Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá Nguyên Tắc Gestalt: Tiếng Nói Của Dân Thiết Kế. • Rgb mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không gian âm (thuật ngữ thiết kế tiếng Anh gọi là Negative Space hay White Space) là không gian trống xung quanh đối tượng chính của một thiết kế hoặc của một bức ảnh… Không gian trống có thể có màu hoặc không có màu và không chứa bất kỳ một nội dung nào, bao gồm: chữ (text), hình ảnh hay các yếu tố thiết kế khác. Việc sử dụng khoảng trắng giữa các chi tiết trong thiết kế là điều đầu tiên cần nghĩ đến và một số thiết kế sử dụng khoảng trắng một cách tinh tế khiến người dùng khó mà nhận ra (điều này nhắc tôi nhớ ngay đến logo của FedEx. Bạn có nhận ra mũi tên giữa chữ E và X không?!).
Bộ não con người cực kì nhạy bén với việc mường tượng ra các hình ảnh và tạo ra một bức tranh toàn cảnh hơn. Đó là lý do tại sao ta hay thấy các khuôn mặt ẩn nấp trong lá cây hay các khe nứt trên vỉa hè.
Nguyên tắc này là một trong những điều căn bản quan trọng nhất của các nguyên tắc Gestalt về đánh lừa thị giác. Giả thuyết có tầm ảnh hưởng nhất về thuyết này được viết bởi Max Wertheimer trong quyển Gestalt laws of perceptual organization xuất bản năm 1923. Ngoài ra, Wolfgang Köhler cũng có nhiều ý tưởng đáng chú ý về đề tài này trong cuốn Physical Gestalten xuất bản năm 1920.
Bất kể ai là người đề xuất ý tưởng này (có một số bản báo cáo truy ngược về tận năm 1890), các nguyên tắc Gestalt là một nhóm ý tưởng cực kỳ cần thiết cho bất kỳ nhà thiết kế nào, và ứng dụng của chúng có thể cải thiện đáng kể không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về tính năng lẫn hiệu ứng thân thiện với người dùng của thiết kế nữa.
Nói ngắn gọn, giả thuyết Gestalt dựa trên ý tưởng bộ não con người sẽ tìm cách đơn giản hóa và sắp xếp các hình ảnh hoặc thiết kế phức tạp một cách vô thức, sau đó chỉnh sửa thành một hệ thống hoàn chỉnh có liên kết mật thiết với nhau. Điều đó giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về môi trường sống và những gì tồn tại xung quanh.
Có sáu nguyên tắc thường được nhắc đến trong thuyết gestalt: similarity (nguyên tắc đồng bộ), continuation (nguyên tắc liên tục), closure (nguyên tắc đóng kín), proximity (nguyên tắc gần bên), figure/ground (nguyên tắc Chính-phụ) và symmetry & order (nguyên tắc đối xứng và thứ tự). Sau này, common fate (nguyên tắc bầy đàn) được thêm vào như nguyên tắc thứ 7 của học thuyết gestalt.
1. Nguyên tắc đồng bộ (Similarity)
Bản năng con người là sắp xếp những thứ giống nhau thành một nhóm. Nguyên tắc đầu tiên của thuyết Gestalt chính là dựa vào đặc điểm này. Mọi thứ sẽ được nhóm theo màu sắc, hình dạng hoặc kích thước. Nhờ đặc điểm này, tính tương đồng có thể dùng để gắn kết các yếu tố giống nhau dù không cùng vị trí trong thiết kế.
Các hình vuông ở đây đều như nhau cả về khoảng cách lẫn kích thước, tuy nhiên chúng ta lại tự động nhóm chúng theo màu sắc dù không có lí do gì cả
Tất nhiên, bạn có thể làm chúng trở nên khác biệt khi bạn muốn chúng nổi bật. Đó là lý do tại sao các nút calls to action (kêu gọi hành động) thường được thiết kế với màu sắc khác với những phần còn lại trong cùng trang web – để chúng có thể thu hút sự chú ý của người dùng.
