Xem Nhiều 6/2023 #️ Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính # Top 11 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TS. VŨ THỊ MINH HẰNG

1. Khái niệm học thuật về thị trường dịch vụ tài chính?

b – Dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (không kể dịch vụ bảo hiểm).

c – Các dịch vụ tài chính khác.

Ở VN, thuật ngữ DVTC đã xuất hiện khá thường xuyên trên các diễn đàn kinh tế và trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ 2001-2010 của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ:

– Mở rộng các dịch vụ tài chính- tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán…

– Từng bước hình thành các trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực.

Về phương diện nghiên cứu hiện nay có quan điểm cho rằng : “ Thị trường dịch vụ tài chính là một bộ phận của thị trường tài chính nơi diễn ra các hoạt động giao dịch tạo ra sự luân chuyển các dòng tài chính trong nền kinh tế ’’. ( “Phát triển thị trường dịch vụ tài chính VN trong tiến trình hội nhập” – PGS. TS. Thái Bá Cẩn tr 13).

Theo chúng tôi quan điểm trên chỉ xem xét hoạt động DVTC trên góc độ gắn kết với hoạt động của thị trường tài chính là chưa đủ thuyết phục, cụ thể :

Về mặt lý luận thị trường tài chính chỉ là một bộ phận của hệ thống tài chính, đây là thị trường các công cụ tài chính ngắn hạn như thương phiếu, tín phiếu… trung, dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu… ngoài ra, còn là các sản phẩm phái sinh. Như vậy, nếu chiếu theo các loại dịch vụ tài chính phân nhóm theo WTO thì thị trường dịch vụ tài chính theo quan điểm trên là quá hẹp khi các ngân hàng chỉ huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá hay các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ tham gia trên thị trường này như một chủ thể đầu tư?

Theo chúng tôi cần xem xét khái niệm thị trường dịch vụ tài chính với góc nhìn đầy đủ hơn, đó là một bộ phận của thị trường dịch vụ của nền kinh tế. Song hoạt động tài chính mang nét đặc trưng vốn có là tạo nên các dòng lưu chuyển tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu xác lập sự kết nối cung – cầu các dòng vốn trên thị trường. Sự kết nối này được thực hiện rất linh hoạt thông qua các định chế tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, bảo hiểm thương mại và các doanh nghiệp tài chính khác như công ty chứng khoán. Chính trong quá trình hoạt động của mình các doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng hàng loạt các sản phẩm dịch vụ vừa mang nét đặc trưng của loại hình doanh nghiệp (như dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán… của các ngân hàng, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ của các công ty bảo hiểm, dịch vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, phát hành hộ chứng khoán… của các công ty chứng khoán…) vừa mang tính liên kết, hợp tác như dịch vụ bancassurance. Ngoài ra, để góp phần giúp cho việc đánh giá hiệu quả các hoạt động tài chính trên thị trường đồng thời góp phần giảm những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình đầu tư tài chính thì các dịch vụ kế toán – kiểm toán và tư vấn tài chính cũng có thể xem là một bộ phận phụ trợ quan trọng của thị trường dịch vụ tài chính.

Mặt khác, để đưa ra một khái niệm đầy đủ về thị trường DVTC, phải nhận diện các đặc tính của DVTC đó là:

+ Tính vô hình: Đây là điểm phân biệt cơ bản với các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất.

+ Tính không thể tách biệt hay không chia cắt: phát sinh do quá trình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và không có sản phẩm dỡ dang, dự trữ lưu kho. Sản phẩm tài chính được cung cấp trực tiếp cho khách hàng khi có nhu cầu và đáp ứng được những điều kiện quy định của doanh nghiệp tài chính.

+ Tính không ổn định và khó xác định vì một sản phẩm dịch vụ tài chính dù lớn hay nhỏ về quy mô đều đồng nhất về thời gian, cách thức, điều kiện thực hiện vì vậy rất khó xác định. Mặt khác chất lượng của sản phẩm DVTC được cấu thành bởi nhiều yếu tố như uy tín của doanh nghiệp cung cấp, công nghệ, trình độ,… mà các yếu tố này lại thường xuyên biến động nên rất khó luợng hoá.

Vấn đề tiếp theo cần lưu ý là các sản phẩm DVTC lại mang nét đặc thù riêng không giống như những hoạt động dịch vụ khác vì bản chất của dịch vụ tài chính là hỗ trợ sự lưu chuyển nhanh mà hiệu quả các nguồn tài chính. Ở đâu tập trung nhiều nguồn lực tài chính ở đó có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ tài chính.

Từ những phân tích trên, theo chúng tôi: thị trường DVTC là một bộ phận của thị trường dịch vụ trong nền kinh tế nơi cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng những lợi ích tài chính cho khách hàng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

2.  Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thị trường dịch vụ tài chính.

2.1. Các chủ thể tham gia trên thị trường DVTC.

Đứng trên góc độ thị trường chúng tôi đề cập đến hai nhóm chủ thể cơ bản tạo nên cung – cầu trên thị trường DVTC đó là: Các chủ thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính và các chủ thể có nhu cầu tiếp cận với các sản phẩm DVTC hay đơn giản là khách hàng – những chủ thể hưởng thụ các sản phẩm DVTC.

a. Đối với chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính.

Cung cấp các loại dịch vụ tài chính trên thị trường là các doanh nghiệp tài chính hoạt động trên các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tư vấn đầu tư… cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế các chủ thể này hoạt động với nhiều hình thức sở hữu, cơ chế tạo vốn linh hoạt. Đặc biệt, các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này luôn bị áp lực bởi yếu tố tài chính cụ thể như: vốn điều lệ phải đạt tối thiểu so với vốn pháp định mà luật pháp quy định. Điều này, do thấy tính chất nhạy cảm của loại hình kinh doanh dịch vụ tài chính so với các doanh nghiệp khác, bắt nguồn từ đặc trưng cuả những sản phẩm dịch vụ tài chính là vô hình nhưng lại tạo nên những quan hệ tài chính phụ thuộc dây chuyền với nhiều chủ thể. Từ đó, luật pháp kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định về điều kiện kinh doanh và các chỉ số an toàn tài chính khác trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, sức mạnh về tài chính còn mang yếu tố quyết định đến quá trình đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cho các sản phẩm tài chính, đầu tư mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm gia tăng sự tiện ích cho khách hàng, đầu tư phát triển nguồn lực của doanh nghiệp…

Cũng như các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp tài chính cũng phải cạnh tranh với nhau qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp với các yếu tố như chất lượng sản phẩm, chủng loại, chất lượng phục vụ biểu hiện qua sự hài lòng của khách hàng được đo lường qua mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng nhằm tăng cường sự tin cậy của khách hàng. Trong đó, vấn đề chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng. Chất lượng của một sản phẩm dịch vụ tài chính thể hiện ở khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ đó. Chất lượng của dịch vụ tài chính phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của chủ thể cung cấp thông qua việc đầu tư phát triển, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo sự tiện ích cho khách hàng, khả năng tiếp thị marketing về sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường…

Mặt khác, trong xu thế tự do hoá tài chính, trong những thập niên gần đây các doanh nghiệp tài chính không giới hạn trong lónh vöïc cung cấp dịch vụ truyền thống của mình mà còn được mở rộng trên cơ sở liên kết, hợp tác với các đối thủ cạnh tranh tạo nên các dòng sản phẩm dịch vụ tài chính mới đưa đến sự hình thành các tập đoàn tài chính đa năng.

b. Đối với các khách hàng là các chủ thể thụ hưởng các sản phẩm dịch vụ tài chính.

Trên thị trường DVTC các đối tượng khách hàng tạo ra nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính bao gồm công chúng, doanh nghiệp và cả nhà nước. Không có nhu cầu khách hàng thì sẽ không có dịch vụ phát sinh, mặt khác, chất lượng dịch vụ tài chính cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào bản thân dịch vụ mà còn do kỹ năng của người cung cấp dịch vụ và khả năng cảm thụ dịch vụ khách hàng. Do vậy, để phát triển thị phẩn dịch vụ cung cấp của mình các doanh nghiệp không chỉ nâng cao uy tín, độ tin cậy, khả năng tài chính mà còn phải nắm bắt nhu cầu khách hàng thông qua việc thường xuyên khảo sát thị trường. Nói cách khác, xây dựng chính sách marketing để hoàn thiện và nâng cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sẵn có đồng thời dự định cho ra đời những sản phẩm dịch vụ mới luôn là nhu cầu cần thiết khách quan đăc biệt trong lĩnh vực cung cấp DVTC.

