Cập nhật thông tin chi tiết về Nghịch Lý Cuộc Sống: Con Người Luôn Tìm Kiếm Hạnh Phúc Nhưng Lại Sợ Khi Có Được Điều Đó mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo nhà văn Dale Breckenridge Carnegie, “Thành công là đạt được thứ bạn muốn. Hạnh phúc là muốn thứ bạn đạt được”. Vậy còn bạn, bạn định nghĩa khái niệm “hạnh phúc” như thế nào? Bạn có bao giờ tự hỏi, liệu mình có đang hạnh phúc hay chưa?
Con người dành cả đời để kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng lại sợ khi có được điều đó. Vậy lý do của nỗi sợ kỳ lạ này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Nghịch lý của Hạnh phúc
Việc bạn theo đuổi hạnh phúc có thể nhanh chóng trở thành một nỗi ám ảnh. Bạn càng ít quan tâm đến việc theo đuổi nó, bạn sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn.
Chúng ta sợ những gì chúng ta mong muốn. Khi bạn bị ám ảnh bởi sự thành công, nỗi sợ thất bại sẽ vùi dập tâm trí bạn. Sau đó, bạn cũng sợ thành công. Cách chúng ta đối mặt với hạnh phúc cũng tương tự vậy.
Đừng cố gắng để được hạnh phúc
Nghiên cứu cho thấy, người dân Bắc Mỹ cực kỳ quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, và họ nghĩ về nó ít nhất mỗi ngày một lần. Việc liên tục đeo đuổi hạnh phúc như thế có thể dẫn đến kết quả xấu không như mong đợi.
Các nhà tâm lý học đặt ra thuật ngữ “Mặt tối của Hạnh phúc”, là khi một ý nghĩ hạnh phúc mơ hồ khiến con người lờ đi những khía cạnh ý nghĩa khác của cuộc sống.
Khi bạn nghĩ những thứ được xem là thành công (ví dụ trở nên giàu có hơn) sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn; bạn ngừng đánh giá cao những thứ bạn đang có. Luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng.
Điều nghịch lý của hạnh phúc là, khi bạn cố gắng làm mọi thứ chỉ để mong được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có. Khi bạn biến ‘hạnh phúc’ thành một mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu hoạch định và suy đoán về những gì sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Suy nghĩ quá nhiều sẽ làm chúng ta lo lắng và cảm thấy thất vọng.
“Tôi ổn, hay tôi có nên kể bạn nghe (về vấn đề của tôi) không nhỉ?” – đây là một câu đối đáp điển hình của người Argentina khi được hỏi “Bạn có sao không?”
Câu nói này đơn giản chỉ có ý đùa cợt, châm biếm, nhưng nó cũng nói lên một điều rằng: Chúng ta thích đóng vai ‘người bị hại’ để thu hút sự chú ý. Như Leo Tolstoy đã nói: “Hạnh phúc là một câu chuyện ngụ ngôn buồn”.
Một số người chấp nhận sự bất hạnh để thu hút sự chú ý
Không phải mọi người không muốn hạnh phúc, nhưng họ sợ nó mà không biết. Một số nền văn hoá tin rằng, hạnh phúc thường phải trả giá đắt hoặc đi kèm sau đó sẽ là tai họa. Những người khác thì lại cảm thấy tội lỗi, nếu mình vui vẻ trong khi người khác đang chịu đau khổ.
Châm ngôn Trung Quốc có câu: “Hạnh phúc nảy sinh bi kịch”. Đối với những người Đạo giáo, hạnh phúc cuối cùng sẽ hóa bất hạnh và ngược lại.
Có thể thấy rằng, văn hoá dân tộc ảnh hưởng quan trọng đến việc tại sao chúng ta có nỗi sợ hạnh phúc. Theo quan điểm Hồi giáo, hạnh phúc mà họ có được là do Thiên Chúa trên trời ban cho. Ở Malawi, người thành công thường bị nghi ngờ bởi vì họ có thể đã gian lận để đạt được điều đó.
Đối với các nền văn hoá phương Tây, hạnh phúc là một mục tiêu có giá trị cần theo đuổi. Họ cho rằng, niềm hạnh phúc nằm ở cá nhân mỗi người, chứ không phải là từ tập thể chung.
Nhưng người Mỹ chưa bao giờ là người hạnh phúc nhất thế giới. Thiếu quan tâm và kiểm soát chất lượng cuộc sống có thể là một phần nguyên nhân. Họ quá bận rộn với công việc, làm việc đa-zi-năng và đi công tác, khiến bản thân càng ngày càng có ít thời gian rảnh hơn. Do vậy, những người già trên 65 tuổi mới là người hạnh phúc nhất.
