Cập nhật thông tin chi tiết về Ma Trận Swot Là Gì? Ý Nghĩa Và Ví Dụ Cụ Thể Về Mô Hình Swot mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ma trận SWOT là gì? Ý nghĩa và ví dụ cụ thể về mô hình SWOT
5
/
5
(
4
bình chọn
)
1. Khái niệm ma trận swot là gì?
Ma trận SWOT là mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp bằng cách cải thiện tình hình kinh doanh và đưa ra những hướng đi đúng đắn.
SWOT là tên viết tắt của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được gọi là yếu tố nội bộ, doanh nghiệp có thể nỗ lực thay đổi được. Cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài mang tính khách quan khó kiểm soát hơn như đối thủ, giá cả thị trường, nguồn cung ứng,…
Mỗi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích SWOT để tận dụng tối đa những tiềm lực mà nội tại doanh nghiệp đang có, mang lại lợi ích tốt nhất cho tổ chức của bạn đồng thời giảm thiểu khả năng thất bại, bằng cách hiểu đúng về những gì bạn đang làm, những thiếu sót bạn có để cải thiện và phát huy tối đa năng lực của tổ chức.
2. Phân tích ma trận swot
2.1. Strength là gì? – Điểm mạnh
Điểm mạnh là thuộc tính nội tại, tích cực của công ty bạn. Đây là những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Những quy trình kinh doanh nào thành công?
Bạn có những tài sản nào trong nhóm của mình, chẳng hạn như kiến thức, giáo dục, mạng lưới, kỹ năng và danh tiếng?
Bạn có những tài sản vật chất nào, chẳng hạn như khách hàng, thiết bị, công nghệ, tiền mặt và bằng sáng chế?
Bạn có những lợi thế cạnh tranh nào so với đối thủ của mình?
2.2. Weakness là gì? – Điểm yếu
Điểm yếu là những yếu tố tiêu cực làm giảm đi điểm mạnh của bạn, là những điều mà bạn cần phải cải thiện để có thể cạnh tranh.
Có những điều gì mà doanh nghiệp của bạn cần để cạnh tranh?
Quy trình kinh doanh nào cần cải tiến?
Có tài sản hữu hình nào mà công ty của bạn cần, chẳng hạn như tiền hoặc thiết bị không?
Có khoảng trống nào trong đội của bạn không?
Vị trí của bạn có lý tưởng cho sự thành công của bạn không?
2.3. Opportunities là gì? – Cơ hội
Cơ hội là những yếu tố bên ngoài trong môi trường kinh doanh có khả năng góp phần vào thành công của bạn.
Thị trường của bạn có đang phát triển không và có những xu hướng nào khuyến khích mọi người mua nhiều hơn những gì bạn đang bán không?
Có những sự kiện sắp tới mà công ty của bạn có thể tận dụng để phát triển kinh doanh không?
Có những thay đổi sắp tới đối với các quy định có thể tác động tích cực đến công ty của bạn không?
Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động, khách hàng có đánh giá cao về bạn không?
2.4. Threat là gì? – Thách thức
Thách thức hay các mối đe dọa là những yếu tố bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát được. Bạn có thể cân nhắc đưa ra các kế hoạch dự phòng để đối phó nếu chúng xảy ra.
Bạn có các đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể tham gia thị trường của bạn không?
Các nhà cung cấp sẽ luôn có thể cung cấp nguyên liệu thô bạn cần với giá bạn cần?
Sự phát triển trong tương lai của công nghệ có thể thay đổi cách bạn kinh doanh không?
Hành vi của người tiêu dùng có đang thay đổi theo hướng có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của bạn không?
Có xu hướng thị trường nào có thể trở thành mối đe dọa không?
3. Ý nghĩa của việc phân tích swot
Một công ty có thể sử dụng SWOT cho các phiên chiến lược kinh doanh tổng thể hoặc cho một phân đoạn cụ thể như tiếp thị, sản xuất hoặc bán hàng. Vậy ý nghĩa của ma trận SWOT là gì?
Đầu tiên, tiến hành phân tích SWOT toàn diện mang lại cơ hội duy nhất để có được cái nhìn sâu sắc hơn về cách doanh nghiệp của bạn hoạt động. Thật sự dễ dàng khi để lạc vào những việc không cần thiết hàng ngày của công ty bạn, và việc tiến hành phân tích SWOT cho phép bạn có cái nhìn bao quát hơn về doanh nghiệp của mình và vị trí mà doanh nghiệp đó chiếm lĩnh trong ngành.
