Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Giáo Dục Là Gì? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây là một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”. Định nghĩa này nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra, ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo quan điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân, đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển con người và phát triển xã hội.
Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay trong lao động và trong cuộc sống, ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương hướng trực tiếp không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội. Do đó, xã hội ngày càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “giáo dục”:
– Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những tấm lòng nhân từ của người khác;…
– Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách. Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáo thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp, sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của người được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo dục.
Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đang không ngừng cái cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế phát triển mới mẻ, năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được những nguồn lực mới để phát triển nhanh, bền vững.
khai niem giao duc
khái niệm về giáo dục
khai niem giao duc la gi
Giáo dục là gì
giáo dục học là gì ?
định nghĩa giáo dục
chính sách phát triển giáo dục là gì
giao duc la gi?
khai niem chuong trinh giao duc tieu hoc
,
Khái Niệm Giáo Dục Là Gì? Mục Đích, Vai Trò Của Giáo Dục
1. Khái niệm giáo dục là gì?
Giáo dục là một cách tiếp thu về kiến thức, các thói quen, phong tục và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ bởi hình thức giảng dạy, nghiên cứu hoặc đào tạo.
Giáo dục có thể do mỗi người tự tìm hiểu và học hỏi cũng có thể do người khác hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà cá nhân con người có được cùng các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.
Đối với mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành thông qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học.
2. Mục đích của giáo dục là gì?
Đối với từng quá trình phát triển xã hội, mục đích của giáo dục sẽ thay đổi và tương ứng theo từng giai đoạn khác nhau. Mục tiêu giáo dục được chia ra làm 3 loại cơ bản. Đó là:
Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống
Đây là quá trình con người được giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen giúp hình thành một mẫu người đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được về yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này hiện nay đang được nước ta hướng tới.
Mục tiêu này thường được áp dụng ở Mỹ và một số nước phương Tây giai đoạn năm 1970 – 1980. Mục tiêu này sẽ giúp tạo điều kiện cho con người tự do phát triển, tuy nhiên nhược điểm của nó là quá tự do và buông thả.
Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân
Mục tiêu này sẽ kết hợp giữa truyền thống và cá nhân. Hiện nay, mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Nó giúp hạn chế các nhược điểm và phát huy ưu điểm đồng thời của mục tiêu truyền thống và mục tiêu cá nhân.
Tóm lại có thể thấy mục đích của giáo dục là cung cấp, trang bị về các kiến thức và kỹ năng. Đồng thời rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống của con người giúp mọi người có thể hòa nhập vào với cộng đồng của mình.
Đối với mỗi con người giáo dục giữ một vai trò tương đối quan trọng. Nó là một yếu tố giúp làm nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người so với các loài động vật khác. Khi có sự giáo dục, con người không chỉ sở hữu trí tuệ, kiến thức và kỹ năng mà còn có được nhân cách sống tốt.
Đối với xã hội, giáo dục cũng góp phần vào việc đổi mới về xã hội thông các hoạt động, suy nghĩ của từng cá nhân con người. Nhờ vào đó sẽ giúp con người hòa nhập được với cộng đồng thông qua các mối quan hệ, hoạt động.
Nhờ những kiến thức, kỹ năng giáo dục sẽ giúp mỗi người sống có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và trong xã hội. Đồng thời hỗ trợ mọi người thích ứng được với hoàn cảnh của tự nhiên và trong xã hội một cách tốt nhất.
Nhờ các vai trò trên, giáo dục sẽ mang tới lợi ích cơ bản:
Giúp mỗi người có thể sống tự lập hơn.
Giúp mọi người lựa chọn một cuộc sống an toàn, ổn định và hạnh phúc nhất.
Nâng cao thu nhập của mỗi người nếu được giáo dục tốt.
Đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội.
Giúp con người cảm thấy tự tin và tránh được những thói quen xấu.
Góp phần tăng trưởng nền kinh tế.
4. Các hình thức giáo dục chính quy
Giáo dục mầm non là một hình thức giáo dục trong những năm đầu của trẻ với độ tuổi tầm 0 tới 6 tuổi. Người ta thường gọi hình thức này là nhà trẻ hay mẫu giáo.
Trong hình thức giáo dục mầm non, trẻ em sẽ được tiếp nhận và hỗ trợ đối với sự phát triển của xã hội, cung cấp các kỹ năng vận động và phối hợp.