Hạnh phúc: Là cảm xúc hay trạng thái tinh thần?
Edward F. Diener, một nhà tâm lý học và chuyên gia về hạnh phúc, đã đặt ra thuật ngữ “Sự mãn nguyện chủ quan” (SWB) để mô tả cách mọi người đánh giá cuộc sống của họ. Chỉ số “SWB” bao gồm các yếu tố: đánh giá tổng quan (sự hài lòng/thỏa mãn trong cuộc sống), đánh giá các lĩnh vực của cuộc sống (mối quan hệ/công việc), hoặc cảm xúc về những gì đang xảy ra với họ.
Diener tin rằng, nói chung, mọi người đều hạnh phúc nếu họ nghĩ rằng, họ hạnh phúc.
Hạnh phúc không phải là một điều đơn lẻ mà là một hệ thống toàn diện. Trạng thái cảm thấy hạnh phúc chỉ là một phần chứ không phải toàn bộ. Một số chuyên gia tin rằng, hạnh phúc xuất phát từ cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Diener nhận thấy rằng, mối quan hệ xã hội mới là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác hạnh phúc chứ không phải thu nhập.
Tín ngưỡng tôn giáo cũng có thể đem lại cho mọi người hạnh phúc, sự thoải mái và cuộc sống ý nghĩa. Hạnh phúc không phải ngẫu nhiên, cũng không phải là món quà từ trên trời rơi xuống, mà chính bạn, mới là người quyết định hạnh phúc cho riêng bản thân mình.
Thiền cũng là một cách rất hay để đạt được sự thoải mái và vui vẻ tinh thần.
Đối với Phật tử, con đường dẫn tới hạnh phúc bắt đầu từ sự hiểu biết về nguồn cội của khổ đau. Đức Phật gọi tâm trí là một con ngựa hoang. Nó thích chạy nhanh và tự do, theo đuổi từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác. Chúng ta phải chế ngự nó bằng cách suy tư, thiền định và bản thân nên động lòng trắc ẩn nhiều hơn.
Phản ứng và cảm xúc của con người sẽ khiến bản thân gặp lo lắng. Hạnh phúc là kết quả của việc thuần hóa con ngựa hoang, là tâm trí của chúng ta.
Cuộc hành trình đi đến hạnh phúc đòi hỏi phải nhìn vào góc độ thực tế. Phật giáo tập trung vào việc hóa giải tâm trí, oán hận, và sự thèm muốn. Nếu muốn tâm hồn bình thản – một cảm giác lành mạnh và hạnh phúc – đòi hỏi phải học tập và thực hành hàng ngày.
Nói chung, hạnh phúc là điều cần được nuôi dưỡng; nó còn hơn cả cảm xúc. Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần.
Hạnh phúc là tài sản lớn nhất của con người
Chúng ta thường đánh giá sự thành công của một quốc gia thông qua những giá trị kinh tế mà họ sản xuất. Liệu điều này có chính xác hay không, nếu như người dân nước đó không hề hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống? Vậy nên, hạnh phúc của người dân là thước đo chính của một xã hội thành công.
Nó không chỉ là trạng thái tâm trí mơ hồ, mà còn đem lại nhiều kết quả thực tế có thể đo lường được, thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau.
Theo đó, những người hạnh phúc sẽ có hệ miễn dịch mạnh hơn và có xu hướng sống lâu hơn. Họ là những người sáng tạo; có mối quan hệ xã hội tốt hơn; có tinh thần hợp tác khi làm việc và dễ dàng thành công trong sự nghiệp. Họ cũng dễ dàng ổn định tinh thần như bình thường sau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều đặc biệt là, những người hạnh phúc thường biết cách chấp nhận bản thân và những người xung quanh.
Tóm lại, hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng và khó nắm bắt. Nó là trạng thái tinh thần mà con người dùng cả cuộc đời để kiếm tìm và sợ hãi khi có được. Nó cũng chính là tài sản to lớn nhất của chúng ta, vậy nên, hãy học cách nuôi dưỡng hạnh phúc từ những điều nhỏ nhặt nhất.
(Nguồn: Medium)
Đề Đọc Hiểu Và Đoạn Văn Nlxh 200 Chữ Về Hành Trình Kiếm Tìm Hạnh Phúc Của Con Người Trong Cuộc Sống
ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau:
Nghiên cứu cho thấy, người dân Bắc Mỹ cực kỳ quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, và họ nghĩ về nó ít nhất mỗi ngày một lần. Việc liên tục đeo đuổi hạnh phúc như thế có thể dẫn đến kết quả xấu không như mong đợi.
