Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Quát Chung Về Tác Phẩm mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khái niệm tác phẩm được hiểu là sản phẩm trí tuệ của công dân viết ra, tạo ra. Đó là tác phẩm do chính con người viết ra hoặc tạo ra bằng tài năng trí tuệ của mình.
– Theo nghĩa rộng: thì khái niệm tác phẩm được hiểu là sản phẩm trí tuệ của công dân viết ra, tạo ra. Đó là tác phẩm do chính con người viết ra hoặc tạo ra bằng tài năng trí tuệ của mình. Tác phẩm là sáng tạo trí tuệ của công dân là tác giả. Với cách hiểu này thì tác phẩm được hiểu là tất cả những sáng tạo trí tuệ nguyên thủy, được thể hiện dưới 1 hình thức có thể tái tạo được
– Theo nghĩa hẹp: tác phẩm được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học đã được ấn định trên 1 hình thái vật chất hoặc đã được thể hiện ra ngoài thông qua hình thức nhất định
– Trong luật sở hữu trí tuệ: Phạm vi và tính chất các tác phẩm được bảo hộ theo điều 14 Luật SHTT 2005 rất rộng, không những là tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình, không sao chép từ tác phẩm của người khác mà những tác phẩm tái sinh cũng được bảo hộ với điều kiện người tạo ra tác phẩm đó không gây phương hại đến quyền tác giả đỗi với tác phẩm được dùng để tạo ra tác phẩm phái sinh
Theo quy định tại khoản 7, điều 4 Luật SHTT 2005 thì:
“Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thực hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”. Sản phẩm của lao động trí tuệ được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ phải đáp ứng yêu cầu sau:
+ Thứ nhất, tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo
+ Thứ hai, tác phẩm phải được ấn định trên hình thức vật chất hoặc được thực hiện thông qua hình thức nhất định
– Dựa theo lĩnh vực sáng tạo: có tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm khoa học
– Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm: có tác phẩm gốc nguyên sinh, tác phẩm phái sinh (trong đó có: tác phẩm dịch thuật, tác phẩm phóng tác, tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể), tác phẩm tuyển tập, tác phẩm hợp tuyển
Tóm lại, tác phẩm bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại lại mang những đặc trưng riêng và tùy từng loại mà bắt buộc phải định hình thông qua một hình thái vật chất nhất định hoặc không bắt buộc
Khái Quát Chung Về Logistics
Nguồn gốc của Logistics
Khái niệm “Logistics” được dùng từ những năm trước Công Nguyên bởi 2 tướng lĩnh của quân đội Hy Lạp (nhà triết học Leon và vua Alexander đại đế) để mô tả những quy trình cung cấp thực phẩm, quần áo, đạn dược, v.v trong quân đội.
Alexander rất thích sự cơ động của đoàn quân do ông chỉ huy và không muốn họ phải chờ viện trợ từ Macedonia nên ông ta đã thử giải quyết vấn đề đó bằng cách sử dụng sự tiếp viện từ chính những nguồn lực tại nơi mình đóng quân để đại bại kẻ thù.
Những năm sau đó, “logistics” luôn là vấn đề quan trọng của chiến tranh. Các quốc gia và quân đội có chiến lược chuẩn bị cho “hậu cần” tốt đều là bên giành chiến thắng.
Bắt đầu từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều nhân tố điển hỉnh như như sự bãi bỏ hàng rào thương mại, áp lực cạnh tranh, công nghệ thông tin, sự toàn cầu hóa, cán cân lợi ích, v.v, đã có nhiều đóng góp tích cực để phát triển ngành logistics như ngày nay.
Logistics là gì?
Có một quan hệ đã tồn tại và được chấp nhận là:
Logistics = Supply + Materials Management + Distribution
Sau đó, người ta đã đưa ra một định nghĩa như sau:
Logistics is the process of planning, implementing, and controlling the efficient, effective flow and storage of goods, services, and related information from point of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer requirement.
Theo cách định nghĩa của Wikipedia trong lĩnh vực thương mại:
In a general business sense, logistics is the management of the flow of things between the point of origin and the point of consumption in order to meet requirements of customers or corporations. Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn là: Logistics là quá trình quản lý dòng luân chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. [
Supply Chain Management là gì?
Bên cạnh Logistics, “Supply Chain Management (SCM) – Quản lý chuỗi cung ứng” cũng là một thuật ngữ hay được sử dụng để mô tả quá trình quản lý và vận chuyển hàng hóa.
Supply chain management is the management of the flow of goods and services. It includes the movement and storage of raw materials, work-in-process inventory, and finished goods from point of origin to point of consumption.
Các hoạt động chính trong Logistics
– Manufacturing - Sản xuất hàng hóa: Quản lý sản xuất hàng hóa trong các nhà máy theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng.
