Xem Nhiều 6/2023 #️ Lũy Kế Là Gì? Khấu Hao Lũy Kế, Cách Tìm Ra Các Khoản Suy Giảm Lũy Kế # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Lũy Kế Là Gì? Khấu Hao Lũy Kế, Cách Tìm Ra Các Khoản Suy Giảm Lũy Kế # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Lũy Kế Là Gì? Khấu Hao Lũy Kế, Cách Tìm Ra Các Khoản Suy Giảm Lũy Kế mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lũy kế là gì?

Lũy kế (hay Cummulatetive trong tiếng Anh) là số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính tiếp trong quá trình hạch toán tiếp theo.

Công thức tính lũy kế cụ thể như sau:

Lũy kế = Lũy kế phát sinh trong kỳ + Lũy kế các kỳ trước  

Ví dụ: Lũy kế quý I là 4 triệu, quý II là -2 triệu, quý III là 3 triệu, quý IV là -1 triệu. Vậy lũy kế cả năm là: 4 + (-2) + 3 + (-1) = 4 triệu đồng.

Giả sử, nếu tháng trước doanh nghiệp nợ 6 triệu, tháng sau nợ 4 triệu, tổng nợ hai tháng gộp lại là 10 triệu. Như vậy, số nợ của tháng trước được gọi là lũy kế của tháng sau.

Lũy kế giá trị thanh toán

Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm 2 phần: lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.

Lũy kế tạm ứng tính theo công thức: Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.

Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành tính theo công thức: Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.

Từ đó, ta có: Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.

Lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế là sự suy giảm về giá trị tài sản.

Sư suy giảm về giá trị tài sản được hiểu là giá trị được ghi trên sổ sách kế toán nhiều hơn là giá trị thu hồi được (giá trị thực) của tài sản đó. Khi xảy ra sự suy giảm giá trị ta cần ghi nhận một vài khoản lỗ lũy kế.

Ví dụ: Một doanh nghiệp mua máy móc thiết bị sử dụng cho sản xuất với thời gian khấu hao là 5 năm. Tuy nhiên, mới đến năm thứ 3 thì tài sản khấu hao hết giá trị sử dụng. Từ đây, ta ghi nhận lỗ lũy kế, qua đó hiểu được trong thời gian sử dụng tài sản đã hao mòn như thế nào và cách tính khấu hao dường như không thích hợp trong một vài trường hợp.

Công thức tính lỗ lũy kế cụ thể như sau: Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ của CGU – Giá trị thu hồi của CGU.

Trong đó, CGU là đơn vị sinh ra tiền.

Lưu ý: Nếu không thể tính được giá trị thu hồi của một tài sản riêng lẻ thì nên tính giá trị thu hồi của toàn bộ CGU, sau đó xác định lỗ lũy kế của toàn bộ CGU. Lỗ lũy kế của CGU sau đó sẽ được phân bổ lại cho từng tài sản.

Hạch toán các khoản lỗ lũy kế

Nếu trong một mô hình giá gốc được áp dụng thì lỗ lũy kế được xác định như sau:

– Nợ = chi phí của lỗ lũy kế được xác định bằng lãi hoặc lỗ dựa trên số tài sản đó.

Nếu như mô hình này được áp dụng thì khoản lỗ lũy kế được ghi nhận.

– Nợ = thặng dư được đánh giá lại hoặc là nguồn vốn trên tài sản đã có.

Trong trường hợp này khi tính toán lỗ lũy kế cần chú ý đến chi phí khấu hao.

Khấu hao lũy kế

Khấu hao là gì?

Là giá trị tiền tệ được tính vào giá thành sản phẩm một lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định nhằm tạo ra nguồn vốn dùng vào mục đích sửa chữa hoặc mua sắm thêm tài sản cố định mới.