Trong thiết kế UX, sử dụng sự tương đồng giúp người dùng dễ dàng nhận ra những mục cùng loại. Ví dụ, trong một danh sách các tính năng sử dụng các yếu tố thiết kế lặp (như là một icon sử dụng cho 3-4 dòng chữ liên tiếp), nguyên tắc sự tương đồng giúp người dùng dễ nắm bắt hơn. Ngược lại, hãy thay đổi thiết kế những tính năng bạn muốn nổi bật hoặc khiến chúng bắt mắt hơn với người dùng.
Ngoài ra, những thứ đơn giản như đảm bảo tính liên kết trong một thiết kế cũng nên dựa theo nguyên tắc sự tương đồng này để người dùng dễ dàng hiểu được cách bố trí cũng như cấu trúc trang web của bạn.
2. Nguyên tắc liên tục (Continuation)
Các quy luật của sự nối tiếp ấn định cách ánh nhìn của chúng ta đi theo hướng uyển chuyển nhất khi nhìn vào các đường thẳng dù chúng được vẽ nguệch ngạc như thế nào.
Dù được làm nổi bật bởi các chấm màu đỏ, nhưng mắt chúng ta vẫn mặc định hướng theo đường đi uyển chuyển nhất. Đúng không nào?
Nguyên tắc này có thể là một công cụ tuyệt vời với mục đích hướng người dùng vào đối tượng được ấn định. Do đó, hãy đảm bảo thiết kế của bạn “trượt” theo đường nhìn của người dùng. Bởi hướng nhìn của mắt chúng ta luôn đi theo một đường cụ thể, di chuyển từ vật này sang vật khác. Hãy nhìn cách thiết kế bố cục sản phẩm theo chiều ngang của trang Amazon. Đó là ví dụ điển hình về nguyên tắc nối tiếp.
3. Nguyên tắc Đóng kín (Closure)
Closure là một trong những nguyên tắc Gestalt thú vị nhất cũng là điều tôi thích nhất khi viết bài này. Đây là ý tưởng về việc bộ não tự động lấp kín những phần còn thiếu trong thiết kế để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.
Dạng đơn giản nhất của nguyên tắc này là hướng ánh nhìn vào những điểm nối theo vị trí từ đầu đến cuối. Phức tạp hơn thì thường thấy trong các thiết kế logo. Ví dụ như hình ảnh gấu panda trong logo của World Wildlife Fund, các đường viền như bị “vẽ thiếu”, tuy nhiên não bộ chúng ta vẫn hình dung ra đầy đủ chi tiết của thực thể này.
Nguyên tắc Closure thường được dùng trong thiết kế logo, ví dụ như USA Network, NBC, Sun Microsystems, và cả Adobe.
Một ví dụ điển hình khác của nguyên tắc này trong thiết kế UX và UI là: đưa ra một hình ảnh bị mờ dần về phía rìa màn hình, khi đấy vì tò mò, người dùng sẽ lướt tiếp để khám phá điều họ quan tâm. Ngược lại, một hình ảnh hoàn chỉnh có thể khiến họ nhàm chán và không có nhu cầu xem tiếp trang của bạn nữa.
4. Nguyên tắc gần bên (Proximity)
Rõ ràng, ở hình bên phải, nhờ sự xuất hiện của các khoảng trắng, bộ não chúng ta mặc định được các hình tròn được chia thành 3 nhóm khác nhau
Trong thiết kế UX, proximity thường được dùng để giúp người dùng phân loại được các nhóm khác nhau mà không cần sử dụng các border. Kết hợp cùng các khoảng trắng, người dùng chắc chắn nhận biết được cấu trúc và cách bố trí mà bạn muốn truyền tải.
5. Nguyên tắc Chính-phụ (Figure/Ground)
Nguyên tắc Chính-phụ (figure/ground) cũng giống như nguyên tắc Đóng kín (Closure) khai thác cách thức não bộ con người xử lý không gian âm bản (Negative space). Có lẽ chúng ta đã thấy nhiều thiết kế sử dụng nguyên tắc này (như logo FedEx được nhắc ở trên)
Có phải bạn nhìn thấy được cả 2 bức tranh: 1 là hình ảnh cây với vài chú chim; 2 là con sư tử và khỉ đột đang nhìn chằm chằm nhau đúng không? (Logo của vườn bách thú Pittsburgh Zoo & PPG Aquarium)
Nguyên tắc chính-phụ (figure/ground) có thể rất hiệu quả khi các nhà thiết kế sản phẩm muốn làm nổi bật điểm trọng tâm. Ví dụ như, khi cửa sổ pop ups hiện ra, toàn bộ nền trang web sẽ bị làm mờ; hoặc khi người dùng nhấp chuột vào thanh “Tìm kiếm”, họ sẽ thấy một sự đối lập giữa thanh này và toàn bộ backround còn lại.
