Cập nhật thông tin chi tiết về Không Khí Là Gì? Chất Lượng Và Tác Động Của Không Khí Ô Nhiễm mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian đăng: 16:53:01 PM 24/04/2020
Không khí là thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống
Khái niệm môi trường không khí là gì?
Không khí là lượng chất khí luôn bao quanh chúng ta, không khí không có màu, không mùi, không vị, đây là một yếu tố quyết định sự sống của con người cũng như toàn bộ sinh vật sống trên trái đất.
Không khí cung cấp cho động vật, thực vật trong môi trường nhỏ. Một khu rừng, trong phòng ở, hay rộng hơn là một thành phố, thì được gọi là không khí. Đây chủ yếu là phần không khí bao quanh trái đất với độ dày từ 10 – 15km, và khi ở những trường hợp khác nhau, chất lượng cũng sẽ khác nhau.
Thử tưởng tượng, nếu ngừng hít thở trong vòng 3 phút, bạn có thể không thể sống được.
Không khí gồm những thành phần nào?
Không khí có 3 phần chính: Thành phần cố định, thành phần không cố định và thành phần có thể biến đổi.
Thành phần cố định của không khí
1.Thành phần cố định
Đây được xem là thành phần chính của không khí, thường có các khí cố định như nito chiếm 78,09%; oxy chiếm 20,95% và khí trơ chiếm 0,93%. Chúng sẽ cùng các vi lượng khí hiếm như Ne, He, Kr, Xe…tạo nên thành phần cố định của khí quyển, ở bất kỳ chỗ nào trên trái đất thì có tỉ lệ đều giống nhau.
2. Thành phần có thể thay đổi
Đây là phần chứa khí cacbonic và hơi nước trong không khí. Ở điều kiện thường thì lượng cacbonic là 0,02% – 0,04%. Và hàm lượng hơi nước dưới 4%. Tuy nhiên, hàm lượng của các thành phần này thường thay đổi theo điều kiện khí hậu cũng như theo mùa. Thành phần này làm thay đổi đến đời sống và sản xuất của con người.
3.Thành phần không cố định
Các thành phần không cố định của không khí bao gồm 2 nguồn:
Tác động của con người gây ô nhiễm môi trường hình thành. Thiên nhiên xuất hiện những thiên tai đột ngột xuất gây nên các chất ô nhiễm mà hình thành.
Hai nguồn trên là những nguồn chủ yếu tạo nên thành phần bất ổn định trong không khí, đây là yếu tố gây ô nhiễm không khí.
Ngoài 3 thành phần chính, không khí còn có một lượng nhỏ các ion âm. Ion âm được nghiên cứu như 1 loại vitamin của không khí. Nó có thể giúp con người duy trì chức năng sinh lý được bình thường, chúng có nhiều ở các khu vực biển, rừng núi, nông thôn… sẽ khiến con người ở đó cảm thấy thoải mái.
Thành phần không cố định bao gồm các nguồn gây ô nhiễm không khí
Ban đêm thường là những khoảng thời gian nhiệt độ thấp hơn, các phương tiện giao thông và con người hoạt động hạn chế, đây là thời điểm dễ chịu, mát mẻ hơn không khí ban ngày. Những cơn mưa khói bụi trong không khí được hòa tan vào nước mưa, cũng giúp thanh lọc không khí rất hiệu quả.
4. Những ảnh hưởng của môi trường không khí
Không chỉ quyết định sự sống của con người, không khí còn tác động đến động thực vật xung quanh.
Nếu không có không khí con người không thể hít thở và sự sống của con người, nếu như trong đám cháy, người bị ngạt hơi là do sự thiếu hụt không khí. Bầu không khí trong lành sẽ giúp con người trở nên thoái mái, thư giãn hơn.
Khi cảm thấy mệt mỏi, đứng dưới nơi nhiều cây cối, không khí trong lành, mọi người sẽ cảm nhận được sự khỏe mạnh về sức khỏe, và sự thư thái về tinh thần.
Động vật và thực vật cũng xảy ra quá trình trao đổi khí có trong bầu không khí để diễn ra quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Nếu thiếu quá trình này cây cối, động vật sẽ ốm yếu, gầy gò và dẫn mất đi sự sống.
Khái niệm ô nhiễm không khí là gì? Tác hại và làm sao để hạn chế sự ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lại làm cho không khí không còn sạch, tỏa mùi, giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh có người và các loài sinh vật.