Đây là hệ thống giáo dục tiếp theo trong nền giáo dục tiểu học mang tính chất bắt buộc tại hầu hết các quốc gia. Giáo dục trung học bao gồm giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
Đối với giáo dục trung học cơ sở tại Việt Nam sẽ tương ứng với các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Còn giáo dục trung học phổ thông được tính từ lớp 10 đến lớp 12.
Giáo dục đại học là một hình thức giáo dục bậc cao được diễn ra tại các trường đại học, học viện, cao đẳng. Học sinh cần phải tốt nghiệp cấp 3 thì mới đủ điều kiện tham gia giáo dục đại học. Tại đây sinh viên sẽ được dạy về cả lý thuyết và thực hành chuyên nghiệp.
Loại hình thức này dành cho người khuyết tật. Nó chú trọng tới việc dạy các kỹ năng và kiến thức cần có trong cuộc sống để người khuyết tật có thể sử dụng một cách dễ dàng nhất.
Bao gồm khoa học về các loại ngành nghề giúp người học thực hiện và làm việc sau quá trình tốt nghiệp.
Theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển sẽ có các yếu tố tác động tới nền giáo dục khác nhau. Điển hình như:
Chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục
Chất lượng của giáo dục bị ảnh hưởng bởi chính sách và các công cụ hỗ trợ trong giáo dục. Trong đó ngân sách và chính sách được xem là yếu tố quan trọng nhất.
Tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục
Mặt tài chính và cơ sở vật chất – thiết bị trong giáo dục rất quan trọng giúp cho giáo dục được phát triển.
Khi một giảng viên, người hướng dẫn giỏi thì mới tạo ra chất lượng học sinh, sinh viên tốt. Chất lượng của giáo dục tốt khi có sự tham gia của người giảng dạy và người học một cách tích cực.
Steam Là Gì? Khái Niệm Giáo Dục Steam
Khái niệm giáo dục STEAM: STEAM là phương pháp ứng dụng giáo dục tương tác đa chiều vào giảng dạy, là sự kết hợp giữa STEM (Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) và Nghệ thuật (Art) được áp dụng trong trường học.
Khái niệm giáo dục STEAM là ý tưởng sáng tạo ban đầu của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau đó được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục học và dần dần lan rộng ra cả Hoa Kỳ. STEAM là bước chuyển đổi ngoạn mục trong nền cách mạng giáo dục khi chuyển đổi từ mô hình học tập cũ thụ động, chỉ tập trung vào lý thuyết sang phương pháp học tập chủ động, đề cao thực hành và tính thực tiễn.
Một phần quan trọng khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM là học sinh không chỉ được dạy kiến thức của mỗi một môn học mà còn được dạy cách học sao cho hiệu quả, cách đặt câu hỏi và phản biện hoặc tranh luận, học cách tự thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết khoa học của mình và được khuyến khích để sáng tạo ra cái mới.
2. Những giá trị khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM trong học tập
Những giá trị mà giáo dục STEAM mang lại cho người học:
Hình thành và phát triển các kỹ năng mềm: tư duy chiến lược, giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm. Tạo cơ hội giao lưu cho các em học sinh với các bạn bè trong và ngoài nước trong cộng đồng học STEAM nói chung
Hình thành môi trường học tập tích cực, thân thiện tư duy sáng tạo, năng động và trách nhiệm với phương pháp ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM. Phát triển kỹ năng khoa học và kỹ thuật bao gồm: đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề, tìm hiểu, phân tích và giải quyết dữ liệu, lập luận dựa trên các thông tin đã biết; thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin. Với nền tảng là thông qua sư thiết kế, sáng tạo và lắp ráp các mẫu robot
Thúc đẩy người học khám phá và tìm hiểu khoa học, kỹ năng sử dụng máy tính, lập trình thông qua phần mềm lập trình đơn giản và trực quan. Và đặc biệt là kỹ năng sử dụng các công cụ kỹ thuật thông qua phần mềm kỹ thuật đi kèm với phương pháp ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM.
Trẻ được tham dự và trải nghiệm tại các sân chơi thi đấu lớn như Robothon và WRO.
Tạo sự cạnh tranh và cơ hội giao lưu cho các em học sinh với các bạn bè trong và ngoài nước trong cộng đồng học STEAM nói chung thông qua các cuộc thi Robothon và WRO cấp quốc tế.