6. Nguyên tắc đối xứng và thứ tự (Symmetry và Order)
Quy luật sự đối xứng và thứ tự còn được gọi là Prägnanz” trong tiếng Đức. Theo nguyên tắc này, khi đối diện với những hình ảnh mơ hồ, não bộ con người sẽ tự mặc định đưa nó về hình thái đơn giản nhất có thể. Ví dụ, trong logo đơn sắc của Olympic, mọi người sẽ nhìn như một chuỗi các hình tròn chồng lên nhau chứ không phải là một loạt các đường cong.
Não bộ sẽ tự hình dung ra hình tam giác, hình tròn và hình chữ nhật dù các đường nét ở hình bên trái không được vẽ đầy đủ.
7. Nguyên tắc Bầy đàn (Common Fate)
Ban đầu common fate không được đưa vào học thuyết Gestalt, chỉ gần đây nó mới được thêm vào mà thôi. Trong thiết kế UX, sự hữu dụng của nó không nên bị xem nhẹ. Nguyên tắc này chỉ ra việc mọi người sẽ nhóm các vật với nhau và thiết kế chúng cùng hướng nhau.
Trong tự nhiên, chúng ta thấy rất nhiều bầy chim, đàn cá v.v. Thật ra, chúng chỉ là các cá thể riêng lẻ nhưng cùng di chuyển theo một khối, do đó chúng ta thường xem chúng như một tập hợp thực thể.
Thiết kế của Martin Adams trên trang Unsplash
Nguyên tắc này rất có ích trong thiết kế UX bởi những hiệu ứng mang đậm tính náo nhiệt này cực thịnh hành trong nền thiết kế hiện đại. Các yếu tố không nhất thiết phải di chuyển để thỏa mãn nguyên tắc này nhưng chúng cần mang đến ấn tượng cho người dùng về cảm giác chuyển động thực sự.
Tóm lại
Các nguyên tắc Gestalt rất dễ tích hợp vào trong bất kì thiết kế nào và có thể nhanh chóng nâng tầm một thiết kế lộn xộn hoặc một thiết kế đang chật vật thu hút người xem so với một thiết kế mà có sự tương tác tự nhiên, liền mạch hướng người dùng đến hành động mà bạn muốn.
Các nguyên tắc Gestalt có thể nhanh chóng nâng tầm một thiết kế lộn xộn hoặc đang chật vật trong việc thu hút người dùng trở nên dễ tương tác hơn.
Trong thiết kế, hệ thống phân cấp thị giác phân định vị trí, cấp bậc của các yếu tố khác nhau khiến chúng trở nên quan trọng hơn so với các thành phần còn lại. Các nguyên tắc Gestalt lại ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống phân cấp thị giác này.
Học thuyết Gestalt giải thích cách não bộ con người xử lý thông tin về các mối quan hệ và hệ thống phân cấp trong thiết kế cũng như hình ảnh dựa trên các tiêu chí như similarity (nguyên tắc đồng bộ), proximity (nguyên tắc gần bên) và closure (nguyên tắc đóng kín).
Định Luật Gestalt: Tiếng Nói Chung Của Dân Thiết Kế
Gestalt chỉ là một từ trong tiếng Đức, nhưng lại có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt đối với các designer như chúng ta.
Khi chân ướt chân ráo bước chân vào ngành thiết kế, một số người khi sinh ra đã có tài năng bẩm sinh, có thể nhận biết đâu là một thiết kế đẹp, đâu là một thiết kế xấu. Phần còn lại thì không hiểu sao bản thân mình thì thấy đẹp mà sao người khác lại chê tối tăm mặt mày.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, những thiên tài bẩm sinh kia cũng không biết cách nào để những tác phẩm xấu đau xấu đớn trở nên đẹp đẽ hơn (làm sẵn rồi đưa cho họ đánh giá thì được), và những bạn “tự sướng” cũng không biết đâu là hướng khắc phục cho những khuyết điểm trong thiết kế của mình. Bạn có thường thắc mắc hay trăn trở về vấn đề này không?