Khói thải công nghiệm cần được xử lý trước khi xả ra không khí
1. Các chất làm không khí ô nhiễm
Chất gây ô nhiễm sơ cấp: núi lửa phun trào, khí thải động cơ, nhà máy, từ mùi rác thải, nước thải, chất gây ô nhiễm phóng xạ…
Chất gây ô nhiễm thứ cấp: bụi từ chất ô nhiễm sơ cấp, tầng ozon…
Thành phần của không khí vốn không được cân bằng, khói bụi tăng lên, hàm lượng các chất hóa học có trong không khí biến động tăng đến mức không được kiểm soát, … chính là thời điểm ô nhiễm không khí hình thành.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… vào giờ tan tầm thì mức độ ô nhiễm tăng cao. Lượng phương tiện giao thông, lượng khói thải của hoạt động công nghiệp ra môi trường là cực lớn, khiến cho con người có cảm giác ngột ngạt và khó chịu với lượng bụi mịn PM2.5 lớn, vô cùng nguy hiểm.
Bầu không khí đáng báo động tại Thành phố Hà Nội
Theo thống kê vào tháng 10 năm 2016, Thủ đô Hà Nội có mức độ ô nhiễm đứng thứ 2 Thế giới chỉ sau Bắc Kinh (Trung Quốc).Nếu hít phải bầu không khí ô nhiễm, con người cũng như động vật sẽ bị tổn thương hệ hô hấp, lâu dần sẽ gây nhiều bệnh tật nguy hại.
Không khí là hoàn toàn miễn phí, nhưng không vì điều đó mà chúng ta có thể xả thải bừa bãi, hủy hoại môi trường sống của chính chúng ta được.
Ô nhiễm không khí không chỉ là bài toán nan giải tại Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mắc phải. Việc ô nhiễm không khí ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cống cũng như sức khỏe của con người, nhẹ thì có thể là ho, hắt hơi, viêm xoang, cảm cúm, dị ứng…nặng hơn là viêm phổi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
2. Tác hại đối với sức khỏe con người
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí, khiến con người hút phải các khí độc hại như:
Khí Benzen: Gây kích ứng đường hô hấp, viên da dị ứng, thiếu máu, rối loạn hệ thần kinh trung ương, chậm phát triển.Benzen còn là chất gây ung thư mạnh.
Bụi mịn bao quanh nhìn tưởng như màn sương mù mịt
Khí sunfuro SO2: Gây co thắt phế quản, mề đay, bệnh đường ruột và viêm thành mạch.
Khí nito dioxit NO2: Gây dị ứng phế quarnm, lâu dài thành bệnh đường hô hấp
Khí cacbon oxit CO: Hít phải sẽ nhanh chóng gây bất ổn khó chịu khi hít vào, thậm chí gây tử vong
Sương mù axit: gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe khi tiếp xúc
Khí cacbonic CO2: Khi hút phải hây đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, hoa mắt chóng mặt, tê liệt nhẹ.Ở nồng độ cao tạo ra vị chua trong miệng, cảm giác đau họng, mũi…
3. Tác hại của ô nhiễm không khí đối với môi trường
Ô nhiễm không khí chính là một trong những nguyên nhân rất lớn gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường và nó đã làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng trở nên tồi tệ hơn nhiều lần.
Vấn đề này tuy đã được các tổ chức bàn luận để đưa ra các giải pháp nhưng vẫn không cải thiện được, thậm chí không khí vẫn ngày càng ô nhiễm hơn và nó vẫn còn là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Chất lượng không khí làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe giảm cũng dẫn đến suy giảm về kinh tế. Vì thế việc giảm ô nhiễm không khí là vô cùng cần thiết.
Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
Ở Việt Nam thì mức độ ô nhiễm môi trường không khí ở mỗi nơi sẽ có những cấp độ khác nhau song nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá mức cho phép.
Theo các nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam hiện đang nằm trong 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới. Sự gia tăng dân số cùng với sự gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông trong khi cơ sở hạ tầng nước ta còn hạn chế càng khiến cho tình hình ô nhiễm trở lên trầm trọng hơn nhiều.
Đối phó với môi trường không khí ô nhiễm như thế nào?
Việc nâng cao ý thức xả thải khí ra môi trường chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả bằng việc hạn chế các phương tiện giao thông, xử lý khí thải tại các khu công nghiệp trước khi xả thải, hạn chế đốt rác…Thêm vào đó là việc con người tự ý thức , trồng nhiều cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, vệ sinh bảo dưỡng thiết bị định kỳ.
