Xem Nhiều 3/2023 #️ Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Đất Đai Theo Quy Định Hiện Hành # Top 4 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Đất Đai Theo Quy Định Hiện Hành # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Đất Đai Theo Quy Định Hiện Hành mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Đặc điểm thể hiện qua các thuộc tính về loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới – tiêu nước. Với mỗi thửa đất, vùng đất riêng thì đất đai lại có đặc điểm khác nhau.

Vai trò là nơi xây dựng nhà ở, công trình để an cư cho người dân, là nơi sản xuất kinh tế, nơi diễn ra các hoạt động của con người

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, bề mặt, thổ nhưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy,…). Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa …)”. Vậy dưới góc độ của pháp luật nước ta hiện nay thì khái niệm đất đai được hiểu như thế nào? Và đất đai có đặc điểm gì?

Căn cứ theo quy định của pháp luật, Luật Quang Huy chúng tôi xin tư vấn về khái niệm và đặc điểm của đất đai theo quy định của pháp luật đất đai năm 2019 như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật đất đai 1993

Luật đất đai 2013

Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Đất đai là gì?

Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đất đai được hiểu như sau:

Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người.

Khái niệm đặc điểm đất đai và các thuộc tính thể hiện đặc điểm

Khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT định nghĩa: Đặc điểm đất đai là một thuộc tính của đất, có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước,…

Như vậy, đặc điểm đất đai thể hiện qua các thuộc tính về loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước. Với mỗi thửa đất, vùng đất riêng thì đất đai lại có đặc điểm khác nhau.

Sự khác biệt giữa đất đai với tài sản khác

Tài sản bao gồm động sản và bất động sản. Bất động sản gồm:

Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Đất đai là tài sản cố định, không thể di chuyển, không thể đem ra để thực hiện mua bán, là nơi chứa đựng, xây dựng các tài sản khác. Đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và đứng ra quản lý, sử dụng hoặc quyết định trao quyền cho một người sử dụng đất khác. Các quyền của người sử dụng đất bao gồm: quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền bề mặt. Người sử dụng đất không có quyền định đoạt với đất đai.

Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật. Đất đai có vai trò là nơi xây dựng nhà ở, công trình để an cư cho người dân, là nơi sản xuất kinh tế, nơi diễn ra các hoạt động của con người. Nhà nước có những quy định cụ thể, chi tiết về việc quản lý, sử dụng đất đai.

Những tài sản khác không phải đất đai là tài sản vô chủ do Nhà nước quản lý hoặc xác định chủ sở hữu. Chủ sở hữu tài sản khác có thể là cá nhân, tổ chức hoặc một nhóm chủ thể cùng có quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình.

Trân trọng./.

Đất Đai Là Gì? Vai Trò Và Đặc Điểm Của Đất Đai

Đất đai là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, hoặc bạn có thể hiểu một cách đơn giản rằng: Đất đai là vùng đất có ranh giới với khoảng không gian bên trên bề mặt đất và dưới lòng đất. Khi bạn là chủ của khu đất đó thì bạn có quyền sở hữu tất cả những thứ ở trên phần đất đai đó từ thực vật, động vật, vi sinh vật đến các loài động vật nhỏ.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT Quy định: Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể, có các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất ở hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Tại Việt Nam, việc mỗi người được sở hữu, mua bán đất đai đều được pháp luật bảo hộ và công nhận. Khi xảy ra bất cứ hành động nào ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai đều sẽ được pháp luật truy cứu và bảo vệ.

Vai trò của Đất đai

Về vai trò của đất đai đã được nhà triết học Karl Marx khẳng định: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.

Đúng thế, đất đai có nguồn gốc tự nhiên, theo thời gian nó được con người xuất hiện và tác động vào đất đai, biến đất đai từ sản phẩm của thiên nhiên trở thành sản phẩm của xã hội bởi đã chịu sự tác động bởi con người.

Đất đai là thứ tài nguyên vô cùng quý giá, chẳng phải tự nhiên mà có các cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu, chúng ta đã phải hy sinh, đổ máu để đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, giữ gìn nguyên vẹn mảnh đất cha ông để lại.

Có thể kết luận lại rằng, đất đai là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của con người, các sinh vật trên thế giới. Bởi không có đất đai thì sẽ không có bất cứ ngành sản xuất nào, con người không thể sản xuất ra các của cải, vật chất để duy trì cuộc sống, nòi giống đến tận bây giờ.

