Xem Nhiều 3/2023 #️ Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì ? # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì ? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì ? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lãnh đạo là một quá trình tương tác mà qua đó một cá nhân ảnh hưởng đến một nhóm nhiều cá nhân khác để đạt mục tiêu chung. Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng mềm và có thể học được.

Định nghĩa về lãnh đạo là một quá trình có nghĩa là lãnh đạo không phải là phẩm chất cá nhân của một người mà là quá trình tương tương tác giữa người lãnh đạo và các thành viên khác trong đội ngũ. Trong quá trình tương tác người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi những thành viên khác. Đó là một quá trình tương tác hai chiều. Nếu không có ảnh hưởng thì sẽ không có lãnh đạo. Lãnh đạo chỉ xảy ra trong một nhóm gồm những cá nhân có cùng mục tiêu. Trên thực tế có nhiều chương trình đào tạo về lãnh đạo bản thân, khái niệm này không được bao gồm trong định nghĩa này.

Lãnh đạo thể hiện tầm nhìn về mục tiêu chung. Người lãnh đạo sẽ hướng nguồn năng lượng về các cá nhân, những người sẽ hợp tác với nhau để đạt mục tiêu chung. Việc hướng về mục tiêu chung sẽ tạo ra giới hạn đạo đức cho người lãnh đạo vì nó nhấn mạnh rằng người lãnh đạo tạo ảnh hưởng đến cả nhóm để đạt mục tiêu chung trong khuôn khổ đạo đức cho phép mà không phải theo cách ép buộc, phi đạo đức.

Theo định nghĩa như trên, thì người đóng vai trò chủ đạo trong quy trình tạo ảnh hưởng gọi là người lãnh đạo, những người bị ảnh hưởng gọi là những người đi theo. Cả người lãnh đạo và người đi theo đều tham gia trực tiếp vào quy trình lãnh đạo. Người lãnh đạo cần người đi theo và người đi theo cần người lãnh đạo. Mặc dù vậy người lãnh đạo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ, tạo ra và duy trì sự kết nối, giao tiếp trong đội ngũ.

Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp chúng ta cũng thường nghe rằng “anh ta sinh ra để làm lãnh đạo”. Quan điểm này thể hiện lãnh đạo ở góc nhìn về phẩm chất cá nhân. Theo cách nhìn nhận này thì những cá nhân có những phẩm chất đặc biệt cho việc lãnh đạo sẽ trở thành nhà lãnh đạo. Những người khác không thể trở thành nhà lãnh đạo bởi vì họ không có những phẩm chất cá nhân đặc biệt đó. Cách nhìn nhận này cũng hợp lý, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh hết mọi khía cạnh về lãnh đạo.

Một số người trở thành nhà lãnh đạo bởi vì họ nắm giữ ví trí chức vụ có quyền hạn cao trong một tổ chức nào đó. Thực ra lãnh đạo thuộc dạng này chưa hẳn trở thành người lãnh đạo thực sự trong nhiều tình huống cụ thể. Vì những thành viên khác trong nhóm họ tuân thủ vì quyền lực áp đặt chứ nhiều khi không thực sự bị ảnh hưởng. Một khi quyền lực bị phế bỏ thì lập tức sự lãnh đạo cũng mất đi. Quá trình lãnh đạo chỉ bền vững khi người lãnh đạo được thừa nhận bởi những người đi theo không phải vì chức vụ hay quyền lực ép buộc mà họ tự nguyện chịu sự ảnh hưởng và thay đổi để đạt mục tiêu chung.

Khi một cá nhân trở thành người lãnh đạo thì người đó phải có quyền lực ảnh hưởng tới người khác. Quyền lực là năng lực tác động và làm thay đổi suy nghĩ, thái độ và hành vi của các thành viên khác. Thường trong một tổ chức thì có hai loại quyền lực, đó là quyền lực từ chức vụ và quyền lực cá nhân. Như đã đề cập ở trên một cá nhân khi được phân cấp cao hơn trong thang bậc quản lý thì người đó sẽ có quyền lực để ảnh hưởng đến những thành viên khác trong nhóm có thứ bậc thấp hơn. Như vậy có nghĩa là một người đảm nhiệm vị trí quản lý như trưởng nhóm, trưởng phòng, hay giám đốc, thì mặc nhiên người đó cũng là một người lãnh đạo. Đó là quyền lực từ chức vụ. Nhưng một người lãnh đạo thành công thì không thể thiếu quyền lực cá nhân. Quyền lực cá nhân đến từ nhân cách, phẩm chất, và năng lực của người lãnh đạo. Quyền lực cá nhân thể hiện mức độ sẵn sàng chịu ảnh hưởng và thay đổi dưới sự ảnh hưởng của những thành viên khác với người lãnh đạo.

