Xem Nhiều 4/2023 #️ Người Già Với Người Cao Tuổi Khác Nhau Thế Nào? # Top 5 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Người Già Với Người Cao Tuổi Khác Nhau Thế Nào? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Người Già Với Người Cao Tuổi Khác Nhau Thế Nào? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Người già chỉ được nhắc đến trong Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, cụ thể:

– “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;

– “phạm tội đối với người già” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Theo Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn “người già” được xác định là người từ đủ 70 tuổi trở lên.

Tới Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã không còn thuật ngữ người già mà chỉ còn người đủ 70 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, có thể suy ra, người già được xác định là người đủ 70 tuổi trở lên.

Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên (theo Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009).

Một số quyền lợi

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điểm o khoản 1 Điều 51);

– Người đủ 70 tuổi trở lên đã chấp hành ít nhất 1/3 hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn thì được tha tù trước thời hạn (điểm e khoản 1 Điều 66)

– Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên;

– Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

– Được miễn các khoản đóng góp cho hoạt động xã hội (trừ trường hợp tự nguyện đóng góp);

– Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam…

(Điều 3 Luật Người cao tuổi 2009)

– Người già yếu là tình tiết định khung quy định tại các Điều 134 – Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 140 – Tội hành hạ người khác; Điều 157 – Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào là người già yếu.

– Người quá già yếu là người:

+ Từ 70 tuổi trở lên;

+ Hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm

(“Người quá già yếu” là tình tiết xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt theo Điều 64 Bộ luật Hình sự)

Cũng xin nói thêm, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã thay thế quy định “người già” bằng khái niệm “người đủ 70 tuổi trở lên”.

Việc thay đổi này cho thấy sự rõ ràng và minh bạch, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện.

Nhưng một số điều luật tại Bộ luật Hình sự 2015 vẫn giữ quy định “người già yếu” hay “người quá già yếu” làm căn cứ định khung hoặc tình tiết giảm nhẹ không còn phù hợp và thiếu thống nhất gây khó khăn khi áp dụng.

Hậu Nguyễn

Khái Niệm Người Già, Người Cao Tuổi Tại Việt Nam

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay khái niệm người cao tuổi ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, người cao tuổi là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.

Về mặt pháp luật: Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định chung người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên. Pháp lệnh về người cao tuổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 28/04/2000 quy định: Người cao tuổi theo quy định của Pháp lệnh này là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên.

Riêng về người già, chỉ có Bộ luật hình sự đề cập tới nhưng lại không hề giải thích khái niệm. Theo đó, Bộ luật hình sự quy định tình tiết “người phạm tội là người già” là một tình tiết giảm nhẹ (điểm m khoản 1 Điều 46), tình tiết “phạm tội đối với người già” là một tình tiết tăng nặng (điểm h khoản 1 Điều 48). Tuy nhiên, như thế nào là người già thì Bộ luật hình sự lại không giải thích. Chính vì vậy, để vận dụng pháp luật hình sự thống nhất, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành hướng dẫn giải thích khái niệm này. Theo Nghị quyết số 01/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, người già là người từ 70 tuổi trở lên.

Theo lý giải của Hội đồng thẩm phán cũng như các luật sư thì Luật Người cao tuổi lấy mốc 60 tuổi nhằm giải quyết những vấn đề an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi cho những người đã qua tuổi lao động mà thôi. Xét ở khía cạnh sinh học thì người già là những người đang ở giai đoạn lão hóa mạnh, khi cơ bắp, trí tuệ đã ở vào thời kỳ thấp nhất.

Những quy định ưu tiên cho người cao tuổi và người già

Trong những năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế – xã hội, nhà nước ta đã có những chính sách ưu đãi đối với những người cao tuổi, đặc biệt là những chính sách về vật chất, tinh thần như: chính sách bảo trợ xã hội, giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ và chính sách chúc thọ mừng thọ.

Về chính sách bảo trợ xã hội, đối với người cao tuổi từ đủ 60 đến 80 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người phụng dưỡng, hoặc có người phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, thì được hưởng mức trợ cấp 180 nghìn đồng/người/tháng. Đối với người cao tuổi từ 80 trở lên thuộc hộ gia đình nghèo không có người phụng dưỡng, hoặc có phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, thì được hưởng mức trợ cấp 270 nghìn đồng/người/tháng. Đối với người cao tuổi được nhận nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 2 điều 18 Luật Người cao tuổi, thì được hưởng mức trợ cấp 360 nghìn đồng/người/tháng.