Phân tích SWOT cho phép bạn xác định những gì công ty của bạn làm tốt, nơi nó có thể cải thiện, cũng như các cơ hội và mối đe dọa mà doanh nghiệp của bạn phải đối mặt.
Tuy nhiên, tiến hành phân tích SWOT cung cấp cho bạn cơ hội không chỉ để xác định những yếu tố này mà còn phát triển và thực hiện các lộ trình và thời gian hữu hình cho các giải pháp tiềm năng. Điều này có thể có lợi trong việc tạo ra các kế hoạch ngân sách, xác định nhu cầu tuyển dụng và lập kế hoạch chiến lược trung hạn, dài hạn khác.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong khi làm bài luận văn, hãy liên hệ ngay với dịch vụ hỗ trợ luận văn, viết thuê luận văn tiếng anh đề được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm của Luận Văn Việt tư vấn giúp đỡ tận tình.
4. Ví dụ cụ thể về phân tích swot của 1 doanh nghiệp tại việt nam
4.1. Điểm mạnh
Thương hiệu uy tín, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành, đã có hàng trăm cơ sở trên toàn thế giới.
Phương pháp giáo dục chất lượng, hiệu quả với phương pháp nghiên cứu hơn nửa thế kỷ của nhà sáng lập, được công nhận rộng rãi và nhiều giải thưởng cao.
Triết lý phương pháp giáo dục nhân văn, hòa hợp với văn hóa Á Đông.
4.2. Điểm yếu
Là một thương hiệu mới ở Việt Nam, chưa được nhiều người biết đến.
Số lượng lớp học chưa nhiều.
Cộng đồng tin dùng sản phẩm ở Việt Nam chưa có.
4.3. Cơ hội
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, các bậc phụ huynh cũng có suy nghĩ thoáng và hiện đại hơn trong việc bắt nhịp những tiến bộ về cách giáo dục và muốn thử nhiều phương pháp giáo dục mới.
Dân số Việt Nam khá đông, ngành giáo dục đang được đầu tư và phát triển mạnh, do đó có rất nhiều tiềm năng phát triển.
4.4. Thách thức
Cạnh tranh cao với những đối thủ trong và ngoài nước.
Việc phân tích ma trận SWOT giúp chính bản thân doanh nghiệp hoặc cả mỗi cá nhân xác định được vị trí hiện tại mình đang đứng là ở đâu, bước tiếp theo sẽ làm gì, những cơ hội và thách thức nào có thể xảy đến.
Với những kiến thức về ma trận SWOT là gì ở trên, cùng ma trận SWOT mẫu đã được chia sẻ chắc chắn giúp bạn bồi dưỡng thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình giúp bạn có nhiều sự thăng tiến trong tương lai.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khi tìm hiểu về ma trận SWOT, đừng ngần ngại liên hệ với trang Luận Văn Việt qua số điện thoại: 0915 686 999 hoặc qua email: luanvanviet.group@gmail.com để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng.
Nguồn: Luanvanviet.com
0/5
(0 Reviews)
Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!
Ma Trận Swot Là Gì?
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: (1) Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO); (2) Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO); Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST); và Chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WO). Hình 6.5 chỉ ra ma trận SWOT và các kết hợp chiến lược.
(1) Chiến lược SO
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
(2) Chiến lược WO
Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.
(3) Chiến lược ST
Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.
(4) Chiến lược WT
Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe doạ bên ngoàii và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức như vây phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
Lập một ma trận SWOT bao gồm các bước sau:
Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận SWOT đều được lựa chọn để thực hiện.
Khái Niệm Ma Trận Swot Là Gì Và Làm Sao Để Ứng Dụng Mô Hình Swot Hiệu Quả
SWOT là công việc hết sức cần thiết đối với những người làm marketing cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc phân tích SWOT sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội cũng như thách thức từ sản phẩm, đối thủ và thị trường. Mô hình này rất hữu ích và được sử dụng phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm của mô hình p hân tích SWOT và làm sao để ứng dụng mô hình SWOT hiệu quả.