Các nhà tâm lý học đặt ra thuật ngữ “Mặt tối của Hạnh phúc”, là khi một ý nghĩ hạnh phúc mơ hồ khiến con người lờ đi những khía cạnh ý nghĩa khác của cuộc sống.
Khi bạn nghĩ những thứ được xem là thành công (ví dụ trở nên giàu có hơn) sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn; bạn ngừng đánh giá cao những thứ bạn đang có. Luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc sẽ khiến bạn cảm thấy không hài lòng.
Điều nghịch lý của hạnh phúc là, khi bạn cố gắng làm mọi thứ chỉ để mong được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ có được nó. Hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có. Khi bạn biến ‘hạnh phúc’ thành một mục tiêu, bạn sẽ bắt đầu hoạch định và suy đoán về những gì sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Suy nghĩ quá nhiều sẽ làm chúng ta lo lắng và cảm thấy thất vọng.
(https://sacombankcareer.com/tin-tuc/nghich-ly-cuoc-song-con-nguoi-luon-tim-kiem-hanh-phuc-nhung-lai-so-khi-co-duoc-dieu-do.35a53220/vi)
Thực hiện những yêu cầu sau:
Câu 1.Trong đoạn trích, tác giả đã định nghĩa hạnh phúc như thế nào?
Câu 2.Theo tác giả, điều nghịch lí của hạnh phúc là gì?
Câu 3.Theo anh/chị, tại sao việc đánh giá cao những gì mình có lại mang đến chon con người hạnh phúc?
Câu 4.Anh/chị có cho rằng luôn tìm kiếm những thứ xa với để được hạnh phúc đồng nghĩa với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc không? Vì sao?
LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của “những gì bạn làm” trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc của con người trong cuộc sống.
GỢI Ý GIẢI ĐỀ:
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1.Trong đoạn trích, tác giả đã định nghĩa hạnh phúc: Hạnh phúc chỉ đơn giản là thứ tương xứng với những gì bạn làm và đánh giá cao những gì bạn có.
Câu 2.Theo tác giả, điều nghịch lí của hạnh phúc là: khi bạn cố gắng làm mọi thứ chỉ để mong được hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ có được nó.
Câu 3. Việc đánh giá cao những gì mình có mang đến cho con người hạnh phúc bởi vì khi đánh giá cao/trân trọng những gì mình có, ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn; bớt đi sự so sánh với những người khác sẽ khiến cuộc sống của ta thanh thản, nhẹ nhõm hơn…
Câu 4. Bày tỏ được chính kiến và biết lí giải hợp lý, thuyết phục. Chẳng hạn: Luôn tìm kiếm những thứ xa vời để được hạnh phúc không đồng nghĩa với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc. Bởi vì việc tìm kiếm những thứ xa với khác với việc luôn phấn đấu, ước mơ để có được hạnh phúc. Ước mơ, khát vọng chính đáng sẽ nâng đỡ, cho con người thêm sức mạnh, niềm hy vọng và động lực để thành công và mang tới cảm giác vui sướng, tự hào, mãn nguyện.
LÀM VĂN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm)
Yêu cầu: Đảm bảo dung lượng (khoảng 200 chữ); hình thức, nội dung của đoạn văn; HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, song hành, móc xích; có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận: bàn về những giải pháp nhằm giúp người thực sự muốn hoàn lương có thể làm lại cuộc đời.
Việc hoạch định mục tiêu, sống hết mình với đam mêm cho ta niềm tin vào những gì đã chọn, niềm tự hào được phát huy khả năng của bản thân; Sự chủ động và sáng tạo cho ta cơ hội được khám phá, phát triển bản thân; Việc đứng lên từ thất bại cho ta những bài học quý giá, rèn cho ta bản lĩnh và nghị lực.
Sống thân ái, chan hòa, hướng thiện cho ta những mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa trong cuộc sống; trao tặng thương yêu ta sẽ nhận về niềm hạnh phúc…
*Đoạn văn 1:
Trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc của cuộc đời, những gì ta làm được có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, trong cuộc sống, chúng ta thường mải miết theo đuổi những thứ ta cho là hạnh phúc. Tuy nhiên, chính những trải nghiệm ta có được trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc sẽ là những nền móng tạo nên ngôi nhà hạnh phúc vững bền của mỗi người. Trước hết, ta sẽ xây dựng cho mình những mục tiêu trong cuộc sống và nỗ lực hành động. Từ đó, ta có thể khám phá, hiểu hơn về bản thân, tìm ra được niềm đam mê, sở trường và biết phát huy tối đa năng lực của mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống muôn màu này, bên cạnh những gam màu tươi sáng, sẽ luôn có những khoảng tối, sẽ có những lúc ta gặp trắc trở, khó khăn, thậm chí là thất bại. Điều gì sẽ xảy ra nếu ta ngã gục, đầu hàng trước khó khăn, thất bại? Nhưng ngược lại nếu ta biết kiên trì tìm kiếm hạnh phúc thì ngay cả trong nghịch cảnh, ta sẽ có niềm tin, động lực để vượt qua mọi thử thách và dần trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Khi ta nhận thức được hạnh phúc nằm trong từng khoảnh khắc cuộc sống, của mỗi người, ta sẽ biết trân trọng những gì mình đang có và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn. Đồng thời, ta biết mở lòng mình để lắng nghe cũng như chia sẻ, giúp đỡ người khác nhiều hơn.
