Cập nhật thông tin chi tiết về Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì? Vai Trò Của Người Lãnh Đạo mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lãnh đạo trong tiếng Anh gọi là Leadership.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hình ảnh của các nhà lãnh đạo không chỉ dừng lại ở giác độ là những người oai phong, quyền lực, chuyên chỉ huy, ra lệnh người khác mà đã chuyển sang những giác độ tích cực hơn.
Đó là những người có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo và có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người, có khả năng tập hợp lực lượng đông đảo.
Mặc dù thuật ngữ lãnh đạo đã được sử dụng từ rất lâu nhưng khái niệm hay bản chất của lãnh đạo thì mãi đến thế kỉ 20 mới được các nhà học thuật luận bàn.
Khái niệm lãnh đạo có thể được tiếp cận dưới giác độ tố chất, có thể được tiếp cận dưới giác độ hành vi, có thể được tiếp cận dưới góc độ gây ảnh hưởng, có thể được tiếp cận dưới góc độ tương tác qua lại.
Học giả Bennis (2002) đã đưa ra một khái niệm lãnh đạo khá bao trùm nhưng lại rất đầy đủ. Theo Bennis, lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức. (Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Khái niệm về lãnh đạo trong kinh doanh
Lãnh đạo trong kinh doanh là khả năng quản lí một công ty để đặt ra và đạt được các mục tiêu đầy thách thức, hành động nhanh chóng và quyết đoán khi cần thiết, vượt trội so với đối thủ và truyền cảm hứng cho những người khác để thực hiện công việc ở mức cao nhất có thể.
Các cá nhân có kĩ năng lãnh đạo mạnh mẽ trong giới kinh doanh thường vươn lên các vị trí điều hành như CEO (giám đốc điều hành), COO (giám đốc điều hành), CFO (giám đốc tài chính) và chủ tịch.
Vai trò của lãnh đạo
– Lãnh đạo cung cấp định hướng cho một công ty và người lao động của họ. Nhân viên cần biết định hướng mà công ty đang hướng tới và ai sẽ đi theo để đến đích. Lãnh đạo là việc chỉ cho người lao động cách thực hiện hiệu quả trách nhiệm của họ và thường xuyên giám sát tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của họ.
– Lãnh đạo cũng làm gương cho nhân viên noi theo, giúp họ có sự hăng hái với công việc, và được thúc đẩy để học hỏi những điều mới và trợ giúp khi cần thiết trong cả hoạt động cá nhân và nhóm.
Cách thức lãnh đạo
– Lãnh đạo hiệu quả thể hiện một hình ảnh nhân vật mạnh mẽ. Các nhà lãnh đạo thể hiện sự trung thực, liêm chính, đáng tin cậy và có đạo đức. Các nhà lãnh đạo hành động phù hợp với cách họ nói và chịu trách nhiệm cho thành công của người khác trong công ty.
– Lãnh đạo thực sự nhìn thấy công ty có thể đứng đầu ở lĩnh vực nào và lập kế hoạch các bước cần thiết để đạt được điều đó. Hình dung những gì có thể, nắm bắt xu hướng của ngành, và chấp nhận rủi ro để phát triển doanh nghiệp, đều là những yêu cầu cần thiết đối với lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo tìm thấy câu trả lời cho những thách thức, trấn an và truyền cảm hứng cho người lao động khi mọi thứ trở nên tồi tệ. Các nhà lãnh đạo tìm cách để nhân viên làm việc cùng nhau và đạt được kết quả tối đa một cách hiệu quả và đạt được hiệu suất cao. (Theo Investopedia)
Lam Anh
Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì ?
Lãnh đạo là một quá trình tương tác mà qua đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm nhiều cá nhân khác để đạt mục tiêu chung. Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng mềm và có thể học được.
Định nghĩa về lãnh đạo là một quá trình có nghĩa là lãnh đạo không phải là phẩm chất cá nhân của một người mà là quá trình tương tương tác giữa người lãnh đạo và các thành viên khác trong đội ngũ. Trong quá trình tương tác người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi những thành viên khác. Đó là một quá trình tương tác hai chiều. Nếu không có ảnh hưởng thì sẽ không có lãnh đạo. Lãnh đạo chỉ xảy ra trong một nhóm gồm những cá nhân có cùng mục tiêu. Trên thực tế có nhiều chương trình đào tạo về lãnh đạo bản thân, khái niệm này không được bao gồm trong định nghĩa này.
Lãnh đạo thể hiện tầm nhìn về mục tiêu chung. Người lãnh đạo sẽ hướng nguồn năng lượng về các cá nhân, những người sẽ hợp tác với nhau để đạt mục tiêu chung. Việc hướng về mục tiêu chung sẽ tạo ra giới hạn đạo đức cho người lãnh đạo vì nó nhấn mạnh rằng người lãnh đạo tạo ảnh hưởng đến cả nhóm để đạt mục tiêu chung trong khuôn khổ đạo đức cho phép mà không phải theo cách ép buộc, phi đạo đức.