Khái niệm ma trận SWOT là gì?
Việc sử dụng khung phân tích SWOT có thể giúp bạn nhìn nhận được chính mình và những đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Cách để ứng dụng mô hình SWOT hiệu quả nhất
Hiểu là một chuyện làm đúng là một chuyện khác, chính vì thế bạn cần phải hiểu kỹ nên vận dụng và ứng dụng như thế nào với mô hình này một cách hợp lý nhất để có được hiệu quả như mong muốn. Hãy luôn trả lời những câu hỏi sau khi bạn bắt đầu phân tích SWOT
Những câu hỏi sau đây có lẽ sẽ giúp bạn phần nào định hình cách viết ra điểm mạnh trong kế hoạch marketing online của bạn
Công ty bạn có những lợi thế gì?
Những gì mà không ai có thể làm tốt hơn bạn?
Những nguồn chi phí thấp duy nhất mà bạn có là gì?
Điều gì được cho là điểm mạnh của bạn trên thị trường?
Những yếu tố nào giúp bạn bán được hàng?
Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì nổi bật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ?
Giá sản phẩm của bạn có rẻ hơn so thị trường ?
Khách hàng mua hàng của bạn có dễ dàng hay không ?
Dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn có điểm mạnh gì ?
Kênh bán hàng online mà bạn đang thấy hiệu quả nhất là kênh nào ?
Lưu lượng tiền mặt của bạn có lớn hơn so với nhiều đối thủ khác hay không ?
Những gì bạn có thể cải thiện?
Những gì bạn nên tránh?
Người ta có thể thấy những điểm yếu nào của bạn trên thị trường ?
Những yếu tố nào làm mất doanh thu ?
Sản phẩm của bạn có nhược điểm gì so với đối thủ?
Giá bán sản phẩm của có có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
Dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho khách hàng đã thực sự nhanh và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?
Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì sản phẩm của bên bạn
Đâu là những cơ hội tốt đối với bạn
Những xu hướng hay mà bạn nhận thấy là gì?Cơ hội hữu ích có thể đến từ những việc như:
Thay đổi trong công nghệ và thị trường cả quy mô rộng và hẹp.
Thay đổi về mô hình xã hội, cơ cấu dân số, thay đổi lối sống.
Các sự kiện địa phương.
Những trở ngại nào bạn phải đối mặt?
Bạn lo lắng không biết hiện giờ đối thủ canh tranh của bạn đang làm gì?
Có phải những yêu cầu về công việc, sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang thay đổi?
Những thay đổi công nghệ đang đe dọa vị trí của bạn?
Bạn có nợ khó đòi hay những vấn đề về xoay vòng vốn?
Những điểm yếu (trong phần điểm yếu bên trên) là nguy cơ đe dọa doanh nghiệp của bạn
Cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng khi mua sản phẩm của bạn hay không ?
Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới có chính xác là khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của bạn hay không ?
Phân khúc thị trường bạn đặt ra có thực sự đúng với những gì sản phẩm bạn mang lại cho họ ?
Bạn cũng có thể áp dụng phân tích SWOT cho đối thủ cạnh tranh của bạn. Khi đó bạn sẽ biết được mình nên làm thế nào để cạnh tranh với họ.
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng hữu ích cho việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty, đồng thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà bạn phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi thế có sẵn.
Tuy nhiên nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT mà không có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chẳng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc bạn đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:
Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
I’m a Maketing Manager. I graduated from the University of Economics and Law in HCM city and now i’m working for WEBICO company. I spent a year to experience marketing program at Washington University in St. Louis. In my mind, knowledge is something very attractive, so I always want to know and share everything. I hope that you will be willing to interact with me. Thanks so much!!
Mô Hình Swot Là Gì? Ý Nghĩa Của Mô Hình Swot Để Lập Chiến Lược Kinh Doanh
Thiết lập mô hình SWOT là một trong những bước quan trọng không thể thiếu trong quá trình lên chiến lược kinh doanh. Từ bản phân tích có giá trị này, bạn có thể dễ dàng có được những mục tiêu, những định hướng sắp tới cho doanh nghiệp. Vậy mô hình này có vai trò như thế nào và cần được ứng dụng ra sao?
Mô hình SWOT là gì? Nguồn gốc của mô hình SWOT xuất phát từ đâu?
