Xem Nhiều 3/2023 #️ Nghiên Cứu Một Số Chỉ Số Huyết Học Và Hóa Sinh Máu Ở Bệnh Nhân Ngoại Khoa Truyền Máu Khối Lượng Lớn Tại Bệnh Viện Việt # Top 12 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nghiên Cứu Một Số Chỉ Số Huyết Học Và Hóa Sinh Máu Ở Bệnh Nhân Ngoại Khoa Truyền Máu Khối Lượng Lớn Tại Bệnh Viện Việt # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghiên Cứu Một Số Chỉ Số Huyết Học Và Hóa Sinh Máu Ở Bệnh Nhân Ngoại Khoa Truyền Máu Khối Lượng Lớn Tại Bệnh Viện Việt mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Truyền máu là một biên pháp quan trọng trong cấp cứu và điều trị. Lịch sử truyền máu bắt đầu rất sớm nhưng chỉ thực sự phát triển kể từ khi Karl Landsteiner tìm ra hê thống nhóm máu ABO vào đầu thế kỷ XX. Cho tới nay mặc dù khoa học đã tạo ra được người máy thông minh, nghiên cứu tổng hợp máu nhân tạo, nhưng nhiều trường hợp mất máu cấp do chấn thương, do thảm họa hoặc do mổ xẻ vẫn xảy ra thường xuyên mà vẫn cần sử dụng máu và chế phẩm máu có nguồn gốc từ người. Viêc phải truyền một lượng máu lớn, nhanh để bù lại thể tích lớn máu mất, nhằm đảm bảo thể tích tuần hoàn, cung cấp oxy cho các mô, nhanh chóng đưa bênh nhân ra khỏi tình trạng sốc do mất máu là một biên pháp hữu hiêu và nhiều khi là yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật.

Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL- Massive Blood Transfusion) hay truyền máu ồ ạt được định nghĩa là truyền một lượng máu tương đương hoặc lớn hơn một thể tích máu toàn thể của cơ thể trong vòng 24 giờ [3], [108], [119], [144]. TMKLL gặp khá phổ biến trong ngoại khoa như chấn thương nặng, những bênh lý mổ phức tạp gây mất máu nhiều, những tai biến chảy máu lớn (vỡ phồng ĐMC, XHTH), ghép tạng…

Bên cạnh những điểm lợi là cứu sống người bênh qua cơn nguy hiểm, truyền khối lượng lớn máu lưu trữ cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều rối loạn. Máu lưu trữ chứa nhiều lactate, ammonia là những sản phẩm chuyển hoá của hồng cầu, tiểu cầu sản sinh trong môi trường bảo quản. Đồng thời, máu lưu trữ cũng chứa những sản phẩm do bạch cầu chết giải phóng như các chất trung gian có hoạt tính sinh lý, các enzym, nên có pH thấp, nồng độ K+ và hemoglobin tự do tăng theo thời gian lưu trữ. Trong quá trình bảo quản máu, tiểu cầu bị chết, các yếu tố đông máu huyết tương cũng giảm dần theo thời gian. Khi truyền nhanh và nhiều những sản phẩm như vậy, cộng với những rối loạn do bênh lý sẩn có, do mất máu lớn, do sốc, do chấn thương, sẽ làm tổn hại đến chức năng sinh lý của cơ thể người bênh, gây ra các hậu quả xấu, như: các rối loạn chuyển hoá, rối loạn đông máu, là một trong những nguyên nhân đưa đến tử vong bênh nhân [80].

Theo y văn trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này, nhằm tìm ra các biên pháp phòng ngừa và điều trị tích cực những rối loạn do TMKLL. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật mổ xẻ, trong lĩnh vực gây mê hổi sức, và trong việc sản xuất các thành phần máu và sự cung cấp máu kịp thời của các ngân hàng máu đã giải quyết được nhiều vấn đề, trong đó có những rối loạn do TMKLL đã được cải thiện.

