Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Hợp Đồng Dịch Vụ Logistics Ở Việt Nam Hiện Nay mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết đề cập đến những vấn đề chung của hợp đồng dịch vụ logistics, trong đó làm rõ khái niệm, đặc điểm để làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về hợp đồng dịch vụ logistics trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: Hợp đồng dịch vụ logistics, hệ thống pháp luật, Việt Nam.
1. Đặt vấn đề
Quan hệ kinh doanh dịch vụ logistics được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng. Đây cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh. Một hợp đồng được soạn thảo chặt chẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro, bất lợi trong quá trình thực hiện. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc soạn thảo hợp đồng, trừ một vài doanh nghiệp lớn. Hầu hết các doanh nghiệp trước khi ký một hợp đồng nào đó thường vào mạng internet tìm một vài hợp đồng mẫu mà không biết rằng không có một hợp đồng chuẩn mực nào cho mọi mối quan hệ trong kinh doanh. Vì thế khi tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp gặp rất nhiều bất lợi do hợp đồng quy định không đúng hoặc không đầy đủ, chưa kể đến việc đối tác có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên còn lại để đưa vào những điều khoản có lợi cho bên họ mà bất lợi cho bên kia.
2. Khái niệm hợp đồng dịch vụ logistics
Trong cuốn sách “Global Logistics and Supply Chain Management” của nhóm tác giả John Mangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and Rouya Javadpour chỉ ra rằng: Những thập niên gần đây, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xu hướng thuê ngoài dịch vụ logistics (Outsourcing of logistics services) của các công ty tăng nhanh. Họ tập trung vào các hoạt động cốt lõi và từ bỏ phương thức giao nhận tự cung tự cấp (own-account transportation) mà chuyển giao việc này cho bên thứ 3 (third party transportation). Xu hướng mới này làm tăng loại hình các công ty hoạt động dịch vụ như vậy và người ta gọi đó là các nhà cung cấp dịch vụ logistics- LSPs (logistics service providers). Cuốn sách nêu lên sự khác biệt giữa LSPs và 3PLs. 3PLs: Third party logistics companies (Các công ty dịch vụ logistics bên thứ 3), thậm chí cũng có thể là 4PL, 5PL khi 3PL phát triển ở mức độ cao hơn cùng với việc ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử). Các công ty logistics 3PLs giống như DHL, UPS, Kuehne+Nagels… là những công ty giao nhận cung cấp nhiều dịch vụ tích hợp được gọi là công ty dịch vụ logistics bên thứ 3- 3PL).
Sự khác biệt giữa LSPs và 3PLs: LSPs cung cấp một hoặc nhiều các dịch vụ logistics. LSPs có thể là các hãng vận chuyển hoặc các công ty giao nhận. Khi các công ty này đảm nhận hoạt động tích hợp nhiều dịch vụ trong chuỗi logistics thì được gọi là 3PLs. Như vậy, 3PLs là LSPs tích hợp chuỗi logistics. LSPs có thể là 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong tổng thể ngành logistics.
Trong một cuốn sách tựa đề The handbook of Logistics Contract (Sổ tay hợp đồng logistics):, Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006 có đoạn viết: Về mặt khái niệm, có thể định nghĩa hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng dưới tên một bên thứ ba, gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba – 3PL, chịu trách nhiệm trước một bên khác để cung cấp các dịch vụ logistics mà họ cần về sau, đổi lại nhà cung cấp được trả những lợi ích kinh tế khác. Điều quan trọng để đưa ra định nghĩa một cách rõ ràng như vậy vì sự đa dạng của hoạt động này có thể bao gồm, giới hạn dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ này có thể được yêu cầu và sẽ làm mất đi tính tự nhiên của cụm từ “logistics”.
3PL – Third party logistics: Người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận, 3PL gồm nhiều các dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.
Theo pháp luật Việt Nam, tại điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Luật Thương mại năm 2005 quy định: Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy, HĐDV thể hiện tính thương mại rõ ràng. Cung ứng dịch vụ là hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bên cung ứng thực hiện việc cung ứng để thu lợi nhuận và bên còn lại trả tiền.