Như vậy, khả năng tiếp cận các DVTC của các chủ thể trong nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả từ phía người cung cấp, người sử dụng dịch vụ và môi trường vĩ mô (như luật pháp, cơ chế, chính sách…). Thị trường DVTC càng phát triển thì việc tiếp cận các DVTC của các chủ thể trong nền kinh tế càng thuận lợi và bình đẳng hơn.

2.2 Giá cả DVTC

Giá cả là một trong những nội dung cơ bản của thị trường DVTC. Giá cả đối với các DVTC có thể mang nhiều tên gọi khác nhau tùy theo loại dịch vụ cung cấp như: Lãi suất, phí bảo hiểm, phí chuyển tiền, hoa hồng môi giới, phí tư vấn…

Giá cả DVTC là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, doanh thu của doanh nghiệp tài chính. Đặc biệt, giá cả còn là một trong những vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh thị trường cũng như biểu hiện chất lượng cao của dịch vụ.

Căn cứ quan trọng để xác định giá dịch vụ của các doanh nghiệp tài chính là vấn đề chi phí. Chi phí để cung cấp một đơn vị dịch vụ là mức giá thấp nhất có thể chấp nhận đối với nhà cung cấp trong dài hạn. Điều này tuỳ thụôc vào tình hình cạnh tranh trên thị trường và cơ chế quản lý giá DVTC của Nhà nước. Biên độ dao động giữa mức giá cao nhất và thấp nhất sẽ là vùng lựa chọn giá của doanh nghiệp.

Đối với các loại DVTC mới khi xây dựng chiến lược giá các doanh nghiệp thường phải giải quyết vấn đề: dịch vụ cung cấp có ưu điểm gì ? Là loại DV hoàn toàn mới trên thị trường? Khi đó, nhà cung cấp sẽ đứng ở vị trí thế độc quyền. Hay chỉ là sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp nhưng đã có mặt trên thị trường? đây là cơ sở để hình thành hai chiến lược định giá khác nhau.

* Chiến lược giá hớt phần ngọn (Skimming Pricing)

Áp dụng đối với DV hoàn toàn mới chưa xuất hiện trên thị trường

– Đối tượng cần tập trung khai thác, doanh nghiệp sẽ phân loại các nhóm khách hàng cho chiến lược này. Đầu tiên sẽ là những khách hàng ưa đổi mới thích thay đổi thói quen tiêu dùng sản phẩm và sẽ giảm dần khả năng tiêu dùng sản phẩm cho đến nhóm cuối cùng cần tác động là những khách hàng bảo thủ chỉ chấp nhận dịch vụ mới khi nó đã trở nên phổ biến hay giá cả đã giảm.

Xu hướng của chiến lược này sẽ có mục tiêu đạt mức giá cao nhất từ nhóm khách hàng ưa đổi mới và giá sẽ giảm dần cho các nhóm khách hàng sau:

* Chiến lược định giá bão hòa (Saturation pricing)

Nếu DVTC mới không có nét đặc thù nào so với các DV đang có trên thị trường thì chiến lược giá thấp ban đầu sẽ được áp dụng để thu hút khách hàng (mặc dù có thể họ đang sử dụng DV của các đối thủ cạnh tranh) sau đó có thể tăng giá để giảm bớt phần lỗ và thu được lợi nhuận.

Tóm lại: giá cả DVTC cần linh hoạt, phù hợp với cung cầu về DVTC trên thị trường. Giá cả có sức cạnh tranh cao trên cơ sở chi phí để sản xuất và quản lý dịch vụ thấp là điều kiện để sản phẩm DVTC phát triển và có sức cạnh tranh.

2.3. Sự can thiệp của nhà nước đối với sự ổn định và phát triển của thị trường dịch vụ tài chính..

Thị trường DVTC phát triển chính phủ các nước còn xúc tiến các dự án nhằm kiến tạo cơ sở hạ tầng tài chính như nâng cấp mạng thông tin, viễn thông, hệ thống thanh toán, đào tạo nguồn nhân lực hỗ trợ cho lĩnh vực này..

Trong những thập niên gần đây chính phủ các nước còn chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa dịch vụ tài chính – một lĩnh vực nhạy cảm và trọng yếu của nền kinh tế, từ đó cùng với chính sách mở cửa tạo điều kiện loại bỏ dần những rào cản về dịch vụ tài chính nhà nước cũng tăng cường cơ chế giám sát các dòng vốn một cách hiệu quả hơn nhằm hạn chế thấp nhất những nguy cơ khủng hoảng tài chính dây chuyển.

2.4. Xu thế quốc tế hóa thị trường DVTC

DVTC tạo nên những dòng lưu chuyển tiền tệ nên xu thế quốc tế hóa thị trường DVTC được xem là một trong những yếu tố chiến lược nhằm phát triển thị trường này.

Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tế của quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế. tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia cần phải có sự chủ động, có kế hoạch và lộ trình để hợp nhập hiệu quả trong lĩnh vực tài chính. Hội nhập quốc tế không chỉ thể hiện ở việc cho phép các nhà cung cấp DVTC nước ngoài cạnh tranh bình đẳng hoặc được phép cung cấp DV ở thị trường trong nước mà còn thể hiện qua việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất trong lĩnh vực này. Khi một quốc gia ngày càng hội nhập vào hệ thống tài chính quốc tế, cơ cấu hệ thống tài chính có những thay đổi rõ rệt biểu hiện qua một số thước đo cụ thể như:

– Mức độ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp tài chính trong nước.

– Thị phần của các doanh nghiệp tài chính nước ngoài.

– Thị phần của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lĩnh vực này có mặt trên thị trường trong nước.

– Mức độ áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

– Các loại DVTC được cung cấp cho người tiêu dùng trong nước.

Từ đó, cho thấy quá trình quốc tế hóa thị trừơng DVTC vừa thúc đẩy các chính sách vĩ mô nâng cao hiệu quả vừa tạo cơ hội để các doanh nghiệp tài chính vươn ra thế giới. Ngoài ra, xu thế quốc tế hóa thị trường DVTC còn được xem là một tín hiệu tốt nhất gởi đến các nhà đầu tư quốc tế cho thấy quốc gia đó đang hướng đến việc dỡ bở những rào cản trong quá trình cung cấp DVTC, qua đó, góp phần thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường này dễ dẫn đến một số bất lợi nếu doanh nghiệp tài chính trong nước chưa đủ lực, bối cảnh cạnh tranh làm cho những phân khúc thị trường sẽ gay gắt và ẩn chứa nhiều rủi ro hơn…

Vì vậy, sẽ là cần thiết nếu quá trình quốc tế hóa DVTC được thực hiện thận trọng, về trình tự cải cách và lộ trình mở cửa, phù hợp với tình hình ở mỗi quốc gia.

   3. Vai trò của thị trường DVTC

Thứ nhất, thị trường DVTC góp phần tăng trưởng kinh tế .

Bảng : Dự báo tăng trưởng dịch vụ %/ GDP

Quốc gia phân theo trình độ phát triển

% DV /GDP thực tế

% DV/ GDP dự báo

1998

2003

2010

2020

-Thu thập thấp

-Thu thập trung bình thấp

-Thu nhập trung bình cao

-Thu nhập cao

-Thế giới

38

52

57

65

61

50

48

61

71

68

52

53

63

75

71

56

60

65

80

75

Nguồn: Viện kinh tế chính trị thế giới (2005)

Lịch sử thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của thời kỳ phát triển DVTC tại các nước phát triển vào cuối thế kỷ XIX đến nay. Với sự đa dạng của các sản phẩm DVTC đã thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn từ đó, không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp với các loại dịch vụ như DV ngân hàng, DV chứng khoán, tham gia bảo toàn vốn với các dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán như các DV thanh toán qua ngân hàng … mà còn giải quyết nhu cầu đầu tư cho ngân sách quốc gia khi các doanh nghiệp tài chính luôn là các khác hàng lớn với nhiều tiềm năng tham gia trên thị trường trái phiếu chính phủ. Mặt khác, các thị trường DVTC còn là nơi mang lại ngùôn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia, tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới như: Hồng Kông, New York hàng năm đóng góp 1/3 nguồn thu thuế cho ngân sách thành phố. Ngoài ra, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế , nhiều nước đặt khu vực dịch vụ vào vị trí mũi nhọn trong chiến lược phát triển từ đó, sự phát triển của thị trường DVTC sẽ góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp tương thích cho nền kinh tế hiện đại và phát triển ngày nay.