Thực sự thì câu trả lời rất đơn giản, đó là cả hai nhóm người trên đều chỉ dựa trên sở thích và nhận thức cá nhân (mình thấy đẹp thì mình thích thôi). Họ thực sự không tìm được câu trả lời xác đáng để giúp họ cải thiện những tác phẩm thiết kế.
Và đó là lý do vì sao các nguyên tắc Gestalt ra đời. Xã hội cần một thước đo chung về thẩm mỹ, từ đó chúng ta mới có thể giải thích rõ ràng tại sao một thiết kế thì đẹp, còn cái kia thì xấu. Chúng ta mới có thể tự tin trình bày ý tưởng của mình một cách có lập luận và khoa học.
Nhà tâm lý học Kurt Koffka đã tóm tắt ngắn gọn toàn bộ nguyên lý Gestalt bằng một câu nói như sau:
“Tổng thể của một sự vật không phải là một tập hợp từ những thành phần rời rạc lại với nhau.”
Khi mắt và não bộ được tiếp xúc với một hình ảnh, chúng nhìn nhận và phân tách các chi tiết đơn lẻ trong ảnh đó theo nhiều cách khác nhau. Toàn bộ cấu trúc một vật thể, không phải lúc nào cũng được tạo thành từ những phần tử có mặt ở trong đấy.
Nếu có thể thực sự nắm vững những nguyên tắc thiết kế của định luật Gestalt, chúng ta sẽ biết cách tạo ra những trải nghiệm thị giác (visual experience) thật thú vị và thu hút người dùng trên các tác webstie hay app di động.
Vậy rốt cuộc định luật Gestalt nói về cái gì?
Định luật Gestalt là một tập hợp các nguyên tắc tâm lý học, lý giải cách thức não người tiếp nhận một hình ảnh nào đó.
Những nguyên tắc này sẽ cho chúng ta biết, các hình khối phức tạp có thể được giản lược thành các hình khối cơ bản ra sao. Đặc biệt, chúng còn giải thích rõ việc con người thường có xu hướng nắm bắt một cái nhìn tổng thể, hơn là chú ý đến các chi tiết độc lập và rời rạc với nhau trong một bức hình.
Trong từ điển tiếng Đức, ” Gestalt“ có nghĩa là “hình dạng của vật thể” hay “cái nhìn tổng quát”; định luật này ban đầu được phát hiện bởi nhà tâm lý học Max Wertheimer (1880-1943). – sau đó Wolfgang Köhler (1929), Kurt Koffka (1935), và Wolfgang Metzger (1936) phát triển thêm.
Trong bài viết này, chúng sẽ cùng điểm qua những nguyên tắc Gestalt sau đây:
Nguyên tắc đồng bộ (Similarity)
Nguyên tắc gần bên (Proximity)
Nguyên tắc hợp nhất (Unified Connectedness)
Nguyên tắc liên tục (Continuation)
Nguyên tắc Prägnanz
Nguyên tắc đóng kín (Closure)
Nguyên tắc chính-phụ (figure-ground)
1. Nguyên tắc đồng bộ (Similarity)
Bạn có để ý thấy là mắt chúng ta, thường có xu hướng gom các vật thể tương tự về hình dáng và màu sắc lại thành một nhóm với nhau không?
Thiết kế cần sự đồng bộ
Đối với các sản phẩm có sự tương tác từ người dùng (web, app), nguyên tắc đồng dạng được áp dụng khi ta cần mối tương quan sâu sắc giữa những thành phần trong thiết kế (về tính vật lí hay concept). Nếu ta hiểu rõ hành vi này của người dùng, ta có thể giúp họ dễ dàng nắm bắt những phần thông tin mà bạn muốn nhấn mạnh đến.
Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) sẽ được cải thiện, và từ đó thu hút sự chú ý của độc giả bằng cách áp dụng các nguyên tắc đồng bộ cho những thành phần sau đây:
Liên kết (Links)
Các liên kết (Links) là cầu nối quen thuộc để ta di chuyển qua lại giữa các mục nội dung trong trang web, hay giữa trang này với trang kia. Nếu trường hợp trong đoạn văn bản, các link phải khác biệt để làm người đọc phân biệt được chúng.
Nói tóm lại, bạn làm như thế nào không biết, nhưng phải để người dùng có thể nhận biết chúng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đối với phần đông tâm lý chung của mọi người, họ sẽ coi một đoạn chữ màu xanh dương được gạch chân là một link đấy.
Khi áp dụng nguyên tắc đồng bộ trong thiết kế menu, hay thanh điều hướng truy cập (navigation), nó thực sự giúp người sử dụng nhận thấy đâu là những thông tin có cùng phân cấp, hay mức độ quan trọng.
Lấy ví dụ, những câu trích dẫn (quote) thường được thiết kế font chữ to hơn một tí, và in nghiêng để người dùng dễ nhận biết. Nguyên tắc đồng dạng tạo nên một tiêu chuẩn chung cho hầu hết mọi website trên thế giới. Mỗi trang website có thể tùy chỉnh lại để nhìn cho nó khang khác đi, nhưng cuối cùng, chúng vẫn xuất phát từ những quy tắc quen thuộc.
Đầu trang (Header)
Phần header của một trang web đóng vai trò chính trong việc tổ chức và xây dựng cấu trúc nội dung để được hiển thị từ các kết của các bộ máy tìm kiếm (search engine).
Chúng ta thường thiết kế phần header khác font, màu sắc, kích thước,… so với phần nội dung (content) nói ở trên. Nó hỗ trợ người đọc nhận biết những điểm tương đồng trong nội dung và kiểm soát toàn bộ quá trình sử dụng. Thật là đáng ngán khi nhìn vào một trang web hay cuốn sách chứa một rừng chữ, mà không có bất kì dấu hiệu nào để người đọc biết được các mục nội dung trong đấy. Mắt sẽ không biết đâu là điểm dừng cho những phần nội dung khác nhau.
2. Nguyên tắc gần bên (Proximity)
Ông bà ta nói câu: “Nhất cự li, nhì tốc độ” đố có sai, nếu các phần tử nào đứng cạnh nhau thì não bộ sẽ có xu hướng gom chúng lại thành một nhóm tách biệt.
3. Nguyên tắc hợp nhất (Unified Connectedness)
Những yếu tố có bất kì sự kết nối nàovề màu sắc, đường nét, cách trang trí và hình dạng thì não bộ sẽ tự động “hình dung” một mối liên hệ mật thiết cho chúng.
Trong thực tế, việc áp dụng nguyên tắc hợp nhất vào thiết kế cũng khá đơn giản:
Sử dụng cùng một kí hiệu, hình dạng, màu sắc cho những dòng thông tin trong cùng một danh sách (bullet and numbering)
Đặt hết các thứ như: ô đăng nhập, nhập mật khẩu, quên mật khẩu, nút đăng kí,… vào chung một khung.
4. Nguyên tắc liên tục (Continuation)
Trong vô thức, tâm trí luôn tự lấp đầy các khoảng trống giữa các vật thể, và tạo cho chúng một sự chuyển động liên tục.
Dù là đường thẳng hay uốn cong, trong đầu ta luôn muốn giữa chúng có chung một đích đến. Ta không có thói quen coi chúng như là những thực thể tách rời nhau.
Những nét uốn lượn trong logo tạo nên một sự chuyển động liên tục
5. Nguyên tắc Prägnanz
Đầu óc con người không quen với những gì lộn xộn hay phức tạp, và để tránh không bị rối loạn bởi những thứ kì dị và bất thường, ta luôn cố gắng giản lược chúng thành những điều thân thuộc, và cốt lõi nhất.
Chữ Prägnanz trong tiếng Đức, tạm dịch là “tối giản, ngắn gọn, bản chất vốn có.”
Nguyên tắc Prägnanz có thể xem là nguyên tắc nền tảng trong những nguyên tắc Gestalt.