Nhiều người cố gắng phân biệt rõ giữa quản lý và lãnh đạo, quản lý có vai trò như thế nào còn lãnh đạo có vai trò như thế nào? Giữa lãnh đạo và quản lý có gì khác nhau ? Trên thực tế cuộc sống và công việc thì hai khái niệm này không thể tách rời nhau. Lãnh đạo là một chức năng không thể thiếu của quản lý. Vai trò của người quản lý phải thực hiện bốn chức năng gồm có hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Bốn chức năng trên được thực hiện để quản lý các nguồn lực gồm: Machines (gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, …), Materials (vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…), Man (nhân lực) và Methods (thời gian, phương pháp, quy trình, công nghệ, …). Trong bốn nguồn lực trên thì nguồn lực con người là khó quản lý nhất. Để quản lý tốt nguồn lực con người người quản lý cần phải có kỹ năng lãnh đạo (leadership). Như vậy có thể nói lãnh đạo là một kỹ năng mềm và hoàn toàn có thể học được.

Trong thực tế cuộc sống và công việc, người lãnh đạo hiệu quả cần phải có những kỹ năng sau đây:

Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì? Vai Trò Của Người Lãnh Đạo

Lãnh đạo trong tiếng Anh gọi là Leadership.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, hình ảnh của các nhà lãnh đạo không chỉ dừng lại ở giác độ là những người oai phong, quyền lực, chuyên chỉ huy, ra lệnh người khác mà đã chuyển sang những giác độ tích cực hơn.

Đó là những người có tầm nhìn chiến lược, năng động, sáng tạo và có khả năng gây ảnh hưởng đến mọi người, có khả năng tập hợp lực lượng đông đảo.

Mặc dù thuật ngữ lãnh đạo đã được sử dụng từ rất lâu nhưng khái niệm hay bản chất của lãnh đạo thì mãi đến thế kỉ 20 mới được các nhà học thuật luận bàn.

Khái niệm lãnh đạo có thể được tiếp cận dưới giác độ tố chất, có thể được tiếp cận dưới giác độ hành vi, có thể được tiếp cận dưới góc độ gây ảnh hưởng, có thể được tiếp cận dưới góc độ tương tác qua lại.

Học giả Bennis (2002) đã đưa ra một khái niệm lãnh đạo khá bao trùm nhưng lại rất đầy đủ. Theo Bennis, lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội nhằm tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới để thực hiện một cách tốt nhất các mục tiêu của tổ chức. (Theo Giáo trình Quản trị Kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Khái niệm về lãnh đạo trong kinh doanh

Lãnh đạo trong kinh doanh là khả năng quản lí một công ty để đặt ra và đạt được các mục tiêu đầy thách thức, hành động nhanh chóng và quyết đoán khi cần thiết, vượt trội so với đối thủ và truyền cảm hứng cho những người khác để thực hiện công việc ở mức cao nhất có thể.

Các cá nhân có kĩ năng lãnh đạo mạnh mẽ trong giới kinh doanh thường vươn lên các vị trí điều hành như CEO (giám đốc điều hành), COO (giám đốc điều hành), CFO (giám đốc tài chính) và chủ tịch.

Vai trò của lãnh đạo

– Lãnh đạo cung cấp định hướng cho một công ty và người lao động của họ. Nhân viên cần biết định hướng mà công ty đang hướng tới và ai sẽ đi theo để đến đích. Lãnh đạo là việc chỉ cho người lao động cách thực hiện hiệu quả trách nhiệm của họ và thường xuyên giám sát tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của họ.

– Lãnh đạo cũng làm gương cho nhân viên noi theo, giúp họ có sự hăng hái với công việc, và được thúc đẩy để học hỏi những điều mới và trợ giúp khi cần thiết trong cả hoạt động cá nhân và nhóm.