Thứ hai, thị trường DVTC góp phần gia tăng tiện ích trong đời sống xã hội.

Xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao nhu cầu về quản lý tài sản cá nhân, bảo hiểm rủi ro cho sinh mạng và tài sản đã trở thành một nhu cầu khách quan trong đời sống của công chúng. Từ đó, những dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ quản lý tài sản, các dòng sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ… ngày càng được đa dạng hơn để đáp ứng yêu cầu của người dân.

Để nâng cao tiện ích của các DVTC phục vụ cho nhu cầu xã hội trong những thập niên vừa qua những thành tựu khoa học công nghệ đã được ứng dụng nhiều nhất trong lĩnh vực DVTC từ quản lý rủi ro, quản trị điều hành, thanh toán điện tử, công nghệ thẻ đến các giao dịch ngân hàng online, Internet Banking, Home Banking, Mobile Banking… góp phần nâng cao chất lượng các DVTC ngày càng hoàn hảo theo nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

Mặt khác, các loại DVTC còn giúp cho công chúng cải thiện đời sống vật chất cũng như giải quyết những khó khăn tạm thời về tài chính.

Thông qua thị trường DVTC năng động còn góp phần kích thích ý thức tiết kiệm hình thành tập quán đầu tư sinh lợi từ những đồng vốn nhàn rỗi trong dân.

Thứ ba, thị trường DVTC góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

Chính sự phong phú của các loại DVTC đã giúp cho nhà đầu tư trên thị trường có nhiều cơ hội lựa chọn nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, thông qua những dịch vụ tư vấn tài chính của các doanh nghiệp TC giúp cho người đầu tư có thêm nguồn thông tin nhằm khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, với dịch vụ tư vấn kế toán – kiểm toán không chỉ góp phần quan trọng trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cho các doanh nghiệp mà còn góp phần đảm bảo độ tin cậy cho các báo cáo tài chính được minh bạch trước thị trường hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư TC.

Nhìn lại những đổi mới có tính cách mạng trong hệ thống DVTC của các nước phát triển trong vòng 3 thập kỷ qua có thể thấy rằng, với tốc độ tiến triển của lĩnh vực DVTC trong tương lai, thị trường này còn có nhiều thay đổi mạnh mẽ đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa hoạt động tài chính của thế giới.

Tài liệu tham khảo:

1. Tài liệu hội thào ‘Tập huấn về đàm phán dịch vụ tài chính trong GATS ” do Đại sứ quán Canada và Bộ Thương mại phối hợp tổ chức 2/2003.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư –UNDP (2006), Khuôn khổ chung cho chiến lược quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở VN đến năm 2020, Báo cáo tháng 6.

3. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2005), Một số lựa chọn và kiến nghị cho chiến lược quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở VN trong bối cảnh hội nhập, Báo cáo sơ bộ.

4. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2006) , Các văn kiện gia nhập WTO của VN, NXB Chính trị quốc gia –Hà Nội.

5. chúng tôi Thái Bá Cẩn- ThS. Trần Nguyên Nam, Phát triển thị trường dịch vụ tài chính VN trong tiến trình hội nhập, NXB Tài Chính -2004.

6. TS.Đinh văn Ân- Hoàng Thu Hòa , Phát triển khu vực dịch vụ, NXB Thống kê- 2007

7. WTO, Special Studies, 22/12/1997, Opening Markets in Financial Services and the Role of the GATS.

8. Mark Jscher, Postol savings and the provision of financial services: Policy issues and Asian experiences in the use of the postol infrastructure for savings mobilization, 12/2001

9. ING, Worldwide landscape of postol Financial services- Country case Vietnam, 10/2004.

NGUỒN: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 11/2008

Bình chọn

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Một Số Suy Nghĩ Về Tội Gây Ô Nhiễm Môi Trường

Phạm Văn Beo*

Trước thực trạng các hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng ở nước ta, ngày 21/12/1999, Quốc hội đã thông qua toàn văn Bộ luật Hình sự năm 1999 và dành 10 điều luật trong Phần các tội phạm để quy định các hành vi phạm tội trong lĩnh vực môi trường tại Chương XVII. Trong đó, 03 hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường là: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182), Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183) và Tội gây ô nhiễm đất (Điều 184).

Tuy nhiên, kể từ khi ra đời, các điều luật này chưa từng được áp dụng mặc dù trên thực tế, những hành vi gây ô nhiễm môi trường vẫn thường xuyên diễn ra, nếu không muốn nói là diễn ra hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần lớn hệ thống xử lý nước thải trong khu công nghiệp ở nước ta không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, 70% khu công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải. Năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 250 lượt kiểm tra, phát hiện hơn 80% doanh nghiệp bị kiểm tra có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, các cơ quan chức năng đã không thể khởi tố cá nhân về các tội gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí1.

Sở dĩ các vụ gây ô nhiễm môi trường nói trên không thể xử lý hình sự là vì Bộ luật Hình sự quy định các Tội gây ô nhiễm nguồn nước, Tội gây ô nhiễm không khí hoặc Tội gây ô nhiễm đất cần phải có dấu hiệu “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” mà còn cố tình vi phạm mới cấu thành tội phạm. Theo pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, khi các cơ sở sản xuất (công ty/pháp nhân) có hành vi gây ô nhiễm môi trường, việc xử phạt hành chính sẽ được tiến hành đối với pháp nhân đó. Trong khi đó, Bộ luật Hình sự chỉ coi cá nhân là chủ thể của tội phạm. Do đó, khi các cơ quan chức năng muốn khởi tố người đứng đầu pháp nhân hoặc người trực tiếp điều hành việc xả thải gây ô nhiễm môi trường thì hành vi của anh ta không đủ yếu tố cấu thành tội phạm vì dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” chưa được thỏa mãn.

Vụ gây ô nhiễm môi trường của công ty Vedan và hàng loạt các doanh nghiệp khác trong cả nước đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các nhà lập pháp lẫn áp dụng pháp luật hình sự. Quả nhiên, tình hình tội phạm môi trường ở Việt Nam đã và đang ngày càng hết sức tinh vi, đa dạng và càng trở nên nghiêm trọng. Thực tế đó đã đặt ra cho các nhà lập pháp hình sự với hai phương án lựa chọn: (1) Quy định pháp nhân là chủ thể của tội phạm hoặc; (2) Sửa đổi cấu thành tội phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Ngày 19-6-2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2010), trong đó có sửa đổi, bổ sung một số quy định các tội phạm về môi trường. Một sửa đổi quan trọng nhất là việc các nhà lập pháp đã gộp các Tội gây ô nhiễm không khí, Tội gây ô nhiễm nguồn nước, Tội gây ô nhiễm đất thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều 182 quy định:

“1. Người nào thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a. Có tổ chức;

b. Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Về bản chất, cấu thành tội phạm của Tội gây ô nhiễm môi trường đã được sửa đổi khác so với cấu thành tội phạm của ba hành vi gây ô nhiễm môi trường trong Bộ luật Hình sự năm 1999 chưa được sửa đổi, bổ sung. Đó là việc các nhà làm luật đã bỏ đi dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính” mà còn vi phạm. Chỉ cần việc xả thải ra môi trường nước, không khí và đất “vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác” thì hành vi đã cấu thành tội phạm. Đây rõ ràng là một tiến bộ vượt bậc về mặt lập pháp. Nó khắc phục được hạn chế về cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa dổi, bổ sung năm 2009 có hiệu lực, vẫn chưa có một báo cáo nào cho thấy một cá nhân nào bị khởi tố về Tội gây ô nhiễm môi trường, mặc dù thực trạng ô nhiễm môi trường vẫn ngày đêm tiếp diễn. Sở dĩ như vậy là vì việc áp dụng Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 còn khá nhiều vướng mắc.

Trước hết, dấu hiệu về mặt khách quan của Tội gây ô nhiễm môi trường là phải có hành vi “thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ”. Hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi kèm theo một trong ba trường hợp sau:

– Vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng, hoặc;

– Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, hoặc;

– Gây hậu quả nghiêm trọng.

