Cập nhật thông tin chi tiết về Năm 1665, Bị Cách Ly Vì Bệnh Dịch, Newton Đã Làm Gì? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Isaac Newton (1643-1727)
* Đại dịch hạch ở London năm 1665-1666
Trận đại dịch hạch năm 1665-1666 tại London là một trong những trận dịch lớn nhất trong lịch sử thế giới. Trận dịch bắt đầu khoảng đầu mùa Xuân năm 1665 và kết thúc khoảng giữa năm sau. Vào thời điểm vua Charles II rời khỏi thành phố vào tháng 7, bệnh này đã giết chết khoảng 1 ngàn người/tuần. Tỷ lệ tử vong lên đến đỉnh điểm vào tháng 9 khi 7.165 người chết trong một tuần. Con số do thành phố ghi nhận chính thức là 68.596 người chết vì đại dịch, nhưng theo ước tính số người chết thực sự có thể đã vượt quá 100 ngàn người, bằng 1/4 dân số London khi ấy.
Sau này, người ta xác định nguyên nhân những cái chết này là do bệnh dịch hạch, một dạng bệnh nhiễm trùng lây lan qua bọ chét trên chuột, vi khuẩn gây ra bệnh là yersinia pestis. Tuy nhiên, chuyện tìm ra vi khuẩn gây bệnh và thuốc trị bệnh là chuyện của… 200 năm sau, còn lúc đó đây là căn bệnh không thể cứu chữa. Tuy vậy, ngày ấy người ta vẫn biết dùng một phương pháp tương tự như hiện nay đang dùng để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch, đó là phương pháp cách ly. Các cơ quan, trường học, doanh nghiệp đóng cửa để người của mình “ai về nhà nấy” và “ở yên tại chỗ”.
Chàng sinh viên Newton lúc ấy 23 tuổi, đang học năm cuối tại Đại học Cambridge, cũng được trường cho nghỉ học để về quê tránh bệnh. Với Newton, nơi rút về sống cách ly là trang trại gia đình Woolsthorpe Manor, khoảng 100km về phía Tây Bắc của Cambridge. Thời đó chưa có… thầy dạy online, cùng với việc được ở yên tại một khoảng cách an toàn với những người mang mầm bệnh khủng khiếp đang quét sạch dân cư thành phố, Woolsthorpe cung cấp một môi trường yên tĩnh, thanh thản cho phép một tâm trí như Newton đến những nơi xa nhất của trí tưởng tượng. Thời kỳ này, bây giờ được lịch sử khoa học thế giới gọi là annus mirabilis – “năm kỳ diệu”.
* Newton giúp phát triển Toán giải tích
Tranh miêu tả đại dịch 1665-1666 ở London
* Newton đã phân tích màu sắc, ánh sáng và quang phổ
Newton cũng hướng sự chú ý vào nghiên cứu về quang học và về quan điểm phổ biến thời đó cho rằng mọi màu sắc trên quang phổ là sự pha trộn giữa ánh sáng tối và trắng. Ông tiến hành một thí nghiệm khoan một lỗ nhỏ trên cửa sổ phòng ngủ của mình, chặn chùm sáng tiếp theo bằng lăng kính, rồi đặt một lăng kính thứ hai vào đường đi của những chùm tia khúc xạ đó. Ánh sáng trắng qua các lăng kính bị khúc xạ thành các màu khác nhau.
Toàn cảnh kết quả cho phép Newton kết luận: Ánh sáng trắng là tập hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục. Chiết suất của thủy tinh (ở đây là lăng kính) đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính tăng theo chiết suất nên các chùm tia sáng có màu sắc khác nhau đi qua lăng kính sẽ có các góc lệch khác nhau, tia ló ra khỏi lăng kính không trùng nhau nữa, kết quả là chùm sáng bị phân tích thành một dải màu rộng gồm nhiều tia đơn sắc.
Đây chính là thí nghiệm nổi tiếng của Newton về tán sắc ánh sáng mà suốt mấy trăm năm sau học sinh phổ thông trên toàn thế giới đều được học.
