Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử Văn Minh Thế Giới mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.1 Văn hoá?
Trước khi nói về thuật ngữ văn minh, chúng ta cần thống nhất với nhau về khái niệm văn hóa. Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1994: Văn hoá gồm tổng thể những giá trị vật chất cũng và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Ngày nay, đã có nhiều học giả đưa ra những thuật ngữ về văn hóa, nhưng đa số các học giả đều thống nhất với nhau nội dung văn hoá là tất cả mọi giá trị vật chất và tinh thần mà con người ta đã sáng tạo ra hay thu nhận được trong quá trình lịch sử .
Như vậy, mỗi dân tộc đều có tổng thể những giá trị văn hoá của mình, từ những cái trống đồng nổi tiếng đến tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình trước kia … Những giá trị văn hoá đó, bên cạnh những giá trị do chính dân tộc đó sáng tạo ra thì không ít giá trị có nguồn gốc thu nhận được từ các cộng đồng khác trong quá trình tiếp xúc giữa các cộng đồng . Chữ viết, đạo Nho, nhiều phong tục cưới xin, ma chay … của dân tộc ta chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng của những dân tộc láng giềng .
Mỗi người sinh ra và lớn lên ở một môi trường nhất định, thường có vốn liếng những giá trị riêng thu nhận được từ môi trường cộng đồng mình đã trưởng thành.Trước kia, do điều kiện giao thông, thông tin liên lạc còn hạn chế, những người có nguồn gốc văn hoá khác nhau lần đầu tiên giao tiếp với nhau rất dễ xảy ra hiểu lầm, thậm chí có lúc mâu thuẫn gay gắt.
1.2. Văn minh?
Cũng theo Từ điển tiếng Việt ( sđd ): Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức độ nhất định của xã hội loài người, có nền văn hoá vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.( Văn minh Ai Cập. Ánh sáng của văn minh. Nền văn minh của loài người.)
Theo chúng tôi, Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về vật chất cũng như tinh thần của xã hội loài người.Văn minh còn có thể hiểu là giai đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con người .
Như vậy đã có con người là có những giá trị văn hoá. Nhưng trong lịch sử, đến giai đoạn nào thì thường được người ta thống nhất là loài người đã bước vào xã hội văn minh? Đó là giai đoạn có nhà nước. Thông thường cùng với giai đoạn hình thành nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hoá có bước phát triển nhảy vọt. Tất nhiên, có thể ở một số nơi đã có nhà nước mà chưa có chữ viết, nhưng đó không phải là trường hợp phổ biến.
Bên cạnh khái niệm văn hoá, văn minh, ở nước ta trước kia còn có khái niệm văn hiến, văn vật.
Trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết ” Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Thủa đó nước ta chưa có thuật ngữ văn minh, câu đó của Nguyễn Trãi có nghĩa tương đương ” Xét như nước Đại Việt ta trước kia thực là một nước văn minh. Như vậy văn hiến có nghĩa tương đương như văn minh. Văn minh là từ hiện đại, văn hiến là một từ cổ ngày nay ít người sử dụng.
Còn theo Từ điển tiếng Việt: Văn hiến là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp. ( Một nước văn hiến )
Văn vật là khái niệm để chỉ những giá trị văn hoá về mặt vật chất. “Thăng Long ngàn năm văn vật”. Có một thuật ngữ dễ hiểu hơn nhiều, đó là thuật ngữ văn hoá vật thể. Còn theo Từ điển tiếng Việt thì định nghĩa: Văn vật là truyền thống văn hoá tốt đẹp biểu hiện ở nhiều nhân tài trong lịch sử và nhiều di tích lịch sử.