Không khí trong lành con người cảm thấy thoải mái vui vẻ hơn
Để tạo nên chất lượng không khí an toàn, nhiều quốc gia cũng chú ý đến vấn đề này đã áp dụng nhiều điều luật để bảo vệ bầu không khí, bằng cách giảm lượng phương tiện khi tham gia giao thông, bằng các phương tiện bằng điện, nhiên liệu hidro, sử dụng các năng lượng tái tạo, nâng cấp đường xá, thường xuyên sử dụng xe phun nước tưới cây, rửa đường…
Khi hít thở không khí trong lành, chúng ta có thể cảm nhận được 06 lợi ích:
Ngăn ngừa oxy hóa.
Giảm stress.
Kích thích hệ miễn dịch, giảm dị ứng, hen xuyễn hoặc các tình trạng hô hấp.
Cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể.
Cải thiện sức khỏe và tâm trạng.
Ô Nhiễm Không Khí Là Gì? Hậu Quả Của Ô Nhiễm Không Khí
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm không khí đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó khắc phục hơn ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do hoạt động của con người gây ra, ngoài ra còn do một số hoạt động tự nhiên khác có tác động tiêu cực tới môi trường.
Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.
a. Nguồn tự nhiên:
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v… Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
b. Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí;
Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
Hậu quả của ô nhiễm không khí
Đối với động – thực vật.
+ Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
+ Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng bệnh.
+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn 0,002 mg/m 3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở động- thực vật trên Trái đất.
+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
+ Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
+ Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới nước.
Đối với con người
Bụi:
+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi, kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp.
+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…
+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…
Sulfur Điôxít (SO2).
+ SulphurĐiôxítlà chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO 2 là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO 2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO 2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO 2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…
+ SO 2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
+ Độc tính chung của SO 2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.
Nitrogen Điôxít (NO2):
+ Nitrogen Điôxít (NO 2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. NO 2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. -Nếu tiếp xúc với NO 2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,….
Cacbon mônôxít (CO)
+ Cacbon mônôxít (CO)kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu….
+ NH 3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.
+ Tiếp xúc với NH 3 với nồng độ 100mg/m 3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH 3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m 3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
+ H 2 S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp chất có độc tính thấp sẽ không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra,phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu.
+ Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hô hấp.
+ Hít thở lượng lớn hỗn hợp H 2 S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.
+ Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực.
+ Thường xuyên tiếp xúc với H 2 S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,…
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích da,…và là tác nhân gây suy tủy, ung thư máu.
Chì (Pb):
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thông minh,…).
Khí Radon.
Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da,qua các vết thương hở gây nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,….
Đối với tài sản
+ Làm gỉ kim loại.
+ Ăn mòn bêtông.
+ Mài mòn, phân huỷ chất sõn trên bề mặt sản phẩm.
+ Làm mất màu, hư hại tranh.
+ Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.
+ Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
Đối với toàn cầu
+ Mưa acid
+ Hiệu ứng nhà kính
+ Suy giảm tầng ôzôn
+ Biến đổi nhiệt độ.
Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO 2.
Biện pháp quy hoạch:
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Một số phương tiện khắc phục ô nhiễm không khí
Lọc không khí bằng phương pháp sinh học
Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới, đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất bay hơi có nồng độ thấp.
Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắc chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học, đây là mọt màng ẩm, mỏng bao quanh các nguyên liệu lọc.
Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O 2 à CO 2 +H 2 O + nhiệt + sinh khối.
Xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học
Công nghệ Biofilter (lọc sinh học) là một biện pháp xử lý ô nhiễm khí thải có chi phí đầu tư thấp, vận hành rẻ và thân thiện môi trường, nó phương pháp thích hợp để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp như nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, tinh bột sắn
Máy lọc không khí
Dựa trên nguyên tắc các phần tử mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, máy sử dụng công nghệ phát ra các điện tích âm vào không khí, trung hoà với các điện tích đối xứng là những ion dương có hại trong môi trường và tạo hiệu ứng thu hút bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… Các ion âm này cũng bám dính vào các phần tử độc hại trong không khí và màng tĩnh điện tích điện dương trong máy sẽ hút và giữ các phần tử này lại.