Đất đai là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai chính là nguyên liệu của thị trường nhà đất, là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, và được chuyển nhượng từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Đặc điểm của đất đai

Đất đai là thứ tài sản duy nhất không bị hao mòn theo thời gian, ngược lại giá trị của đất đai luôn có xu hướng tăng dần theo thời gian.

Đất đai có tính đa dạng và phong phú: bởi con người sẽ có những kế hoạch, mục đích khác nhau phù hợp với địa lý từng vùng. Ví dụ: nếu sử dụng đất vào ngành nông nghiệp thì lúc này con người cần phải tính toán khả năng thích nghi của từng loài cây để mang lại hiệu quả cao nhất…..

Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của con người, như ở phần trên tôi có đề cập rằng: “Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, nhưng nó lại là sản phẩm của lao động”.

Bởi con người đã tác động vào đất đai nhằm thu được các sản phẩm, của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu sử dụng của cuộc sống. Tác động này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai tùy vào mục đích sử dụng.

Một đặc điểm nữa của đất đai đó chính là nó không phải là hàng hóa có thể tự sinh sản sau quá trình sản xuất, mà đất đai là thứ cố định, chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất.

Giá trị của đất đai cũng sẽ khác nhau, ví dụ: đất đai ở thành thị sẽ có giá trị cao hơn ở nông thôn, vùng núi; những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng sẽ có giá trị lớn hơn đất đai ở những nơi có điều kiện kém.

Chính vì vậy, vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai tác động rất lớn đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho công ty, doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa đối với một quốc gia.

5/5

(1 Review)

Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực

Nguồn nhân lực là một thuật ngữ mang hàm nghĩa rộng, được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo tầm vĩ mô: Nguồn nhân lực được xem là nguồn đầu vào quan trọng quyết định tới sự phát triển của một đất nước. Khái niệm này đã được ứng dụng rộng rãi nhằm chỉ vai trò và vị trí của con người đối với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.

Một số quan điểm khác cho rằng nguồn nhân lực là yếu tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với lực lượng sản xuất. Nó quyết định tới sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời quyết định tới sự phát triển và sự tiến bộ trong toàn xã hội.

Mặc dù có nhiều khái niệm bao quát về nguồn nhân lực nhưng một điểm chung đó là nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành dựa trên những cơ sở cá nhân có vai trò khác nhau và nó được liên kết lại thông qua mục tiêu của tổ chức.

2. Đặc điểm của nguồn nhân lực

Để tìm hiểu về vai trò của nguồn nhân lực trước tiên bạn phải nắm được đặc điểm của nguồn nhân lực ra sao. Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố tham gia vào quá trình lao động. Tuy nhiên nó lại khác hẳn đối với các nguồn lực sản xuất khác. Nguồn nhân lực có những đặc điểm cơ bản thể hiện ở các khía cạnh như sau:

Sức lao động nằm trong cơ thể sống của mỗi con người

Nếu muốn người lao động có được sức lao động tốt nhất cần phải đảm bảo:

Về vấn đề tiền lương: Chi trả tiền lương theo đúng định kỳ cho người lao động. Cần đảm bảo sao cho người lao động có đủ tiền chi tiêu để thỏa mãn về các nhu cầu của mình. Việc chi trả tiền lương cũng cần phải phù hợp với sức lực mà người lao động bỏ ra.

Về môi trường làm việc: Nhà quản trị cần nhận thức đúng và tạo ra một môi trường lao động sao cho người lao động sáng tạo. Đồng thời phải thỏa mãn được nhu cầu của người lao động thông qua các hoạt động lao động cụ thể.

Nguồn nhân lực có đặc điểm cơ bản là khi sử dụng, trình độ lao động của mỗi người lao động sẽ thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Đó là càng sử dụng lao động, sức lao động sẽ càng tăng lên theo hướng trình độ. Hoặc càng sử dụng lao động, sức lao động sẽ càng kém đi theo hướng trình độ. Hoặc cũng có thể việc sử dụng lao động theo thời gian sẽ không làm thay đổi sức lao động.

Thị trường lao động là thị trường cạnh tranh: cạnh tranh sử dụng lao động và cạnh tranh tìm kiếm công ăn việc làm.

Cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực tại thành thị với nông thôn, giữa các vùng miền lãnh thổ và các thành phần kinh tế với các ngành kinh tế còn chưa hợp lý.