Cách thức lãnh đạo

– Lãnh đạo hiệu quả thể hiện một hình ảnh nhân vật mạnh mẽ. Các nhà lãnh đạo thể hiện sự trung thực, liêm chính, đáng tin cậy và có đạo đức. Các nhà lãnh đạo hành động phù hợp với cách họ nói và chịu trách nhiệm cho thành công của người khác trong công ty.

– Lãnh đạo thực sự nhìn thấy công ty có thể đứng đầu ở lĩnh vực nào và lập kế hoạch các bước cần thiết để đạt được điều đó. Hình dung những gì có thể, nắm bắt xu hướng của ngành, và chấp nhận rủi ro để phát triển doanh nghiệp, đều là những yêu cầu cần thiết đối với lãnh đạo.

Các nhà lãnh đạo tìm thấy câu trả lời cho những thách thức, trấn an và truyền cảm hứng cho người lao động khi mọi thứ trở nên tồi tệ. Các nhà lãnh đạo tìm cách để nhân viên làm việc cùng nhau và đạt được kết quả tối đa một cách hiệu quả và đạt được hiệu suất cao. (Theo Investopedia)

Lam Anh

Lãnh Đạo Theo Tình Huống (Situational Leadership)® – Teal Unicorn™

Reading Time:

7

minutes

Có một câu hỏi như sau: “Khi có quá nhiều việc thì cũng khó để thường xuyên hỏi thông tin của mọi người đang làm được nên cần có công cụ hoặc phương pháp quan sát sao cho hiệu quả không tốn nguồn lực mà vẫn đạt được mục tiêu người thực hiện làm đúng yêu cầu.”

Bởi các đội Linh hoạt là các đội tự tổ chức, cách duy nhất quản lý hiệu quả mà không tốn nguồn lực, cũng để tránh hỗn loạn là xây dựng một nền văn hóa hợp tác, kỷ luật, an toàn và tôn trọng. Đó là công việc chính của những người lãnh đạo và quản lý để biến điều đó thành hiện thực.

Situational Leadership (Lãnh đạo theo Tình huống) là một phong cách lãnh đạo được phát triển và nghiên cứu bởi Kenneth Blanchard và Paul Hersey trong những năm 1970. Chúng tôi dùng “lãnh đạo” ở đây với nghĩa “quản lý”, do vậy ở phần này chúng ta sẽ vẫn giữ nguyên từ “lãnh đạo” nhưng để chỉ “nhà quản lý”.

Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống cho thấy hiệu quả của phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào tình huống. Nhưng quyết định cho tình huống là gì? Cả sự trưởng thành của nhân viên và thái độ của họ quyết định điều đó. Hersey và Blanchard phân biệt bốn cấp độ trưởng thành trong mô hình Lãnh đạo theo tình huống (khu vực thứ năm bên trái, la hét, là trò đùa nhỏ của chúng tôi) (xem hình 1):

Định hướng: Lãnh đạo chủ yếu chỉ đạo nhưng cung cấp ít sự hỗ trợ dẫn đến nhân viên yếu và kém năng động. Phong cách lãnh đạo này còn được gọi là quản lý vi mô: từ trên xuống dưới, nhân viên chỉ cần làm chính xác những gì họ được yêu cầu.

 Huấn luyện: Lãnh đạo trực tiếp hơn, hỗ trợ nhiều hơn; nhân viên có năng lực thấp nhưng động lực cao. Phong cách này thường có tác dụng tốt với những nhân viên thiếu kinh nghiệm vẫn đang học cách làm.

Hỗ trợ: Lãnh đạo ít trực tiếp hơn và hỗ trợ nhiều hơn. Những người làm việc tốt theo phong cách lãnh đạo này có những kỹ năng cần thiết nhưng thiếu tự tin hoặc động lực để đạt được chúng.

Trao quyền: Phong cách lãnh đạo này, mặc dù lãnh đạo vẫn có thể tham gia định hướng hoặc đưa ra phản hồi nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các phong cách lãnh đạo khác. Với phong cách này, nhân viên biết vai trò của họ và thực hiện nó với rất ít sự giám sát.