SWOT là một từ viết tắt từ chữ cái đầu tiên của 4 chữ sau: Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats (tương ứng với ý nghĩa lần lượt là điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức). Với ý nghĩa này, những thông tin được phân tích từ mô hình SWOT đã được áp dụng trong hầu hết các chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp.
Mô hình SWOT được ứng dụng rộng rãi trong chiến lược kinh doanh
Về nguồn gốc lịch sử, SWOT được ra đời vào những năm 1960 – 1970 bởi sự phát minhh của Albert Humphrey thông qua một dự án nghiên cứu. Đúc kết từ dữ liệu của 500 doanh nghiệp có mức doanh thu đứng top nước Mỹ lúc bấy giờ ông đã hiểu được lý do vì sau các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn chưa được hoàn thiện.
Trước đây, mô hình SWOT có tên gọi ban đầu là SOFT tương trưng cho Satisfactory (Hài lòng) – Opportunities (Cơ hội) – Fault (Thiếu sót) – Threat (Nguy cơ). Và sau đó cho đến năm 1964 cũng chính Albert cùng các người cộng sự đã thay đổi “Fault” thành “Weaknesses” để SWOT chính thức được ra đời. Từ đó đến nay chưa có thêm một sự thay đổi nào khác đối với mô hình này.
4 yếu tố có mặt trong mô hình SWOT có ý nghĩa gì?
Để có được một mô hình SWOT hoàn thiện không thể thiếu 4 yếu tố là Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats. 4 tiêu chí này sẽ được nằm ở 4 ô khác nhau để tạo thành một ma trận. Trong đó, mỗi yếu tố đều mang những ý nghĩa khác nhau giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng nhất định.
4 yếu tố của mô hình SWOT
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là những yếu tố thể hiện được sức mạnh từ bên trong của một doanh nghiệp. Với những điểm mạnh này, bạn có thể cạnh tranh cùng các đối thủ của mình. Tại đây, bạn nên liệt kê những điểm mạnh mang tính độc đáo nhất mà chỉ riêng doanh nghiệp của bạn sở hữu. Đó có thể là những thế mạnh về nguồn lực, tài chính, chất lượng sản phẩm, quy trình, … Tất cả những điểm mạnh được nêu trong mô hình SWOT sẽ là căn cứ để quyết định bước đột phá tiếp theo cho doanh nghiệp nhằm phát huy những giá trị này.
Các câu hỏi có thể được đặt ra để tìm điểm mạnh cho doanh nghiệp là: Doanh nghiệp đang có những đặc điểm cạnh tranh nào vượt trội hơn so với đối thủ trên thị trường? Những điểm mạnh về nhân lực mà doanh nghiệp hiện có là gì? Đâu là những điểm mạnh về tài chính để doanh nghiệp tiếp tục chinh phục thị trường? …
Weaknesses – Điểm yếu
Khi hoạch định chiến lược, bạn cần phải có những điểm yếu còn tồn tại trong doanh nghiệp để từ đó tìm được các giải pháp khắc phục. Và bạn cũng cần phải phòng hờ những điểm này để tránh trường hợp bị đối thủ cạnh tranh phát hiện được.
Các câu hỏi có thể đặt ra để tìm điểm yếu của doanh nghiệp là: Để cạnh tranh với đối thủ một cách trực diện và mạnh mẽ hơn doanh nghiệp cần khắc phục điều gì? Điểm nào trong quy trình đang thực hiện mà doanh nghiệp cần phải cải thiện? Có những điểm nào đang tồn tại gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp hay không? …
Opportunities – Cơ hội
Cơ hội chính là những yếu tố nằm ở bên ngoài doanh nghiệp như thị trường, luật pháp, chính sách, … Nhưng khi hiểu rõ và nắm bắt được các cơ hội này sẽ là một bước đà để doanh nghiệp phát triển. Các cơ hội này còn là một tiêu chí để giúp các nhà lãnh đạo thể hiện tầm nhìn của mình bằng các chiến lược thích hợp.