* Huyền thoại về trái táo rơi của Newton
Câu chuyện lý thú nhất và trở thành huyền thoại được kể lại mãi hàng trăm năm sau về Newton cũng được xảy ra trong thời gian này, đó là câu chuyện về trái táo rơi khiến Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
Câu chuyện mà chúng ta thường được nghe kể nhất có nội dung như sau: Một hôm, Newton đang ngồi dưới gốc cây táo ngoài vườn thì có một trái táo rơi xuống trúng đầu ông. Newton giật mình tự hỏi vì sau trái táo lại rơi xuống đất? Từ đó ông suy nghĩ ra lực hút của trái đất, suy rộng hơn là lực vạn vật hấp dẫn, cùng các lý thuyết khác về chuyển động.
Câu chuyện trên có ít nhiều hư cấu, tuy nhiên chắc chắn có những điều là sự thật. Chắc chắn sự kiện trên xảy ra trong thời gian ông đang cách ly để tránh bệnh dịch tại khu vườn ở Woolsthorpe Manor, trong khoảng 1665-1666. Phần sự thật còn lại ta có thể ghi theo lời kể của John Conduitt, sau này là người trợ lý của Newton: “… Khi đang trầm ngâm trong khu vườn nhà, một ý nghĩ đến với anh ấy rằng cái lực tương tự như trọng lực (là lực đã làm cho trái táo rơi từ trên cây xuống đất) không hề bị giới hạn ở một khoảng cách nhất định từ trái đất mà phải kéo dài ra xa hơn nhiều so với người ta thường nghĩ. Tại sao không xa như mặt trăng?”.
Newton kết luận rằng lực kéo quả táo xuống đất phải giống với lực kéo mặt trăng xuống trái đất. Hơn nữa, mặt trăng cũng có lực hút tương tự đối với trái đất, với mức độ nhỏ hơn. Điều này dẫn đến định luật vạn vật hấp dẫn mà mọi học sinh cấp 3 trở lên đều biết: lực đó tỷ lệ thuận với tích của khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
* Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống có thể mang đến điều tốt đẹp
Thực sự thì Newton chưa hoàn thành các tính toán của mình để giải quyết vấn đề vào thời điểm đó, nhưng đó là những khởi đầu để ông hoàn thiện chúng nhiều năm sau.
Có thể với tài năng thiên phú của Newton thì không cần phải có thời gian sống cách ly năm 1665-1666 ông vẫn có thể đưa ra những phát minh quan trọng của mình vào một thời điểm nào đó trong đời, nhưng chắc chắn thời gian sống cách ly này là một chất xúc tác mãnh liệt khiến những phát minh ấy đến sớm hơn và gần như đồng thời. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu lịch sử khoa học gọi thời điểm 1665-1666 là annus mirabilis – “năm kỳ diệu”.
Những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống của Newton trong những ngày đen tối của nước Anh đã thay đổi mãi mãi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Vì vậy, nếu bạn phải làm việc hoặc học tập ở nhà trong vài tuần tới vì dịch bệnh SARS-CoV-2, có lẽ hãy nhớ ví dụ về Newton. Không cần phải thay đổi thế giới, thay đổi suy nghĩ và lối sống theo hướng tích cực hơn cũng là điều tốt cho bản thân và xã hội rồi, bạn nhỉ?
Phạm Hoài Nhân
Vụ Án Ly Hôn Của Vợ Chồng Chủ Tiệm Vàng Phú Mỹ Ngọc (Vĩnh Long): Đã Bị Hủy Án Vì Nhiều Tình Tiết Chưa Được Làm Rõ
Tòa Dân sự TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm, tuyên hủy Bản án sơ thẩm số 26 ngày 7/5/2012 của TAND TP. Vĩnh Long và Bản án phúc thẩm số 02 ngày 23/1/2013 của TAND tỉnh Vĩnh Long về phần giải quyết con chung và chia tài sản chung do nhiều tình tiết chưa được làm rõ…
Nhà của con rể, bố vợ làm “sổ hồng”… nhầm cho con gái
Năm 2002, anh Bùi Thế Phú (SN 1977) là con trai út của ông Bùi Thế Phiên – chủ tiệm vàng Mỹ Ngọc tại phường 1, TP. Vĩnh Long và chị Võ Thị Thúy (SN 1983) ngụ tại huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long tổ chức đám cưới. Sau đó, ba đứa con lần lượt chào đời “có nếp, có tẻ” trong niềm hân hoan của gia đình hai bên nội ngoại.