Điều quan trọng là các nhà lãnh đạo & quản ý phải nhận thức được phong cách lãnh đạo của họ trong các tình huống khác nhau. Mức độ trưởng thành của nhân viên quyết định phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo. Đối với những người có ít kinh nghiệm, họ cần phong cách chỉ thị. Đối với những người có năng lực cao, phong cách trao quyền sẽ là phù hợp.

SHU HA RI

Trong võ thuật aikido của Nhật Bản có khái niệm shu-ha-ri, đây là một phương pháp học tập và phát triển theo tiến trình:

Shu: Người học tuân thủ chính xác các quy tắc của một phương pháp nhất định mà không cần thêm hoặc thay đổi. Theo thuyền thống.

Ha: Người học học lý thuyết và nguyên tắc của kỹ thuật. Thoát khỏi truyền thống

 Ri: Người học tạo ra các phương pháp tiếp cận và điều chỉnh kỹ thuật phù hợp với hoàn cảnh. Siêu việt.

Điều này có thể được kết nối với các khái niệm khác như mô hình học tập bốn bậc của Tom Graves , và mô hình Cynefin (xem hình 2).

Cần cảnh giác với hiệu ứng Dunning-Kruger (xem hình 3): sự tự tin sẽ lên đến đỉnh điểm khi mọi người học được điều gì đó mới. Những kiến thức ít ỏi mà họ có được khiến họ không biết những gì họ không biết: họ không nhận thức được là mình không có khả năng. Họ không biết nó phức tạp và rắc rối đến mức nào để thực hiện linh hoạt hoặc chuyển đổi tổ chức.

Để phát triển, mỗi tổ chức cần xây dựng một nền văn hoá HỌC TẬP và CHIA SẺ

 Người quản lý cần cộng tác. Các đội cần hợp tác. Công việc và thông tin và tài nguyên phải trôi chảy, thông suốt.

Kiến thức phải được chia sẻ (không có gì xây dựng sự đồng cảm giữa hai nhóm nhiều hơn là để họ đào tạo lẫn nhau).

Xây dựng cộng đồng. Khuyến khích lập các hội nhóm những người có cùng kỹ năng hoặc vai trò, bao gồm cả cộng đồng của nhà quản lý.

Khuyến khích đối thoại. Tái khám phá nghệ thuật trò chuyện. Tạo các vòng tròn trong một căn phòng, không phải quanh một cái bàn vuông. Dạy mọi người nghe nhiều hơn nói (hai tai, một miệng), nghe, liên hệ, để tìm sự đồng thuận trong nhóm.

Lưu ý: Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin. Cộng tác là sự chia sẻ nỗ lực, tài nguyên và giá trị nhiều hơn.

Thành công của bất kỳ tổ chức nào phụ thuộc vào yếu tố cơ bản nhất này – sự chia sẻ giữa các thành viên. Những câu nói như “kiến thức là sức mạnh” hay “chia sẻ là quan tâm” nói lên điều đó. Chia sẻ dưới mọi hình thức sẽ dẫn đến việc tạo ra một nền tảng kiến thức mạnh hơn. Kiến thức được chia sẻ có thể được sử dụng và tái sử dụng để tạo ra thông tin mới và có giá trị.

Trong nhiều tổ chức, đặc biệt là trong các tổ chức có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thành viên, mọi người dường như ít chia sẻ với nhau vì họ xem năng lực và kiến thức là một lợi thế cạnh tranh. Để xây dựng văn hóa chia sẻ, mọi người trong cộng đồng cần có cùng nhận thức rằng kiến thức là một ngọn lửa: nếu chúng ta chia sẻ nó với nhau, tất cả chúng ta sẽ tỏa sáng.

Làm ơn trích dẫn nguồn nếu bạn muốn chia sẻ. Thank you!

#Rob_England #Cherry_Vu #Agile_Enterprise #Quan_ly_linh_hoat, #Doanh_nghiep_linh_hoat #Agile_managers, #các_nhà_quản_lý_linh_hoạt #agile_management

The Digital Practitioner Body of Knowledge™ Publications.opengroup.org/s185 weblog.tetradian.com/…/over-certainties-of-Certi… Unskilled and Unaware of It: How Difficulties in Recognizing One’s Own Incompetence Lead to Inflated Self-Assessments Journal of Personality and Social Psychology, 1999

Ê Kíp Lãnh Đạo (Management Team) Là Gì? So Sánh Với Ban Lãnh Đạo

Khái niệm

Ê kíp lãnh đạo trong tiếng Anh được gọi là Management team.