Để tìm được cơ hội, doanh nghiệp có thể đặt ra những câu hỏi như sau: Trong thời gian tới, đâu là xu hướng chiếm lĩnh thị trường? Sự kiện quan trọng nào sắp tới để doanh nghiệp lấy đà phát triển? Khách hàng đánh giá cao về doanh nghiệp ở những điểm nào? …
Threats – Thách thức
Các thách thức này cần có trong mô hình SWOT để doanh nghiệp biết rằng đâu là những yêu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của mình. Các khó khăn này cần được dự trù trước để có giải pháp phòng tránh thích hợp. Để đạt được mục tiêu mà mình đặt ra, các doanh nghiệp cần hạn chế các rủi ro này ở mức cao nhất có thể.
Thách thức của doanh nghiệp có thể được tìm thấy từ một số câu hỏi như: những chuyển biến mới trên thị trường có những thách thức nào đến doanh nghiệp? Nguy cơ tiềm ẩn từ những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng như thế nào?
Và ma trận SWOT sẽ không thể mang ý nghĩa đúng nhất khi thiếu bất kỳ yếu tố nào trong 4 yếu tố đã được nêu trên.
Ý nghĩa của mô hình SWOT trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là một điểm mấu chốt xác định quá trình phát triển của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy từng bước trong quá trình này luôn cần được thực hiện một cách bài bản. Và chắc chắn không thể thiếu việc thực hiện các phân tích từ mô hình SWOT.
Các dữ liệu hiện tại được tổng hợp và thống kê chi tiết có trong ma trận SWOT là những dữ liệu vô cùng quan trọng để từ đó doanh nghiệp xác định được mình cần làm gì tiếp theo và mục tiêu mới sẽ như thế nào. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển và tạo dựng thương hiệu trên thị trường đây sẽ là một cơ sở để chinh phục những mục tiêu mới. Sự kết nối thông tin từ các tiêu chí có trong bảng phân tích cũng là cách để doanh nghiệp kết nối các giá trị của doanh nghiệp lại với nhau.
Cách ứng dụng mô hình SWOT khi lập chiến lược kinh doanh
Muốn phát huy được tối đa các giá trị từ mô hình SWOT mang lại, bạn không nên dừng ở việc phân tích từng yếu tố có trong mô hình một cách riêng lẻ. Bạn nên kết hợp và cùng đặt các yếu tố lên cùng một vị trí để đưa ra hướng chiến lược thích hợp nhất. Một số cách để mở rộng phân tích mô hình SWOT như sau:
Thứ nhất, kết hợp giữa Strengths với Opotunities: cách thức này dường như giúp bạn có thể xác định được nên tận dụng những thế mạnh nào để chinh phục những cơ hội sắp tới trong tương lai. Chọn điểm mạnh phù hợp với cơ hội sẵn có, bạn có thể dễ dàng nâng doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
Thứ hai, kết hợp giữa Strengths với Threats: hiểu được đâu là những nguy cơ tiềm tàng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những điểm mạnh của mình để hạn chế các rủi ro này một cách tốt nhất. Kết hợp thông tin từ hai thành phần này trong mô hình SWOT một cách thông minh bạn sẽ không cần phải lo lắng về những thách thức hiện có.
Kết hợp các yếu tố lẫn nhau để đưa ra chiến lược phù hợp
Thứ ba, kết hợp giữa Weaks với Oppotunites: bạn cần có sự kết hợp này để biết được những điểm hạn chế nào từ bên trong doanh nghiệp khiến bạn mất đi các cơ hội sắp tới. Từ đó dễ dàng lên một chiến lược cụ thể để khắc phục nhanh chóng. Khắc phục điểm yếu bạn còn tận dụng tốt những cơ hội sắp đến trong tương lai.
Thứ tư, kết hợp giữa Weaks với Threats: đây là hai yếu tố bạn luôn cần phải chú ý để tránh đưa doanh nghiệp vào những tình huống không mong muốn. Vậy việc bạn cần làm trong sự kết hợp này là có một kế hoạch phòng tránh sự tác động của các nguy cơ không mong muốn lên các điểm yếu.
Ứng dụng ngay mô hình SWOT để lên một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Thực hiện một cách bài bản bạn sẽ có được một hướng đi đúng đắn nhất và chinh phục được những cơ hội đang có trong tầm tay.
Bạn đang xem bài viết Ma Trận Swot Là Gì? Ý Nghĩa Và Ví Dụ Cụ Thể Về Mô Hình Swot trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!