Sau 7 năm phụ việc cho tiệm vàng của cha chồng thì đến năm 2009, vợ chồng Phú được ông Phiên cho 350 lượng vàng để mua lại căn nhà số 2A, đường 3/2 phường 1, TP. Vĩnh Long mở tiệm vàng. Sau khi hoàn tất việc mua nhà, anh Phú đưa CNMD của mình nhờ cha vợ là ông Võ Văn Thạch làm giấy tờ sang tên nhà cho vợ chồng anh Phú.
Gần nửa năm sau, không thấy cha vợ đưa giấy tờ nhà, anh Phú tìm hiểu thì phát hiện căn nhà của mình đã được sang tên cho chị vợ là bà Võ Thị Mai Phương. Tá hỏa, anh Phú đề nghị bố vợ sang lại quyền sở hữu nhà cho vợ chồng mình thì được ông Thạch hứa từ từ sẽ sang tên cho vợ chồng anh.
Tin lời bố vợ, anh Phú lo sắm sửa vật dụng và tháng 4/2009, vợ chồng anh mở tiệm kinh doanh vàng tại căn nhà này. Khi mở làm riêng, ông Bùi Thế Phiên đã đưa cho vợ chồng anh Phú, chị Thúy gần 840 lượng vàng làm vốn kinh doanh. Thậm chí, trong lễ khai trương tiệm vàng Phú Mỹ Ngọc, cha mẹ chồng còn tặng thêm cho con 20 lượng vàng nữa để bổ sung vào vốn.
Từ một “đại gia”, phút chốc trắng tay…
Trong khi chồng lo chí thú làm ăn thì chị Thúy lại có tơ tình bên ngoài. Qua theo dõi, ngày 14/10/2010, gia đình chồng phát hiện chị Thúy và anh K đang ở chung phòng tại nhà trọ Xuân Phát (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Họ liền báo Công an đến lập biên bản, bắt quả tang. Thương con, anh Phú “ngậm bồ hòn làm ngọt” bỏ qua lỗi lầm cho chị Thúy với mong muốn vợ quay về để con cái khỏi bơ vơ.
Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau khi bắt quả tang đó, khoảng 23 giờ 17/10/2010, bố mẹ vợ là Võ Văn Thạch và Võ Thị Cầm cùng với vợ chồng chị vợ là Võ Thị Thùy và Trần Đức Hoa Cương đến nhà anh Phú để “đòi nợ” với số tài sản lên đến gần 330 lượng vàng 24K và 700 triệu đồng tiền mặt. Tiếp đêm sau, lợi dụng sự bấn loạn của em rể, vợ chồng Thùy – Cương lại tiếp tục đến để “đòi nợ” vợ chồng em gái với số tiền 4,5 tỷ đồng và 137 lượng vàng 24K.
Ngày 20/10/2010, được sự chỉ dẫn nhiệt tình bên nhà vợ, anh Phú ra Phòng Công chứng số 1 ký giấy tờ, lăn tay điểm chỉ ký vào hợp đồng công chứng phân chia tài sản 300 lượng vàng còn lại sau khi đã trả hết nợ mà không hề lướt qua phần nội dung.
Sau khi ký thỏa thuận phân chia tại phòng công chứng, ông Thạch tuyên bố: “Kể từ giờ phút này, con Thúy sẽ không bao giờ lấy thằng Phú nữa”. Anh Phú nói: “Không lấy nữa thì cha trả vàng lại cho con như hôm trước hứa để con buôn bán”. Nhưng anh Phú không ngờ bố vợ hỏi lại: “Vàng đâu mà trả?”. Sau đó, anh bị hai người thanh niên lực lưỡng bịt mặt bằng khẩu trang, khống chế ra sau nhà và tiếp tục bắt ký vào một số tờ giấy trắng.
Chờ đến 5 giờ sáng hôm sau, lợi dụng khi người giúp việc ra mở cửa quét dọn, anh Phú lấy xe máy chạy thẳng về chùa Vạn Cơ ở xã Long Phước, huyện Long Hồ xin trụ trì ở nhờ.