Trong các phòng kín, nơi sử dụng nhiều thiết bị máy móc như máy tính, máy in, ti vi, đèn neon… là những thiết bị toả ra nhiều ion dương gây hại cho cơ thể, máy lọc không khí sẽ cung cấp ion âm và điều hoà không khí.
Không Khí Là Gì? Ô Nhiễm Không Khí Là Gì Và Cách Đối Phó
Không khí là gì? Tại sao khi nhắc đến không khí chúng ta hay liên tưởng đến Ô nhiễm không khí? Cách đối phó với ô nhiễm không khí hiện nay để chúng ta luôn có một bầu không khí sạch, đảm bảo sức khỏe cho gia đình và bản thân.
Bầu khí quyển của chúng ta bao la nhưng chỉ bao gồm gần 80% khí nito, và chỉ có khoảng 20% là oxy cho con người sử dụng. Hãy thử hình dung nếu như bạn phải ngừng hít thở trong vòng 2 phút thôi, có thể bạn sẽ không còn tồn tại nữa, cũng như Nước với loài Cá, không khí trong lành giúp duy trì sự sống, tạo nên sự phát triển và cân bằng trong sự phát triển sinh học của muôn loài. Và việc tìm hiểu thành phần không khí sẽ giúp chúng ta có thêm về câu hỏi Không khí là gì.
Ngày nay không khí bị thay đổi khá nhiều bởi các hoạt động sản xuất của con người, nó ngột ngạt và bí bách hơn so với không khí ngày xưa. Khi chưa có nhiều phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, các nhà máy, các khu chế xuất… tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh không khí đang dần bị ô nhiễm do tốc độ phát triển quá nhanh, đô thị hóa khắp nơi, làm những công cụ điều hòa không khí tự nhiên như cây xanh, ao hồ… không đáp ứng kịp sự xả thải quá lớn.
Ban đêm thường là khoảng thời gian nhiệt độ thấp hơn, các phương tiện giao thông và con người hoạt động hạn chế hơn, chính vì vậy mà không khí ban đêm thường dễ chịu hơn, mát mẻ hơn không khí ban ngày. Sau những cơn mưa cũng vậy, khói bụi trong không khí được hòa tan vào nước mưa, điều này một phần nào đó giúp thanh lọc không khí rất hiệu quả, đem lại bầu không khí trong lành hơn cho con người.
Đặc biệt, không khí tại những khu đô thị, thành phố lớn hay tại những khu công nghiệp tình trạng ô nhiễm không khí còn nặng nề hơn nữa. Còn tại các khu dân cư đông đúc, không khí giờ tan tầm hay không khí tại những thời điểm kẹt xe tắc đường rất nguy hiểm với nhiều khí CO2, bụi động cơ đốt trong gồm những hạt bụi PM2.5 siêu mịn rất nguy hiểm với phổi cũng như hệ thống hô hấp của chúng ta.
Không đơn thuần chỉ để duy trì sự sống, không khí còn là nguồn cung cấp năng lượng cho nhiều loài, tạo ra lượng vật chất không hề nhỏ đáp ứng nhiều nhu cầu của cong người. Không khí là hoàn toàn miễn phí, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể sử dụng hay xả thải bừa bãi ra môi trường. Khi môi trường không khí ngày càng trở nên ô nhiễm thì việc phải bỏ tiền ra để mua không khí sạch là tương lai có thể nhìn thấy được khi những hành động tàn phá môi trường không được giảm thiểu và ngăn chặn.
Như vậy, đến đây chúng ta đã hình dung nhiều hơn được Không khí là gì. Từ đó mỗi chúng ta sẽ có những cách để cùng giữ gìn và sử dụng hiệu quả nguồn không khí vô tận trên.
Có phải là khi chúng ta thấy khó thở? Khi những thành phần vốn có của không khí không còn được cân bằng, khói bụi tăng lên, hàm lượng các chất hóa học có trong không khí biến động tăng đến mức không được kiểm soát, đây chính là thời điểm ô nhiễm không khí hình thành. Tuy nhiên, nếu quan sát bằng mắt thường ta khó có thể thấy hay cảm nhận sự nguy hiểm lư lửng trên đầu đó.
