Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Hộ Kinh Doanh Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khái niệm hộ kinh doanh theo luật doanh nghiệp 2014
hướng dẫn về thủ tục đăng ký kinh doanh của
quy định như sau:
Điều 66
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Luật doanh nghiệp 2014
quy định như sau:
Điều 66. Hộ kinh doanh 1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Vốn Chủ Sở Hữu Doanh Nghiệp Theo Luật Doanh Nghiệp 2014
Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, kính mong được Quý luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề sau. Tôi hiện là chủ của một doanh nghiệp vừa bắt đầu hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy tôi có tìm hiểu một chút về những quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp từ nhiều nguồn, trong đó có cả website tư vấn của Quý luật sư. Trong quá trình tìm hiểu, tôi thấy bên cạnh vốn điều lệ còn có một khái niệm khác về vốn của doanh nghiệp chính là vốn chủ sở hữu. Tôi mới biết đến khái niệm này và chưa hiểu biết gì về nó. Vậy Quý luật sư có thể làm rõ giúp tôi về vốn chủ sở hữu cũng như vai trò của nó trong doanh nghiệp được không? Kính mong được Quý luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Phamlaw)
Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)
Vốn chủ sở hữu
So với khái niệm vốn điều lệ, khái niệm về vốn chủ sở hữu có vẻ được ít người nhận biết hơn. Vốn chủ sở hữu là một khái niệm kế toán, được sử dụng trong bảng cân đối kế toán. Vốn chủ sở hữu có phạm vi rộng hơn vốn điều lệ, nó bao gồm các thành phần sau:
Vốn điều lệ;
Thặng dư vốn cổ phần (đối với công ty cổ phần);
Cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần);
Lợi nhuận chưa phân phối;
Các quỹ dự trữ;
Các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu.
Giá trị của vốn chủ sở hữu được tính bằng tổng giá trị tài sản có của công ty trừ đi tổng giá trị tài sản nợ của công ty. Thông thường, giá trị của vốn chủ sở hữu thường lớn hơn giá trị vốn điều lệ trừ khi các khoản mục khác trong vốn chủ sở hữu có giá trị âm. Đối với thặng dư vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ thì đây là hai khái niệm áp dụng cho công ty cổ phần chứ không áp dụng cho loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
*Thặng dư vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần được hiểu là khoản mục riêng trong vốn chủ sở hữu áp dụng cho công ty cổ phần tuy nhiên không áp dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn. Thông thường cổ phần của công ty cổ phần sẽ có mệnh giá là 10.000 Việt Nam đồng. Trong trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phần cao hơn mệnh giá thì phần mệnh giá được ghi nhận trong vốn điều lệ; phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá được coi là thặng dư vốn cổ phần.
Ví dụ: Công ty cổ phần A phát hành cổ phần là 15.000 đồng (cao hơn mệnh giá thông thường là 10.000 đồng). Trong đó phần mệnh giá 10.000 đồng sẽ được ghị nhận trong vốn điều lệ; phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá (5000 đồng) sẽ được coi là thặng dư vốn cổ phần.
Ví dụ: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn B là 100 đồng và các thành viên mới góp 20 đồng. Các thành viên thống nhất thành viên mới chỉ chiếm 10% thay vì 20% vốn điều lệ công ty. Trong trường hợp này chỉ có 11 đồng được đưa vào vốn điều lệ để thành viên mới nắm 10% (11đồng : 110 đồng) còn 9 đồng thặng dư có thể được đưa vào khoản mục khác trong vốn chủ sở hữu theo hướng dẫn mới đây của Bộ Tài chính. Điều này chứng tỏ mặc dù công ty trách nhiệm hữu hạn không có một khoản mục cụ thể trong vốn chủ sở hữu như thặng dư vốn cổ phần, thặng dư phần vốn góp vẫn được ghi nhận trong vốn chủ sở hữu.
