúp tăng năng suất, sản lượng cũng như chất lượng.

Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa cũng là để thực hiện yêu cầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực và với các nước phát triển trên thế giới. Thêm vào đó, việc trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tự động hóa cũng sẽ là nền tảng để đất nước ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.

2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Mỗi phương thức sản xuất trong xã hội đều có cơ sở vật chất và kỹ thuật tương ứng. Trong giai đoạn trước thời kỳ chủ nghĩa tư bản, cơ sở vật chất, kỹ thuật khá lạc hậu và thô sơ. Đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, đặc trưng của cơ sở vật chất đã tiến lên một bước thành nền đại công nghiệp cơ khí hóa.

Do đó, đối với phương thức sản xuất của chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải tiến bộ hơn nữa cả về mặt trình độ lẫn cơ cấu kỹ thuật sản xuất. Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ chính là nền tảng cho những bước tiến này.

Vì thế, cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thật sự hiện đại, có tính xã hội hóa cao được xây dựng và hình thành theo kế hoạch. Đặc biệt đối với các nước đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như Việt Nam thì việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật để phát triển kinh tế, xã hội là rất quan trọng.

Trong đó, công nghiệp hóa hiện đại hóa chính là chìa khóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ là một bước tăng cường quan trọng cho cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

3. Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đóng vai trò quan trọng, có những tác động to lớn và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội và mọi mặt đời sống của đất nước.

Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực quản lý.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ phát triển nhanh đạt trình độ tiên tiến hiện đại.

Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.

Từ đây có thể thấy được vai trò nền tảng, mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại trực tiếp giữa công nghiệp hóa hiện đại hóa với lực lượng sản xuất của xã hội. Vai trò của công nghiệp hóa hiện đại hóa là thực hiện xã hội hóa sản xuất về mặt kinh tế, kỹ thuật được định hướng theo chủ nghĩa xã hội.

Chính vì vai trò quan trọng này mà Đảng ta đã sớm xác định “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại … là nhiệm vụ trung tâm” trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

4. Ví dụ về công nghiệp hóa hiện đại hóa

Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đảng ta đã đưa ra những chủ trương và giải pháp lớn sau:

Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp;

Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn;

Xây dựng đời sống văn hóa – xã hội và phát triển nguồn nhân lực;

Các giải pháp về quy hoạch, khoa học – công nghệ, đất đai, tài chính, tín dụng, lao động và việc làm, thương mại và hội nhập kinh tế.

Xét tổng quát, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn những năm qua bao hàm những nội dung cơ bản sau đây:

Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ và tính chất phát triển lực lượng sản xuất ở nông thôn; huy động sự tham gia chủ động, rộng rãi và có hiệu quả của mọi lực lượng trong xã hội vào sự phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn.

Xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh thay thế cho nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ mang nặng tính chất tự cung tự cấp của những người tiểu nông.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống vật chất – văn hóa của dân cư, có thuần phong mỹ tục, lối sống với bản sắc nông thôn được hài hòa với nền văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ và môi trường sinh thái trong lành.

Xây dựng con người mới ở nông thôn bảo đảm được các yêu cầu: có tri thức làm chủ quá trình hoạt động của mình; có tính cộng đồng cao; năng động đổi mới và tiếp thu cái mới; tư duy lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc của người dân nông thôn…

Nếu như bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Nguồn: Tri Thức Cộng Đồng

Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!