Vào giờ tan tầm đặc biệt tại những trung tâm kinh tế lớn trong nước thì mức Ô nhiễm không khí tại Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh tăng lên rất cao … lượng phương tiện giao thông tăng đột biến, khi đó lượng khí thải xả thải ra môi trường cực lớn, con người thường có cảm giác ngột ngạt và khó chịu. Theo thống kê, trong tháng 10 năm 2016, thủ đô Hà Nội có mức ô nhiễm không khí được ghi nhận đứng thứ 2 thế giớ chỉ sau Bắc Kinh, Trung Quốc. Lượng khí thải độc hại này hòa lẫn vào không khí sạch, khi con người hít phải sẽ gây nên nhiều tổn thương cho cơ quan hô hấp, lâu dần sẽ gây nên nhiều bệnh tật nguy hại.
Vẫn đề ô nhiễm không khí không chỉ là bài toán nan giải với Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều mắc phải. Việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không thực sự được xem trọng, chính điều này gây nên sự suy thoái môi trường mà Trung Quốc chính là minh trứng cụ thể nhất khi nhiều thành phố của nước này luôn trong tình trạng mù mịt bởi khói bụi và chính phủ nước này hiện đang tìm mọi cách khắc phục, bảo vệ bầu không khí tốt hơn.
Việc bảo vệ không khí được chú ý rất lớn khi một số quốc gia áp dụng nhiều điều luật về lượng khí thải đối với các phương tiện khi tham gia giao thông. Những phương tiện sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch không được khuyến khích hay có những chế tài khắt khe hơn trước khi được tung ra thị trường mà thay vào đó là những nguồn năng lượng thận thiện hơn với môi trường như xe ô tô chạy điện điện, hay nhiên liệu Hydro…
Như vậy việc tìm hiểu Không khí là gì đã giúp chúng ta có thêm các khái niệm về ô nhiễm không khí là gì và từ đó biết cách hạn chế các tác nhân đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay và trong tương lai.
Đối phó với ô nhiễm không khí hiện nay
Ô nhiễm không khí chúng ta phải làm gì? Xảy ra ô nhiễm là điều không một quốc gia, tổ chức, cá nhân nào mong muốn, tuy nhiên sẽ khá khó khăn nếu như việc hành động chỉ dừng lại ở mức nhỏ lẻ, do đó để đối phó với ô nhiễm không khí thì mỗi chúng ta phải hiểu được Không khí là gì và khi đó cũng phải có sự chung tay của cả cộng đồng.
Việc nâng cao ý thức trong xả thải khí ra môi trường được nhìn nhận sâu sắc chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả. Thêm nữa chúng ta cần có nhiều hơn những điều khoản trong việc áp dụng mức khí thải đối với các phương tiện giao thông, xử lý khí thải tại các khu công nghiệp ra sao mới được thải ra môi trường cần được chú trọng hơn… để đạt được điều này hơn lúc nào hết chúng ta cần tự tạo cho mình ý thức tự giác trong bảo vệ bầu không khí trong lành: trồng cây xanh, dọn dẹp môi trường sống xung quanh. Nó như bảo vệ chính mạng sống của mình vậy.
Đối với ngôi nhà của mình, việc sử dụng những vật dụng thân thiện mới môi trường nên được ưu tiên như một biện pháp nhỏ để bảo vệ cuộc sống của chính mình. Nên có sự hòa nhập giữa không gian tự nhiên, không gian xanh vào nơi ở sẽ giúp bạn có được trọn vẹn sự trong lành, giúp bạn có những khoảng thời gian thư giãn hơn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Thêm một cách đối phó với ô nhiễm không khí nhanh và hiệu quả nhất cho các hộ gia đình, công sở trong việc tạo ra bầu không khí trong lành và sạch sẽ hơn đó là sử dụng Máy lọc không khí. Đúng vậy, Máy lọc không khí là một xu hướng tất yếu để tự bảo vệ mình bởi ô nhiễm không khí. Nó Vừa có thể lọc được các tác nhân gây bệnh mà còn đem lại sự trong lành gần giống với tự nhiên nhất. Có thể việc trang bị một chiếc Máy lọc không khí không phải là tối cần thiết nhưng nó và vật dụng nên trang bị để nâng cao sức khỏe, phòng tránh các tác nhân gây bệnh từ không khí ô nhiễm.
Như vậy từ việc hiểu khái niệm Không khí là gì chúng ta đã hiểu thêm về việc không khí bị ô nhiễm và những nguyên nhân gây ra tình trạng trên để mỗi người sẽ tự nâng cao ý thức cùng chung tay vì một môi trường trong sạch cho hôm nay và mai sau.
Ô Nhiễm Không Khí Trong Tiếng Tiếng Anh
Các quan chức đang tham gia vào một chiến dịch để giảm ô nhiễm không khí.