II. Những dấu hiệu văn minh trong thời kì công xã nguyên thuỷ
Tuy các học giả đều thống nhất với nhau, khi xuất hiện các nhà nước đầu tiên trên trái đất này thì lúc đó mới có thể nói loài người đã bước vào xã hội văn minh. Nhưng như ta đã thống nhất ở trên “Văn minh là để chỉ giai đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con người”. Vì vậy, ngay từ thời kì nguyên thuỷ, tuy chưa có thể gọi là xã hội văn minh nhưng con người thời kì đó đã có những biểu hiện tiến bộ, hợp lí, đặt tiền đề cho sự hình thành các nền văn minh nhân loại sau này:
Việc tìm ra lửa đánh dấu một bước tiến nhảy vọt trong lịch sử loài ngưòi, giúp con người mạnh hơn hẳn các loài động vật khác. Lửa giúp con người chiến thắng thú dữ, nướng chín thức ăn, làm đồ gốm, chinh phục các rừng cây để làm đất trồng trọt …và sau này là nghề luyện kim .
* Từ chỗ sống theo bày đàn tiến lên xây dựng tổ chức công xã thị tộc, đó là một tổ chức hợp lí đầu tiên về mặt xã hội. Đối với lịch sử loài người, đây là một bước tiến lớn.
* Phân công lao động giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp. Đây là một sự sắp xếp hợp lí, tiện lợi, tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá trong xã hội văn minh sau này.
* Sự xuất hiện cung tên cũng là một bước tiến lớn. Đây là một loại vũ khí phức tạp đòi hỏi phải tích luỹ kinh nghiệm, trí tuệ sắc sảo và kĩ năng khéo léo.
* Hôn nhân cũng có một bước tiến lớn từ tạp giao, đồng huyết đến hôn nhân theo gia đình ổn định. Đó là sự tích luỹ kinh nghiệm nhiều đời để tránh hiện tượng đồng huyết, tăng sức sống cho thế hệ sau.
* Tôn giáo nguyên thuỷ xuất hiện cũng là một bước tiến lớn về mặt tinh thần. Tín ngưỡng tô tem, việc thờ cúng tổ tiên là những biểu hiện giá trị tinh thần quan trọng của con người nguyên thuỷ.
* Nghệ thuật nguyên thuỷ cũng là một biểu hiện phát triển văn hoá quan trọng, nó thể hiện cách nhìn của người xưa bằng những hình tượng cụ thể đối với thế giới bên ngoài.
* Những biểu hiện ban đầu của kí hiệu ghi nhớ như dùng dây thừng để thắt nút, dùng các hình vẽ để diễn tả tình cảm cũng là những tiền đề cho chữ viết sau này.
III. Các nền văn minh lớn trên thế giới
Loài người xuất hiện cách đây hàng triệu năm và ngay từ lúc đó con người đã tạo ra nhiều giá trị vật chất cũng như tinh thần nhưng xã hội nguyên thuỷ lúc đó nói chung vẫn còn ở trong tình trạng mông muội.
Tới cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN, ở một số nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn các nơi khác, con người tập trung sinh sống ở những nơi đó đông hơn. Hạ lưu các con sông lớn ở châu Á và châu Phi đã hình thành ra bốn trung tâm văn minh sớm nhất của nhân loại đó là trung tâm văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa.
Một điểm giống nhau là cả bốn trung tâm văn minh này đều dựa vào các con sông lớn: Ai Cập nhờ có sông Nin ( Nile), Lưỡng Hà nhờ có sông Ơphrat ( Euphrates) Tigrơ ( Tigris ), Ấn Độ nhờ có sông Ấn và sông Hằng, Trung Hoa nhờ có Hoàng Hà và Trường Giang. Hạ lưu của các con sông này đất rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh.
Ở phương Tây, có hai trung tâm văn minh xuất hiện muộn hơn, đó là văn minh Hy Lạp và La Mã ( khoảng cuối thiên niên kỉ III đến đầu thiên niên kỉ II TCN ). Tuy xuất hiện muộn hơn các trung tâm văn minh ở phương Đông, nhưng nhờ kế thừa các thành tựu văn minh của phương Đông rồi sau đó phát triển lên nên văn minh Hy-La cũng để lại cho nhân loại nhiều giá trị quan trọng.
Thời trung đại, toàn bộ Tây Á và Bắc Phi nằm trong lãnh thổ đế quốc Arập. Phương Đông hình thành ba trung tâm văn minh lớn là Arập, Ấn Độ, Trung Hoa. Trong ba trung tâm văn minh đó, Ấn Độ và Trung Hoa có sự phát triển liên tục từ thời cổ đại tới thời trung đại.