– Có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm thông thường vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép từ 05 (năm) lần trở lên;

– Có từ 02 (hai) thông số ô nhiễm nguy hại vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép từ 03 (ba) lần trở lên;

– Có một thông số ô nhiễm thông thường vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép từ 05 (năm) lần trở lên và 01 (một) thông số ô nhiễm nguy hại vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cho phép từ 03 (ba) lần trở lên;

– Có giá trị trung bình của 02 (hai) thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cao nhất từ 06 (sáu) lần trở lên;

– Có từ 02 (hai) thông số vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trở lên và có ít nhất 01 (một) thông số ô nhiễm thông thường vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường từ 10 (mười) lần trở lên;

– Có từ 02 (hai) thông số vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trở lên và có ít nhất 01 (một) thông số ô nhiễm thông thường vượt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường từ 05 (năm) lần trở lên;

– Có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt mức cho phép;

– Có nhiệt độ nước thải lớn hơn 450C.

Tuy nhiên, cũng chưa thể đồng nhất được khái niệm “làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng” được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 và khái niệm “cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” trong Thông tư 07. Ngoài văn bản này ra, chưa có một văn bản nào khác hướng dẫn thế nào là “thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường, phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng, làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây hậu quả nghiêm trọng”. Đó là chưa kể, tại Điểm b Khoản 2 Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định: “Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng khác”. Các dấu hiệu (tình tiết định khung) này cũng chưa được hướng dẫn. Do vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng rất khó để có thể khởi tố về Tội gây ô nhiễm môi trường vì không có cơ sở pháp lý một cách rõ ràng.

Về tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, hiện tại, có một số văn bản hướng dẫn đối với từng nhóm tội phạm trong từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC – VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999; Thông tư liên tịch só 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-9-2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XV “Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình” của Bộ luật Hình sự năm 1999; Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999; Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN & PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08-3-2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, không thể lấy “hậu quả” đã được hướng dẫn đối với các tội phạm trong các lĩnh vực khác để áp dụng cho Tội gây ô nhiễm môi trường.

Khó khăn thứ hai xuất phát từ chủ thể của tội phạm này. Một số quan điểm đã băn khoăn cho rằng câu chữ của điều luật quy định Tội gây ô nhiễm môi trường ghi: “Người nào xả thải” thì nhiều khả năng chúng ta chỉ bắt được người trực tiếp mở van xả thải chứ không bắt được người chỉ đạo mở van đó, thậm chí chỉ đạo xây dựng đường ống ngầm đó thì cũng không bị xử lý được. Do đó, Bộ luật Hình sự nên quy định trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu pháp nhân xa thải2. Luật Hình sự Việt Nam quy định chỉ có cá nhân mới là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, luật không chỉ quy định trách nhiệm hình sự của những người trực tiếp phạm tội mà còn truy cứu trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Trong đồng phạm có 04 loại người là: Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục và người giúp sức. Như vậy, trong trường hợp một người không trực tiếp thực hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường nhưng tham gia với tư cách là người tổ chức, người xúi giục hoặc người giúp sức thì tùy tính chất, mức độ của hành vi cũng sẽ bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm.

Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra khiến các cơ quan tiến hành tố tụng gặp không ít lúng túng là trường hợp những người đứng đầu pháp nhân bị thay đổi. Người đứng đầu mới của pháp nhân vừa được thay thế, nên lấy lý do là “không biết” sự việc xả thải của pháp nhân mình vào thời điểm trước đó và đổ lỗi cho người tiền nhiệm. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không có giải pháp tốt thì sẽ bỏ lọt tội phạm.

Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân chỉ ra rằng, chỉ người nào có hành vi phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Mặt khác, những người đứng đầu pháp nhân có lỗi cố ý đối với việc xả thải và hậu quả ô nhiễm môi trường sẽ bị định tội với vai trò đồng phạm theo các quy định về đồng phạm của Bộ luật Hình sự hiện hành. Xuất phát từ những luận điểm này, khi có vấn đề thay đổi người đứng đầu pháp nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng nên tiến hành các công việc sau:

– Xác định rõ thời điểm xảy ra hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đây là việc làm bình thường giống như tất cả các hành vi phạm tội khác. Khi xác định được thời điểm phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ biết được vào thời điểm đó, người nào đứng đầu pháp nhân và khởi tố người đó. Điều đó là hiển nhiên. Chẳng hạn, sau khi bán nhà, người ta phát hiện trong căn nhà đó có tàng trữ chất ma túy được xác định là có từ thời ông chủ nhà chưa bán nhà. Dĩ nhiên, người chủ cũ phải chịu trách nhiệm trước tiên về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

– Làm rõ vấn đề của người đứng đầu mới của pháp nhân gây ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp anh ta không có lỗi hoặc có lỗi vô ý đối với hậu quả gây ô nhiễm môi trường thì xem như anh ta có chứng cứ ngoại phạm. Trong trường hợp người này có lỗi cố ý (dù là cố ý trực tiếp hay gián tiếp) thì có thể bị khởi tố cũng về hành vi gây ô nhiễm môi trường với hậu quả được xác định trong phạm vi thời gian anh ta đứng đầu pháp nhân. Chẳng hạn, trở lại trường hợp ông chủ nhà tàng trữ trái phép chất ma túy. Ông này bán căn nhà cho người chủ mới nhưng không mang chất ma túy đó đi. Người chủ mới biết được và tiếp tục tàng trữ chất ma túy đó và coi nó như của mình. Dĩ nhiên, ông chủ mới sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Vấn đề sau cùng khiến tác giả bài viết này băn khoăn là tâm lý của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xử lý hình sự đối với người có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Liệu họ có thẳng tay truy cứu trách nhiệm hình sự những người có hành vi gây ô nhiễm môi trường đã cấu thành tội phạm theo Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009? Kể từ khi được quy định trong Bộ luật Hình sự cho đến thời điểm này, các hành vi trực tiếp gây ô nhiễm môi trường chưa từng được xử lý hình sự. Hơn thế nữa, cấu thành tội phạm của tội phạm này cũng chưa được làm sáng tỏ. Thế nên, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ hết sức dè dặt trong việc xử lý hình sự đối với các hành vi này.

Có lẽ thấy trước được vấn đề, ngày 08-7-2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/2010/NĐ-CP quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường. Tại Khoản 3, 4 Điều 3 Nghị định này nêu rõ:

– Phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, nhanh chóng và có hiệu quả.

– Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về môi trường và yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường trong khi thi hành công vụ.

Hy vọng các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan chuyên môn sớm ban hành các văn bản hướng dẫn những dấu hiệu về mặt khách quan của Tội gây ô nhiễm môi trường, như: “Vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng”, “làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Trên cơ sở đó, các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng triệt để quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về Tội gây ô nhiễm môi trường theo tinh thần của Nghị định số 72/2010/NĐ-CP. Có như thế, các hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới dần được khống chế, tạo môi trường trong sạch cho Việt Nam phát triển kinh tế bền vững.

*  TS., Trưởng Bộ môn Luật Tư pháp, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ.

Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2011

Một Số Suy Nghĩ Về Tình Yêu Và Hôn Nhân Gia Đình

Vài nét hiểu về gia đình

Gia đình được xây dựng trên cơ sở hôn nhân. Gia đình bao gồm vợ-chồng, bố mẹ – con cái. Nói đến quan hệ gia đình là nói tới hai quan hệ trên. Các quan hệ khác về gia đình đều quy vào đây.

Gia đình là một tế bào cơ bản của xã hội. Không có gia đình, không có hạnh phúc trong gia đình thì không có hạnh phúc xã hội.

Gia đình là một trong những hình thức của đời sống nhân loại, là một lãnh vực biểu hiện của đời sống đạo đức.

Theo “Luật Hôn nhân và Gia đình” tháng 6-2014:

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

 “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.

Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột”.

Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Quan hệ tình cảm tâm lý (hôn nhân) và quan hệ huyết thống (cha, mẹ và con cái…) là hai mối quan hệ cơ bản của gia đình. Gia đình còn là tổng hoà của các quan hệ khác, cho nên, nó vừa là tổ chức cộng đồng tình cảm – huyết thống, vừa là cộng đồng kinh tế, văn hóa-giáo dục, có một cơ cấu-thiết chế và cách thức vận động riêng.

Gia đình là một giá trị văn hóa của xã hội. Văn hóa gia đình luôn gắn bó, tương tác với văn hóa cộng đồng dân tộc, giai cấp và tầng lớp xã hội trong mỗi thời kì lịch sử nhất định của mỗi quốc gia dân tộc và thế giới. Đồng thời do góc độ xem xét khác nhau, cách tiếp cận của các khoa học khác nhau dẫn đến cách phân loại gia đình, chính sách hay Luật về gia đình có những nét khác nhau.

Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử nhân loại có những hình thức hôn nhân kế tiếp như tạp hôn, đối ngẫu, một vợ – một chồng, đồng thời cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình như gia đình một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.