Ở Việt Nam, cho tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về truyền máu khối lượng lớn. Bệnh viện Việt-Đức là một trung tâm ngoại khoa lớn, nhiều trường hợp chấn thương nặng như vỡ tạng, vết thương tim, động mạch, vỡ xương chậu và một số các phẫu thuật lớn có mất máu ổ ạt gặp khá thường xuyên, có trường hợp đẫ dùng đến 9900 ml trong 24 giờ đầu. Một nghiên cứu điều tra sơ bộ trong thời gian (2000 – 6/2004) cho thấy, bệnh viện Việt-Đức có khoảng 0,7% bệnh nhân có truyền máu trong phẫu thuật là TMKLL, lượng máu dùng cho TMKLL chiếm khoảng 3,8% tổng số máu và 7,5% lượng plasma dùng trong toàn bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân TMKLL có rối loạn đông máu khá cao [13].

Để góp phần tìm hiểu về một số các rối loạn ở bệnh nhân ngoại khoa sau TMKLL, với hy vọng kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho việc chỉ định truyền máu hợp lý và đóng góp một số ý kiến tích cực giúp cho công tác theo dõi, điều trị, tiên lượng bệnh nhân, đổng thời để có kế hoạch chuẩn bị đủ máu và các chế phẩm máu trong cấp cứu ngoại khoa, đề tài được tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:

Tài liÖu tham khảo Phụ lục

Nghiên Cứu Nồng Độ Hemoglobin Tự Do Trong Huyết Tương Của Bệnh Nhân Ngoại Khoa Truyền Máu Khối Lượng Lớn

Hemoglobin là thành phần cấu tạo của hồng cầu (HC), chúng được giải phóng từ sự ly giải của hồng cầu. Trong quá trình bảo quản, khi màng bị tổn thương, HC sẽ biến dạng, vỡ, làm giải phóng Hb vào dung dịch bảo quản. Có tới khoảng 1% HC bị li giải, và ở ngày thứ 35 lượng hemoglobin (Hb) huyết tương tăng từ 2,5 đến 138 mg/dl [3].

Truyền máu khối lượng lớn (TMKLL – Massive Blood Transfusion) hay truyền máu ồ ạt được định nghĩa là truyền thay thế một lượng máu tương đương hoặc lớn hơn thể tích máu cơ thể trong vòng 24 giờ [2, 3,5].

Truyền máu lưu trữ chứa đựng Hb tự do và những hồng cầu dễ vỡ, sẽ làm tăng lượng Hb tự do trong máu bệnh nhân. Trong cơ thể, Hb tự do kết hợp với haptoglobin và phức hợp này sẽ được chuyển hoá ở gan. Tuy nhiên, nếu truyền với khối lượng lớn thì lượng haptoglobin sẽ giảm đến cạn kiệt và hậu quả là Hb tự do sẽ không được vận chuyển và đào thải. Ngoài ra, chấn thương tổ chức lớn cũng có thể gây tan máu, góp phần làm cho Hb tự do tăng lên, ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nhất là thận. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu:

Tìm hiểu nồng độ hemoglobin tự do trong huyết tương bệnh nhân ngoại khoa sau truyền máu khối lượng lớn.

Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở giúp cho công tác điều trị bệnh nhân.

I.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Loại trừ ra khỏi nghiên cứu những bệnh nhân tử vong trong và ngay sau mổ, những bệnh nhân bị bệnh máu (Hemophilia, leucemie, tan máu…), bệnh nhân có biểu hiện rối loạn đông máu (ĐMRRTLM), và suy thận, suy gan trước mổ.

2.Phương pháp nghiên cứu

Mô tả tiến cứu, tự đối chứng.

-Tất cả các bệnh nhân chọn vào nghiên cứu đều được lấy máu làm xét nghiệm tìm hemoglo- bin (Hb) tự do trong huyết tương tại các thời điểm trong và sau khi TMKLL.