Con người bẩm sinh đều yêu thích sự đơn giản, rõ ràng và ngăn nắp. Ta luôn thích những thứ có thể dễ dàng nắm bắt, và có xu hướng tránh xa những gì rắc rối. Cơ chế hoạt động này giúp chúng ta bớt tốn não và thời gian để nhận thức một vấn đề, và quan trọng là ta không bị bỡ ngỡ khi nhìn vào.
Nguyên tắc này được áp dụng khi vẽ wireframe cho trang website. Chỉ cần những hình khối đơn giản diễn tả vị trí nội dung, là chúng ta có thể hình dung bố cục website có gì rồi đúng không nào.
6. Nguyên tắc đóng kín (Closure)
Khi một vật thể có hình dạng không toàn diện hay không kín, mắt người có xu hướng hoàn thành nốt phần còn lại và lấp đầy khoảng trống, bằng cách tưởng tượng các đường nét, màu sắc hoặc hoa văn (pattern) xuất hiện ở xung quanh vật thể đó.
Chú gấu trong logo của tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới WWF, được cố ý vẽ không đầy đủ, nhưng mắt người “cố gắng” hoàn thiện nó bằng các khoảng trắng xung quanh logo, theo như nguyên tắc đóng kín giải thích.
7. Nguyên tắc bầy đàn (Common Fate)
Các vật thể sẽ có mối quan hệ mật thiết nếu chúng cùng đi về một hướng nhất định.
Xin lưu ý là bạn không nhất thiết phải làm chúng chuyển động thực sự (như trong animation), mà chỉ cần có một dấu hiệu gì đó, để biết là chúng đang di chuyển tới cùng một đích đến (vẽ các mũi tên như ở các ví dụ bên dưới chẳng hạn).
Bạn có cảm giác có những túi xách đang bay về cùng một hướng không?8. Nguyên tắc chính-phụ (figure-ground)
Theo tự nhiên, mắt người có khả năng tách biệt đâu là chủ thể (chính), đâu là phần nền (phụ) đằng saukhi nhìn vào một bức ảnh.
Mức độ ổn định/ không ổn định của nguyên tắc chính phụ, tùy thuộc vào mức độ dễ nhận dạng của vật thể và phần nền.
Tấm ảnh phía bên trái là một ví dụ phổ biến để thể hiện sự không ổn định của nguyên tắc này. Nó cho người xem cảm giác, chỉ từ duy nhất một tấm ảnh nhưng mang lại đến nhiều diễn giải khác nhau đồng thời cùng lúc (2 mặt người và cây đèn). Còn trường hợp 2 tấm ảnh phía bên phải, người ta sẽ nhận ra rất nhanh chóng đâu là chủ thế chính, đâu là phần nền phụ.
Nguyên Tắc Thiết Kế Game Trong Game Yêu Thích Của Bạn
Tóm lại thì game là gì?
Ngày nay, thuật ngữ “trò chơi điện tử” bao gồm nhiều trải nghiệm lối chơi game đa dạng, từ game đi cảnh ở góc nhìn ngang cho đến game bắn súng góc nhìn người thứ nhất, đến cái gọi là “game giả lập đi bộ” (walking simulator). Hơn thế nữa, khi nhà phát triển game tiếp tục khai phá những ý tưởng về game, thì định nghĩa cố định dành cho “game” ngày càng trở nên không phù hợp. Tuy vậy, định nghĩa đang áp dụng cho game vẫn giúp ích trong việc hiểu được cách thức tạo nên game và lý do tồn tại của game.
Chuyên gia game học, Jesper Juul, xác định sáu yếu tố chính của “tính game” trong bản nguyên tắc chủ đạo “The Game, the Player, the World: Looking for a Heart of Gameness”, trình bày tại hội thảo 2003 Level Up Digital Games tại Utrecht như sau:
Game có quy tắc
Game có kết quả có thể định lượng và có thể thay đổi
Kết quả của game là giá trị chỉ định khác nhau
Người chơi vận dụng nỗ lực để tác động đến kết quả
Người chơi có sự gắn kết cảm xúc với kết quả
Có thể chơi game với mục đích hoặc không có mục đích ảnh hưởng đến đời sống thực tế
Để hiểu rõ hơn về hoạt động của các yếu tố thiết kế game này khi áp dụng trong thực tế, hãy sử dụng định nghĩa của Juul làm nền tảng cho đảo ngược thiết kế game, để phân tích game Cuphead của Studio MDHR. Đây là tựa game hành động ở góc nhìn ngang, nổi tiếng nhất vì phong cách vẽ ảnh động và độ khó vô cực của game.