Việc thành lập công ty 3PL là rất cần thiết, giống như một số nước khu vực là Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất. Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ cần phải nhờ đến các 3PL làm việc với hãng vận tải. Các công ty 3PL sẽ gom hàng từ nhiều đơn hàng nhỏ thành đơn hàng lớn và làm việc với hãng tàu vận tải để lấy được giá tốt hơn cho đơn hàng đó. Công ty 3PL sẽ làm giảm được chi phí vận tải hơn cho các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ). Khi thuê doanh nghiệp 3PL thì các công ty xuất nhập khẩu ủy quyền cho 3PL làm các khâu trong chuỗi logistics như vận chuyển, các thủ tục thông quan, lưu kho, bãi, xin giấy phép xuất nhập khẩu, đóng thuế xuất nhập khẩu…
3. Đặc điểm cơ bản của hợp đồng dịch vụ logistics Thứ nhất: HĐDV logistics là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù.
Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù. Đây là sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thể, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận. Trường hợp một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng quy định bên A có nghĩa vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ định. Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A (nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền của bên B). Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
Tính đền bù trong HĐDV logistics được thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Phí dịch vụ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng dịch vụ không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ. Khi có vi phạm nghĩa vụ, bên sử dụng dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình). Ví dụ, hợp đồng quy định: Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ trong tháng đó, bên cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là dừng việc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng, tính lãi phạt số tiền chậm trả theo thỏa thuận trong hợp đồng…
Thứ hai: Chủ thể của hợp đồng.
Bên làm dịch vụ phải là doanh nghiệp, còn khách hàng có thể là doanh nghiệp hoặc là cá nhân. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hoạt động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, do đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này, tùy từng loại dịch vụ sẽ có các điều kiện kinh doanh khác nhau. Ví dụ, thương nhân thành lập công ty đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan, thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi, thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển… Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Chủ thể có thể một bên là pháp nhân nước ngoài trong trường hợp bên thuê dịch vụ logistics sử dụng dịch vụ của các đối tác nước ngoài.
Đối tượng của HĐDV logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa như: tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các dịch vụ được Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Thứ năm: Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics.
HĐDV logistics là toàn bộ các điều khoản mà các bên đã giao kết trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí, dựa trên các quy định của pháp luật.
LTM 2005 không quy định cụ thể về các nội dung chủ yếu của HĐDV logistics nhưng với tính chất của hợp đồng dịch vụ thì HĐDV logistics có các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng, phí dịch vụ, điều khoản thanh toán, thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ, quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ, kết quả của dịch vụ, chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại, giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ, chấm dứt hợp đồng dịch vụ, các trường hợp bất khả kháng, cơ chế giải quyết tranh chấp, hiệu lực của hợp đồng…
4. Kết luận
HĐDV logistics là một công cụ, là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện và quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua hợp đồng, doanh nghiệp xác định được chi phí giá cả trong một thời gian nhất định, tránh được những rủi ro tiềm ẩn xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Các HĐDV logistics là các dịch vụ thuê ngoài bên thứ ba (third party outsourcing), tập trung giúp công ty quản lý tài nguyên, tiết kiệm chi phí. Những công ty thực hiện HĐDV logistics sẽ đảm nhiệm các công việc bao gồm lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng, thiết kế cơ sở vật chất cần thiết, nhập kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa, xử lý và quản lý đơn hàng, thậm chí có thể quản lý dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những ví dụ điển hình nhất về các công ty thực hiện hợp đồng logistics có thể kể đến là: Kuehne + Nagel, Exel, Genco và DHL, BD Shenker, Vinatrans, Germandept, Yusen , PTV, SDS logistics… Ở Việt Nam, thường gọi các công ty 3PL là các forwader, là cách nói tắt của từ freight forwarder, dịch sang tiếng Việt có thể được hiểu là công việc về nghề giao nhận vận tải (LTM năm 1997 gọi là dịch vụ giao nhận). 3PL được coi là phía trung gian, chủ hàng hóa giao, nhận và gom những loại hàng nhỏ thành số lượng lớn hơn, sau đó thuê những hãng bên vận chuyển để chở tới nơi cần đến.