Ở phương Tây, thời trung đại chỉ nằm trong một trung tâm văn minh là văn minh Tây Âu.
Ngoài những trung tâm văn minh lớn, thời cổ-trung đại trên thế giới còn hình thành những trung tâm văn minh nhỏ hơn như văn minh của một số người dân da đỏ ở Châu Mĩ, văn minh ở một số vùng thuộc Đông Nam Á .
Ngay từ thời cổ-trung đại, những nền văn minh trên thế giới không phải phát triển hoàn toàn biệt lập với chúng tôi người giữa các trung tâm văn minh khác nhau đã có sự tiếp xúc với nhau qua buôn bán, du lịch, chiến tranh, hay truyền giáo. Vì vậy chắc chắn những giá trị vật chất cũng như tinh thần giữa các trung tâm văn minh ấy cũng đã có ảnh hưởng lẫn nhau.
Tới thời cận đại, các nước phương Tây nhờ sự phát triển nhanh chóng về khoa học kĩ thuật đã trở thành các quốc gia phát triển về kinh tế, hùng mạnh về quân sự. Cùng với quá trình thực dân hoá, các nước phương Tây đã lôi cuốn các vùng còn lại của thế giới vào luồng phát triển của văn minh chung thời cận đại.
Trên cơ sở của văn minh thế giới thời cổ-trung đại mà loài người thời cận đại và hiện đại đã tạo nên được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực như chúng ta đã thấy ngày nay.
Trình Bày Các Kiểu Nhà Nước Trong Lịch Sử Thế Giới
60123
1. Kiểu nhà nước là gì?
Kiểu nhà nước là thuật ngữ để chỉ những nhà nước cùng có chung những dấu hiệu đặc trưng cơ bản thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước và những điều kiện kinh tế xã hội của sự tồn tại của nhà nước.
Kiểu nhà nước là một trong những khái niệm cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng của lý luận về nhà nước và pháp luật. Nhờ khái niệm kiểu nhà nước chúng ta có thể nhận thức được một cách cụ thể và lôgíc về bản chất và ý nghĩa xã hội của các nhà nước được xếp vào cùng một loại, về những điều kiện tồn tại và phát triển của các nhà nước đó.
Khi xác định một nhà nước đã tồn tại trong một thời điểm lịch sử nhất định thuộc kiểu nhà nước chủ nô, chúng ta sẽ có ngay những thông tin cơ bản về bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước đó.
Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đã đưa ra khái niệm kiểu nhà nước trong lịch sử: Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu ( đặc điểm) cơ bản, đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở để xác định kiểu nhà nước là học thuyết Mác – Lênin về các hình thái kinh tế xã hội. Mỗi kiểu nhà nước phù hợp với một chế độ kinh tế nhất định của một xã hội có giai cấp. Đặc điểm chung của mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản, đặc thù của một kiểu nhà nước tương ứng.
2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử thế giới
Lich sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ chưa có nhà nước đó là xã hội cộng sản nguyên thủy!
Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Là hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực thống trị của giai cấp chủ nô.
1. Bản chất của nhà nước chủ nô
Nhà nước chủ nô cũng có hai bản chất tính giai cấp và tính xã hội:
– Tính giai cấp
Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với lu lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác.
C.Mác và Ăngghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ phương tây cổ điển và chế độ nô lệ phương Đông cổ đại.
Chế độ nô lệ phương tây cổ điển hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy – La Được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình.
Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc.
Trong chế độ này luôn lệ không phải là lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải hàng hóa cho chủ lô mà hầu hết là làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô) về địa vị xã hội họ tự do hơn so với nô lệ tuy nhiên họ vẫn chịu sự áp bức bóc lột của chủ nô.
– Tính xã hội
Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ phương Đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng, hay hoạt động phát triển kinh tế thương mại ở Hy Lạp.