Trước tiên, game Cuphead có quy tắc đơn giản: Người chơi thắng khi bắn, né và chạy đến được điểm quy định ở cuối trình game theo kiểu tuyến tính hoặc là đánh bại nhân vật trùm trong nhiều chặng của game. Trong cả hai kiểu chơi, người chơi thua nếu máu chạm vạch 0 trước khi hoàn thành trình game đó.
Như vậy, Cuphead có “kết quả có thể định lượng và có thể thay đổi”, theo yếu tố thứ hai của Juul dành cho game. Không chỉ là chuyện thắng hay thua, game sử dụng một số chuẩn đo để xếp loại kết quả của trình game đã hoàn thành (như lượng thời gian hoàn thành trình chơi, số lượng máu còn lại sau khi hoàn thành trình chơi). Thậm chí, người chơi có thể đạt hạng “hòa bình” (pacifist) đặc biệt khi vượt trình mà không sát thương đến một địch thủ nào. Do vậy, Cuphead rõ ràng chỉ định các giá trị cho kết quả có thể có của trình chơi và như vậy, đáp ứng được yếu tố thứ ba của Juul.
Về yếu tố thứ tư của Juul: người chơi phải tìm cách tác động đến các kết quả này. Thăng hạng cao hơn đòi hỏi phải có kỹ năng và khả năng phối hợp. Và bất kỳ ai từng dành thời gian chơi Cuphead đều biết rằng người chơi gần như chắc chắn thua nếu họ chọn không nỗ lực chơi. Hơn thế nữa, bản chất tương tác của chính game có nghĩa là mọi thứ đều là kết quả từ nỗ lực của người chơi; ví dụ như sự khác nhau giữa hành động và bất động có thể mang ý nghĩa là sự khác nhau giữa tăng trình và “kết thúc trò chơi”.
Juul thừa nhận rằng dù người chơi có gắn bó cảm xúc với kết quả game hay không thì đều mang tính chủ quan. Tuy vậy, ông dẫn luận rằng giây phút người chơi bắt đầu gắn bó cảm xúc là khi họ quyết định bắt đầu chơi.
Trong trường hợp của Cuphead thì độ khó khét tiếng của game này thu hút người chơi ngay từ lần thua đầu tiên của họ. Ngay cả khi thua lên trình hàng chục lần, người chơi vẫn tiếp tục ham muốn được thành công. Bản thân game cũng khuyến khích những ham muốn này, qua những cách thức tinh tế như khiêu khích người chơi tại màn hình kết thúc trò chơi.
Cuối cùng, Cuphead có những hậu quả có thể quy đổi ra thế giới thực. Dù người chơi chọn cho phép kết quả game ảnh hưởng đến trải nghiệm trong đời sống thực của họ hay không thì quyền quyết định đều nằm trong tay họ. Điều này có thể biểu hiện qua phản ứng cảm xúc (ném bộ điều khiển) hoặc một hành động hữu hình hơn (sử dụng kết quả của vòng chơi để đánh cược với những người bạn). Tuy nhiên, những hậu quả như vậy đều là tùy chọn và không do chính game quy định.
Tiêu chuẩn xác định game của Juul rất cụ thể nhưng cũng linh hoạt, có thể áp dụng cho game thuộc nhiều thể loại. Để thực hành, hãy xem xét áp dụng định nghĩa này cho một trong những game yêu thích của bạn. Làm thế nào để điều này có thể phản ánh vào MMO, trò đua xe hoặc game phiêu lưu mạo hiểm dựa theo cốt truyện?
Poster Và Những Nguyên Tắc Thiết Kế Poster Là Gì?
Để sử dụng poster một cách hiệu quả thì điều cơ bản nhất chính là bạn phải nắm rõ poster là gì? Bởi vì khi hiểu rõ bản chất của sản phẩm bạn sẽ thấy được giá trị, lợi ích mà nó mang lại. Từ đó bạn dễ dàng ứng dụng sản phẩm sao cho có lợi nhất cho công việc của mình.