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
[i] John Mangan, Chandra Lalwani, Tim Butcher and Rouya Javadpour, Global Logistics and Supply Chain Management, Second Edition, John Wiley & Sons, Ltd, page 154,155, 156
[ii] Conceptually, it can be defined as a contract under which one party, called the 3PL provider, undertakes before another to provide those services of a logistical nature that the latter needs, in exchange for payment of an economic consideration. It is important to keep such a broad definition, due to multiplicity of operations that may be included, the range of merchandise for which the sevice may be required and the loose nature of the term “logistics” ifself. ( Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006, The handbook of Logistics Contract: A practical Guide to a Growing Field, Palgrave Macmillan 2006, page 14)
Luật Thương mại năm 2005;
Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics;
Bộ luật Dân sự năm 2015;
Joan Jane and Alfonso de Ochoa 2006, The handbook of Logistics Contract: A practical Guide to a Growing Field, Palgrave Macmillan 2006;
Some theoretical issues about current logistics service contracts in VietnamDao Thi CamDepartment of Legal Affairs, Ministry of Industry and TradeABSTRACT:
This paper briefly studied about logistics services contracts and clearly identified the definition and the legal nature of logistics services contracts to finalize the regulations on logistics services contracts in the Vietnamese legal system.
Keywords: Logistics services contract, legal system, Vietnam.
Tiền Ảo Và Một Số Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra Ở Việt Nam Hiện Nay
Tóm tắt: Với các công nghệ mang tính đột phá, cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới, trong đó có vấn đề tiền ảo. Thông qua việc tìm hiểu chính sách, pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo, bài viết đưa ra các đánh giá về mức độ đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của pháp luật nước ta về vấn đề này; từ đó, đề xuất một số kiến nghị mang tính định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp.
Sự phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và được đánh dấu bằng các cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Các cuộc cách mạng công nghiệp này tạo ra nhiều thành tựu và mang lại nhiều lợi ích cho con người, giúp giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất lao động và giá trị cuộc sống…*
1. Chính sách, pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo
– Thông cáo báo chí của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền ảo
Ngày 27/2/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ra thông cáo báo chí về tiền ảo[1]. Nội dung của Thông cáo tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, khẳng định Bitcoin là một dạng tiền kỹ thuật số (tiền ảo), không được phát hành bởi Chính phủ hay một tổ chức tài chính, mà được tạo ra và vận hành dựa trên hệ thống các máy tính kết nối mạng internet ngang hàng.
Thứ hai, khẳng định sự xuất hiện của Bitcoin đã gây ra nhiều tác hại, rủi ro cho người sử dụng như: Có thể trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp; nguy cơ bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch là rất lớn; hoạt động đầu tư vào Bitcoin ẩn chứa nhiều nguy cơ về bong bóng tài chính, gây thiệt hại cho người đầu tư; giao dịch Bitcoin không bị chi phối và kiểm soát bởi cơ quan quản lý nhà nước nào, do đó, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu toàn bộ rủi ro vì không có cơ chế bảo vệ quyền lợi.
Thứ ba, việc sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Các tổ chức tín dụng không được phép sử dụng Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Thứ tư, việc sở hữu, mua bán, sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Tiếp theo Thông cáo báo chí ngày 27/2/2014, sáng ngày 28/10/2017, trong văn bản gửi cơ quan báo chí, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam[2].
(i) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;
Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới ba mục tiêu:
(i) Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật;
– Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tiền ảo
1.2. Đánh giá pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền ảo
Thứ nhất, về khái niệm tiền ảo
Thứ hai, trong lĩnh vực pháp luật dân sự
Trong giao lưu dân sự, tài sản là đối tượng chủ yếu của các quan hệ giữa những chủ thể được pháp luật dân sự điều chỉnh. Theo quan điểm của chúng tôi, đối chiếu với quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hoá, bởi lẽ:
Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bảo gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng:
– Vật: Là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm soát được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế…
– Tiền: Là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành, được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (e-money).
– Giấy tờ có giá: Là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành. Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, công trái…
– Quyền tài sản: Là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt…
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên.