2. Chức năng của nhà nước chủ nô
Chức năng của nhà nước chủ nô trước hết được thể hiện ở các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nó.
a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
Chức năng củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ
Chức năng đàn áp bằng quân sự đối với sự phản kháng của nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động khác
Chức năng đàn áp về mặt tư tưởng
b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước chủ nô bao gồm:
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược
Chức năng phòng thủ chống xâm lược
Chủ thể tiến hành các chức năng của nhà nước chủ nô chính là bộ máy của nhà nước chủ nô, vì thế bộ máy nhà nước chủ nô được xây dựng phù hợp cho việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Ở các nhà nước chủ nô khác nhau do hình thức chính thể khác nhau, chức năng cụ thể của nhà nước cũng có những biểu hiện khác nhau, do đó bộ máy nhà nước trong từng quốc gia chiếm hữu nô lệ cũng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên, việc thiết lập bộ máy nhà nước chủ nô tựu chung lại đều để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại cơ bản của nhà nước, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô, duy trì trật tự xã hội trên cơ sở của chế độ chiếm hữu nô lệ.
Ở giai đoạn đầu, bộ máy nhà nước chủ nô còn đơn giản và mang đậm dấu ấn của của hệ thống cơ quan quản lý xã hội thị tộc – bộ lạc. Giữa các cơ quan chưa có sự phân định rõ về chức năng. Chuyển sang giai đoạn sau, cùng với sự phát triển đa dạng của các chức năng nhà nước nên bộ máy nhà nước chủ nô càng trở nên cồng kềnh, quan liêu. Nhìn chung bộ máy nhà nước chủ nô đều có các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án phát triển.
Quân đội là lực lượng được các nhà nước chủ nô quan tâm xây dựng. Trong các nhà nước quân đội chiếm lực lượng đông đảo. Trong nhiều quốc gia mọi người dân đều có nghĩa vụ phải phục vụ quân đội (Nhà nước Spác). Quân đội làm nhiệm vụ chủ yếu là chinh phạt và bảo vệ tổ quốc. Ở những quốc gia chưa có lực lượng cảnh sát quân đội còn đảm nhận thêm nhiệm vụ bảo đảm trật tự xã hội, hỗ trợ toà án trong việc điều tra.
Lực lượng cảnh sát là bộ phận được chú ý thứ hai trong nhà nước chủ nô. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là gìn giữ trật tự xã hội, cảnh sát còn đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ toà án trong việc điều tra, thậm chí cảnh sát còn đảm nhiệm chức năng xét xử (ở La mã), hoặc bảo vệ các công trình công cộng, các công trình tôn giáo như : (bảo vệ nhà thờ, các công trình thuỷ lợi ở các nhà nước phương Đông cổ đại).
Toà án cũng được hết sức chú trọng trong nhà nước chủ nô. Tuy nhiên cách tổ chức toà án ở các nhà nước khác nhau là khác nhau. Ở các quốc gia Phương Đông, quyền xét xử tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước (vua), quyền này có thể được uỷ quyền lại cho một tổ chức phụ thuộc trực tiếp vào vua. Ở các quốc gia Phương Tây cổ đại, hệ thống cơ quan xét xử đã được thiết lập để xét xử những công việc khác nhau, đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý (Aten), hoặc có những cơ quan thường trực đảm trách hoạt động xét xử với các thẩm phán được bầu trong một khoảng thời gian nhất định (La Mã thời kỳ cộng hoà).
4. Hình thức nhà nước chủ nô
– Về hình thức chính thể: Mặc dù các nhà nước chủ nô đều có những chức năng cơ bản giống nhau, nhưng do điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia là khác nhau nên trong nhà nước chủ nô có nhiều hình thức chính thể khác nhau. Lịch sử phát triển của nhà nước chủ nô gắn với các hình thức chính thể: quân chủ, cộng hoà dân chủ, cộng hoà quý tộc.