Ví dụ: doanh nghiệp mua máy móc công nghiệp phục vụ sản xuất trị giá 100 triệu, theo quy định khấu hao của doanh nghiệp là 5 năm, tương đương 20%/năm. Như vậy, mỗi tháng doanh nghiệp phải đưa vào tổng giá trị thành phẩm là 1.666.666 đồng (nếu sản xuất 1000 sản phẩm thì mỗi thành phẩm chịu thêm phí là 1.666 đồng). Sau khi khấu hao đủ 5 năm thì doanh nghiệp sẽ có đủ tiền mua tài sản mới có giá trị 100 triệu đồng.

Khấu hao lũy kế

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rằng khấu hao là để thu hồi dần giá trị tài sản đã đầu tư lúc đầu. Cụ thể hơn, khấu hao lũy kế là tổng số tiền chi phí của một tài sản được phân bổ vào chi phí khấu hao tài sản kể từ khi bắt đầu đưa tài sản đó vào phục vụ sản xuất. Khấu hao lũy kế thường được ứng dụng trên các tài sản có mục đích xây dựng như nhà cửa, máy móc, thiết bị, xe cộ… Hiểu theo cách khác, khấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm này và nhiều năm trước nữa cộng lại, nhằm mục đích thu hồi dần giá trị tài sản cố định đã đầu tư.

Lượng khấu hao lũy kế được sử dụng để xác định giá trị sổ sách cũng là một tài sản của nhà máy. Khấu hao lũy kế của một tài sản không được phép vượt quá chi phí của tài sản. Trong trường hợp tài sản vẫn được sử dụng sau khi chi phí của nó vẫn được khấu hao hết thì chi phí của tài sản và khấu hao lũy kế của nó sẽ nằm trong các khoản sổ cái và các điểm dừng chi phí khấu hao.

Ví dụ: khi bạn mua tài sản với giá 100 triệu đồng từ năm trước với giá 10 triệu đồng, năm nay trích thêm 10 triệu đồng nữa. Vậy tổng cộng khấu hao lũy kế của bạn là 20 triệu đồng.

Cách tìm ra các khoản suy giảm

Các chỉ số đến từ yếu tố bên ngoài chính là sự suy giảm trong giá trị thị trường, hay những thay đổi bất lợi về kỹ thuật, biến động thị trường, môi trường cạnh tranh, môi trường pháp lý hoặc do tỷ suất lợi nhuận, số lượng tài sản của doanh nghiệp vượt quá số vốn hoá thị trường.

Chỉ số nội bộ là sự lỗi thời hay do thiệt hại về vật chất, hiệu suất tài sản tồi tệ hơn dự kiến, những thay đổi bất lợi cho công ty trong tái cơ cấu hoạt động… Nếu có một trong các chỉ số trên thay đổi thì phải xác định giá trị thu hồi của tài sản.

Trong một số trường hợp, bạn có thể đảo ngược tình thế của lỗ lũy kế. Cụ thế: có thể đảo ngược trong trường hợp mà một số chỉ số làm cho lỗ lũy kế giảm và hoàn nhập về lỗ lũy kế. Nợ là tài sản ghi nhận trên hoàn nhập lỗ lũy kế có.

Lưu ý: trường hợp này kế toán cần điều chỉnh chi phí khấu hao cho kỳ sau và không được phép đảo ngược lỗ lũy kế ở lợi thế thương mại.

Rate this post

Khấu Hao Và Hao Mòn Lũy Kế Khác Nhau Ntn? Làm Tn Để K Bị Nhầm Lẫn Khi Lập Bảng Cđkt?

Các anh chị ơi, cho em hỏi, e cũng đang có thắc mắc về khấu hao và hao mòn lũy kế có gì khác nhau?

Em có số liệu: ngày 1/1/N là TSCD: NG = 27.000, Hao mòn lũy kế = (2.000) Trong đó quý 1 có cho bik khấu hao TSCD 2.000/tháng, thì trong bảng CDKT vào ngày 31/3/N (tức cuối quý I) Em làm là: khấu hao lũy kế đky (1/1) = (2.000), còn khấu hao lũy kế cky (31/3) = (6.000) ( 2.000 * 3 tháng = 6.000) làm ntn có đúng k ạ? hay e vẫn đang bị nhầm giữa khấu hao và hao mòn lũy kế???