Dù đã và đang có những sự biến đổi “nhưng về nguyên tắc thì gia đình bao giờ cũng còn lại sự liên hiệp tự nguyện tự giác giữa người đàn ông và người đàn bà với mục đích tổ chức cuộc sống hạnh phúc chung và nuôi nấng con cái” (Trg.190 đạo đức học, tập II).

Vài suy nghĩ về đạo đức trong tình yêu

Tình yêu là sự phát triển cao nhất của tình cảm nam nữ. Ở đây chúng tôi muốn nói tới tình yêu nam – nữ để hướng tới hôn nhân và tình yêu vợ chồng trong gia đình. (Tình yêu gia đình, nói khái quát, là tình yêu giữa cha – mẹ và tình yêu cha mẹ với con cái).  Tình yêu là cơ sở của hạnh phúc gia đình, là một nội dung quan trọng nhất của quan hệ đạo đức trong quan hệ gia đình.

Tình yêu được nảy sinh trên cơ sở:

– Sự ham mê tình dục.

– Sự quyến luyến với nhau do tình cảm thẩm mỹ.

– Lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu và xu hướng chung là ngọn nguồn cơ bản của tình yêu.

– Tình bạn cũng là một cơ sở vững chắc của tình yêu.

– Sự  thủy chung với nhau là một ngọn nguồn cơ bản của tình yêu.

Trước hết xin bàn luận về sự ham mê tình dục trong khuôn khổ của những tập quán hợp lý, lành mạnh và hợp với lợi ích xã hội. Tình yêu đi đến hôn nhân thông thường bắt đầu nảy nở từ sự ham muốn tình dục của hai người. Sự ham muốn và có thể đáp ứng được về tình dục là lý do đầu tiên tiên để tiến tới tình yêu. Trong một chừng mực nào đó thì đây là một cơ sở để phân biệt tình yêu với tình bạn.

Sự quyến luyến với nhau do tình cảm thẩm mỹ. Thẩm mỹ là cái đẹp. Tình cảm thẩm mỹ là những rung cảm của con người do sự hiểu biết, thưởng thức cái đẹp. Bắt đầu từ sự tạo được ấn tượng (cặp mắt xinh, nụ cười đẹp, dáng hoa hậu, dáng rất đàn ông, cặp dò đẹp, nhanh nhẹn, thông minh v.v.. 80% đàn ông, trong cái nhìn, thì đầu tiên họ để ý đến vòng 1 của phụ nữ), từ những việc làm tốt tạo được tình cảm của “đối phương” thì những ghi nhớ, những biểu tượng về người bạn tốt dần dần xuất hiện. Tình bạn với những nét khác thường dần dần hình thành. Tần suất biểu tượng về bạn xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống tinh thần của “đối phương” chính là những biểu hiện đầu tiên của sự nhớ nhung, sự quyến luyến. Những ghi nhớ, những biểu tượng về người bạn trong “đối tượng” nếu được củng cố, nhất là “lửa gần rơm” thì “lâu ngày cũng bén”. Cặp đôi bắt đầu trao nhau những lời nói yêu thương, những nụ hôn ngọt ngào, những sự quyến luyến nhau trở nên hiện thực hơn. Theo hướng như thế thì ngay từ đầu sự quyến luyến nhau đã bao hàm tình cảm thẩm mỹ.

Sự quyến luyến nhau do sự gần gũi nhau về thân thể giữa hai người, xét ở góc độ thuần tuý, thì đó là hiện tượng cặp đôi bẩm sinh vốn có ở động vật. Cho nên, nếu chỉ có ham mê tình dục thì sự ham mê này nói chung chẳng khác gì động vật. Nam, nữ ngay từ cái nhìn đầu tiên đã có thể quyến luyến nhau bởi họ thích nhau về một số khía cạnh nào đó về ngoại hình, tài năng là chuyện bình thường. Nhưng nếu trong nó đã bao hàm tình cảm thẩm mỹ về phẩm chất, đạo đức thì đó là cái nhìn đầu tiên để đi đến tình yêu đúng đắn. Ví dụ: Bạn gái thích “cặp dò” của bạn trai không phải thuần tuý là cặp dò đẹp mà chính vì anh ta ghi được nhiều bàn thắng. Người ghi được nhiều bàn thắng là do được đồng đội kiến tạo. Đó là biểu hiện của một phong cách tập thể, tính tập thể, sự đoàn kết, biểu hiện một phẩm chất đạo đức cần có và cao quý trong đời sống xã hội nhất là trong thời hiện đại. Mặc dù bạn gái chưa định hình được nhưng thực chất bạn đó đã bị trinh phục bởi phẩm chất của bạn trai.

Nếu chỉ thấy tình yêu là sự ham mê tình dục và sự quyến luyến đơn thuần về thể xác thì đó là một tình yêu ngay từ đầu đã mang tính vụ lợi, là sai lầm. Tình yêu kiểu đó không thể tồn tại lâu bền, bởi vì không phải lúc nào người bạn tình cũng đáp ứng được điều đó, hơn nữa chúng sẽ giảm đi theo thời gian vì tuổi tác và sức khoẻ. Các nhà ly hôn học đã tổng kết: sự đòi hỏi thái quá của bạn tình là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Vì vậy sự ham mê tình dục và sự quyến luyến phải trong khuôn khổ của những tập quán hợp lý, lành mạnh và hợp với lợi ích xã hội, phải được xây dựng trên tình cảm đẹp, tình cảm thẩm mĩ. Để liên tưởng vấn đề này, bạn hãy thử so sánh nụ hôn của một cô gái thất học, ước mộng giàu sang, với một người chồng nước ngoài nhờ mối lái, với nụ hôn của một cô gái gặp người yêu bảo vệ Trường Sa hoàn thành nhiệm vụ trở về có gì khác nhau? Nếu trong ham mê tình dục, sự quyến luyến có được cùng với tình cảm thẩm mĩ, có sự chiều chuộng, có sự biết ơn nhau, có sự tôn trọng và thủy chung thì ham mê tình dục có thể suy giảm nhưng giá trị tinh thần của nó không giảm.

Trong tình yêu thường rất hiếm hoi có sự thích nhau do sự “hoàn hảo”, bởi “nhân vô thập toàn”, bởi “nồi tròn thì đậy vung tròn, nồi méo vung méo xoay quanh cũng vừa. Đặc biệt người ta thích thú nhau về “cái nết” chứ không phải vì “cái đẹp”, vì “cái nết đánh chết cái đẹp”, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Cho nên bạn đừng bao giờ ảo tưởng tới mức đòi hỏi một ai đó phải hoàn hảo trong tập thể, trong tình yêu, gia đình. Mỗi người có thế mạnh, có yếu điểm nên họ cần được bổ sung, được bổ khuyết để tạo nên sự hoàn hảo trong cuộc sống chung.

Lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu và xu hướng chung là ngọn nguồn cơ bản của tình yêu. Trong tình yêu, trong tình cảm vợ chồng, điều làm họ có thể gắn bó với nhau suốt cuộc đời đó là vì họ có chung những lợi ích tinh thần: Lý tưởng đạo đức, thị hiếu và xu hướng chung.

Nói như thế không phải coi thường vật chất. Những lợi ích vật chất chung là rất quan trọng, vì “có thực mới vực được đạo”, vì nó là một nền tảng cho tình yêu, cho duy trì cuộc sống chung. Nhưng nếu “Thuận vợ, chuận chồng” thì “biển Đông tát cạn”, nếu không “thuận” thì sẽ vô vàn những rạn nứt, những bất hạnh trong cuộc sống chung. Người làm ra của cải nhưng ở đây là “Thuận,” cả hai mới làm ra của cải.

Những nhu cầu vật chất thực chất, cũng như ở động vật, là nhu cầu để tồn tại. Cái nhu cầu mang tính PHÁT TRIỂN, mang tính NGƯỜI, mang bản chất xã hội, là nhu cầu tinh thần, tình yêu, là sự bình yên trong đời sống tinh thần. Trong chế độ ta, theo một nghĩa chân chính, ai rồi cũng có việc làm, có gia đình, rồi mọi gia đình đều sẽ đầy đủ về vật chất: một mái nhà, một cái xe, vài bữa ăn trong ngày v.v. Bạn hãy cảm nhận hạnh phúc là những thành quả do thuận vợ thuận chồng tạo nên. Đừng ảo vọng về những cái mình không thể có được. Bạn có bình yên trong tư tưởng không nếu của cải vật chất không phải do bàn tay bạn tạo ra. Bạn có hạnh phúc không nếu có nhà cao cửa rộng, xe con lộng lẫy… do bạn tình của bạn đưa lại, nhưng bạn là người thất học, không nghề nghiệp, hoàn toàn sống lệ thuộc, mất tự do. Nhớ câu thơ Bác Hồ: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng nào bằng mất tự do”.

Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, tình yêu khác nhau về giới hạn. Nhu cầu vật chất trong gia đình, theo một nghĩa nào đó, chỉ có giới hạn. Bạn đang khát nước, bạn sẽ uống được được vài ly là thoả mãn. Nhu cầu cho đời sống tinh thần, tình yêu thì lại khác, nó là vô hạn. (Nền tảng của đời sống tinh thần là sự bình yên trong gia đình, trong tâm hồn mỗi người để nuôi – dạy, vui vầy cùng con cái, là vợ chồng chăm sóc nhau, vui cùng con cháu lúc tuổi già. Đó là nhu cầu thường xuyên, là tối cao, là hạnh phúc là đích đến đích thực của nhiều thế hệ. Tất nhiên mọi cái đều có những biến đổi theo thời gian). Tài sản vật chất của gia đình nhìn chung chỉ có hạn, có thể vơi cạn, có thể phân chia khi ly hôn. Tài sản, nhu cầu tinh thần thì vô hạn, không mất đi mà ngày càng nâng cao về số và chất lượng. Dù có ly hôn thì những lợi ích, những tài sản tinh thần do tình yêu, hôn nhân đã đưa lại vẫn mãi mãi trường tồn, không bị sẻ chia.

Sự thiếu thốn về vật chất trong một thời điểm nào đó không phải là điều đáng sợ. Cái đáng sợ nhất trong đời sống con người đó là thiếu tình yêu. Sự thiếu thốn vật chất thường là nguyên nhân của những sự xung đột, sự strees. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn không nghèo nàn, không thiểm cận về thị hiếu thẩm mỹ, về tình yêu.

Nếu lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu thẩm mỹ của hai người mà không “phù hợp”, không hài hoà với nhau, không bổ sung cho nhau, đối lập nhau thì cuộc sống sẽ là sự chịu đựng, mất tự do về tinh thần, nó sẽ trở thành nguyên nhân âm ỉ của những xung đột, những stress, hậu quả là có thể dẫn đến tình yêu tan vỡ, đến ly hôn. Tất nhiên ly hôn hợp lý là tốt đẹp cho cả hai người, cho xã hội.

Cái tạo nên lý tưởng đạo đức chung, những thị hiếu thẩm mỹ là trình độ văn hóa và trí tuệ. Văn hóa và trí tuệ lại là kết quả phát triển của hai quá trình: “tổng hoà mối quan hệ xã hội” và văn minh của nhân loại. Trong phần này chỉ xin nêu lên một khía cạnh nào đó của hai quá trình nêu trên, đó là sự hoà hợp với nhau trên cơ sở bình đẳng. Điều này thể hiện:

– Mỗi người đều TỰ NGUYỆN giảm cá tính, bổ khuyết, bổ sung, cống hiến cho nhau tạo nên sự HOÀ HỢP. Khi mới yêu nhau người ta thường được quấn hút bởi tiếng gọi đồng nhịp của “con tim”, người đàn ông hết lòng chiều chuộng bạn gái. Theo thời gian, cặp đôi dần dần giáp mặt với từng chân tơ kẽ tóc của cuộc sống, với các quan hệ hiện thực (mà thường thì nó rất khác với nhận thức của tuổi trẻ, lúc chưa có vợ hoặc chồng); tính gia trưởng của người đàn ông, những cá tính, tính ích kỷ của mỗi người bộc lộ, những nhu cầu mới dần dần xuất hiện. Chúng thử thách và đòi hỏi sự điều chỉnh cá tính, sự bổ sung những khiếm khuyết để tạo nên sự hoà hợp với nhau, cho nhau. Khoảng 70% cặp đôi tan vỡ trong các cặp đôi ly hôn là trong 10 năm đầu sau hôn nhân là do không thể điều chỉnh cá nhân tạo nên sự hoà hợp.

– Phải biết ơn nhau, vì nhau. Cũng như cấu tạo của một hệ thống, bao giờ cũng có những yếu tố quan trọng có yếu tố ít quan trọng v.v. Nhưng trong hệ thống cũng như trong tình yêu, trong gia đình, vai trò quan trọng của yếu tố này là do yếu tố kia mang lại, do yếu tố kia quy định. Mỗi người không nên nói ai quan trọng hơn ai, ai có công nhiều hơn ai. Cây Trầu và Cau quấn quýt tạo nên cặp đôi. Nhưng trong tình yêu, hôn nhân không thể nói ai là Trầu, ai là Cau, ai phải quấn quanh ai, mà chúng có sự chuyển hoá, thay đổi cho nhau về vị trí vai trò trong những quan hệ cụ thể. (Thực tế chỉ ra: không có Trầu thì người ta chặt Cau đi, lúc đó Cau đừng tự phụ mình làm trụ cột cho trầu quấn quanh).

Mặt khác vai trò của các yếu tố, của mỗi người, luôn có sự thay đổi do môi trường thay đổi. Lúc này yếu tố này là quan trọng nhưng trong lúc khác, hoàn cảnh khác thì yếu tố kia lại quan trong hơn. Vậy nên rất cần sự biết ơn, cần vì nhau trong cuộc sống chung.

– Cần nhận rõ nguồn gốc của những sự thay đổi trong quan hệ gia đình, của sự bình đẳng. Yếu tố quyết định sự thay đổi của tình yêu, của quan hệ trong gia đình là sự biến đổi, văn minh hơn lên của môi trường xã hội, chế độ xã hội. Trong xã hội nông nghiệp, thì tài sản chính của gia đình là ruộng đất, ở nông thôn. Người phụ nữ về nhà chồng hoàn toàn phụ thuộc vào tài sản của nhà chồng, do đó họ cũng lệ thuộc, yếu thế, gắn với nhiều quy phạm đạo đức phù hợp với hoàn cảnh thời đó. Khi xã hội dần chuyển sang xã hội công nghiệp thì tài sản của thế hệ trẻ để chuẩn bị kiến lập một gia đình chuyển dần dần sang tri thức, nghề nghiệp, nhiều người chuyển dần ra thành thị. Sự thực hiện bình đẳng nam nữ trong gia đình được xây dựng trên cơ sở kinh tế mới là nền tảng căn bản làm nhiều quan hệ gia đình và xã hội dần dần thay đổi. Việc thay đổi nhanh hay chậm trong mỗi gia đình tuỳ thuộc vào họ ở nông thôn hay thị trấn, huyện lị, tỉnh lị, hay đô thị lớn, vào thu nhập cao hay thấp và một số yếu tố cụ thể khác của mỗi gia đình. (18 thôn vườn trầu rộng lớn, nổi tiếng ở TP HCM hiện nay đã không còn tồn tại do điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi).

Những yếu tố ảnh hưởng trong ngắn hạn như người phụ nữ mang bầu, nuôi con nhỏ, người chồng bị ốm nặng một thời gian v.v. đều được giải quyết trên cơ sở bình đẳng trong trách nhiệm của mỗi thành viên gia đình. Người phụ nữ cần khắc phục dần, huỷ bỏ sự tự ty rằng: cần nương tựa vào một người đàn ông. Ngược lại người đàn ông cũng phải từ bỏ quan niệm về vai trò duy nhất mình là trụ cột gia đình, từ bỏ tính gia trưởng. Mỗi người không phải lệ thuộc nhau mà vì nhau, phục vụ nhau nương tựa nhau trên tình trung thuỷ, tình nghĩa vợ – chồng. Đến một độ nào đó của tuổi già, không còn sức khoẻ phục vụ nhau, thì một trong những nơi mơ ước của họ có thể là một trung tâm chăm sóc cho người già.

– Đừng đơn giản trong đánh giá nguyên nhân – kết quả trong quan hệ gia đình. Khi nhìn kết quả ta không thể nhìn một kết quả do một nguyên nhân mà là do nhiều nguyên nhân. Nếu tách riêng ra thì ta có thể cho rằng cái này là kết quả, cái kia là nguyên nhân, nhưng khi đặt cúng trong một hệ thống có sự vận động liên tục thì kết quả và nguyên nhân luôn chuyển hoá cho nhau, cái này là kết quả nhưng nó lại là nguyên nhân tạo ra cái kia. Trong đời sống gia đình cũng vậy, đừng vội vã kết luận nguyên nhân xảy ra một việc gì đó là một và chỉ là một cái gì đó. Hãy biết ơn nhau để vì nhau, đừng chỉ thấy mình là người đưa lại hạnh phúc cho người kia.