+ Chính thể quân chủ chuyên chế phổ biến trọng các nhà nước phương đông cổ đại. Đặc trưng của hình thức này là quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ vào trong tay người đứng đầu nhà nước (hoàng đế, vua) với một bộ máy quân sự, quan liêu khá phức tạp (Ai Cập, Babilon, Trung Quốc, Ấn Độ…). Người đứng đầu nhà nước có toàn quyền quyết định vận mệnh quốc gia, cũng như vận mệnh của từng thành viên trong quốc gia đó, chức vụ này được truyền lại theo nguyên tắc cha truyền con nối.
+ Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại ở nhà nước chủ nô Aten vào thế kỷ thứ V – IV trước công nguyên. Ở Aten mọi nam công dân trưởng thành đều được tham gia Hội nghị nhân dân. Hội nghị sẽ bầu ra các cơ quan nhà nước và các cá nhân thực thi quyền lực nhà nước theo những nhiệm kỳ nhất định. Nô lệ, kiều dân, phụ nữ, nô lệ đã được giải phóng không được tham gia bầu cử, thực chất của hình thức dân chủ này là dân chủ chủ nô.
+ Chính thể cộng hoà quý tộc chủ nô tồn tại ở nhà nước Spác và La Mã. Quyền lực nhà nước (chủ yếu quyền lập pháp) nằm trong tay một hội đồng mà thành viên được bầu ra từ các quý tộc giàu có nhất và họ nắm giữ chức vụ suốt đời. Bên cạnh đó có các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp cũng được hình thành thông qua con đường bầu cử. Đại hội nhân dân vẫn tồn tại nhưng không chiếm vị trí quan trọng. Đại hội nhân dân chỉ tiến hành bầu những người tham gia vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước, thông qua về mặt hình thức các dự luật do Hội đồng trưởng lão đưa ra.
– Về hình thức cấu trúc nhà nước: Tất cả các nhà nước chủ nô đều có cấu trúc nhà nước đơn nhất.
2. Chức năng của nhà nước phong kiến
Bản chất của nhà nước phong kiến được quy định bởi các chức năng đối nội và đối ngoại của nó.
a) Các chức năng đối nội cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:
Chức năng bảo vệ và phát triển chế độ sở hữu phong kiến, duy trì sự bóc lột của phong kiến đối với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Chức năng đàn áp sự chống đối của nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Chức năng đàn áp tư tưởng.
b) Các chức năng đối ngoại cơ bản của nhà nước phong kiến bao gồm:
Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược.
Chức năng phòng thủ chống xâm lược.
3. Bộ máy nhà nước phong kiến
So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến đã phát triển hơn một bước, đặc biệt là ở giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến phân quyền cát cứ, chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến yếu, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến. Các lãnh chúa có quân đội riêng và toà án riêng, toàn quyền trong lãnh địa của mình.
Tới giai đoạn nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, bộ máy nhà nước phong kiến được tổ chức tương đối chặt chẽ từ trung ương xuống đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu triều đình là vua (hoặc quốc vương), giúp việc cho vua có các cơ quan với các chức vụ quan lại khác nhau giúp vua thực hiện sự cai trị. Ở địa phương, cách tổ chức các cơ quan nhà nước còn đơn giản, hầu như chưa có sự phân biệt giữa chức năng hành pháp và tư pháp, đội ngũ quan lại địa phương cũng do vua bổ nhiệm.
Trong nhà nước phong kiến, các cơ quan: quân đội, cảnh sát, toà án vẫn là bộ phận chủ đạo trong bộ máy nhà nước.
Hình thức chính thể phổ biến trong nhà nước phong kiến là quân chủ, lịch sử tổ chức quyền lực nhà nước phong kiến cho thấy sự tồn tại và phát triển của chính thể quân chủ với những biểu hiện cụ thể: quân chủ phân quyền cát cứ, quân chủ trung ương tập quyền, quân chủ đại diện đẳng cấp và cộng hoà phong kiến.
Trong hình thức nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ thì quyền lực nhà nước bị phân tán, vua hoặc quốc vương không có toàn quyền, chỉ là “đấng thiêng liêng”, quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa phong kiến.