… Và biến thành con nợ nhà vợ
Sau khi bị gia đình nhà vợ lấy sạch tài sản, ngày 6/12/2010, anh Bùi Thế Phú đã làm đơn gửi lên Công an tỉnh Vĩnh Long tố cáo việc mình bị cưỡng đoạt toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, sau đó vụ việc được công an xác định thuộc thẩm quyền dân sự nên chuyển sang TAND TP. Vĩnh Long để xử lý.
Ngày đối chất tại TAND TP. Vĩnh Long, ông Võ Văn Thạch đưa ra một loạt các giấy nợ (điều đặc biệt là cùng ký 1 ngày 30/12/2007) mỗi tờ thể hiện vợ chồng Phú và Thúy vay nợ 8 tỷ đồng (trong đó có một tờ gốc và một tờ phô tô); 2 giấy khác ghi ngày nhận nợ là 25/12/2006. Theo giấy nợ thì từ 2006-2007, vợ chồng Phú Thúy đã mượn của bố mẹ vợ tổng cộng hơn 700 lượng vàng và hơn 35 tỷ đồng. Điều đáng nói là, trong thời điểm này, cả Thúy và Phú vẫn đang giúp việc cho bố mẹ chồng tại tiệm vàng Mỹ Ngọc ở chợ Vĩnh Long (tháng 4/2009 mới ra lập tiệm riêng – PV).
Chưa hết, trong phiên xét xử phúc thẩm, ông Thạch đã tiếp tục đưa thêm giấy nợ 8 tỷ đồng vợ chồng anh Phú, chị Thúy đã mượn từ năm 2007. Tuy nhiên, trong bản hợp đồng phân chia tài sản sau hôn nhân ngày 20/10/2010 ghi rõ: “Sau khi đã thanh toán hết nợ nần, còn dư 300 lượng, chia đều cho hai bên”. Vậy thử hỏi tại sao không trừ vào 300 lượng còn dư đó mà sau này ra Tòa mới nêu ra. Về việc này, khi bị chất vấn, ông Thạch trả lời: “Tôi quên, bây giờ mới nhớ”.
Không những bị mất hết vàng, tiền do nhà vợ “đòi nợ” mà cả hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm tuyên buộc anh Phú phải trả cho bố mẹ vợ 4 tỷ đồng và chị vợ 1,25 tỷ đồng tiền nợ. Tuy nhiên, Bản án phúc thẩm số 02 ngày 23/1/2013 của TAND tỉnh Vĩnh Long bị VKSNDTC kháng nghị vì cho rằng còn tình tiết, chứng cứ chưa được làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án.
Vừa qua, Tòa Dân sự TANDTC đã có Quyết định giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKSNDTC; tuyên hủy Bản án sơ thẩm số 26 ngày 7/5/2012 của TAND TP. Vĩnh Long và Bản án phúc thẩm số 02 ngày 23/1/2013 của TAND tỉnh Vĩnh Long về phần giải quyết con chung và chia tài sản chung; giao hồ sơ về cho TAND TP. Vĩnh Long xét xử sơ thẩm lại theo quy định pháp luật.
Đây là vụ án được dư luận địa phương hết sức quan tâm. Thiết nghĩ, trong lần xét xử sơ thẩm lại, TAND TP. Vĩnh Long sẽ xem xét vụ án một cách “thấu tình, đạt lý”, đưa ra phán quyết đúng pháp luật.
Ôn Cố Tri Tân: Phải Cách Ly Tại Gia Bởi Dịch Hạch, Issac Newton Tìm Ra Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn
Isaac Newton khoảng 20 tuổi khi Đại dịch hạch Luân Đôn xảy ra. Lúc đó ông chưa được phong tước hiệp sĩ hay mang bộ tóc giả trang trọng đó. Lúc đó ông mới chỉ là một sinh viên đại học bình thường tại Trinity College của Đại học Cambridge.
Phải 200 năm sau đó các nhà khoa học mới phát hiện ra vi khuẩn gây nên bệnh dịch hạch, nhưng ngay cả khi không biết chính xác nguyên nhân, mọi người thời đó vẫn thực hiện một số điều tương tự như chúng ta đang làm để phòng tránh dịch bệnh.