*Đoạn văn 2:
Mỗi người chúng ta ai cũng đều có cho mình những cách thức để kiếm tìm hạnh phúc, chính vì thế những gì bạn làm trong hành trình ấy sẽ có ý nghĩa lớn lao. Để đặt chân trên hành trình ấy, trước tiên ta cần đánh giá đúng bản thân mình, ý thức được giá trị của mình. Từ đó ta biết phấn đấu để hoàn thiện bản thân và trân trọng chính mình hơn. Việc luôn học hỏi, bồi đắp để hoàn thiện sẽ mang tới cho ta chân giá trị, giúp ta khẳng định bản thân và có được niềm tin yêu từ mọi người. Hơn thế nữa hãy biết lan tỏa hạnh phúc đến với mọi người cũng như biết đón nhận hạnh phúc được cộng đồng sẻ chia và gửi gắm. Từ đó, ta nhân rộng hạnh phúc của riêng thành của chung, gắn hạnh phúc cá nhân song hành với hạnh phúc của cộng đồng. “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm” – hạnh phúc còn là khi bạn biết nâng niu, trân trọng những gì mình đã gửi gắm, sẻ chia. Bởi lẽ những gì bạn cho đi cũng sẽ mang lại cho bạn niềm vui bất tận. Đó chính là sự nhận về quý giá mà không phải ai cũng có được trong cuộc đời.
============== HẾT ===============
Đề văn sưu tầm
Đi Tìm Hạnh Phúc Cả Đời, Nhưng Nhiều Người Vẫn Chưa Hiểu Hạnh Phúc Là Gì?
Đã có rất nhiều người dùng cả một đời phiêu bạt, một đời lao lực, một đời chờ đợi, một đời ngóng trông chỉ để theo đuổi hạnh phúc. Nhưng cuối cùng lại không biết hạnh phúc là gì và cho đến khi sắp đi qua một kiếp nhân sinh vẫn đau đáu trong lòng câu hỏi: thật ra hạnh phúc là gì? công việc nào, người tình nào sẽ khiến cuộc đời ta hạnh phúc?!
Hạnh phúc là gì? – một câu hỏi có trăm ngàn đáp án
Bạn có biết, hạnh phúc khi được sống chung với người mình yêu thương thường không còn nguyên vẹn sau đôi ba năm. Hạnh phúc mua được căn nhà như ý thường không kéo dài quá đôi ba tháng. Hạnh phúc được thăng chức thường bị lãng quên ngay sau đôi ba tuần. Hạnh phúc được khen ngợi thường tan thành mây khói chỉ sau đôi ba tiếng. Rồi ta lại khát khao đi tìm và dễ dãi tin vào một đối tượng nào đó trong tương lai sẽ mang lại hạnh phúc lâu bền hơn.
Nếu xét theo khía cạnh khoa học thì hạnh phúc được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Thế nhưng, thực tế ý nghĩa của 2 từ “hạnh phúc” không hề đơn giản như thế, bởi đã có không ít người phải đánh đổi cả một đời chỉ để đi tìm “hạnh phúc”.
Thật ra, trên cõi đời này không có một định nghĩa cụ thể và duy nhất nào về hạnh phúc, bởi đó là cảm giác đến từ trái tim, chứ không phải từ nhận định của người khác và định nghĩa về hạnh phúc của mỗi người ở mỗi thời điểm lại càng không giống nhau.
Và tất nhiên, hạnh phúc không phải chuyện nhất thời mà là chuyện cả đời. Một cuộc sống hạnh phúc không phải là “Anh yêu em” sau đó hai người bắt đầu yêu nhau, cũng không phải nói “Chúng mình không hợp” rồi chia tay hai ngả. Mà hạnh phúc là khi hai người dám bỏ đi cái tôi cá nhân của mình đi để hướng về cái chung của cả hai, mỗi ngày nhường nhịn một chút, yêu thương nhau một chút, cùng nắm tay nhau an yên đi qua những ngày còn lại của cuộc đời. Hoặc khi không thể ở bên nhau được nữa thì vẫn bảo vệ, gom góp tất cả tình yêu gửi sâu vào đáy lòng như một kỷ niệm đẹp.