Theo định nghĩa như trên, thì người đóng vai trò chủ đạo trong quy trình tạo ảnh hưởng gọi là người lãnh đạo, những người bị ảnh hưởng gọi là những người đi theo. Cả người lãnh đạo và người đi theo đều tham gia trực tiếp vào quy trình lãnh đạo. Người lãnh đạo cần người đi theo và người đi theo cần người lãnh đạo. Mặc dù vậy người lãnh đạo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ, tạo ra và duy trì sự kết nối, giao tiếp trong đội ngũ.
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp chúng ta cũng thường nghe rằng “anh ta sinh ra để làm lãnh đạo”. Quan điểm này thể hiện lãnh đạo ở góc nhìn về phẩm chất cá nhân. Theo cách nhìn nhận này thì những cá nhân có những phẩm chất đặc biệt cho việc lãnh đạo sẽ trở thành nhà lãnh đạo. Những người khác không thể trở thành nhà lãnh đạo bởi vì họ không có những phẩm chất cá nhân đặc biệt đó. Cách nhìn nhận này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh hết mọi khía cạnh về lãnh đạo.
Một số người trở thành nhà lãnh đạo bởi vì họ nắm giữ ví trí chức vụ có quyền hạn cao trong một tổ chức nào đó. Thực ra lãnh đạo thuộc dạng này chưa hẳn trở thành người lãnh đạo thực sự trong nhiều tình huống cụ thể. Vì những thành viên khác trong nhóm họ tuân thủ vì quyền lực áp đặt chứ nhiều khi không thực sự bị ảnh hưởng. Một khi quyền lực bị phế bỏ thì lập tức sự lãnh đạo cũng mất đi. Quá trình lãnh đạo chỉ bền vững khi người lãnh đạo được thừa nhận bởi những người đi theo không phải vì chức vụ hay quyền lực ép buộc mà họ tự nguyện chịu sự ảnh hưởng và thay đổi để đạt mục tiêu chung.
Khi một cá nhân trở thành người lãnh đạo thì người đó phải có quyền lực ảnh hưởng tới người khác. Quyền lực là năng lực tác động và làm thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành vi của các thành viên khác. Thường trong một tổ chức thì có hai loại quyền lực, đó là quyền lực từ chức vụ và quyền lực cá nhân. Như đã đề cập ở trên một cá nhân khi được phân cấp cao hơn trong thang bậc quản lý thì người đó sẽ có quyền lực để ảnh hưởng đến những thành viên khác trong nhóm có thứ bậc thấp hơn. Như vậy có nghĩa là một người đảm nhiệm vị trí quản lý như trưởng nhóm, trưởng phòng, hay giám đốc, thì mặc nhiên người đó cũng là một người lãnh đạo. Đó là quyền lực từ chức vụ. Nhưng một người lãnh đạo thành công thì không thể thiếu quyền lực cá nhân. Quyền lực cá nhân đến từ nhân cách, phẩm chất, và năng lực của người lãnh đạo. Quyền lực cá nhân thể hiện mức độ sẵn sàng chịu ảnh hưởng và thay đổi dưới sự ảnh hưởng của những thành viên khác với người lãnh đạo.
Nhiều người cố gắng phân biệt rõ giữa quản lý và lãnh đạo, quản lý có vai trò như thế nào còn lãnh đạo có vai trò như thế nào? Giữa lãnh đạo và quản lý có gì khác nhau ? Trên thực tế cuộc sống và công việc thì hai khái niệm này không thể tách rời nhau. Lãnh đạo là một chức năng không thể thiếu của quản lý. Vai trò của người quản lý phải thực hiện bốn chức năng gồm có hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Bốn chức năng trên được thực hiện để quản lý các nguồn lực gồm: Machines (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, …), Materials (vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…), Man (nhân lực) và Methods (thời gian, phương pháp, quy trình, công nghệ, …). Trong bốn nguồn lực trên thì nguồn lực con người là khó quản lý nhất. Để quản lý tốt nguồn lực con người người quản lý cần phải có kỹ năng lãnh đạo (leadership). Như vậy có thể nói lãnh đạo là một kỹ năng mềm và hoàn toàn có thể học được.
Trong thực tế cuộc sống và công việc, người lãnh đạo hiệu quả cần phải có những kỹ năng sau đây:
Phong Cách Lãnh Đạo (Leadership Style) Là Gì? Các Kiểu Phong Cách Lãnh Đạo
Khái niệm
Phong cách lãnh đạo hay còn gọi là kiểu lãnh đạo trong tiếng Anh được gọi là Leadership style.
Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo như:
– Theo Genov (Bungari): Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các chuẩn mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnh đạo trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền đạt mục tiêu nhất định.
– Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cách thức thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lí nhằm đạt được mục tiêu quản lí.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lí của người lãnh đạo do đó mà hình thành nên những phong cách lãnh đạo khác nhau. Bao gồm:
– Nhóm các yếu tố bên ngoài: Gồm chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… đường lối và các nguyên tắc quản lí, đặc điểm của ngành và tập thể. Các yếu tố này qui định nên phong cách lãnh đạo chung của nhiều cán bộ quản lí.
– Nhóm các yếu tố bên trong: Gồm đặc điểm tâm lí cá nhân của người lãnh đạo (xu hướng, tính cách, nhân lực…) tức là những đặc điểm nhân cách của người lãnh đạo qui định nên sắc thái cá nhân đặc biệt trong phong cách lãnh đạo của người cán bộ quản lí.
Phong cách lãnh đạo nảy sinh từ trong các hoạt động quản lí của người lãnh đạo, và nó ảnh hưởng đáng kể đến kết quả công tác của tập thể. Trong những trường hợp nhất định nó có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của tổ chức.
Các kiểu phong cách lãnh đạo
Người đầu tiên nghiên cứu các kiểu nhà lãnh đạo và phong cách lãnh đạo tương ứng là Kurt Lewin.
Ông đưa ra ba kiểu người là: Người độc tài chuyên chế, loại dân chủ và loại tự do. Tương ứng với ba kiểu người này là ba kiểu phong cách lãnh đạo: Độc đoán, dân chủ và tự do.
Trong phong cách lãnh đạo độc đoán thì người lãnh đạo là trung tâm, phong cách lãnh đạo dân chủ thì quần chúng là trung tâm, phong cách lãnh đạo tự do thì cá nhân là trung tâm. Cá nhân ở đây có thể là người lãnh đạo, một cá nhân cụ thể hoặc một nhóm. Hiệu quả quản lí, mỗi phong cách lãnh đạo đều mặt mạnh và hạn chế riêng.
– Phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền
Đặc điểm tâm lí cơ bản là nóng nảy, thiếu tin tưởng của quần chúng. Khi đánh giá thường mang nặng chủ quan thành kiến, định kiến. Trong quan hệ giao tiếp thì hách dịch, hay phản bác người khác và tự kiêu. Người lãnh đạo độc tài dám nghĩ dám làm và khẳng định mình.
Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo độc tài là nặng về mệnh lệnh, áp đặt thông tin một chiều từ trên xuống là chính. Phong cách này thường gây căng thẳng đối với cấp dưới, cơ chế quản lí là hành chính, quan liêu.
Nếu áp đặt lâu phong cách này dễ gây căng thẳng hoặc phản ứng ngầm của cấp dưới. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó phong cách lãnh đạo độc tài đem lại hiệu quả quản lí nhanh, tức thời.
– Phong cách lãnh đạo dân chủ
Người lãnh đạo sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực, biết thu hút tập thể vào công việc chung trên cơ sở tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ.
Đặc điểm tâm lí của phong cách lãnh đạo này được biểu hiện là lòng thương người, tin vào quần chúng, cởi mở, chan hòa, dễ gần gũi và đồng cảm nhưng lại thiếu quyết đoán.
Trong hoạt động giao tiếp người lãnh đạo luôn tỏ ra ôn tồn, biết kìm nén những cảm xúc cá nhân, có thái độ thân thiện, tôn trọng người khác.
Chính nhờ phong cách lãnh đạo dân chủ này mà các nhà quản trị tạo ra bầu không khí cởi mở, chân thành, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, tự tin trong khi hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phong cách dân chủ là người lãnh đạo dễ bị rơi vào tình trạng ba phải, làm mất đi tính quyết đoán của người lãnh đạo, dẫn tới tình trạng quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể.
Những quyết định đưa ra cũng không kịp thời, làm lỡ cơ hội kinh doanh và đặc biệt không thể hiện được cá tính đặc trưng của người lãnh đạo.
– Phong cách lãnh đạo tự do
Người lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo này thường chỉ cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào các hoạt động tập thể. Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin và rất ít sử dụng quyền lãnh đạo.
Đặc điểm tâm lí chính của phong cách này là đề cao cá nhân, tinh thần hiệp đồng và trách nhiệm hạn chế. Người sử dụng phong cách lãnh đạo này có thể có năng lực chuyên môn rất cao hoặc rất hạn chế nhưng lại ham thích địa vị.
Biểu hiện và hiệu quả của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo không quan tâm và can thiệp vào công việc.