-16 bệnh nhân được theo dõi nồng độ Hb tự do huyết tương đọc tại 3 thời điểm: Sau truyền 1500 ml, sau 2000 ml, và sau 3000 ml.

Xét nghiệm thực hiện trên hệ thống máy quang phổ Express Plus ở bước sóng 540 nm, tại bộ môn Hóa sinh, trường ĐHY Hà Nội. Bình thường, Hb tự do huyết tương 10 – 40 mg/l [4].

Trên chương trình SPSS, sử dụng test t – Student để so sánh giá trị của một số chỉ số nghiên cứu giữa các thời điểm, xác định mối tương quan giữa 2 đặc tính định lượng bằng hệ số tương quan r (p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê; rx/y= 0: không có tương quan; – 1 < r < 0: tương quan nghịch; 0 < r < 1 tương quan thuận).

Mục Đích Và Chỉ Định Của Truyền Máu Khối Lượng Lớn

Truyền máu là sự nhận máu hoặc các chế phẩm máu ở người bệnh được hiến từ người khác, gồm cả hồng cầu, tiểu cầu hoặc huyết tương. Truyền máu là một hoạt động thường xuyên xảy ra tại tất cả các khoa phòng trong bệnh viện, tuy nhiên đôi khi cũng có những chỉ định truyền máu khối lượng lớn nhằm đạt đích sớm để tối ưu việc xử trí hồi sức và điều chỉnh rối loạn đông máu do xuất huyết nặng.

1. Định nghĩa truyền máu khối lượng lớn

Truyền máu khối lượng lớn là hoạt động truyền thể tích máu lớn trong một thời gian ngắn ở một bệnh nhân xuất huyết nặng hoặc không kiểm soát được. Trước đây truyền máu khối lượng lớn ở người trưởng thành được định nghĩa là sự truyền 10 đơn vị hồng cầu trong vòng 24 giờ để đối phó với chảy máu nặng và không kiểm soát được. Tuy nhiên định nghĩa này đã thay đổi nhằm điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn như truyền 3 đơn vị hồng cầu lắng quá 1 giờ do mất máu không kiểm soát được

Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác như truyền một nửa thể tích máu trong 4 giờ, hoặc truyền hơn một lần thể tích máu trong vòng 24 giờ (khoảng 70 ml/kg ở người trưởng thành), hay mất máu nhiều hơn 150 ml/phút. Đối với trẻ em, định nghĩa truyền máu khối lượng lớn là sự truyền máu nhiều hơn 40 ml máu/ kg (thể tích máu bình thường ở trẻ em là khoảng 80 ml/kg)

2. Mục đích của truyền máu khối lượng lớn

Mục đích của truyền máu khối lượng lớn chính là tối ưu các hoạt động sau của cơ thể bệnh nhân:

Qua việc truyền máu, đích đến của hồi sức mất máu lượng lớn sẽ là:

Duy trì huyết áp động mạch trung bình khoảng 60 mmHg, huyết áp tâm thu 80-90 mmHg ở bệnh nhân không chấn thương sọ não

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp cần đích huyết áp động mạch trung bình cao hơn hoặc ở bệnh nhân chấn thương sọ não Glasgow dưới 8 điểm thì đích huyết áp tâm thu phải lớn hơn 100 mmHg hoặc huyết áp nền của bệnh nhân

Hb đạt 70-90 g/l, trong trường hợp có chấn thương sọ não Glasgow dưới 8 điểm thì đích Hb phải lớn hơn 100 g/l

INR < 1,5 chứng

aPTT < 1,5 chứng

pH đạt 7,20

Lactate < 2 mEq/l

3. Chỉ định truyền máu khối lượng lớn khi nào?

Phác đồ truyền máu khối lượng lớn có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:

4. Phác đồ truyền máu khối lượng lớn

Tiêu chuẩn để kích hoạt phác đồ truyền máu khối lượng lớn gồm:

Thực tế hoặc dự đoán cần 4 đơn vị hồng cầu trong 4 giờ kèm huyết động không ổn định, dự đoán có/không còn tiếp tục chảy máu

Chấn thương nghiêm trọng ở ngực, bụng, xương chậu hoặc chiều dài xương

Chảy máu lớn trong sản khoa, ống tiêu hóa hoặc phẫu thuật

Sau khi bác sĩ lâm sàng xác định bệnh nhân có tiêu chuẩn truyền máu khối lượng lớn thì cần làm các xét nghiệm cơ bản như công thức máu, chức năng đông máu, sinh hóa máu và khí máu động mạch rồi thông báo với khoa huyết học để khởi động truyền máu lượng lớn.

Các chế phẩm yêu cầu bởi bác sĩ lâm sàng sẽ gồm:

4 đơn vị hồng cầu khối

2 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh

Có thể xem xét thêm 1 khối tiểu cầu cho người lớn và acid tranexamic cho bệnh nhân chấn thương, tính đến tủa lạnh nếu fibrinogen dưới 1 g/l

Việc lựa chọn chế phẩm để truyền máu khối lượng lớn là rất quan trọng gồm các tiêu chí như:

Cùng hệ thống nhóm máu ABO, Rhesus. Trường hợp khẩn cấp không có cùng hệ thống nhóm máu ABO, chọn hồng cầu lắng O để truyền

Máu mới lấy trong 12-24 giờ hoặc các đơn vị truyền máu cho bệnh nhân không được lạnh dưới 37 °C vì truyền máu lạnh làm giảm nhạy cảm trung tâm điều hòa nhiệt, liệt tâm thất và ngừng tim

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Nếu nhận thấy các vấn đề bất thường khách hàng nên đến thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Một Số Khái Niệm Trong Nghiên Cứu Khoa Học

KHOA HỌC

Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích luỹ trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm, phán đoán, học thuyết. Nhiệm vụ của KH là phát hiện ra bản chất, tính quy luật của các hiện tượng, sự vật, quá trình, từ đó mà dự báo về sự vận động, phát triển của chúng, định hướng cho hoạt động của con người. KH giúp cho con người ngày càng có khả năng chinh phục tự nhiên và xã hội. KH vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một dạng hoạt động, một công cụ nhận thức[1].

Tri thức khoa học có thể phân thành:

1. Tri thức kinh nghiệm: các tri thức tích lũy qua quá trình tồn tại của con người, qua các nghiên cứu thực nghiệm đi trước. Từ các quan sát thực tế tổng quát hóa (quy nạp) thành các lý thuyết khoa học.

2. Tri thức lí luận: tri thức tích lũy được từ quá trình phân tích, tổng hợp các lý thuyết có sẵn và kiểm định thông qua quan sát thực tế (suy diễn).

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Nghiên cứu khoa học là quá trình hoạt động nhằm thu nhận tri thức khoa học. NCKH có hai mức độ: kinh nghiệm và lí luận, luôn tác động qua lại với nhau.

Theo Babbie (1986): Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống.

NCKH có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều yếu tố: xây dựng các nhiệm vụ nhận thức; nghiên cứu những phương pháp và tri thức đã có trong lĩnh vực đang nghiên cứu; đưa ra và phân tích lí thuyết những giả thuyết; phân tích và khái quát hoá những kết quả đã nhận thức được; kiểm tra các giả thuyết có được trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các sự kiện; xây dựng các lí thuyết và hình thành những quy luật; nghiên cứu những dự báo khoa học, vv [1].

Sự phát triển của hệ thống NCKH phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Trong điều kiện ngày nay, có sự gắn bó chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản (nghiên cứu hàn lâm) và nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu theo từng ngành và nghiên cứu liên ngành. Nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những vấn đề lớn, phức tạp.