Hạnh phúc cũng không phải là mỗi ngày được ăn sơn hào hải vị, tiền đút đầy ví, không phải giàu sang, không phải có nhà đẹp, xe sang mà hạnh phúc là khi bạn khóc, có người xót. Khi bạn mệt mỏi, có người để dựa vào. Mỗi một ước vọng dù nhỏ bé nhất của bạn cũng có người nguyện lòng thực hiện…
Hạnh phúc giống như một chai nước suối. Lần đầu tiên uống nó, bạn chẳng có cảm giác gì, nhưng khi bạn đã nếm qua đủ mọi đắng, cay, mặn, ngọt, uống được một ngụm nước suối mát, bạn sẽ cảm khái, “À, hóa ra đây là cảm giác hạnh phúc!”.
Hạnh phúc là dùng đôi mắt của mình nhìn về cuộc đời một cách bình lặng để một cuộc sống bình an. Biết cách giữ cho tâm mình không biến động bởi ngoại cảnh, luôn thư thái ung dung, há chẳng phải là bạn đang sống một cuộc đời hạnh phúc, thoải mái hay sao?!
Vậy nên, hãy nhớ rằng được sinh ra đã là hạnh phúc, bởi bạn có thể trải nghiệm mọi sắc thái của cuộc sống này. Và chết đi cũng là hạnh phúc, bởi bạn đã vượt qua trần thế rối rắm, trở về với tự nhiên.
Có bạn bè là hạnh phúc, vì vui buồn giận hờn đã có người chia sẻ. Thế nhưng nếu bạn cô độc thì đó cũng là điều hạnh phúc, bởi bạn được hưởng thụ sự yên lặng và thanh lọc tâm hồn.
Được yêu là hạnh phúc, bởi bất kể lúc nào, nơi nào đều được quan tâm, săn sóc. Và khi bạn yêu thì đó cũng là một dạng của hạnh phúc, vì từ nay về sau cuộc sống có vướng bận, mơ ước có được nơi trở về.
Giàu sang là hạnh phúc, vì có thể dùng tiền tài để thỏa mãn nhu cầu vật chất. Và nghèo khó cũng là hạnh phúc, bởi nó giúp bạn hiểu được ngoài tiền tài, bạn còn sở hữu rất nhiều thứ đáng quý khác.
Xuất chúng là hạnh phúc, bởi bạn luôn được người khác tôn sùng, ngưỡng mộ, nắm rõ mọi thứ trong tay. Thế nhưng, nếu bạn là người bình thường thì đó cũng là điều hạnh phúc, bởi bạn sẽ được sống một cuộc đời bình lặng, kiên định, hưởng thụ cuộc sống theo cách riêng của mình.
Tuổi trẻ là hạnh phúc, vì có được những ngày mai vô hạn và hy vọng mạnh mẽ. Và tuổi già cũng là hạnh phúc, bởi có những trải đời phong phú cùng những kỉ niệm để nhớ lại.
Gặp được nhau là hạnh phúc, vì được cùng nhau vun đắp những khoảnh khắc ngọt ngào. Và chia ly cũng là hạnh phúc, bởi những nhớ nhung khi xa cách sẽ tôi luyện cho tình cảm của cả hai.
Hạnh phúc chính là đơn giản như vậy, thế nhưng làm thế nào để có được hạnh phúc thì không phải ai cũng biết.
Làm thế nào để có được hạnh phúc?
Không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có thiên đường nào chỉ toàn hạnh phúc. Bởi ý niệm hạnh phúc chỉ có khi bạn biết chấp nhận.
Muốn hạnh phúc hãy biết thỏa mãn cảm xúc
Hạnh phúc luôn là niềm khao khát lớn nhất của con người. Có biết bao người đã đi gần hết cuộc đời mà vẫn đuổi theo hạnh phúc như trò chơi cút bắt: có khi tóm được nó thì nó lại tan biến, có khi ngỡ mình tay trắng thì lại thấy nó chợt hiện về.
Thật ra, muốn có được hạnh phúc vô cùng đơn giản, đó là bạn hãy biết thỏa mãn cảm xúc của chính mình. Hãy nhớ lại xem, chẳng phải bạn đã từng cảm thấy thật hạnh phúc khi cầm được mảnh bằng tốt nghiệp sau nhiều năm vật lộn với đèn sách. Nhưng liền sau đó bạn muốn được việc làm có nhiều tiền, khiến bạn bè ai cũng nể phục vì bạn nghĩ như thế mới thật sự hạnh phúc. Rồi cái cảm giác hạnh phúc ấy cũng không ở lại bao lâu, khi bạn nghĩ hạnh phúc trọn vẹn chỉ có khi bạn có được một gia đình, có được người chồng/vợ đẹp, con ngoan thì đó mới gọi là hạnh phúc. Cứ thế… những ngày tháng hạnh phúc ấy đến rồi đi vội vã, bởi những ham muốn sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người.