Ngoài ra chữ viết cũng một yếu tố quan trọng giúp những tấm poster dễ dàng truyền đi các thông điệp mà bạn muốn.
Poster được phân loại dựa vào lĩnh vực hoạt động. Vì vậy không có nhiều loại poster khác nhau. Tuy nhiên chỉ với những loại poster sau đây cũng đủ mang lại lợi ích to lớn cho người dùng rồi:
Poster nghệ thuật: Poster này chủ yếu thể hiện ý tưởng từ nhà thiết kế đồ họa. Hoặc nó được dùng cho mục đích truyền thông, marketing đặc biệt.
Poster truyền tải thông tin cộng đồng: poster sự kiện, poster phim. Ngoài ra còn có poster người nổi tiếng, poster truyền thông,…
Poster cho chủ thể: Poster dạng này chủ yếu thiết kế riêng cho từng đối tượng. Có thể thiết kế poster cho ban nhạc, người nổi tiếng,…Hình ảnh của đối tượng sẽ là trung tâm của poster.
Poster thể hiện quan điểm: Đây lại là một tấm poster rất đặc biệt. Nó chỉ dùng để giới thiệu những câu danh ngôn, thông điệp cổ vũ. Những tấm poster này sẽ truyền tải những thông điệp, cảm hứng sống,…
Dù là loại poster nào thì nó cũng đều có chung một điểm đó là truyền đạt thông tin của người thiết kế đến mọi người. Hơn nữa chúng đều được thiết kế với nội dung sức tích, đơn giản và mang tính đại chúng cao.
Những nguyên tắc thiết kế poster là gì?
Nói chính xác hơn, bạn cần lựa chọn tất cả những cái gì đó thật nổi bật nhằm thu hút người xem. Và nếu tấm poster của bạn làm được điều này thì bước đầu đã thành công.
Màu sắc phải hài hòa, nổi bật
Nội dung rõ ràng, súc tích, dễ đọc dễ hiểu
Câu chữ ngắn gọn
Nhiều tấm poster được thiết kế một cách quá lố khiến người xem mất cảm xúc. Bố cục, màu sắc rối rắm khó hiểu. Nội dung dàn trải và sử dụng quá nhiều chữ trong một tấm poster. Vì vậy khi đọc vừa mất thời gian lại khó nắm bắt nội dung chính. Đây chính là lý do khi thiết kế poster bạn cần đảm bảo tính logic, khoa học cho sản phẩm. Yếu tố này rất quan trọng đối với một sản phẩm dùng vào mục đích truyền tải thông tin.
Nhiều người cho rằng, font chữ không quan trọng trong thiết kế poster. Tuy nhiên thực tế nhận định này là hoàn toàn sai lầm. Hơn nữa sử dụng font chữ như thế nào là tốt nhất còn là một nguyên tắc quan trọng.
Việc hiểu rõ poster là gì quan trọng như thế nào thì sử dụng font chữ quan trọng như vậy. Bởi vì nếu bạn dùng sai font chữ thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thành quả của tấm poster. Sử dụng font chữ trong poster cần đảm bảo 2 yêu cầu: font chữ và kích cỡ chữ. Đối với font chữ, bạn không nên sử dụng nhiều loại trong cùng một tấm poster. Vì nó sẽ tạo nên sự lộn xộn trong bố cục và không đẹp về mắt nhìn. Đối với kích cỡ chữ thì phải chọn cỡ phù hợp. Tốt nhất là bạn nên dựa vào các yếu tố: kích thước poster vị trí đặt poste, hình thức sử dụng poster,…Nếu poster nhỏ thì lựa chọn kích thước chữ nhỏ. Còn nếu poster lớn chọn kích thước chữ lớn để tạo sự cân đối trong bố cục.
Poster và những nguyên tắc thiết kế poster là gì? Những nội dung này đều được chia sẻ rất cụ thể ở bài viết trên. Bạn chỉ cần đọc sẽ hiểu rõ tất cả. Còn nếu có gì thắc mắc thì bạn có thể tìm hiểu thêm tại Article Publishers .
Bạn đang xem bài viết Khám Phá Nguyên Tắc Gestalt: Tiếng Nói Của Dân Thiết Kế. • Rgb trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!