Bạn e lại cho rằng, e làm như trên là sai, cả đầu kì và cuối kì: KH lũy kế vẫn chỉ là 2.000 Anh chị bik thì giải đáp giùm e với, e sắp thi rồi, vì phần KH TSCD mà làm bảng CDKT k cân được :((

P/s nếu cho Vốn góp bằng tiền: 600, Vay dài hạn: 300. Vay ngắn hạn: 200, TSCD: 700, Dự trữ hàng hóa: 200. lập bảng CDKT đầu kì NV có: Nợ NH = 200, Nợ DH = 300, Vốn góp = 600. Tổng NV = 1.100 TS có: Tiền = 600, Dự trữ hàng hóa = 200, TSCD = 700, tổng TS = 1.500 K cho khấu hao lũy kế TSCD thì e có được phép lấy phần chênh lệch giữa TS và NV là 400, đưa vào mục khấu hao lũy kế k ạ?

Anh chị nào biết, giải đáp giúp e với, e sắp thi, k phân biệt tốt nên làm bảng CĐKT bị nhầm hoài :((

‘P/s nếu cho Vốn góp bằng tiền: 600, Vay dài hạn: 300. Vay ngắn hạn: 200, TSCD: 700, Dự trữ hàng hóa: 200. lập bảng CDKT đầu kì NV có: Nợ NH = 200, Nợ DH = 300, Vốn góp = 600. Tổng NV = 1.100 TS có: Tiền = 600, Dự trữ hàng hóa = 200, TSCD = 700, tổng TS = 1.500 K cho khấu hao lũy kế TSCD thì e có được phép lấy phần chênh lệch giữa TS và NV là 400, đưa vào mục khấu hao lũy kế k ạ? “

theo nguyên tắc BCDKT thì ok thui chẳng sai, nhưng phải ( * ) nha, thể hiện giá trị âm vì giảm giá trị TSCD

Nên BCDKT đầu kì (1/1) Bên TS: Tiền: 200, Dự trữ hàng hóa: 200, TSCD: 700. Tổng TS = 1.100 Bên NV: Vay ngắn hạn: 200, vay dài hạn: 300, vốn góp: 600. Tổng NV = 1.100

Trong kì khấu hao 10tr nên mục TSCD cuối kì (31/3) e ghi là: TSCD: 690

Em thắc mắc vì đề bài cho đầu kì TSCD: 700, k ghi rõ là NG hay giá trị còn lại, thì phải hiểu 700 này ntn? mà trong kì cho bik khấu hao = 10tr.

Nếu trên bảng CDKT đầu kì: em ghi mục TSCD (giá trị còn lại) 700 và cuối kì TSCD: 690, ghi ntn liệu có đúng k? vì mục TSCD bao gồm NG và khấu hao lũy kế, chứ k có phần TSCD (giá trị còn lại)

Khi đề bài k ghi rõ khấu hao TSCD phân bổ vào đâu, vậy khi tính và lập BKQKD thì khấu hao TSCD sẽ cho vào đâu? Khấu hao TSCD nếu k ghi rõ phân bổ ntn thì sẽ tính vào giá vốn hàng bán, hay chi phí quản lý dn, hay tính khác ạ?

Theo ý hiểu của em: Vì đề bài ghi (k kể khấu hao và…) nên e hiểu là khấu hao TSCD trong kì sẽ được phân bổ đều 50% vào chi phí trực tiếp (tính vào giá vốn) và 50% vào chi phí gián tiếp (tính vào chi phí quản lý dn) Với cách làm ntn e có đúng k?

Bạn e cho rằng e làm sai, vì đề bài k cho tỉ lệ phân bổ thì k được phép làm nthe.