Nguồn nhân lực tại Việt Nam có năng suất lao động thấp và thu nhập thấp. Đặc biệt trình độ văn hóa, kỹ thuật, chuyên môn cũng còn thấp và có sự bố trí không đồng đều, sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

3. Vai trò của nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực giúp đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong một tổ chức

Chỉ con người mới là người sáng tạo ra các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời con người là yếu tố duy nhất kiểm tra được quá trình sản xuất và kinh doanh đó.

Mặc dù các trang thiết bị, tài sản hay nguồn tài chính được xem là các nguồn tài nguyên mà mọi tổ chức đều phải có. Nhưng tài nguyên nhân văn con người lại xem là yếu tố đặc biệt quan trọng. Bởi nếu không có nguồn nhân lực làm việc hiệu quả thì tổ chức sẽ không thể nào đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Bên cạnh đó nguồn nhân tố tri thức của con người ngày càng được chú trọng và nó chiếm một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Đặc biệt nguồn nhân lực có tính năng động, linh hoạt, sáng tạo và hoạt động vận dụng trí óc của con người ngày càng trở nên quan trọng hơn.

Nguồn nhân lực là một nguồn lực vô tận

Khi xã hội ngày càng không ngừng tiến lên và các doanh nghiệp cũng ngày càng phát triển thì nguồn nhân lực là vô tận. Nếu như biết cách khai thác đúng nguồn nhân lực này sẽ giúp tạo ra nhiều loại của cải, vật chất cho xã hội. Đồng thời nó sẽ giúp thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người.

Nguồn nhân lực ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội

Yếu tố con người không chỉ là mục tiêu, động lực của sự phát triển mà nó còn giúp tạo ra các điều kiện giúp hoàn thiện về chính bản thân của con người. Mỗi giai đoạn phát triển của con người sẽ làm tăng thêm sức mạnh chế ngự thiên nhiên và tăng thêm nguồn động lực cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Tiềm năng về vấn đề kinh tế của một đất nước phụ thuộc nhiều vào trình độ khoa học và công nghệ của nước đó. Mà trình độ khoa học và công nghệ lại phụ thuộc nhiều vào những điều kiện giáo dục.

Có nhiều trường hợp thất bại nếu một nước sử dụng công nghệ ngoại nhập tiến tiến trong trường hợp tiềm lực khoa học công nghệ trong nước vẫn còn rất yếu. Sự yếu này thể hiện ở việc thiếu những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực khoa học công nghệ và quản lý, thiếu đi đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân các làng nghề.

Điều này sẽ không ứng dụng được những công nghệ mới. Khi đó sẽ không có sự lựa chọn nào khác, một là đào tạo nguồn nhân lực quý giá cho đất nước phát triển hoặc là phải chấp nhận chịu tụt hậu so với những nước khác.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về nguồn nhân lực hãy truy cập trực tiếp vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp để tìm hiểu và được hỗ trợ tư vấn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Khái Niệm Và Vai Trò Của Đất Đô Thị

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.

Theo luật đất đai 1993 và điều I nghị định 88/cp ngày 17/8/1994 của chính phủ quản lí đất đai đô thị “Đất đô thị là đất nội thành, nội thị xã thị trấn được xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng phục vụ công cộng, an ninh quốc phòng và các mục đích khác. Đất ngoại thành ngoại thị xã đã được quy hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng là đất đô thị và được sử dụng như đất đô thị.”

Khi xác định đất đai theo ranh giới hành chính thì đất đô thị bao gồm nội thành, nội thị một cách hữu cơ về chức năng cơ sở hạ tầng và cơ cấu không gian qui hoạch đô thị, các vùng đất sẽ được đô thị hoá nằm trong phạm vi ranh giới qui hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người. Cùng với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội khác đất đai là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành vùng kinh tế của cả nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng tự nhiên- kinh tế- xã hội của mỗi vùng đất nước.

Đất đô thị theo nghĩa hẹp là sự biến sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất sử dụng công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, văn hoá…Theo hình thức phát triển đất của khu vực mới ngoài ra còn cải tạo khu vực đất cũ. Đất cuẩ khu vực mối mở rộng diện tích sử dụng đất đô thị là để gia tăng cung cấp kinh tế của đất đô thị đô thị . Nội dung của nó gồm hai mặt: Một là tiến hành trưng dụng đất, chuyển phương hướng sử dụng đất từ đất nông lâm nghiệp thành đất chuyên dùng để phát triển đô thị. Hai là, tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật để chuyển đất nông lâm trở thành đất đô thị .