Về bản chất pháp lý của tiền ảo dưới góc độ pháp luật dân sự, cũng có quan điểm cho rằng, tiền ảo có thể coi là một loại quyền tài sản. Cụ thể: “Căn cứ vào những đặc trưng của tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung), có thể thấy đây đều là những “tài sản” không có đặc tính vật lý (được hình thành từ các thông tin tồn tại dưới dạng các đoạn mã máy tính), được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vậy, quyền đối với tài sản mã hóa (hay tài sản ảo nói chung) là một loại quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”[4].
Theo chúng tôi, quan điểm trên mới chỉ đưa ra nhận định “quyền đối với tài sản ảo” là “quyền tài sản” chứ chưa có kết luận “tiền ảo hoặc tài sản ảo” là loại tài sản gì trong số bốn loại tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Ở đây, “tiền ảo” là đối tượng của quyền mà quan điểm trên nhận định chứ bản thân “tiền ảo” không phải là quyền.
Nếu kết luận tiền ảo là quyền tài sản thì có lẽ cũng là một nhận định cần nghiên cứu thêm, bởi lẽ quyền luôn là xử sự được phép của chủ thể mang quyền được pháp luật công nhận và bảo vệ. Quyền tài sản là một loại tài sản vô hình, nên xét về lý luận, nếu có hành vi xâm phạm đến quyền tài sản thì không thể áp dụng phương thức “kiện đòi lại tài sản” hay “kiện vật quyền” như đối với vật, mà chỉ có thể áp dụng phương thức khác như kiện yêu cầu chấm dứt hành vi hoặc kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đối với tiền ảo thì đây hoàn toàn không phải là xử sự, bởi tiền ảo thực chất là một thuật toán (dãy số) trên nền tảng công nghệ Blockchain. Hơn nữa, khi bị chiếm đoạt, chủ thể bị xâm phạm mong muốn đòi lại số tiền ảo đó. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, tiền ảo hiện nay không phải là một loại tài sản được công nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có văn bản quy định hoặc hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
Thứ ba, trong lĩnh vực pháp luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, rửa tiền được hiểu là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm cả hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự. Điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, hành vi được coi là phạm tội rửa tiền có thể là: “Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có”. Ở đây, giao dịch khác không được xác định cụ thể là giao dịch gì nên có thể hiểu mọi giao dịch (ngoài giao dịch tài chính, ngân hàng) nhằm mục đích đã được xác định tại quy định trên đều là phạm tội rửa tiền. Tuy nhiên, động cơ của tội phạm này phải nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có. Trong khi đó, tiền ảo lại chưa được công nhận là tiền hay tài sản ở Việt Nam, nên tuỳ từng trường hợp, chủ thể có thể bị xác định là phạm tội rửa tiền hoặc không. Ví dụ, một người nhận hối lộ bằng tiền ảo và sau đó thực hiện các hoạt động rửa số tiền này thì không phạm tội; nhưng một người nhận hối lộ bằng tiền thật sau đó đổi sang tiền ảo rồi và thực hiện các hoạt động rửa tiền khác thì lại có thể phạm tội rửa tiền. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong quy định của pháp luật khi cùng một hành vi nhưng lúc thì không, lúc thì có bị coi là hành vi phạm tội.
Trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng các giao dịch tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội rửa tiền được quy định tại Điều 324 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo quy định tại Điều này, cá nhân là người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt tù lên đến 15 năm, đồng thời có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội này thì có thể bị phạt tiền lên đến 5 tỷ đồng.