Hình thức cộng hoà phong kiến tồn tại ở một số thành phố châu Âu (Phơlôrenxơ của Italia, Nốpgôrớt và Psơcốp của Nga…) sau khi giành được sự tự quản bằng các con đường khác nhau như: bỏ tiền ra mua sự tự trị từ nhà nước phong kiến, đấu tranh vũ trang…Quyền lực ở các thành phố đó tập trung trong tay giới quý tộc thành thị tập hợp trong Hội đồng thành phố được lập trên nguyên tắc bầu ra, chịu trách nhiệm điều hành các công việc và quan hệ của thành phố. Chính ở các thành phố này đã sớm hình thành các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.
2. Chức năng của nhà nước tư sản
a) Chức năng củng cố, bảo vệ, duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản
Chức năng này bao hàm những nội dung sau:
– Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản
– Trấn áp các giai cấp bị trị về mặt chính trị
– Trấn áp giai cấp bị trị về mặt tư tưởng
Một mặt nhà nước tư sản luôn tuyên truyền về tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế trong tất cả các giai đạo phát triển các nhà nước tư sản luôn tìm mọi cách nhằm đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản việc truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hoạt động này được bảo đảm bởi sự liên kết giữa nhà nước tư sản với các thế lực tôn giáo và hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Chức năng kinh tế
d) Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược và chống phá các phong trào cách mạng thế giới
e) Chức năng đối ngoại hoà bình, hợp tác quốc tế
3. Bộ máy nhà nước tư sản
a) Nghị viện
b) Nguyên thủ quốc gia
c) Chính phủ
d) Toà án
4. Hình thức nhà nước tư sản
Xét dưới góc độ khoa học pháp lý, hình thức nhà nước tư sản gồm: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
a) Hình thức chính thể tư sản
Nhà nước Tư sản có hai dạng chính thể cơ bản là chính thể quân chủ lập hiến và chính thể cộng hoà.
b) Hình thức cấu trúc nhà nước tư sản
Nhà nước tư sản có các hình thức cấu trúc sau: Hình thức liên bang và hình thức đơn nhất.
d) Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Là tổ chức mà thông qua đó, đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội; đó là một nhà nước kiểu mới, thay thế nhà nước tư sản nhờ kết quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; là hình thức chuyên chính vô sản được thực hiện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
2. Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa
a) Các chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa
b) Các chức năng đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa
3. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
4. Hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa
a) Hình thức chính thể
b) Hình thức cấu trúc nhà nước
Các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản mặc dù mỗi kiểu có những đặc điểm riêng nhưng chúng đều là những kiểu nhà nước bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Các nhà nước đó đều là “nhà nước theo đúng nghĩa”, là công cụ để bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới có bản chất khác với các kiểu nhà nước bóc lột. Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội.
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng một kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu. Quy luật về sự thay thế các kiểu nhà nước phù hợp với quy luật về sự phát triển và thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội. Cách mạng là con đường dẫn đến sự thay thế đó. Một kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền. Các cuộc cách mạng khác nhau diễn ra trong lịch sử đều tuân theo quy luật đó: Nhà nước phong kiến thay thế nhà nước chủ nô, nhà nước tư sản thay thế nhà nước phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa thay thế nhà nước tư sản.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mới tiến bộ nhất nhưng cũng là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong và sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.
Du Lịch Nông Nghiệp Trên Thế Giới
Là loại hình kinh doanh mới mẻ ở Việt Nam, nhưng du lịch nông nghiệp (DLNN) vốn phát triển mạnh trên thế giới từ cách đây vài thập niên.
Du khách nước ngoài trải nghiệm du lịch nông nghiệp ở Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Công nghiệp không khói
Theo định nghĩa của các chuyên gia kinh tế, DLNN gồm 4 thành tố chính là kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp, thu hút du khách tham quan các hoạt động nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và giúp du khách trải nghiệm cuộc sống nhà nông.
Ở nhiều nước, DLNN đóng góp đáng kể vào GDP, đồng thời giúp kéo dài mùa vụ cho bà con nông dân, nhất là vào thời điểm giáp hạt, trái mùa.
DLNN đã manh nha từ thế kỷ 19, nhưng phải đến đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, loại hình này mới phát triển mạnh ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Canada là nước sớm nhất công bố những đạo luật để kích thích DLNN.