– Đừng đòi trả ơn, hãy từ bỏ tính vũ phu, gia trưởng. Khi đã nói hai người phải bổ khuyết cho nhau, cũng như trong tình bạn, trong tình yêu, gia đình cũng đừng đòi hỏi người khác phải trả ơn, phải yêu mình. Bởi lẽ, cuộc sống gia đình đó là tình cảm, là sự tự nguyện. Bạn phải là người làm những việc tốt một cách tự nguyện, thì bạn sẽ được đền ơn bằng sự tự nguyện. Điều đáng trách nhất của không ít người đàn ông là có tính vũ phu, là gia trưởng. Đó là thói xấu được “di truyền” ở những thế hệ đàn ông kể từ khi có chế độ phụ hệ. Ngay khi mới “chiếm” được tình yêu của bạn gái là thói xấu đó đã có thể bộc lộ ở không ít người. Đó là điều đàn ông cần từ bỏ. Mặt khác mỗi người phụ nữ hãy khôn ngoan, nên trở thành một chiếc “điều hoà nhiệt độ” trong tình yêu, trong gia đình. Người phụ nữ không nên “cương” lên khi thói xấu của người đàn ông bộc lộ (chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa), đừng mong ai thắng, ai thua. Nếu xảy ra xung đột, cả hai vợ chồng đều thua.

Tóm lại, tình yêu nếu biết hoà hợp với nhau trên cơ sở bình đẳng (tự nguyện giảm cá tính, bổ khuyết, bổ sung, cống hiến cho nhau tạo; biết ơn nhau, vì nhau; nhận rõ nguồn gốc của những biến đổi, của sự bình đẳng trong quan hệ gia đình; đừng đơn giản trong đánh giá nguyên nhân – kết quả; đừng đòi trả ơn, hãy từ bỏ tính vũ phu, gia trưởng), không bị ràng buộc bởi những lợi ích vật chất và tình dục đơn thuần, của sự mê tín, thì đó chính là cơ sở đạo đức của hôn nhân chính đáng.

Phần viết tiếp theo sẽ nêu lên suy nghĩ về yêu trung thuỷ, trong sạch, chân thành, sự phù hợp về tính cách.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Một Vài Suy Nghĩ Về Chỉ Tiêu Gdp Xanh

Để đo lường kết quả tổng hợp của quá trình hoạt động sản xuất của một địa phương hoặc toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong một khoảng thời gian nào đó: 1 tháng, một quý hoặc 1 năm người ta thường dùng chỉ tiêu GDP. Hiện nay, một số nhà kinh tế còn nhắc tới chỉ tiêu GDP xanh (Green GDP). Vậy Green GDP là gì? Quả thực, đến nay chưa có một khái niệm chính thức về chỉ tiêu này và các nhà thống kê cũng chưa xây dựng nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu một cách cụ thể.

Xuất phát từ tên gọi của chỉ tiêu, chúng tôi cho rằng, GDP xanh là phần GDP còn lại sau khi khấu trừ một phần chi phí cần thiết để phục hồi môi trường do hậu quả của quá trình tái sản xuất gây ra.

GDP xanh = GDP – Chi phí để phục hồi lại môi trường như đầu kì kế toán (nói cách khác là toàn bộ các khoản chi phí nhằm tái tạo môi trường như trước khi bước vào chu kì sản xuất diễn ra).

Sự xuống cấp của môi trường do 2 nhóm nguyên nhân:

Một là nhóm các nguyên nhân do kết quả của quá trình phát triển sản xuất: để tái sản xuất mở rộng người ta cần huy động các nguồn lực vào sản xuất nhiều hơn; phải thải ra môi trường nhiều chất thải hơn ở tất cả các dạng: Thể rắn, thể lỏng, thể khí…

Hai là nhóm các nguyên nhân do sinh hoạt của dân cư tạo ra: Đó là các chất thải sinh hoạt hàng ngày. Nó cũng có cả chất thải rắn, khí và nước.

Môi trường sống đang trở thành vấn đề toàn cầu, nó trở thành nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi sự phối hợp của cả nhân loại. Trong quá trình tái sản xuất con người cần sử dụng nguồn lợi tự nhiên là một trong 3 yếu tố đầu vào: Lao động; vốn và tài nguyên thiên nhiên.

Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn. Trong số các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể chia làm 2 nhóm:

– Nhóm thứ nhất bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên một khi đã sử dụng cho sản xuất nó bị mất đi mà con người không thể tái tạo được nguồn lợi đó nữa. Ví như các loại khoáng sản: than đá, quặng kim loại, dầu mỏ…

– Nhóm thứ hai bao gồm những nguồn tài nguyên mà con người sau khi sử dụng có thể tái tạo ra nó, làm sạch nó như: tài nguyên rừng, tài nguyên thuỷ sản, độ màu mỡ của đất đai, không khí, nguồn nước, khoáng sản, đất đai…

Sau khi đã sử dụng tài nguyên cho quá trình tái sản xuất có thể tái tạo được nguồn tài nguyên đã bị khai thác hoặc không thể tái tạo ra nó. Như vậy, bộ phận tài nguyên không thể tái tạo được sẽ vĩnh viễn bị mất đi.

Theo thông lệ quốc tế, hiện nay, GDP được tính toàn bộ kết quả đã làm ra không loại trừ phần tài nguyên mà con người đã khai thác và không loại trừ chi phí cần thiết để khôi phục lại môi trường. Ví như khi khai thác dầu khí sẽ làm tăng GDP nhưng chính nó lại làm mất đi nguồn tài nguyên quý giá mà con người đã sử dụng (khai thác). Thậm chí nếu như trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến…bị sự cố làm tràn dầu, làm ô nhiễm môi trường nước, không khí… thì người ta còn phải chi phí thêm để khắc phục hậu quả đó. Song những chi phí này lại làm tăng GDP.

– Có cơ sở khoa học để đánh giá đúng đắn thực chất tăng trưởng GDP

– Để tăng trưởng 1% GDP cần phải tái đầu tư lại để phục hồi môi trường sống bao nhiêu trong số đó? Đây là căn cứ quan trọng để xác định mức thuế môi trường cho các lĩnh vực kinh tế.

Hiện nay ở một số quốc gia có trình độ phát triển cao còn gắn tiêu dùng với môi trường. Họ chỉ nhập khẩu sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 14000 mà theo đó quy trình sản xuất phải gắn với việc bảo vệ môi trường để tạo ra sản phẩm xanh.

Ảnh hưởng của kết quả sản xuất đến môi trường diễn ra theo 2 xu hướng khác nhau: vừa tích cực, vừa tiêu cực. Để tính được GDP xanh cần biểu hiện tất cả các ảnh hưởng đó bằng tiền. Với những ảnh hưởng tích cực sẽ cộng vào và với ảnh hưởng tiêu cực sẽ trừ đi trong GDP.

Tác động tích cực của hoạt động sản xuất đến môi trường(kết quả hoạt động của con người làm tốt hơn môi trường)

A. Có những hoạt động sản xuất làm cho môi trường được cải thiện, kết quả này đã được tính vào GDP. Chẳng hạn, hoạt động phủ xanh đất trống đồi núi trọc của chương trình 237 hoặc 723. Những kết quả của chương trình này đã được tính vào VA của ngành lâm nghiệp.

B. Có những hoạt động làm tăng chất lượng môi trường nhưng chưa hạch toán kết quả đó vào một ngành kinh tế hoặc dịch vụ nào như:

+Hoạt động cải tạo đồng ruộng, thau chua rửa mặn, làm ruộng bậc thang để chống xói mòn đất. Nếu xét trực tiếp thì đây là những khoản đầu tư để tạo ra giá trị tài sản cố định. Xét một cách gián tiếp thì giá trị đó được thu hồi thông qua việc nâng cao năng suất cây trồng.

+Những hoạt động làm xanh, sạch, đẹp đường phố; làng quê.. cũng làm tăng GDP xanh, góp phần nâng cao chất lượng của cuộc sống. Song kết quả đó nên tính toán như thế nào còn là vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu.

Tác động tiêu cực đến môi trường

Xác định thiệt hại môi trường và tái tạo lại môi trường mà chúng tôi đề cập ở đây chỉ giới hạn trong số tài nguyên có thể tái tạo được. Đối với loại tài nguyên và môi trường không thể tái tạo được coi như cân bằng giữa tăng GDP với tiêu dùng tài sản tích luỹ của tài sản không do sản xuất nguồn tự nhiên.