Những người thường than thở rằng họ không có được hạnh phúc là do họ cứ mãi bỏ hình bắt bóng, đứng núi này trông núi nọ. Rốt cuộc, lại chẳng biết hạnh phúc là gì cả.
Có những người họ cảm nhận được hạnh phúc chính là những cảm giác sung sướng, dễ chịu, thoải mái khi đạt được những gì mình mong muốn, nhưng họ không lý giải được tại sao những cảm giác ấy lại đến rồi đi quá vội vàng. Và rồi họ cũng mặc kệ, chẳng muốn tìm hiểu thêm. Họ cứ sống theo thói quen cũ, dốc hết năng lượng để nắm bắt những thứ mà họ tin chắc nếu không có nó thì họ sẽ không thể nào hạnh phúc được.
Thật ra những điều kiện của hạnh phúc vẫn luôn có mặt ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, chỉ có điều nó không còn hấp dẫn chúng ta nữa thôi. Không phải do nó không còn giá trị mà do nhu cầu hưởng thụ của chúng ta đã biến đổi theo thời gian.
Đôi khi, bạn vất vả cả chục năm trời để mua cho bằng được một món đồ quý giá chỉ vì lo sợ nếu không có nó thì đời sống của mình sẽ không được an toàn, hoặc chỉ đơn giản là muốn chứng tỏ cho mọi người biết mình là ai, chứ bạn cũng chẳng tận hưởng nó được bao nhiêu.
Và nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này bạn cũng đang nắm trong tay vô số những điều tốt đẹp, vậy tại sao bạn lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn định để bạn có được thu nhập vừa giúp bạn thể hiện được tài năng, một gia đình yêu thương để bạn có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để bạn bước ra thế giới bên ngoài… Những thứ đó không phải là điều kiện để giúp bạn có được hạnh phúc thì là gì?
Vậy nên, bạn đừng mong chờ những đều xa vời phía trước, chỉ cần nhìn sâu một chút bạn sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ để bạn có được hạnh phúc. Một kẻ khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để kiếm những thứ chỉ đem tới những cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời gian và năng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có.
Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và vui vẻ là chúng ta đã có hạnh phúc rồi. Đừng cố kiếm tìm những thứ hạnh phúc nào đó đặc biệt ở tương lai đâu bởi chúng không hề tồn tại, có chăng thì đó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau, mà cảm xúc thì chỉ có nghiện ngập chứ không bao giờ là đủ.
Thỏa mãn ý chí cũng là cách để có được hạnh phúc
Để đạt được hạnh phúc trọn vẹn, ngoài việc biết thỏa mãn cảm xúc, đôi khi chúng ta còn biết phải thỏa mãn ý chí. Mặc dù cái cốt lõi của việc thỏa mãn ý chí vẫn dựa trên nền tảng phục vụ cái tôi nhằm thực hiện cho bằng được điều mình muốn làm nhưng đó lại là sự hưởng thụ rất tinh tế và phải để tâm sâu sắc lắm thì mới có thể nhận ra.
Một ví dụ đơn giản như, khi hay tin người thân đang bị kẹt trong cơn bão tuyết, tuy đang nằm trong nệm ấm chăn êm nhưng bạn cũng không thể nào hạnh phúc được. Bây giờ, bạn đâu cần cái cảm giác sung sướng ấy nữa. Bạn chỉ cần có mặt kịp thời để cứu giúp người thân, dù phải trải qua cái cảm giác lạnh buốt trong bão tuyết thì bạn cũng chấp nhận. Thế nên, hạnh phúc không chỉ là những cảm xúc dễ chịu, đôi khi bạn phải hy sinh những cảm xúc ấy để đổi lấy thứ hạnh phúc sâu sắc hơn, đó là thỏa mãn ý chí.
Hạnh phúc khi được thỏa mãn ý chí vượt qua những đòi hỏi tầm thường của thói quen, dốc hết bản năng sinh tồn để chịu đựng, và vận dụng tất cả những hiểu biết và kỹ năng luyện tập để xử lý. Vì thế, phẩm chất của nó chắc chắn sẽ bền vững hơn loại hạnh phúc chỉ đơn giản được tạo bằng những cơn cảm xúc.