Ê kíp được hiểu là tập hợp các thợ thuyền cùng làm một công việc. Tập hợp các vận động viên cùng một đội, một phe.

Như vậy khi nói đến Ê kíp là nói đến những người cùng nhau thực hiện một loại hoạt động, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Từ đó ta có khái niệm sau: Ê kíp là một nhóm người (nhóm nhỏ) cùng tiến hành một loại hoạt động chung, trong đó giữa các thành viên có sự tương hợp tâm lí cao và phối hợp hành động chặt chẽ.

Ê kíp lãnh đạo là một Ê kíp cụ thể của những người lãnh đạo. Có thể nói đây là Ê kíp đặc biệt, vì những thành viên của Ê kíp này là người lãnh đạo của một tổ chức.

Ê kíp lãnh đạo là một nhóm nhỏ không chính thức của những người lãnh đạo một đơn vị nào đó, cùng tiến hành hoạt động quản lí trên cơ sở tương hợp tâm lí cao và phối hợp hành động với nhau chặt chẽ.

Ê kíp lãnh đạo có dấu hiệu sau:

– Là một loại nhóm nhỏ của những người lãnh đạo thuộc một đơn vị, cơ quan

– Các thành viên cùng tiến hành một loạt hoạt động là những hoạt động chung

– Có sự tương hợp tâm lí cao và phối hợp hành động chặt chẽ

So sánh giữa ban lãnh đạo và Ê kíp lãnh đạo:

– Tổ chức tập thể để thực hiện các nhiệm vụ đề ra

– Tổ chức tập thể để thực hiện

các nhiệm vụ đề ra

– Là nhóm nhỏ không chính

– Là nhóm nhỏ chính thức

– Có thể có tương hợp tâm lí hoặc không, hoạt động không hiệu

quả, phối hợp không chặt chẽ

– Người lãnh đạo cấp trưởng là người lãnh đạo cao nhất của

nhóm chính thức – ban lãnh đạo

thức

– Có tương hợp tâm lí và phối hợp hành động chặt chẽ

– Người lãnh đạo cấp trưởng vừa là thủ lĩnh chính thức vừa là thủ lĩnh không chính thức

Như vậy, một ban lãnh đạo muốn trở thành Êkíp lãnh đạo thì giữa các thành viên của ban lãnh đạo phải có sự tương hợp tâm lí cao, thể hiện ở sự thống nhất động cơ, mục đích, nhu cầu, hứng thú, quan điểm, định hướng giá trị… và có sự phối hợp hành động chặt chẽ.

Cấu trúc tâm lí

Cấu trúc tâm lí của Êkíp lãnh đạo được phân tích dựa vào ba thành tố cơ bản: Động cơ, mục đích và hành động.

– Động cơ chung của Êkíp lãnh đạo là cơ sở để đi tới tương hợp tâm lí và phối hợp hành động trong Ê kíp.

Động cơ chung của Ê kíp lãnh đạo nhằm đáp ứng các nhu cầu và lợi ích nhất định bao gồm lợi ích của lãnh đạo, lợi ích của tập thể Ê kíp, của tập thể những người lao động và của xã hội.

– Mục đích chung

Trong một Ê kíp thì lợi ích của những người lãnh đạo không mâu thuẫn với lợi ích của tập thể và lợi ích của xã hội.

Hay nói cách khác, mục đích chung của Ê kíp những người lãnh đạo không đối lập với tập thể đó. Cùng với động cơ chung, mục đích chung là yếu tố đảm bảo cho Ê kíp đó hình thành và tồn tại.

– Các hành động chung

Hoạt động của một Ê kíp lãnh đạo là một hoạt động chung, bởi vậy các hành động chung cũng là yếu tố trong cấu trúc tâm lí của Ê kíp lãnh đạo. Hành động chung của Ê kíp được xác định từ mục đích chung, trên cơ sở nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của tập thể.

Bạn đang xem bài viết Lãnh Đạo (Leadership) Là Gì ? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!