Xác định mức độ ảnh hưởng tiêu cực của nó đến môi trường bằng 3 phương án

Phương án 1: Xác định tổng thiệt hại của môi trường để khấu trừ vào GDP

Trong đó:

T- tổng thiệt hại của môi trường năm tính toán

Q i – Lượng thiệt hại loại tài nguyên thứ i (i = 1,2,…,n)

T i – Chi phí để phục hồi 1 đơn vị tài nguyên thứ i

Lượng thiệt hại của từng loại tài nguyên được xác định qua tài liệu thống kê lượng chất thải từng loại đã thải ra hàng ngày của các ngành kinh tế. Về chi phí để phục hồi một đơn vị tài nguyên bị thiệt hại có thể căn cứ vào định mức chi phí (đối với các hoạt động trồng rừng, thau chua rửa mặn, xử lý chất thải rắn, chất thải nước…). Với phương pháp này đảm bảo tính chính xác cao.

Thiệt hại của môi trường = hi phí để làm sạch môi trường thực tế đã chi ra + Chi phí để mua sắm, lắp đặt thiết bị để xử lý môi trường + Chi phí để vận hành máy móc thiết bị trong kì tính toán

Số tiền chi phí để mua sắm thiết bị và chi phí để làm sạch môi trường là số thực chi của năm tính toán.

Tính theo phương án 2 đơn giản hơn song độ chính xác bị hạn chế vì: hiện nay chi phí để phục hồi môi trường còn quá ít ỏi. Thông thường số này thấp hơn nhiều so với nhu cầu phải chi để tái tạo môi trường. Theo điều tra của Vụ công nghiệp TCTK tiến hành năm 1999 thì số chi này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong VA của ngành – xét trên cơ sở thông tin điều tra của Vụ Công nghiệp – TCTK tiến hành với sự trợ giúp của UNIDO – là (1,4% = 680,9/48332,8): Tổng chi phí cho mua sắm thiết bị 110,3 tỷ đồng; chi phí cho vận hành 570,6 tỷ đồng; VA của ngành là 48332,8 tỷ đồng. Thực tế hiện nay đa số các cơ sở sản xuất chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, nhiều đơn vị vi phạm những quy định về bảo vệ môi trường. Đến nay, cả nước có 20 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14000 thì tất cả là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước.

Trên cơ sở tính toán của phương án 2 tiến hành cộng thêm 1 lượng tiền tệ thích hợp để tẩy rửa các hoá chất độc đã sử dụng trong sản xuất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoá chất độc cuả các nhà máy… cộng với chi phí cần có để xử lý cho số chất thải chưa được xử lý.

Phân loại thiệt hại tài nguyên và môi trường để xác định tổng thiệt hại trong GDP

Thiệt hại tài nguyên và môi trường có thể chia ra thành thiệt hại ẩn và thiệt hại hiện.

– Thiệt hại ẩn: Là những thiệt hại làm tổn thất đến tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống mà ta không thể quan sát được, không thể tính thành tiền các thiệt hại một cách cụ thể như:

– Ô nhiễm không khí

– Làm đột biến gien cây trồng hoặc vật nuôi

– Làm thay đổi cấu tầng đất

– Gây ra tình trạng thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa lụt, hoặc nắng hạn gây ra cháy rừng; nước mặn xâm thực sâu vào đất liền ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, nuôi thả tôm, cá nước ngọt

– Ô nhiễm nguồn nước thải làm chậm phát triển cây trồng hoặc vật nuôi

– Nhiễm bẩn nguồn nước phục vụ cho sản xuất hoặc sinh hoạt của dân cư do sử dụng nhiều hoá chất trong nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc tẩy, nhuộm, thuộc da trong công nghiệp…

– Gây tổn hại chất lượng sản phẩm của công nghiệp chế biến do sử dụng nguồn nguyên liệu có dùng các chất kích thích tăng trưởng

– Khai thác nước ngầm làm hạ thấp mạch nước ngầm, lún nền đất

– Khai thác tài nguyên khoáng sản gây ô nhiễm nguồn nước (dầu khí), bốc đất đá để khai thác than, quặng… làm mất một phần diện tích đất canh tác hoặc đất rừng, gây ô nhiễm môi trường

– Khai thác không hợp lý đất ngập mặn ven biển làm giảm nguồn thức ăn làm cho nguồn hải sản bị suy giảm

– Hoạt động của công nghiệp làm tăng độ nhiễm bẩn không khí, nước; gây ra mưa axit

– Công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng làm thay đổi dòng chảy, gây xói mòn đất

– Công nghiệp chế biến (nhất là chế biến lương thực thực phẩm…) chất thải vào không khí, nước gây ô nhiễm môi trường

– Chất thải do sử dụng hoá chất dùng để chế biến (thuộc da, SX hoá chất…) gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của dân cư…

– Ảnh hưởng việc phát triển thuỷ điện đến sự thay đổi khí hậu, thời tiết, vũ lượng… và tác động của các sự thay đổi trên đến quy mô SX nông lâm, công nghiệp…

– Thiệt hại hiện: Làm tổn hại đến môi trường mà ta có thể quan sát được và có thể tính thành tiền các thiệt hại như:

– Lượng tài nguyên (gỗ, khoáng sản kim loại và phi kim loại đã khai thác)

– Diện tích rừng bị cháy

– Diện tích rừng bị chặt hạ

– Diện tích đất bị rửa trôi lớp đất màu

– Khối lượng đất màu bị rửa trôi

– Diện tích rừng đầu nguồn bị chặt phá

– Diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn do sử dụng đất không đúng kỹ thuật, không đúng quy hoạch (như tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi tôm nước mặn)

– Diện tích đất bị bạc màu do bón nhiều phân hoá học

– Lượng phân hoá học đã sử dụng trong năm

– Lượng thuốc hoá học đã sử dụng trong năm :

Trong đó: Thuốc diệt cỏ

Thuốc diệt sâu bệnh

– Lượng phân hoá học đã sử dụng trong năm

Trong đó: Chủng loại và số lượng các loại hoá chất độc cấm không được sử dụng trong nông nghiệp nhưng ở địa phương còn sử dụng như: DDT, Phulvatôc, 666…

Đối với hoạt động công nghiệp

– Lượng chất thải nước cần phải xử lý

– Lượng chất thải rắn cần phải xử lý

– Lượng chất thải khí cần phải xử lý

– Diện tích cây trồng bị chết do chất thải công nghiệp (VD: Do khí thải của các lò gạch, do chất thải của nhà máy hoá chất, xăng dầu tràn ra làm chết cây trồng, làm ô nhiễm nguồn nước, làm cho đất không thể trồng trọt được)

– Diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản bị thiệt hại do SXCN gây ra: Nước thải, khí thải bị ô nhiễm nặng không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông, ngòi, biển… gây tác động xấu đến kết quả của các hoạt động nuôi trồng hoặc đánh bắt thuỷ, hải sản…

– Ảnh hưởng việc phát triển thuỷ điện đến sự thay đổi quy mô đất dùng vào SX nông lâm, công nghiệp…

Quan niệm về tái tạo môi trường và sự thiệt hại môi trường cần loại khỏi VA hoặc GDP

Là phục hồi lại môi trường của những lĩnh vực có thể tái tạo được. Ví như, khi chặt rừng, con người phải trồng lại diện tích đã bị chặt phá đó.

Có những loại thiệt hại con người không thể tái sinh ra được như khoáng sản: dầu mỏ, than đá, quặng các loại… Những thiệt hại môi trường của loại này chỉ tính những khoản như ô nhiễm nguồn nước, không khí… mà thôi. Không nên coi những tài nguyên lấy ra từ lòng đất đều là thiệt hại môi trường mà con người đều phải tái tạo. Nếu quan niệm như vậy sẽ có 2 vấn đề khó giải quyết.

Một là, có những khoản thiệt hại tài nguyên và môi trường không thể tái tạo được: với loại này là vô giá, không thể khấu trừ bao nhiêu chi phí để tái tạo ra nó được.

Hai là, nếu khấu trừ giá trị khoáng sản đã khai thác được ra khỏi VA (nếu tính theo ngành); GDP (xét trên phạm vi toàn bộ nền KTQD) thì kết quả tính toán không phù hợp với nguyên tắc tính toán chung của hệ thống SNA.

Bạn đang xem bài viết Một Số Suy Nghĩ Về Thuật Ngữ Thị Trường Dịch Vụ Tài Chính trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!