Từ năm 1961, nước này đã quy hoạch đất nông nghiệp và chỉ rõ những loại toài nguyên thích hợp để sử dụng cho mục đích giải trí ngoài trời. Dựa vào đó, các thành phố sẽ có những chương trình hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội.
Trong “Sách trắng du lịch”, cẩm nang khi đến Nhật Bản của người nước ngoài, đất nước này gọi du lịch nông nghiệp là ngành công nghiệp không khói. Cũng trong sách này, thị trấn Niseko trở thành thị trường bất động sản nóng nhất cả nước bởi nơi đây có lượng du khách đổ về trượt tuyết, nghỉ dưỡng đông bậc nhất.
Năm 1976, tại Pháp, chính phủ kết hợp với Hội nông dân đồng triển khai và tổ chức DLNN.
Trong hơn một năm, khoảng 100 chiến dịch đã được chính phủ Pháp phát động ở khắp các miền quê. Kết quả là 6 năm sau, 25% khách du lịch khi tới Pháp chọn các chuyến nghỉ dưỡng hướng về nông thôn. Thói quen ấy vẫn được giữ gìn tới bây giờ.
DLNN đặc biệt phát triển mạnh ở các quốc gia Trung Âu. Tại Áo, DLNN được tổ chức chuyên nghiệp, bài bản, dù nông dân nước này chỉ chiếm 3% dân số.
Trên xu hướng chung của thế giới là thu hẹp diện tích đất canh tác đất nông nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận cho từng tấc đất được coi là nhiệm vụ sống còn cho các quốc gia. Điều này thể hiện rõ ở Nhật Bản, đất nước thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai và luôn quản lý chặt chẽ nguồn đất đai. Tính đến hết năm 2018, du khách nước ngoài chi tiêu hơn 9 tỷ USD trong các khu vực nông thôn, tăng hơn 50% so với trước đó ba năm.
Chính phủ Nhật, trong sách hướng dẫn du khách, cũng quy hoạch rõ 8 thành phố lớn gồm Tokyo, Kanagawa, Chiba, Saitama, Aichi, Osaka, Kyoto và Hyogo. 41 khu vực còn lại đều được xếp vào diện nông thôn, đồng thời hưởng những ưu đãi về thuế, trợ giá từ chính phủ. Xét trong toàn ngành du lịch, tỷ lệ du khách về vùng nông thôn so với thành phố ở Nhật Bản ngày càng tăng. Theo số liệu năm 2018, con số này vào khoảng 1,5 lần.
Bước khởi đầu ở các nước đang phát triển
Với đa phần các nước châu Á, DLNN còn nhiều mới mẻ, nhất là khi đại bộ phận các nước vẫn sống dựa vào nền nông nghiệp. Hàn Quốc, một trong những “con rồng châu Á” mới thí điểm phát triển DLNN từ giữa thập niên 90, từ một dự án nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
Mãi đến đầu năm 2002, chính phủ nước này mới đẩy mạnh hướng đi này. 4 năm sau nữa, các tour DLNN được định hướng nhằm phát triển nông nghiệp, và được kỳ vọng sẽ xóa bớt độ chênh giữa thành thị và nông thôn. Đó cũng là mục tiêu mà Tổ chức phát triển Liên hợp quốc đặt ra khi hỗ trợ Nepal và Ấn Độ hồi giữa thập niên 2000.
Nhắc đến DLNN không thể bỏ qua Trung Quốc. Do bề dày lịch sử, truyền thống cộng dân số 1,4 tỷ dân, quốc gia này nghiễm nhiên trở thành nước có quy mô tổ chức DLNN lớn nhất thế giới.
Từ năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã tổ chức năm du lịch quốc gia về DLNN, trong đó giương cao khẩu hiệu: “Chống đói nghèo bằng con đường phát triển DLNN”.Ở tỉnh Quảng Tây, chính quyền đã xây hơn 15 tuyến DLNN đặc sắc từ năm 2007, với hàng trăm vườn du lịch sinh thái, tạo ra hàng chục nghìn việc làm và đạt doanh thu hàng chục triệu USD mỗi năm.