Còn e cho rằng phân bổ nthe vì khấu hao TSCD dùng cho thiết bị sx ra sp thì pải tính vào chi phí thànhh phẩm, đồng thời trên bảng KQKD cũng k có khoản mục riêng cho TSCD, nên cần phải phân bổ vào giá vốn hàng bán hc chi phí quản lý DN. Còn về lãi vay cả ngắn và dài hạn trong quý em đề cho vào chi phí quản lý dn. K bik ý kiến và cách hiểu này của e có đúng k?

Mong nhận được giải đáp thắc mắc từ các anh chị. Em sắp thi vào cái chương tự học này mà còn vde chưa hiểu được bản chất T.T

P.s lập bảng ngân quỹ quý I ntn ạ? vẫn pải lập rõ từng tháng trong quý đúng k? hjx số liệu này lại là số liệu theo quý, nên e chưa bik làm T.T

2. Giá trị hao mòn luỹ kế của tài sản cố định: là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

. 3hấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.

4. Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.

Cuối mỗi tháng bạn phải trích khấu hao Tài sản cố định cho các bộ phận.

Khi bạn lập bảng cân đối kế toán thì số liệu đưa vào bảng của chỉ tiêu hao mòn lũy kế là số dư có của tài khoàn 214.

Phần bài tập trên cách tính khấu hao là đúng, mỗi tháng trích 2000 đồng nên 3 tháng bạn trích là 6000 . khi đưa vào bảng cđkt là 8000.bạn ah khong phai là 6000.

Các chi phí này ghi “k kể…” thì phải hiểu ntn?

Để tính thuế thu nhập DN, thì lãi vay ngắn hạn và lãi vay dài hạn trả trong quý, sẽ tính ntn?

vì Chi phí gián tiếp (k kể khấu hao và lãi vay) 20, trả ngay trong quý, nên có được phép hiểu là lãi vay ngắn, dài hạn này thuộc về cphi gian tiếp k? Hay pải thuộc chi phí TC (theo mình nhớ tính thuế TNDN k trừ lãi vay trong cphi TC)

Định Nghĩa Accrue / Tích Lũy Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Accrue là khả năng tích lũy của một thứ theo thời gian. Trong tài chính, “tích lũy” thường được sử dụng khi đề cập đến lãi suất, thu nhập và chi phí của một cá nhân hoặc doanh nghiệp. Lãi trong tài khoản tiết kiệm sẽ tích luỹ theo thời gian khiến tổng số tiền trong tài khoản của bạn tăng lên.

Giải thích

Trong thực tế, từ “tích lũy” thường đồng nghĩa với khái niệm cơ sở dồn tích kế toán, mà đã trở thành chuẩn mực kế toán hiện hành cho hầu hết các công ty. Đây là hình thức kế toán đo lường hiệu quả hoạt động và định vị một công ty bằng cách công nhận sự kiện kinh tế cho dù hoạt động giao dịch tiền mặt đã xảy ra hay chưa, điều này mang lại một hình ảnh tốt đẹp hơn về tình hình tài chính của công ty.

Định Nghĩa Accumulated Fund / Quỹ Tích Lũy Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Accumulated Fund là nguồn vốn của quỹ đến từ một tổ chức phi lợi nhuận. Tiền được chuyển trực tiếp vào quỹ tích lũy khi doanh thu lớn hơn các khoản chi phí; tiền được chuyển đi từ quỹ tích lũy (thu hồi lại) khi chi phí lớn hơn doanh thu.

Giải thích

Các tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như các câu lạc bộ, xã hội và các quỹ từ thiện, có tài khoản vốn được biết đến như là quỹ tích lũy. Quỹ tích lũy bao gồm tiền được trích ra để mua vốn hoặc tài sản cố định, bao gồm bất động sản và một số loại trang thiết bị nhất định.

Bạn đang xem bài viết Lũy Kế Là Gì? Khấu Hao Lũy Kế, Cách Tìm Ra Các Khoản Suy Giảm Lũy Kế trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!