Trong năm 1665, điều đó tương tự như biện pháp “cách ly xã hội” – một biện pháp y tế công cộng đang được thực hiện trong tuần này khi các chính phủ, trường học và nhiều doanh nghiệp, bao gồm tòa soạn báo The Washington Post, yêu cầu mọi người ở nhà nhằm làm chậm sự lây lan của virus Corona mới.
Đại học Cambridge cho sinh viên về nhà để tiếp tục học tập. Đối với Newton, điều đó có nghĩa là trở về Woolsthorpe Manor, dinh thự của gia đình ông cách Cambridge khoảng 60 dặm về phía tây bắc.
Dù không có giáo sư để hướng dẫn mình, Newton vẫn hoạt động hiệu quả. Quãng thời gian hơn một năm ông không đến trường về sau được gọi là annus mirabilis, hay “năm của những điều kỳ diệu”.
Đầu tiên, ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề toán học mà ông đang làm tại Cambridge; các bài viết của ông về những vấn đề trên sau này trở thành những công trình mở đường của môn giải tích.
Tiếp đó, ông mua một vài lăng kính và thử nghiệm với chúng trong phòng ngủ của mình, thậm chí còn khoan một lỗ trên cửa chớp để chỉ một tia sáng nhỏ có thể xuyên qua. Từ đó nảy ra lý thuyết của ông về quang học.
Và ngay bên ngoài cửa sổ nhà ông tại Woolsthorpe, có một cây táo. Chính là cây táo huyền thoại đó. Câu chuyện về việc Newton ngồi dưới gốc cây, bị một quả táo rơi vào đầu và đột nhiên hiểu các lý thuyết về trọng lực và chuyển động, phần lớn là hư cấu. Nhưng theo trợ lý của ông, John Conduitt, có một phần là sự thật. Đây là lời giải thích của Conduitt:
“…Khi đang nghỉ ngơi trong khu vườn, ông tự nhiên nghĩ rằng sức mạnh của trọng lực (có thể làm cho một quả táo rơi từ trên cây xuống mặt đất) hẳn không bị giới hạn trong một khoảng cách nhất định tính từ bề mặt trái đất mà có thể lớn hơn nhiều so với mọi người nghĩ. ‘Tại sao không thể cao lên tới Mặt trăng?’ Ông đã tự hỏi vậy…”
Chúng ta đều biết, định luật vạn vật hấp dẫn là định luật do nhà vật lý học Isaac Newton khám phá ra, và thường được cho là đã hình thành sau khi ông bị “táo rơi vào đầu”. Định luật này khẳng định mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Theo đó, lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Ở Luân Đôn, một phần tư dân số chết vì bệnh dịch hạch trong khoảng thời gian từ năm 1665 đến năm 1666. Đây là một trong những vụ bùng phát lớn cuối cùng trong 400 năm Đại dịch Cái Chết Đen tàn phá châu Âu.
Newton trở lại Cambridge năm 1667 với lý thuyết trong tay. Trong vòng sáu tháng, ông đã trở thành một nghiên cứu viên; hai năm sau, ông đạt danh hiệu giáo sư.
Vì vậy, nếu bạn làm việc hoặc học tập ở nhà trong vài tuần tới, hãy nhớ tới ví dụ của Newton và phát minh vĩ đại của ông.
Vì Sao Bị Ngứa Sau Khi Khỏi Bệnh Zona Thần Kinh?
Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là tình trạng mà rất nhiều người bệnh thường hay gặp phải. Với trường hợp này, bệnh nhân cần phải tiến hành thăm khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Vì sao bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh?
Zona thần kinh là bệnh lý do virus varicella zoster gây ra. Đây là virus gây bệnh thủy đậu. Chúng có thể tồn tại ở các tế bào thần kinh nhưng không hoạt động. Đến khi gặp yếu tố thuận lợi, virus sẽ nhanh chóng hoạt động trở lại khiến da hình thành các loại mụn rộp chạy dọc theo phần dây thần kinh ở cơ thể con người. Bệnh zona thần kinh thường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương da, viêm gan, thận, viêm màng não,…
Với những bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, sau khi khỏi bệnh, virus sẽ không biến mất mà “ngủ đông” ở các mô thần kinh tủy sống và não. Nếu hệ miễn dịch của con người suy yếu, virus sẽ nhanh chóng tấn công và gây ra bệnh zona. Virus sẽ ẩn nấp ở một nhánh dây thần kinh tam thoa. Đây là dây thần kinh chịu trách nhiệm mang đến cảm giác ở vùng trán và mắt. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau vùng da và tình trạng đau sẽ biến mất sau khoảng vài tuần. Tuy nhiên, một số người, cơn đau vẫn luôn tồn tại trong khoảng thời gian dài.