Ngôi làng nổi tiếng nhất Giang Tây về phát triển DLNN nằm ở phía đông tỉnh này. Trong làng, ngoại trừ một phần nhỏ dành cho người dân ở, những ngôi nhà còn lại được sơn bằng các nhân vật hoạt hình quen thuộc như Doraemon, Pikachu, Bạch Tuyết… Rất ít du khách biết tên chính xác của ngôi làng, và họ thường gọi bằng cái tên “ngôi làng tuổi thơ”.
Cũng tại Trung Quốc, cô gái có tên Lý Tử Thất, ở Tứ Xuyên cũng nổi tiếng khắp thế giới vì thường quay những video chế biến món ăn truyền thống. Nhờ các clip hàng triệu lượt xem trên youtube của Lý, miền quê Tứ Xuyên của cô đón đông đảo khách thập phương đến thăm.
Tại Việt Nam, DLNN nổi lên từ vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, hầu hết mới dừng ở bước đi riêng lẻ, phát huy thế mạnh của từng địa phương.
VĂN VIỆT
Văn Hóa Ẩm Thực Trên Thế Giới
Tiếng Anh: “food and drink” , Tiếng Pháp: “le boire et le manger”, Tiếng Nhật: “Nomikui” hay “kuinomi”. Theo từ điển Hán Việt thì ẩm thực chính là ăn uống, “ẩm” từ góc Hán nghĩa là uống, “thực” từ góc Hán nghĩa là ăn (ăn uống là hoạt động cung cấp năng lượng cho cơ thể con người để duy trì sự sống). Nhưng không những với mục đích duy trì sự sống, ăn uống đã trở thành nghệ thuật (nghệ thuật ẩm thực) không kém phần đặc sắc và phong phú như các loại hình nghệ thuật khác.
Ẩm thực vượt ra khỏi tầm vật chất ban đầu và trở thành một yếu tố văn hóa mang đặc trưng của một xã hội, một dân tộc qua cách chế biến, trình bày, bảo quản… Ẩm thực nói chung là cách ăn uống của con người. Tùy theo vùng miền, hoàn cảnh sống, người ta có thói quen ăn uống khác nhau (tập quán ẩm thực), tùy theo dân tộc, quá trình phát triển, địa hình, địa lý.. các dân tộc trên thế giới cũng có những phong cách ăn uống, những món ăn, thứ tự món ăn… khác nhau mà người ta gọi là “văn hóa ẩm thực”.
Từ điển Việt Nam thông dụng định nghĩa văn hoá ẩm thực theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng: “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách tứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy.
Theo nghĩa hẹp: “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.
Ăn để sống và sống để ăn là hai vấn đề khác nhau, hai cách sống, hai quan niệm rất khác xa nhau. Sống để làm việc nên cần ăn để duy trì sự sống làm việc đó, hoàn toàn khác với sống để ăn, ăn cho thỏa thích, ăn để hưởng thụ, ăn là mục đích hàng đầu và cũng là mục đích cuối cùng, tối thượng…
Dân ta có câu rất thực tế “Có thực mới vực được đạo” nhưng lại có câu “Miếng ăn quá khẩu thành tàn” hoặc “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”… thì rõ ràng động tác ăn, hành động ăn rất được coi trọng. Ăn uống đối với người Việt không chỉ là ăn cho no, cho đủ mà nó đã vượt lên trên tất cả để thể hiện một triết lý, một lối cư xử trong cuộc sống. Vì thế, văn hóa ẩm thực không phải chỉ bàn về nghệ thuật chế biến, liệt kê các món ăn thức uống hay cách ăn mà còn phải bao gồm cả triết lý, khoa học, nghệ thuật, phong tục tấp quán, giáo dục trong ăn uống. như thế có thể hiểu về văn hóa ẩm thực là: Từ kỹ thuật nấu ăn, nâng lên một nghệ thuật ăn uống và thành một cách sống ăn uống của cộng đồng.
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Bạn đang xem bài viết Lịch Sử Văn Minh Thế Giới trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!