3. Những lợi ích khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM vào dạy học
3 lợi ích to lớn khi ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM vào dạy học:
Thứ nhất: Như khái niệm giáo dục STEAMđã nói, STEAM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn thông qua thực hành, ứng dụng thay vì dạy 5 môn rời rạc. Học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. Phá bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn
Thứ ba: Ứng dụng khái niệm giáo dục STEAM đem đến phong cách học tập sáng tạo. Giống như cần câu được phát giống nhau, với mỗi cách câu cá khác nhau thì lượng cá được đem về sẽ khác nhau
Bắt đầu óc linh động để giải quyết vấn đề khi sự sáng tạo là thứ đang chết dần mòn trong thời đại công nghiệp
Quản Lý Giáo Dục Là Gì? Những Khái Niệm Cơ Bản Về Quản Lý Giáo Dục
Quản lý giáo dục là gì?
Hoạt động quản lý giáo dục được nhà nước ta điều hành thông qua các thể chế hóa bằng pháp luật. Với mục đích tác động đến phân hệ quản lý nhỏ hơn. Và cuối cùng chúng ta chỉ quan tâm tới chất lượng đào tạo thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của đất nước.
Khái niệm quản lý giáo dục là gì? Đặc điểm của quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục hướng nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay, nhất là những sinh vien đang chuẩn bị thi vào các trường đại học. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra về khái niệm quản lý giáo dục:
Đầu tiên là M.I.Kônđacôp:
Một cách quản lý có hệ thống từ cấp độ cao xuống thấp. Tất cả mọi mắt xích của hệ thống đều có hướng đích của chủ thể quản lý. Tạo nên một thế hệ trẻ có nhân cách là thực trạng nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Cũng như những kiến thức mà trẻ được học và vận dụng. Phát triển thể lực cũng như trí lực cho các em. Quản lý giáo dục có thể hiểu nôm na là như vậy.
Theo P.V.Khuđôminxky (một nhà lý luận Xô Viết):
Với nhà lý luận này thì quản lý giáo dục là một tác động có hệ thống. Quản lý giáo dục có kế hoạch và ý thức rõ ràng. Từ các cấp độ cao xuống thấp thì chủ thể quản lý phải xác định rõ ràng. Mục đích chính là đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của trẻ. Nhân cách đạo đức cũng như nâng cao trí thức của những mầm non đất nước.
Tiếp theo là Phạm Minh Hạc:
Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước vào giáo dục. Chính là cách quản lý giáo dục mà đất nước ta đang thực hiện. Phương pháp đó là vận hành những nguyên lý giáo dục ở cấp độ trường học. Tới từng cá thể học sinh sinh viên…
Còn diễn giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng:
Ông cho rằng quản lý giáo dục là quản lý có hệ thống. Có mục đích và kế hoạch rõ ràng. Để cho chủ thể quản lý và vận hành theo đúng chính sách và pháp luật của đảng và nhà nước. Mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Vì vậy chúng ta có thể kết luận rằng quản lý giáo dục chính là hoạt động điều hành cũng như phối hợp các lực lượng giáo dục. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục. Đào tạo ra thế hệ trẻ phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng đất nước. Con người chính là trung tâm của mọi hoạt động trong hệ thống giáo dục. Ở đây chủ thể hay khách thể quản lý đều chính là con người. Vì vậy con người là nhân tố quan trọng nhất. Để đào tạo nhân cách cũng như kiến thức cho những mầm non tương li của đất nước.
Quản lý giáo dục và đặc điểm của nó
Những đặc điểm của quản lý giáo dục là gì thì không phải ai cũng biết. Đây là một số đặc điểm:
Các đặc điểm chung của quản lý
– Quản lý giáo dục chia ra thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý.
– Quản lý giáo dục luôn luôn biến đổi khả năng thích nghi của đối tượng bị quản lý.
– Quản lý giáo dục có thể là một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc là một môn nghệ thuật tùy vào đối tượng cảm nhận.
– Quản lý giáo dục đi kèm với quyền lực, lợi ích và danh tiếng.
Đặc điểm đặc thù của quản lý giáo dục
– Việc đào tạo con người cũng như hoạt động sư phạm của nghề giáo. Cũng chính là vấn đề quản lý giáo dục điều hành.
Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Giáo Dục Là Gì? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!