+ Nghiên cứu hàn lâm: nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi về bản chất lý thuyết, hay nói cách khác là xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học. Các lý thuyết khoa học này đóng góp vào kho tàng tri thức khoa học để giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học (Kerlinger 1986, dẫn theo[2]). Lý thuyết khoa học ở đây có thể là một lý thuyết mới (chưa có trước đó) hoặc là một cách mới,…

Ví dụ: Mô hình tính toán sức tải cho các khu du lịch sinh thái.

+ Nghiên cứu ứng dụng: nghiên cứu nhằm áp dụng các thành tựu khoa học (lý thuyết khoa học) vào các lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống.

Ví dụ: Áp dụng mô hình của Cifuentes và Ceballos-Lascurain tính toán sức tải các khu du lịch sinh thái tại Việt Nam.

 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2000, khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” và công nghệ được hiểu là “tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”.

Khoa học nhằm tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, giải thích thế giới làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người còn hoạt động công nghệ nhằm biến tri thức khoa học thành các quy trình, giải pháp kỹ thuật và sản phẩm thông qua các nguồn lực: kỹ thuật (Technoware), thông tin (Infoware), tổ chức (Orgaware) và con người (Humanware).[3]

ĐỀ TÀI

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: Đề tài là đối tượng để miêu tả, biểu hiện, nghiên cứu, chuyện trò, vv.

Trong văn học, nghệ thuật, đề tài là những hiện tượng xã hội được nhà văn, người nghệ sĩ khai thác một cách nhất quán theo ý định tư tưởng – nghệ thuật của mình. Trong khoa học, việc chọn đề tài có một tầm quan trọng đặc biệt. Đề tài phải đáp ứng yêu cầu của khoa học, của thời đại, phục vụ sản xuất và đời sống con người, phải thiết thực và có ý nghĩa đối với thực tiễn cuộc sống.

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong nghiên cứu khoa học, khái niệm đề tài (NCKH) được hiểu là: một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học do một người hoặc một nhóm người thực hiện.

Một cách nhìn khác cụ thể hơn: NCKH là một nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm phát hiện quy luật, mô tả, giải thích nguyên nhân hoặc sáng tạo nguyên lý, những giải pháp được thể hiện dưới các hình thức: đề tài nghiên cứu mô tả, đề tài nghiên cứu phân tích, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cả nghiên cứu mô tả, nghiên cứu phân tích và triển khai thực nghiệm.

Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH này như sau: + Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế. + Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực. + Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Có thể hiểu Sáng kiến kinh nghiệm là kinh nghiệm thực tế đã thành công về cách thực hiện của một người hay một nhóm người trong công việc nhằm cải thiện hiệu quả công việc. Sáng kiến kinh nghiệm có thể chỉ đơn giản là cải tiến quy trình làm việc ở một vài bước nào đó nhằm tăng hiệu quả công việc hay ứng dụng một phần mềm nào đó trong công việc nhằm cải thiện hiệu quả.

Sáng kiến kinh nghiệm chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân trong khi đó Nghiên cứu khoa học phải dựa vào các lý thuyết khoa học đã có và thực tế khách quan.[4]

[1] Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Bách khoa toàn thư Việt Nam, tại http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn

[2] Nguyễn Đình Thọ, 2011, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết kế và thực hiện, NXB Lao Động

[3] Lê Trung Thắng, 2012, So sánh khác nhau giữa khoa học và công nghệ, tại http://hocvienquany.vn/Default.aspx?MaTin=1354 ngày đăng 16/9/2012, truy cập 12/4/2013.

[4] Nguyễn Huy Kỷ, 2007, Một cách hiểu về Sáng kiến kinh nghiệm và Nghiên cứu khoa học tại http://hanoi.edu.vn/newsdetail.asp?NewsId=3724&CatId=102

Chia sẻ:

Facebook

Twitter

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Bạn đang xem bài viết Nghiên Cứu Một Số Chỉ Số Huyết Học Và Hóa Sinh Máu Ở Bệnh Nhân Ngoại Khoa Truyền Máu Khối Lượng Lớn Tại Bệnh Viện Việt trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!