The officials are engaged in a battle to reduce air pollution.
WikiMatrix
Sương khói ở Shah Alam, Selangor thậm chí đạt mức chỉ số ô nhiễm không khí nguy hiểm 308.
The API in Shah Alam, Selangor even hit the hazardous level of 308.
WikiMatrix
Không có bằng chứng về nhiễm độc thực phẩm hoặc ô nhiễm không khí.
There was no evidence of pollution of food or air.
WikiMatrix
Ô nhiễm không khí là một vấn đề lớn ở Seoul.
Air pollution is a major issue in Seoul.
WikiMatrix
Được biết trong năm 2012, cứ 8 ca tử vong thì có 1 ca là do ô nhiễm không khí.
It has been estimated that 1 in 8 deaths in 2012 occurred as a result of air pollution.
jw2019
Ấn Độ có tỷ lệ tử vong cao nhất do ô nhiễm không khí.
India has the highest death rate due to air pollution.
WikiMatrix
Thành phố bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
The city suffers from severe air pollution.
WikiMatrix
Chúng ta phải đốt… chất thải độc này gây ô nhiễm không khí, làm thủng tầng ozone!
We gotta burn this toxic waste, pollute the air and rip up the ozone!
OpenSubtitles2018.v3
Các nguồn năng lượng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .
That is in addition to pollutants from energy sources .
EVBNews
Không những thế, họ còn hủy phá đất, làm ô nhiễm không khí, nước và đất đai.
Instead, they ruin it, polluting its air, water and soil.
jw2019
Ô nhiễm không khí nặng sẽ xảy ra ở khu hóa chất của Texas-Louisiana.
There would be a massive poisoning of the air in the Texas-Louisiana chemical alley.
Literature
Làm thế nào sự ô nhiễm không khí đem lại sự chết cho nhiều người?
How has air pollution come to be death-dealing to humans?
jw2019
Việc tiêu thụ năng lượng từ ô tô và ô nhiễm không khí sẽ giảm đi đáng kể.
Automotive energy consumption and air pollution will be cut dramatically.
ted2019
Tăng trưởng công nghiệp đã tạo ra mức độ ô nhiễm không khí cao ở Thái Lan.
Industrial growth has created high levels of air pollution in Thailand.
WikiMatrix
Đó là nạn ô nhiễm không khí và mưa a-xít.
Air pollution and acid rain.
jw2019
Sương khói là một loại ô nhiễm không khí.
Smog is a kind of air pollution.
WikiMatrix
Năm 2010, ô nhiễm không khí khiến cho 1,2 triệu người chết sớm tại Trung Quốc.
In 2010, air pollution caused 1.2 million premature deaths in China.
WikiMatrix
Bà ta làm ô nhiễm không khí với sự điên rồ của bà ta.
She pollutes the air with her craziness.
OpenSubtitles2018.v3
Trong tháng 12 năm 2013, ô nhiễm không khí ước tính giết 500.000 người ở Trung Quốc mỗi năm.
In December 2013 air pollution was estimated to kill 500,000 people in China each year.
WikiMatrix
JY: Hàng năm, hơn 200 ngàn tấn phthalate làm ô nhiễm không khí, nước và đất của chúng ta.
JY: Every year, at least 470 million pounds of phthalates contaminate our air, water and soil.
ted2019
Xe cộ và nhà máy góp phần gây ô nhiễm không khí, đặc biệt ở Bangkok.
Vehicles and factories contribute to air pollution, particularly in Bangkok.
WikiMatrix
Hàng năm, hơn 200 ngàn tấn phthalate làm ô nhiễm không khí, nước và đất của chúng ta.
Every year, at least 470 million pounds of phthalates contaminate our air, water and soil.
QED
Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.
Both human activity and natural processes can generate air pollution.
WikiMatrix
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) – VOCs là một chất gây ô nhiễm không khí ngoài trời.
Volatile organic compounds (VOC) – VOCs are a well-known outdoor air pollutant.
WikiMatrix
Trên khắp Liên minh châu Âu, ô nhiễm không khí ước tính làm giảm tuổi thọ gần chín tháng.
Across the European Union, air pollution is estimated to reduce life expectancy by almost nine months.
WikiMatrix
Bạn đang xem bài viết Không Khí Là Gì? Chất Lượng Và Tác Động Của Không Khí Ô Nhiễm trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!