Thứ tư, trong lĩnh vực pháp luật thuế
Một minh chứng cụ thể đó là ngày 21/9/2017, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra phán quyết với nội dung huỷ Quyết định 714 của Chi cục Thuế thành phố Bến Tre về việc truy thu hơn 981 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng và hơn 1,6 tỉ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân đối với ông Nguyễn Việt Cường vì ông này tham gia trao đổi tiền ảo (Bitcoin). Theo Hội đồng xét xử, hiện chưa có luật công nhận tiền ảo Bitcoin là hàng hoá. Việc cơ quan thuế ra quyết định truy thu thuế trong trường hợp này là mặc nhiên công nhận loại tiền này là hàng hoá trong khi đề án về khung pháp lý để quản lý, xử lý loại tiền này chỉ mới đang được xây dựng. Việc truy thu thuế không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán chuyển tiền cho các giao dịch bất hợp pháp… Mặt khác, tại quyết định truy thu thuế, cơ quan thuế có ghi nhận rằng không xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Cường do hình thức kinh doanh mua bán tiền kỹ thuật số trên mạng internet là một loại hình mới phát sinh, các văn bản hướng dẫn áp dụng thu thuế còn chậm. Điều đó thể hiện việc mua bán loại tiền này chưa có văn bản hướng dẫn thi hành…[9].
Thứ năm, trong lĩnh vực pháp luật kinh doanh
Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm. Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng, huy động vốn hoặc góp vốn bằng tiền ảo thì không bị cấm bởi đó là quyền mà Luật Doanh nghiệp năm 2014 ghi nhận cho các doanh nghiệp được hưởng.
2. Một số kiến nghị
Xây dựng pháp luật bắt kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ là một thách thức không chỉ với Việt Nam mà với nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vô cùng nhanh chóng, vượt bậc của khoa học và công nghệ, nền kinh tế ảo trong thế giới mạng cũng phát triển không ngừng. Trong nền kinh tế ảo đó, rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ mới được hình thành, tạo ra những khoảng trống về mặt pháp lý cần có sự điều chỉnh, mà tiền ảo là một ví dụ cụ thể. Để tận dụng những cơ hội to lớn mà khoa học và công nghệ mang lại, Việt Nam cần xây dựng và ban hành mới hoặc là sửa đổi pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các hình thức giao dịch mới, các loại tài sản mới nhằm hạn chế rủi ro, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia. Cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu pháp luật phải có sự điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi của xã hội hiện đại. Trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh đối với tiền ảo, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, cần có một định nghĩa rõ ràng cụ thể về tiền ảo
Thứ hai, cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới
Trong thời gian tới, Việt Nam cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự – tài sản kỹ thuật số. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm“các loại tài sản khác do pháp luật quy định”.
Thứ ba, chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán
Trong tương lai, khi nền tảng công nghệ, thị trường tài chính đã phát triển, sự tồn tại và phát triển của đồng tiền ảo đã ổn định thì lúc đó Việt Nam mới tính đến việc cân nhắc, xem xét tiền ảo có là một phương tiện thanh toán hay không.
Thứ tư, cần coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện
Như đã phân tích, do không công nhận là tài sản, Việt Nam không tiến hành thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh và giao dịch tiền ảo. Điều này làm giảm thiểu một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Khi chúng ta đã công nhận tiền ảo là tài sản thì nó cũng trở thành hàng hoá (theo quy định của Luật Thương mại) và khi đó tiền ảo sẽ trở thành đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế.
Thứ sáu, cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền ảo ra công chúng (ICO)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018) thì:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định”.
Khi pháp luật điều chỉnh các hoạt động ICO đối với tiền ảo được rõ ràng, các hoạt động này trên thực tế sẽ được kiểm soát. Khi đó, các doanh nghiệp phát hành tiền ảo ra công chúng sẽ phải đảm bảo đủ điều kiện và được cấp phép. Điều này sẽ góp phần hạn chế rất lớn các hoạt động ICO đa cấp, mang tính chất lừa đảo, đồng thời hạn chế được các rủi ro khác.
Thứ bảy, cho phép thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tiền ảo
Tương tự với các loại chứng khoán khác, khi được công nhận là chứng khoán thì tiền ảo cũng có thể được giao dịch thông qua các sàn giao dịch chứng khoán được phép hoạt động. Tuy nhiên, do đặc trưng của tiền ảo là chỉ tồn tại trên môi trường kỹ thuật số, có tính ẩn danh rất cao, các giao dịch về tiền ảo được thực hiện trên một nền tảng công nghệ mới – công nghệ Blockchain, Việt Nam nên thành lập các sàn giao dịch tiền ảo độc lập và riêng biệt để các chủ thể giao dịch tiền ảo tại các sàn này. Sàn giao dịch tiền ảo đòi hỏi một hạ tầng công nghệ thông tin khác biệt, trình độ cao, có sự quản lý đặc thù. Khi đã thiết lập các sàn này, Nhà nước cần kiểm soát thông qua việc yêu cầu đăng ký tài khoản cá nhân cũng như đăng ký kinh doanh đối với chủ thể tham gia giao dịch tiền ảo, từ đó mới có thể kiểm soát được chặt chẽ số lượng các giao dịch tiền ảo.
Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn Về Tuyển Dụng Công Chức Hiện Nay
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyển dụng công chức hiện nay. Bài tập học kỳ môn Luật hành chính 9 điểm.
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyển dụng công chức hiện nay
Trong hoạt động của nền hành chính, vấn đề xây dựng đội ngũ công chức luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới. Đội ngũ công chức trực tiếp thực hiện quyền lực Nhà nước trong quản lý xã hội,đảm bảo thực thi pháp luật và là nhân tố quyết định hiệu lực,hiệu quả của nền hành chính. Ở nước ta những thành tưụ đạt được trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ,công chức. Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường,định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa trong xu hướng hội nhập quốc tế thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,công chức…Việc xây dựng một đội ngũ công chức bao gồm những người có trình độ chuyên môn,có năng lực quản lý và có phẩm chất đạo đức tốt,làm việc nghiêm túc vì trách nhiệm của mình trước công vụ là yêu cầu cấp thiết trước tình hình đổi mới đất nước để xây dựng một nền hành chính trong sạch,vững mạnh. Công tác tuyển dụng là bước đầu tiên để tuyển chọn được đội ngũ công chức có chất lượng cao,nhưng trong thời gian qua do chưa được quan tâm đúng mức nên chúng ta chưa phát hiện,tuyển chọn được những cán bộ,công chức thực sự có đức,có tài. Để khắc phục những tồn tại hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới,vấn đề cấp bách là phải có chiến lược về con người,trong đó việc tuyển dụng thực sự đã trở thành động lực cho sự phát triển của xã hội. Trong điều kiện cải cách hành chính, hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch và từng bước hiện đại hóa thì vấn đề tuyển dụng và xây dựng đội ngũ công chức càng có ý nghĩa quyết định hơn bao giờ hết mà nó cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì ý nghĩa to lớn đó nên em đã chọn đề tài ” Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tuyển dụng công chức hiện nay”. Do hiểu biết có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết này được hoàn thiện hơn.
I. Cơ sở lý luận của vấn đề tuyển dụng công chức hiện nay.
1. Quan niệm về công chức,và tuyển dụng công chức ở Việt Nam hiện nay.
Vấn đề cán bộ,công chức luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới. Quan niệm đúng đắn về cán bộ,công chức là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của nền hành chính. Tùy theo đặc điểm kinh tế,văn hóa,xã hội và cấu trúc bộ mấy Nhà nước mà mỗi nước có quan niệm khác nhau về công chức.
Khái niệm công chức ở nước ta có lịch sử phát triển rất phong phú. Ngay từ những năm sau khi giành chính quyền,chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 76/SL ngày 22/5/1950 quy định chế độ công chức của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.Trải qua các thời kỳ lịch sử khái niệm nay có nhiều thay đổi. Hiện nay công chức được hiểu là:những công dân Việt Nam được tuyển dụng ,bổ nhiệm,hoặc giao giữ một nhiệm vụ công cụ thường xuyên trong cơ quan Nhà nước,tổ chức chính trị,tổ chức chính trị xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân mà không phải là sỹ quan,hạ sỹ quan,quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng.
Tuyển dụng là một dạng hoạt động của quản lý hành chính Nhà nước nhằm chọn được những cán bộ,công chức có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan Nhà nước. Tùy theo tính chất,chức năng,nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn,điều kiện,hình thức tuyển dụng có khác nhau. Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộcông chức do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội dung thi tuyển.