– Packaging - Đóng gói hàng hóa: Đóng gói thành phẩm vào bao bì, hộp carton để bảo vệ hàng hóa và thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
– Inventory management - Quản lý hàng tồn kho: Quản lý và đảm bảo số lượng và chất lượng hàng tồn trong kho, tiến hành nhập xuất hàng hóa theo kế hoạch.
– Transportation, Cargo, Delivery, Freight - Vận chuyển hàng hóa: từ kho của nhà sản xuất tới nơi tiêu thụ.
– Warehousing, Storage - Lưu kho, lưu bãi hàng hóa: tại kho, bãi trong khi chờ làm thủ tục xuất nhập hàng hóa.
– Handling - Xếp dỡ hàng hóa: Xếp dỡ vào container hoặc bốc xếp thẳng lên xe tải, tàu hỏa, tàu thủy hay máy bay để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
– Custom Declaration - Khai báo hải quan: Khai báo các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật, nộp thuế và các lệ phí khác.
– Inspection - Kiểm duyệt hàng hóa: Tiến hàng kiểm tra để đảm báo số lượng và chất lượng của hàng hóa không vi phạm các quy định của nhà nước.
Tổng kết
Nguồn tham khảo
1. Wikipedia 2. www.adam-europe.eu
Từ khóa
kiến thức về logistics bằng tiếng Anh scm là gì thuật ngữ các hoạt động trong logistics học tiếng Anh chuyên ngành logistics
Chia sẻ bài viết này !
Khái Quát Chung Về Ngân Hàng Thương Mại.
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế. Trong các nước phát triển hầu như không có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một Ngân hàng thương mại nhất định nào đó. NHTM được coi như là một định chế tài chính quen thuộc trong đời sống kinh tế. Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụ của Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của Ngân hàng, dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làm việc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịnh vụ Ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoá trong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế. Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng hầu như là giống nhau song quan niệm về ngân hàng lại không đồng nhất giữa các nước trên thế giới.
Khái niệm.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳ thuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đi sâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là việc nhận tiền ký thác – tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng.
Trên thế giới các ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng, nghiệp vụ khá giống nhau, đó là việc: nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng. Để phân loại các Ngân hàng thương mại ta có thể dựa trên các tiêu chi sau:
* Căn cứ vào hình thức sở hữu: Các Ngân hàng thương mại được phân thành:
– Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá nhân. Đây là các ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địa phương với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương.
– Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn thông qua tập trung phát hành cổ phiếu. Những người nắm giữ cổ phiếu này chính là những người chủ của ngân hàng. Họ có quyền tham gia vào các hoạt động của ngân hàng và được chia lãi cổ tức. Do huy động từ nhiều người nên các ngân hàng này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng.
– Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc về Nhà nước. Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phá sản. Tuy nhiên, các ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhà nước giao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Căn cứ theo tính chất hoạt động
– Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, thường chỉ cung cấp một số dịch vụ ngân hàng nhất định.
Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng. Đây là xu hướng chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại.
– Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.
Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu thực hiện đối với các khách hàng lớn. Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán buôn nhỏ song về giá trị một dịch vụ lại lớn.
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực hiện đối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thường nhỏ.
* Căn cứ theo cơ cấu tổ chức
Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty. Sự phân chia này là do pháp luật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng trực tiếp tham gia vào một số hoạt động kinh doanh như: buôn bán chứng khoán, bất động sản… nên các ngân hàng tổ chức ra các công ty riêng, có tư cách pháp nhân để kinh doanh.
Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi người được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước ta quan niệm: (Theo điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam ban hành 02/ 1997/QH 10) “Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán”.
*Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình ngân hàng sau:
– Ngân hàng thương mại quốc doanh: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn và hoạt động chịu sự quản lý của nhà nước. Ngoài việc tiến hành kinh doanh bình thường: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiện các nhiệm vụ khi nhà nước giao cho. Hiện nay có các ngân hàng thương mại quốc doanh sau: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
– Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo luật công ty cổ phần. Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau góp vốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nước ngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
– Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung và dài hạn, cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp thông qua các giấy tờ có giá.
– Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là những ngân hàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung, dài hạn vì sự phát triển. Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các dự án.
– Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước( gồm sở hữu Nhà nước và sở hữu của các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ những chính sách của Nhà nước. Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.
-Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín dụng hợp tác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên tự nguyện lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng.
Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế
Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi, ngượi thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này giải quyết bằng cách nào? NH thương mại ra đời là chìa khoá giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn. có lợi nhuận cao hơn. Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng được. Chỉ có ngân hàng – một tổ chức trung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.
Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất cứ cái gì mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thị trường yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy các doanh nghiệp phải được đầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được nâng cao… Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngân hàng thương mại là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng thương mại với tư cách là trung tâm tièn tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự giao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong
hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Ngày nay, trong su hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận. Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh… và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển.
Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốnvà các nghiệp vụ trung gian khác. Ba nghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xem lẫn nhau trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nghiệp vụ huy động vốn.
Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:
* Nghiệp vụ tiền gửi:
Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền
gửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi.
* Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.
* Nghiệp vụ đi vay:
Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo… Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ.
* Nghiệp vụ huy động vốn khác:
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.
* Vốn chủ sở hữu của NHTM :
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân
ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Trong thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng mang lại.
Nghiệp vụ sử dụng vốn.
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:
* Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
* Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. NH thương mại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà mọi NH thương mại đều phải tìm cách giải quyết. Thông thường lợi nhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thức đảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua…
* Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế – xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như : hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường… và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó.
* Nghiệp vụ khác
Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động king doanh như: kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; king doanh và dịch vụ bảo hiểm…
Nghiệp vụ trung gian khác
Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như:
* Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế. Các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.
* Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản…
* Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền; cho thuê két sắt, bảo mật…
Khái Quát Chung Về Phá Sản Doanh Nghiệp
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
Trong bất cứ nền kinh tế nào đều luôn tồn tại một bộ phận quan hệ kinh tế quan trọng và tương ứng với nó có một bộ phận quy phạm pháp luật điều chỉnh Thành lập – Phá sản. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, loại bỏ dần các doanh nghiệp yếu kém và không có chiến lược đúng đắn trong quá trình sản xuất trao đổi sản phẩm, hàng hoá. Pháp luật phá sản quy định cách thức tiến hành thủ tục phá sản, qua đó thẩm phán có thể không áp dụng một trong 2 thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
I. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT PHÁ SẢN
1. Khái niệm phá sản
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán) và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Cần lưu ý là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và doanh nghiệp bị phá sản có nhiều điểm khác nhau, cụ thể là:
– Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và có thể bị Tòa án tuyên bố phá sản, tuy nhiên nó cũng có cơ hội được phục hồi; trong khi đó doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đã bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản (phù hợp với các quy định của pháp luật), nó sẽ không còn cơ hội được phục hồi và phải xóa đăng ký kinh doanh sau khi đã hoàn tất thủ tục thanh toán.
– Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ mới bị hạn chế một số quyền nhất định đối với tài sản và một số quyền và lợi ích khác (ví dụ: quyền định đoạt tài sản, quyền ký kết các hợp đồng…); còn doanh nghiệp bị phá sản là doanh nghiệp đã bị tước bỏ toàn bộ quyền hành trên các lĩnh vực hoạt động và tài sản bị thanh toán bắt buộc cho các chủ nợ theo pháp luật.
2. Khái niệm pháp luật phá sản
Pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Pháp luật phá sản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế định pháp luật về giải quyết hậu quả của khung pháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phá sản là một chế định đặc thù, tính đặc thù được biểu hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật hình thức.
Pháp luật về phá sản cũng là một chế định không thể thiếu được trong kinh tế thị trường bởi trong nền kinh tế đó (tức kinh tế thị trường) luôn luôn có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh, do vậy mà có những chủ thể không đứng vững được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt đó nên bị phá sản. Do đó, phải có Luật phá sản để giải quyết việc phá sản đó. Trong pháp luật về phá sản thì Luật phá sản là văn bản pháp luật quan trọng nhất. Nó quy định những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết phá sản như: lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục phục hồi, thanh lý tài sản và việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
II. PHÂN LOẠI PHÁ SẢN
a. Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá:
– Phá sản trung thực là hậu quả của việc mất khả năng thanh toán do những nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra. Phá sản trung thực cũng có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ như sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động; sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường…
– Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Ví dụ: có hành vi gian lận trong khi ký hợp đồng, tẩu tán tài sản, cố tình báo cáo sai… để qua đó tạo ra lý do phá sản không đúng sự thật.
b. Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc: Cụ thể là dựa trên căn cứ ai là người làm đơn yêu cầu phá sản.
– Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá sản khi thấy mình mất khả năng thanh toán, không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.
– Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp mắc nợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.
c. Dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản:
Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân. Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau. Ở nước ta áp dụng cho doanh nghiệp và HTX. Trung Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh. Úc : áp dụng với cả cá nhân.
– Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.
– Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh chịu hậu quả của việc phá sản. việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của pháp nhân.
Khi cần tư vấn hỗ trợ hãy tìm đến chúng tôi:
Công ty luật TNHH Việt Nga – VALAW
Địa chỉ : Tầng 6 Số 3 Vũ Phạm Hàm, Yên Hòa, Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại : 09.345.966.36
Email: CEO.valaw@gmail.com
Website: valaw.vn
Bạn đang xem bài viết Khái Quát Chung Về Tác Phẩm trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!