Phát triển đất của khu vực cũ là một con đường chủ yếu khác để tăng cung cấp kinh tế của đất đô thị . Nội dung cơ bản của nó là thông qua các hoạt động phá bỏ, di chuyển và cải tạo, nâng cấp để cải biến kết cấu sử dụng đất các khu vực cũ nhằm nâng cao trình độ tập trung, tiết kiệm trong việc sử dụng đất đô thị .

Cơ sở đầu tiên của dự án phát triển đô thị là qui hoạch chi tiết sử dụng mặt bằng đất đai nhất định để phát triển đô thị. Trong đó, xác dịnh địa giới và mục đích sử dụng của mặt bằng đất đai vạch mạng lưới đường xá, phân chia mặt bằng đất đai thành những lô đất đề ra yêu cầu về qui hoạch và kiến trúc đối với các công trình xây dựng trên đó.

Đặc điểm

Đặc điểm của đất đai là tính cố hữu, tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của con người nhưng đất đô thị có những đặc trưng chủ yếu để phân biệt với các loại đất khác:

Có nguồn gốc từ đất tự nhiên hoặc đất nông nghiệp được trang bị cơ sở hạ tầng công cộng khi chuyển mục đích sử dụng .

-Việc sử dụng đất đô thị phải căn cứ vào qui hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt.

Khi người sử dụng đất có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đang sử dụng thì phải được UBND tỉnh thành phố cho phép.

Từng lô đất trong đô thị có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng không giống với bất kì vị trí nào.

Ngoài ra đất đô thị cũng là tài sản đặc biệt có giá trị cao hơn so với các loại đất khác bởi vị trí và cơ sở hạ tầng trên đất.

Có sự mất cân đối giữa cung và cầu, do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây làm cho dân số đô thị tăng nhanh (về cơ học) cầu tăng nhanh nhưng cung bị hạn chế mất cân đối.

Nó là công cụ cho việc thực hiện và quản lý sử dụng đất một cách khoa học của nhà nước, bởi vì khi thực hiện qui hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất để sử dụng một cách có hiệu quả bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả.

Phân loại

Mục đích của việc đánh giá đất đô thị

Việc đánh giá đúng đắn đất đô thị là cần thiết khách quan và là một đòi hỏi cấp bách. Trong điều kiện đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là người đại diện quyền sở hữu đó càng đặt ra tính cấp bách hơn để tránh sử dụng tuỳ tiện, lãng phí.

Mục đích của việc đánh giá đất đô thị là nhằm:

Làm cơ sở cho việc qui hoạch lâu dài đất đô thị và sự phát triển đô thị, đồng thời bảo đảm kế hoạch sử dụng đất đô thị hợp lý trong từng thời kỳ và hàng năm.

Làm cơ sở cho việc tính giá đất để giao quyền cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng đất theo đúng mục đích. đồng thời làm cơ sở cho việc tính giá thuê đất kể cả cho người nước ngoài thuê.

Là một phương pháp hữu hiệu giúp cho việc quản lý đất đô thị một cách khoa học và chặt chẽ.

Theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước và sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước thì các đô thị sẽ trong thành các trung tâm công nghiệp, thương mại và các loại dịch vụ khác, là đầu mối giao thông, quan hệ kinh tế quan trọng, giữa các vùng các địa phương trong cả nước. Đất đai là nền tảng của mọi quan hệ đó, nó tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội . Đó là vai trò chung của đất đai nhưng khi được qui định là đô thị thì giá trị của nó được tăng lên nhiều lần bởi vai trò của đô thị đối với cuộc sống và bên cạnh đó cầu đô thị có xu hướng ngày càng tăng do qui mô và tốc độ tăng nhanh chóng của quá trình đô thị hoá, mà đất đai là tài nguyên có hạn, do đó đất đô thị có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế-xã hội. Ngoài ra đất đô thị còn làm thoả mãn nhu cầu để mở rộng sản xuất, lập văn phòng giao dịch, trung tâm tư vấn, cửa hàng dịch vụ …Với vai trò là tư liệu sản xuất không thể thiếu được, đất luôn có mặt trong các ý tưởng kinh doanh của mọi nhà kinh doanh.

Bạn đang xem bài viết Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Đất Đai Theo Quy Định Hiện Hành trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!