Một Số Vấn Đề Lý Luận Cơ Bản Về Giá Thành
Để tính giá thành các doanh nghiệp cần lựa chọn một phương pháp hoặc nhiều phương pháp kết hợp để tính giá thành đơn vị sản phẩm. Khi chọn phương pháp tính giá thành cần phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí.
Những phương pháp tính giá thành thường được áp dụng trong doanh nghiệp bao gồm:
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn. Phương pháp này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có quá trình kỹ thuật công nghệ đơn giản, sản xuất mặt hàng ít, có khối lượng sản phẩm lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có hoặc có khối lượng sản phẩm dở dang ít và mức độ tương đối đều giữa các chu kỳ sản xuất. Vì thế đối tượng hạch toán chi phí là những sản phẩm.
Bằng phương pháp trực tiếp có thể xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau:
Để có cơ sở đánh giá, phân tích giá thành cần phải lập phiếu tính giá thành.
Mẫu phiếu tính giá thành trong phương phá này như sau:
Phương pháp hệ số
Trong một số doanh nghiệp có quy trình kỹ thuật sản xuất phức tạp, khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất, cùng với hao phí lao động vật hoá khác có thể thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Trong trường hợp này không thể tập hợp chi phí sản xuất cho từng phần, mà phải tập hợp chi phí sản xuất cho toàn bộ quy trình công nghệ, sau đó dùng phương pháp hệ số, mới xác định đến từng loại sản phẩm.
Công việc tiến hành theo các bước như sau:
– Trước hết căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, quy cách sản phẩm để xây dựng một hệ số quy ước (có thể qua các lần sản xuất thử hoặc qua tài liệu kỹ thuật). Hệ số quy ước được xây dựng cho từng yếu tố chi phí.
– Sau đó từ hệ số quy ước mà xác định chi phí sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm.
Việc xác định hệ số quy ước có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì nếu hệ số quy ước không chính xác, dẫn đến tính giá thành cũng không chính xác. Hệ số cũng được sử dụng thống nhất khi xác định giá thành kế hoạch, cũng như xác định giá thành thực tế.
Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành hoá chất, luyện kim, dược phẩm… ngoài ra tùy theo đặc điểm của từng ngành, của từng doanh nghiệp, về loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm… để có thể áp dụng một số phương phá như sau:
– Phương pháp tỷ lệ: áp dụng với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm mà dùng cùng mọt loại nguyên vật liệu…
Ví dụ: ngành may mặc quần áo may sẵn, sản xuất giày…
– Phương pháp loại trừ chi phí: áp dụng đối với các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất vừa thu được sản phẩm chính vừa thu được sản phẩm phụ, sản phẩm phụ thường chiếm tỷ lệ nhỏ, khi xác định giá thành sản phẩm như sau:
Giá thành sản phẩm chính = tổng chi phí – giá trị sản phẩm phụ
– Phương pháp đơn đặt hàng: áp dụng với các doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất ít mặt hàng, với khối lượng nhỏ, có thể tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành theo đơn đặt hàng.
– Phương pháp phân bước: áp dụng ở các doanh nghiệp sản xuất thuộc loại hình sản xuất phức tạp, theo kiểu chế biến liên tục, sản phẩm sản xuất ra trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm có hình thái vật chất, khác với giai đoạn trước đó.
Phương pháp tính giá thành theo khoản mục chi phí:
Muốn tính giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục, tính toán được chia làm hai bước:
+ Tính các chi phí trực tiếp
+ Tính các chi phí gián tiếp
Sau đó tổng hợp lại được giá thành đơn vị sản phẩm
Tính chi phí trực tiếp vào giá thành:
Các chi phí trực tiếp được chia làm 3 nhóm:
– Các loại nguyên vật liệu, động lực và tiền lương thì dùng phương pháp trực tiếp để tính theo công thức:
Nếu nguyên vật liệu có phế liệu, mà phế liệu còn sử dụng được, thì phải trừ nó ra khỏi giá thành để hạch toán chính xác.
Đối với khoản mục bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất được xác định theo quy định của Nhà nước so với tiền lương chính và 17% tiền lương chính, phụ.