Tại Khoản 2 Điều 131 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định như sau: ” Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật này được coi là cổ phần chưa bán theo quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này. Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.” Như vậy theo quy định của điều luật này thì công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng không được có cổ phiếu quỹ. Sau khi mua lại cổ phần, công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được mua lại. Ngược lại công ty cổ phần là công ty đại chúng được phép giữ lại cổ phần mua lại làm cổ phiếu quỹ, như vậy đối với công ty đại chúng việc giữ cổ phần mua lại làm cổ phiếu quỹ không làm giảm vốn điều lệ.
Khác với quy định của Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật về kế toán không có sự phân biệt giữa công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng và công ty cổ phần là công ty đại chúng. Theo đó, bất kỳ công ty cổ phần nào cũng được phép có phiếu quỹ. Theo pháp luật về kế toán quy định, các cổ phiếu quỹ do công ty cổ phần nắm giữ không nhận được cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể.
Khái Niệm Hộ Kinh Doanh Cá Thể
Hộ kinh doanh cá thể là gì? Khái niệm hộ kinh doanh cá thể? Hộ cá thể và hộ kinh doanh có phải là một?
Hiện nay, Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã quy định rất rõ khái niệm hộ kinh doanh cá thể như sau:
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Nếu hộ kinh doanh muốn mở rộng quy mô kinh doanh như thuê thêm nhiểu lao động hơn, mở thêm các chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh thì cần chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác phù hợp hơn.
Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh cá thể
Chủ hộ kinh doanh cá thể cần chuẩn bị hồ sơ thành lập với các tài liệu như sau:
Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Gi nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau:
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
LTL rất hân hạnh cung cấp cho Quý khách hàng các nội dung nhằm mục đích tham khảo như trên.
Chuyển đăng kiểm sang kinh doanh
Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí cho các thắc mắc và trường hợp cụ thể của mình.
Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư
Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL
Mail: tuvanltl@gmail.com
Tìm Hiểu Luật Doanh Nghiệp 2014
Bài viết này sẽ tổng hợp các khái niệm cơ bản cũng như dẫn link đến các điều mục cụ thể từ trang thông tin chính thức của bộ tư pháp, giúp bạn tổng hợp những khái niệm cơ bản nhất của luật này…
***
1. Cá nhân nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam.
2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
3. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là cổng thông tin điện tử được sử dụng để đăng ký doanh nghiệp qua mạng, truy cập thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là tập hợp dữ liệu về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.
7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
8. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. [Chi tiết]
9. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
10. Địa chỉ thường trú là địa chỉ đăng ký trụ sở chính, đối với tổ chức; địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.
11. Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.
12. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
13. Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
14. Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hạ tầng kỹ thuật hệ thống.
15. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.
16. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;
b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;
d) Người quản lý doanh nghiệp;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của nhân viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;
g) Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;
h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
19. Người thành lập doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.
20. Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân được hiểu là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
21. Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
22. Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
23. Thành viên công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
24. Thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
25. Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
26. Tổ chức nước ngoài là tổ chức thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.
27. Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là tổng tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết của tất cả nhà đầu tư nước ngoài trong một doanh nghiệp Việt Nam.
28. Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
29. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Điều 10. Doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;
b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;
c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.
***
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (chương ii)
Điều 43: Trụ sở chính của doanh nghiệp
… là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều 45: Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
1. là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Văn phòng đại diện: là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
3. Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
***
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (chương III )
Điều 47: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 [Điều 48 ]
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
****
Điều 110. Công ty cổ phần
CÔNG TY CỔ PHẦN (chương IV)
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
2. Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
3. Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
4. Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
Điều 113. Các loại cổ phần
1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:
a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;
c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
4. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
6. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Điều 122. Chào bán cổ phần
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ.
CÔNG TY HỢP DANH (chương VI) Điều 172. Công ty hợp danh
***
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (Chương VII ) Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
***
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
***
Điều 188. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
NHÓM CÔNG TY (Chương VIII)
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác.
Điều 189. Công ty mẹ, công ty con
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
[Qui định chi tiết]
c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Giangliao tổng hợp
27/11/2015
Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Hộ Kinh Doanh Theo Luật Doanh Nghiệp 2014 trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!