Sau khi bệnh nhân đã chữa trị khỏi bệnh zona thần kinh, không ít trường hợp người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu ở da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tế bào thần kinh ở da bị tổn thương vẫn còn gửi tín hiệu đến não khiến cho da bị ngứa dai dẳng. Tình trạng ngứa da kéo dài còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của bệnh nhân. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh là do biến chứng của bệnh gây ra.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, virus gây ra bệnh zona thần kinh có cấu tạo vô cùng đặc biệt, gắn liền với đầu dây thần kinh cảm giác dưới da. Chính đặc tính luôn biến đổi của loại protein vô cùng đặc biệt này khiến virus dễ dàng xâm nhập và di chuyển ở dọc hệ thần kinh và tạo nên những tổn thương ở da. Bệnh sẽ kéo dài dai dẳng đến 3 tháng dù vết thương trên da đã lành. Do đó, bệnh nhân cần phải thận trọng nếu gặp phải triệu chứng này bởi dù bệnh có khỏi thì triệu chứng ngứa ngáy trên da vẫn còn tồn tại.
Thông thường, khi bị zona thần kinh, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương ở bề mặt da khoảng 2 – 3 tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau nhức, bỏng rát, ngứa ngáy, mọc mụn nước. Làn da bắt đầu bị đỏ rát, mụn nước liên kết với nhau tạo thành các bọng nước, gây ngứa ngáy cho bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp dù bệnh chữa trị khỏi nhưng làn da vẫn bị ngứa, khó chịu. Mặc dù bệnh sẽ khỏi sau vài tuần nhưng người bệnh vẫn bị ngứa kéo dài khoảng 2 – 6 tháng, thậm chí là cả năm.
Để điều trị và cải thiện những tổn thương, ngứa da do đau dây thần kinh sau zona gây ra, người bệnh cần phải thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mục đích của việc chữa trị căn bệnh này là kiểm soát các biến chứng của căn bệnh này. Việc sử dụng thuốc để chống virus gây bệnh trong giai đoạn đầu là rất cần thiết. Bệnh sẽ nhanh chóng giảm nhanh trong khoảng thời gian khoảng 7 – 10 ngày.
Bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh – Phải làm sao?
Bệnh zona thần kinh rất dễ tái phát và để lại sẹo trên bề mặt da nếu không được chữa trị dứt điểm. Với trường hợp người bệnh vẫn bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh, bệnh nhân nên sớm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý các vấn đề sau để sớm cải thiện tình trạng bệnh, giúp bệnh nhanh chóng khỏi.
Vệ sinh da sạch sẽ, cải thiện tình trạng ngứa, khó chịu ở da
Tránh dùng tay gãi ngứa gây chảy máu, tổn thương nghiêm trọng ở bề mặt da
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn những thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, thịt gà, đậu phộng,… Những loại thức ăn này có thể khiến làn da bị ngứa ngáy nhiều hơn.
Không nên dùng các sản phẩm chứa thành phần gây kích ứng da
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể
Nếu sử dụng thuốc bôi, bạn không được bôi quanh vùng mắt vì dễ gây tình trạng kích ứng, bỏng rát.
Mặc quần áo thoáng mát để giúp tránh gây tổn thương đến làn da
Nếu tắm các loại thảo dược tự nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn
Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thăm khám bệnh theo hướng dẫn
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng bị ngứa sau khi khỏi bệnh zona thần kinh. Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến khi mắc phải căn bệnh này. Tình trạng ngứa ngáy có thể khiến cho người bệnh bị mất tự tin, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề này để đảm bảo an toàn cho da của mình và cải thiện bệnh hiệu quả.
Bạn đang xem bài viết Năm 1665, Bị Cách Ly Vì Bệnh Dịch, Newton Đã Làm Gì? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!