Do đó, khi gặp hoàn cảnh khó khăn, đối đầu với những cảm giác không mấy dễ chịu, thì bạn đừng vội chống trả. Hãy cứ nghĩ rằng mình đang thực hiện mục đích lớn lao, nên không thể đòi hỏi những tiện nghi hưởng thụ tầm thường được. Nếu chẳng may bạn bị cuộc sống đẩy vào bế tắc thì cũng đừng vội bỏ chạy. Chính cái khổ đau ấy sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị đích thực của hạnh phúc.
Cũng giống như đã từng bị đói, chúng ta mới biết cái quý giá của thức ăn; đã từng chịu cái giá rét của mùa đông, chúng ta mới mong đợi nắng ấm về; đã từng bị mất mát chia lìa, chúng ta mới biết trân trọng từng phút giây đoàn tụ; đã từng trải qua tai nạn thập tử nhất sinh, chúng ta mới biết cuộc đời này quý giá đến nhường nào.
Chính vì thế, sẽ không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có cái thiên đường nào chỉ toàn là hạnh phúc. Chỉ khi chúng ta biết cảm nhận khổ đau thì chúng ta mới hiểu được thế nào là hạnh phúc.
Hạnh phúc chân thật – đích đến cuối cùng của sự an yên
Thật ra, hạnh phúc thỏa mãn cảm xúc hay hạnh phúc thỏa mãn ý chí cũng đều xuất phát từ tâm của con người, chứ không phải do điều kiện bên ngoài tác động. Tuy nhiên, đó chỉ là những phần tâm lý cạn chứ chưa phải là giá trị sâu sắc bên trong của mình.
Chỉ khi nào bạn đạt được trạng thái tâm lý không muốn tìm kiếm thêm điều gì và cũng không cần phải loại bất cứ điều gì mới chính là hạnh phúc chân thật. Nó chân thật vì nó được tạo ra từ sự bình an của chính lòng mình, chứ không lệ thuộc vào những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Người xưa hay nói lạc phải đi liền với an – an lạc thì mới bền vững. Một người không có nhiều tiền, không có quyền lực, không được ai ngưỡng mộ, nhưng lúc nào cũng có thể mỉm cười, đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống một cách an nhiên, thoải mái thì đó mới người hạnh phúc, sống như thế mới thật sự là đáng sống!
Tâm tham cầu và tâm chống đối thì ai cũng có, nhưng mong cầu hay chống đối cũng chỉ là những phản ứng phục vụ cho cái tôi của chính mình mà thôi. Chỉ cần nhận ra bản chất chân thật của mình, luôn biết rõ mình đang làm gì và với thái độ nào, tập buông bỏ dần những tham cầu và chống đối không cần thiết. Hài lòng với những thứ mình đó thì đó mới là hạnh phúc thật sự.
Có một câu nói rất hay thế này, tâm ta như thế nào thì ta sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy, bởi hạnh phúc luôn hiện hữu trong tâm khảm của mỗi người, bạn cảm thấy mình có được tức là bạn đã có được.
Bài viết có tham khảo tư liệu từ sách Hiểu Về Trái Tim – Tác giả Thích Minh Niệm
Định Nghĩa Hạnh Phúc Là Gì? Giải Mã Cuộc Sống Hạnh Phúc Là Gì?
Từ thuở còn lọt lòng đến khi trưởng thành, cụm từ Hạnh phúc dường như đã ăn sâu vào máu mỗi chúng ta. Đến nỗi, những câu hỏi về khái niệm Hạnh phúc là gì, cuộc sống hạnh phúc là gì, quan niệm như thế nào là hạnh phúc… mà nhiều người còn không thể giải đáp được. Có người suy nghĩ, tiền tài danh vọng mới đem lại hạnh phúc, nhưng có người chỉ muốn có được một cuộc sống bình yêu mà không mang tới tiền tài. Vậy Định Nghĩa về Hạnh Phúc như nào cho đúng.
Quan niệm về hạnh phúc là gì? Quan niệm hạnh phúc không phải là đích đến có đúng không?
Định Nghĩa hạnh phúc là gì?
Khó có một ngôn từ khoa học nào có thể diễn tả rõ nghĩa khái niệm này. Bởi lẽ, hạnh phúc ám chỉ cảm giác, cảm xúc trong mỗi con người. Mà cảm giác của mỗi người là không giống nhau, cho nên ta chỉ có thể giải thích một cách đơn giản khái niệm này như sau:
Khái niệm Hạnh Phúc là gì theo giải thích khoa học, thì hạnh phúc là danh từ trừu tượng, tính từ, chỉ trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản, khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. Hạnh phúc chính là một loại cảm xúc bậc cao, mà chỉ có loại người mới cảm nhận được, cảm xúc chỉ chịu sự chi phối bởi lý trí của con người, thường do bộ não chi phối tác động lên. Cảm giác của mỗi người khác nhau nên hạnh phúc của mỗi người cũng không giống nhau.