Cụ thể cách tính bảo hiểm xã hội theo công thức:
Các khoản mục chi phí trực tiếp bao gồm:
Nguyên vật liệu chính mua ngoài
Vật liệu phụ mua ngoài
Nhiên liệu mua ngoài
Động lực mua ngoài
Tiền lương chính của công nhân sản xuất
Tiền lương phụ của công nhân sản xuất
Bảo hiểm xã hội
Phương pháp tính chi phí gián tiếp vào giá thành sản xuất
+ Xác định chi phí sử dụng máy móc thiết bị cho từng sản phẩm, từng loại sản phẩm là những chi phí về bảo quản, sử dụng và chi phí sửa chữa thường xuyên được khấu hao trong quá trình sử dụng.
Để xác định được chi phí này các doanh nghiệp thường lập dự toán chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, sau đó tiến hành phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm.
Căn cứ để lập dự toán chi phí này là dựa vào kế hoạch sử dụng, sửa chữa, khấu hao và định mức sử dụng máy móc thiết bị.
Việc phân bổ chi phí sử dụng thiết bị máy móc cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm phải căn cứ vào tác dụng của từng bộ phận chi phí đối với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Phân bổ này dựa vào số giờ máy hoạt động và đơn giá khấu hao đối với từng loại máy móc thiết bị.
Tuy nhiên trong thực tế người ta cũng có thể xác định khấu hao sử dụng máy móc thiết bị theo tỷ lệ với tiền lương chính của công nhân sản xuất chính. Việc phân bổ dựa vào theo công thức sau:
Xác định chi phí phân xưởng và giá thành sản phẩm:
Nội dung của dự toán chi phí phân xưởng bao gồm:
– Tiền lương chính và phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ nhân viên phân xưởng và công nhân phụ.
– Chi phí sử chữa thường xuyên bảo quản nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất của phân xưởng.
– Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất, và các tài sản cố định khác của phân xưởng
– Các chi phí về bảo hộ lao động, chi phí nghiên cứu khoa học của phân xưởng và các chi phí khác.
Việc phân bổ loại chi phí này cho từng đơn vị sản phẩm, loại sản phẩm, loại sản phẩm thường cũng dựa vào tiền lương chính của công nhân sản xuất để phân bổ. Người ta có thể dùng các phương pháp sau để phân bổ chi phí phân xưởng cho từng đơn vị sản phẩm, loạt sản phẩm, loại sản phẩm:
– Phân bổ theo giờ máy
– Phân bổ theo trọng lượng của sản phẩm
– Phân bổ theo tiền lương chính của công nhân sản xuất
Phương pháp phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính đơn giản và được sử dụng nhiều. Công thức phân bổ chi phí phân xưởng dựa vào tiền lương của công nhân sản xuất chính như sau:
+ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm:
Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh, các chi phí nghiệp vụ của toàn doanh nghiệp boa gồm:
– Tiền lương chính, tiền lương phụ, bảo hiểm xã hội của cán bộ quản lý doanh nghiệp và bộ phận phục vụ.
– Chi phí bảo hộ lao động toàn doanh nghiệp
– Chi phí tuyển dụng công nhân
– Chi phí cho hội họp, học tập
– Chi phí cho luyện tập quân sự, phòng cháy chữa cháy
– Chi phí tiếp khách, mở hội nghị khách hàng
Cách phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm cũng dựa theo tiền lương của công nhân sản xuất. Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào giá thành sản phẩm như sau:
+ Phân bổ chí phí ngoài sản xuất (tiêu thụ sản phẩm) và giá thành sản phẩm.
Khi phân bổ chi phí ngoài sản xuất vào giá thành sản phẩm tuỳ theo từng loại chi phí mà ta có cách phân bổ khác nhau, có loại tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm, có loại tính theo trọng lượng sản phẩm, có loại phải áp dụng phương pháp phân bổ như chi phí gián tiếp cho phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
Ví dụ:
– chi phí bao bì được phân bổ trực tiếp vào giá thành sản phẩm
– chi phí vận chuyển tính theo tỷ lệ với trọng lượng của sản phẩm
Bạn đang xem bài viết Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Hợp Đồng Dịch Vụ Logistics Ở Việt Nam Hiện Nay trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!