Tuy nhiên, nhược điểm của phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo và nhân viên dễ buông thả, không nề nếp, kỉ luật nên kết quả công việc không ổn định, khi cao khi thấp, có thể dẫn đến xung đột trong tập thể.
Nhận xét:
Mỗi phong cách lãnh đạo nêu trên đều có những ưu và nhược điểm của nó, việc sử dụng phong cách lãnh đạo nào cho phù hợp không chỉ dựa vào ý muốn chủ quan mà phải trải qua quá trình phân tích khoa học dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ chính trị của nhân viên trong đơn vị, tính khí của bản thân người lãnh đạo…
Mặt khác, sử dụng phong cách lãnh đạo hợp lí là một nghệ thuật của người lãnh đạo và vì vậy phải thận trọng, cần không ngừng hoàn thiện và phát triển.
Vai Trò Đại Diện Lãnh Đạo Qmr
Những yêu cầu và đòi hỏi về QMR
Theo Tiến sỹ Hà Đăng Hiển, đây là lần đầu tiên có một diễn đàn giúp cho QMR có cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện, phát huy hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO9000, biến hệ thống thành một tài sản đem đến giá trị thực sự cho doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của QMR trong doanh nghiệp đã được qui định rõ: lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo chịu trách nhiệm về các vấn đề hệ thống chất lượng của doanh nghiệp. Đó là người mà trong tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 đã định nghĩa: “Một thành viên ban lãnh đạo có trách nhiệm và quyền hạn đảm bảo các quá trình cần thiết cả hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì”.
Để thiết lập những quá trình cần thiết đối với doanh nghiệp đảm bảo cho áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9000, đòi hỏi QMR phải là người hiểu rõ về mục tiêu chiến lược, định hướng khách hàng, đảm bảo chất lượng, các nguyên tắc chất lượng và các hoạt động của doanh nghiệp, một cách đầy đủ nhất, chi tiết nhất. Yêu cầu thực hiện và duy trì hệ thống cũng không phải là đơn giản.
Trước nhất, cần phải có được một hệ thống phù hợp, thích ứng với các yêu cầu và mục tiêu, thích hợp với điều kiện. Bên cạnh đó, cần thiết phải huy động được sự tham gia của mọi người – yếu tố mang tính nhạy cảm nhất trong một tổ chức.
Như vậy, QMR nhất thiết là người nắm được các phương pháp và kỹ năng huy động con người. Làm sao hướng mọi người phát huy được khả năng của mình, đóng góp những ý tưởng cải tiến để đem lại lợi ích cho tổ chức. Làm sao cho mọi người hiểu rõ tầm quan trọng của việc thoả mãn khách hàng, đảm bảo chất lượng, nhận thức được các yêu cầu của khách hàng và thấy được vai trò và sự cần thiết đóng góp của họ trong hệ thống. Có như vậy, họ mới hiểu và tham gia tích cực vào hệ thống quản lý chất lượng.
QMR sẽ là người không mệt mỏi trên chặng đường vươn tới chất lượng, bởi hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO9000 là hệ thống cải tiến liên tục. Nhất thiết QMR phải là người đề xuất và tiên phong trong các hoạt động cải tiến, tạo môi trường cho mọi người tham gia tích cực vào việc cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp trong mọi cấp độ.
Quyết định sự phát triển và lớn mạnh của DN
Hơn thế, QMR cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần thiết lập mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Với yêu cầu báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến, QMR phải có được những thông tin chính xác nhất, đánh giá sát thực nhất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Để trở thành một QMR thì cần phải có những phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu phù hợp, có sự nắm bắt sát sao về hệ thống và kết quả thực hiện của hệ thống. Hiệu quả ở đây có thể được hiểu là việc đạt được các mục tiêu chất lượng, việc cải tiến chất lượng sản phẩm, việc tăng sự thoả mãn của khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp…
Thực hiện ISO9000 là một công cuộc vất vả vì cần phải cải cách, phải tiến bộ để thay đổi một cái gì đó trì trệ và lạc hậu, vất vả vì lại phải tiếp tục tiến bộ hơn nữa để bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng trong một môi trường luôn biến động. Nhưng dẫu vậy, các doanh nghiệp vẫn phải lựa chọn cho mình giải pháp tối ưu nhất dựa vào các nguyên tắc chất lượng để đứng vững được trên thương trường, phát triển và lớn mạnh.
Trong thời đại tốc độ, tri thức và thông tin, QMR nhất thiết phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết, không chỉ để duy trì hệ thống quản lý chất lượng, mà làm sao xây dựng, quản lý, phát huy một hệ thống hiệu quả, phục vụ được mục đích cao nhất của doanh nghiệp.
Nguồn vneconomy.com.vn
Bạn đang xem bài viết Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì? Vai Trò Của Người Lãnh Đạo trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!