Người Phương Tây thì định nghĩa quan niệm về Hạnh phúc gói gọn trong 9 từ: Sức Khỏe, Thái Độ, Hiện Tại, Vui chơi, Suy Nghĩ, Ngọt ngào, Sống Là Chính Mình, Đơn giản và cuối cùng Nụ cười. Chín từ này được dịch ra từ: Happiness (Hạnh phúc) một ý nghĩa riêng: H – Healthy, A – Attitude, P – Present, P – Play, I – Inward, N – Nut, E – Express Yourself, S – Simple, S – Smile. Hạnh phúc đối với mọi người đơn giản chỉ là vậy, nhưng có mấy ai hiểu được Cuộc sống hạnh phúc là gì.
+ Là danh từ trừu tượng/tính từ + Chỉ trạng thái tâm lí vui vẻ, thanh thản, khi đạt được hoặc thỏa mãn điều mong muốn. + Là cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người + Mang tính nhân bản và chịu tác động của lý trí
Định nghĩa hạnh phúc là gì trong phật giáo
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết cho đi trước và nhận lại sau.
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết sử dụng tiền bạc, sức khỏe, sự tiện nghi, bạn bè, vị trí xã hội mà không bị chi phối bởi nó.
+ Người hạnh phúc là khi bạn biết đón nhận thử thách từ cuộc sống, stress, áp lực nhưng biến chúng thành động lực và trải nghiệm. Đừng oán trách ai, đừng oán trách cuộc sống sao lại bất công với mình.
+ Người hạnh phúc đơn giản là họ biết chấp nhận, đón nhận những thứ đơn giản từ cuộc sống.
+ Người hạnh phúc thì gia đình sẽ hạnh phúc, bố mẹ vui cười bên con cái, cùng nhau nấu ăn dọn dẹp, cùng nhau dạy bảo con cái, cùng nhau đi chơi du lịch… dù bộn bề cuộc sống tới đâu thì người hạnh phúc luôn dành thời gian bên gia đình.
+ Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey từng nói quan niệm về Hạnh Phúc của Bà như sau: “Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là sự thành công, mà là dùng sự thành công đó để tác động một cách tích cực đến cuộc sống của mình. Biến sự thành công để mang lại hạnh phúc”.
Hạnh phúc của con người có được xã hội công nhận không?
Ở Việt Nam, trong mỗi câu chúc nhân dịp đặc biệt như sinh nhật, kết hôn, hay dịp lễ Tết đầu năm mới… Hạnh phúc luôn là điều đầu tiên và là cái đích đến cuối cùng mọi người mong muốn người trao cho nhau.
Ngay trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của nước Mỹ mà Bác Hồ đã đọc trước toàn dân trong Ngày Quốc Khánh 2/9 có viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Từ lời bất hủ ấy, có thể thấy rằng mỗi người đều có cho mình những hạnh phúc riêng từ đó tự trả lời câu hỏi Hạnh phúc là gì cho bản thân.
Trong Bác không phải là cảm giác đơn thuần, đó là một trong những quyền đầu tiên của con người, của công dân Việt Nam. Cả dân tộc ta đã phải đấu tranh, hi sinh biết bao nhiêu xương máu để giành lại quyền thiêng liêng cao cả ấy. Khẩu hiệu “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” đã trở thành tôn chỉ quốc gia.
Chia sẻ những câu nói hay về hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc không ở chỗ nhà của bạn rộng lớn bao nhiêu, mà là trong nhà bạn có bao nhiêu tiếng cười.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn lái chiếc xe sang trọng thế nào, mà là bạn lái xe bình an về được đến nhà.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn tích cóp được bao nhiêu tiền, mà là mỗi ngày thân tâm đều cảm thấy tự do, không ngừng làm những việc mình thích.
Hạnh phúc không ở chỗ người yêu của bạn xinh đẹp thế nào, mà là nụ cười trên môi người yêu bạn có hạnh phúc hay không.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn làm quan bao lớn, mà là vô luận đi đến nơi nào, mọi người đều khen bạn là một người tốt.
Hạnh phúc không ở chỗ ăn ngon ăn mặc đẹp, mà là không có bệnh tật tai ương.
Hạnh phúc không ở chỗ bạn từng nghe bao nhiêu lời ngon tiếng ngọt, mà là lúc bạn đau buồn rơi nước mắt có người nói với bạn rằng: Không sao cả, có mình ở bên bạn đây.
Bạn đang xem bài viết Nghịch Lý Cuộc Sống: Con Người Luôn Tìm Kiếm Hạnh Phúc Nhưng Lại Sợ Khi Có Được Điều Đó trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!