Đối với người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng theo quy định tại mục 4 điều 19 Luật Người cao tuổi, thì được hưởng mức trợ cấp 360 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài mức trợ cấp trên, khi người cao tuổi qua đời, còn được Nhà Nước hỗ trợ chi phí mai táng 3 triệu đồng theo quy định tại mục 4 điều 18, 19 của Luật Người cao tuổi.

Đối với chính sách giảm giá vé, giá dịch vụ, theo Nghị định 06/2011 ban hành ngày 14/1/2011 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi, thì người cao tuổi còn được giảm giá vé dịch vụ, tham quan di tích văn hóa lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, tập luyện thể dục thể thao tại các cơ sở có bán vé, được giảm ít nhất từ 15 đến 20%.

Đối với chính sách chúc thọ, mừng thọ, người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước chúc thọ và tặng quà, người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND )tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà. UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi từ 70 đến 100 tuổi trở lên vào các ngày như: Ngày người cao tuổi Việt Nam 6/6; Ngày quốc tế người cao tuổi 1/10; tết Nguyên đán hoặc ngày sinh nhật người cao tuổi.

Cùng với chính sách bảo trợ xã hội, thực hiện NĐ 06/2011, Bộ tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 21 ngày 18/2/2011 quy định rất cụ thể về quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú, chúc thọ, mừng thọ, biểu dương, khen thưởng đối với người cao tuổi.

Luật Người Cao Tuổi 2009, Luật Người Cao Tuổi Mới Nhất 2022

CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 6 SỐ 39/2009/QH12 NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2009

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật người cao tuổi. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; Hội người cao tuổi Việt Nam.

Điều 2. Người cao tuổi Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi

1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:

a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;

b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;

c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi

1. Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

3. Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội.

4. Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6. Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

7. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân

1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi.

3. Gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.

4. Cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi.

Điều 6. Ngày người cao tuổi Việt Nam Ngày 06 tháng 6 hằng năm là Ngày người cao tuổi Việt Nam.

Điều 7. Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

1. Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi là quỹ xã hội, từ thiện.

2. Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi được hình thành từ các nguồn sau đây:

b) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

c) Các khoản thu hợp pháp khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và quản lý Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Hợp tác quốc tế về người cao tuổi

1. Hợp tác quốc tế về người cao tuổi được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế về người cao tuổi bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về người cao tuổi;

c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

Điều 9. Các hành vi bị cấm

1. Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.

2. Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác.

3. Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi.

4. Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi.

5. Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật.

6. Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

7. Trả thù, đe dọa người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi.

CHƯƠNG II PHỤNG DƯỠNG, CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI Mục 1 PHỤNG DƯỠNG NGƯỜI CAO TUỔI Điều 10. Nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi

1. Phụng dưỡng người cao tuổi là chăm sóc đời sống tinh thần, vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ và các nhu cầu về vui chơi, giải trí, thông tin, giao tiếp, học tập của người cao tuổi.

2. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi tùy theo hoàn cảnh cụ thể phải sắp xếp nơi ở phù hợp với điều kiện sức khoẻ, tâm lý của người cao tuổi; chu cấp về kinh tế; thanh toán chi phí điều trị và chăm sóc y tế, động viên khi người cao tuổi ốm đau; mai táng khi người cao tuổi chết.

4. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi phải cùng nhau hợp tác trong việc phụng dưỡng người cao tuổi.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tham gia phụng dưỡng người cao tuổi.

Điều 11. Uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi

1. Người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng không có điều kiện trực tiếp chăm sóc người cao tuổi thì uỷ nhiệm cho cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, nhưng phải được người cao tuổi đồng ý. Việc ủy nhiệm chăm sóc người cao tuổi được thực hiện dưới hình thức hợp đồng dịch vụ giữa người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng với cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ.

2. Cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc người cao tuổi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ cam kết theo hợp đồng dịch vụ với người uỷ nhiệm.

3. Người cao tuổi có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng thay đổi cá nhân hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2 CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NGƯỜI CAO TUỔI Điều 12. Khám bệnh, chữa bệnh

1. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:

a) Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác, trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;

b) Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.

2. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;

b) Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;

c) Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Điều 13. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú

1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm sau đây:

a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khoẻ;

b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ người cao tuổi;

c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho người cao tuổi;

d) Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi.

2. Trạm y tế xã, phường, thị trấn cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm hỗ trợ việc đưa người bệnh quy định tại khoản này tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của trạm y tế xã, phường, thị trấn.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại nơi cư trú.

4. Kinh phí để thực hiện các quy định tại điểm a, b và d khoản 1 và khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Mục 3 CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, THỂ DỤC, THỂ THAO, GIẢI TRÍ, DU LỊCH, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VÀ THAM GIA GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Điều 14. Hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch

1. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và rèn luyện sức khoẻ của người cao tuổi.

2. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi được học tập, nghiên cứu và tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch thông qua các biện pháp sau đây:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu, người hướng dẫn để người cao tuổi tham gia học tập, nghiên cứu;

b) Hỗ trợ, hướng dẫn người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với sức khỏe và tâm lý;

c) Hỗ trợ địa điểm, dụng cụ, phương tiện và cơ sở vật chất khác phù hợp với hoạt động của người cao tuổi;

d) Khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Công trình công cộng, giao thông công cộng

1. Việc xây dựng mới hoặc cải tạo khu chung cư, công trình công cộng khác phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu sử dụng của người cao tuổi.

2. Khi tham gia giao thông công cộng, người cao tuổi được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 16. Giảm giá vé, giá dịch vụ

Người cao tuổi được giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

Mục 4 BẢO TRỢ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Điều 17. Đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội

1. Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng.

2. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng.

Điều 18. Chính sách bảo trợ xã hội

1. Người cao tuổi quy định tại Điều 17 của Luật này được hưởng bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì được hưởng các chế độ sau đây:

a) Trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;

b) Cấp tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;

c) Được hưởng bảo hiểm y tế;

d) Cấp thuốc chữa bệnh thông thường;

đ) Cấp dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 19. Chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng Người cao tuổi thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 18 mà có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng bằng mức nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, được hưởng bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.

Điều 20. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi

1. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, tư vấn hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho người cao tuổi.

2. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi bao gồm:

b) Cơ sở tư vấn, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi;

c) Cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của các cơ sở chăm sóc người cao tuổi quy định tại khoản này.

3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi; đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi công lập; hỗ trợ kinh phí cho cơ sở chăm sóc người cao tuổi ngoài công lập nuôi dưỡng người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

4. Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi bằng nguồn kinh phí của mình được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Mục 5 CHÚC THỌ, MỪNG THỌ, TỔ CHỨC TANG LỄ Điều 21. Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi

1. Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.

2. Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:

a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;

b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;

d) Sinh nhật của người cao tuổi.

4. Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.

Điều 22. Tổ chức tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết

1. Khi người cao tuổi chết, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; trường hợp người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này không có điều kiện tổ chức tang lễ và mai táng thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú chủ trì phối hợp với Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tang lễ và mai táng.

2. Khi người cao tuổi chết, cơ quan, tổ chức nơi người cao tuổi đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người cao tuổi, Hội người cao tuổi, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với gia đình người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng.

CHƯƠNG III PHÁT HUY VAI TRÒ NGƯỜI CAO TUỔI

Điều 23. Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ, kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động sau đây:

1. Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu n­ước, yêu con người và thiên nhiên;

2. Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng;

3. Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ;

4. Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;

5. Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;

6. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng;

7. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội;

8. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;

9. Các hoạt động xã hội khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.

Điều 24. Trách nhiệm phát huy vai trò người cao tuổi

1. Nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình:

a) Tạo điều kiện để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà người cao tuổi quan tâm;

b) Tạo điều kiện để người cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân và những người cao tuổi khác có kỹ năng, kinh nghiệm đặc biệt, có nguyện vọng được tiếp tục cống hiến;

c) Ưu đãi về vốn tín dụng đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, giảm nghèo;

d) Biểu dương, khen thưởng người cao tuổi có thành tích xuất sắc.

2. Cơ quan, Hội người cao tuổi, các tổ chức khác, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để người cao tuổi thực hiện các hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi.

CHƯƠNG IV HỘI NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM Điều 25. Hội người cao tuổi Việt Nam

1. Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội, đại diện cho nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi Việt Nam.

2. Hội người cao tuổi Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.

Điều 26. Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam

1. Kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

c) Các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Hội người cao tuổi Việt Nam quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Nhiệm vụ của Hội người cao tuổi Việt Nam

1. Tập hợp, đoàn kết, động viên ngư­ời cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, góp phần thực hiện các chương trình kinh tế – xã hội, giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi.

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ng­ười cao tuổi.

4. Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của người cao tuổi để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Đại diện cho ng­ười cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của ng­ười cao tuổi và của Tổ quốc.

CHƯƠNG V TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI Điều 28. Cơ quan quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi; lồng ghép hoạt động về người cao tuổi vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

Điều 29. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;

b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi, chương trình, kế hoạch về công tác người cao tuổi;

c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;

d) Thực hiện hợp tác quốc tế về người cao tuổi;

đ) Thực hiện công tác báo cáo về người cao tuổi;

e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê về người cao tuổi;

g) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng người làm công tác người cao tuổi;

h) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc người cao tuổi;

i) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch các cơ sở chăm sóc người cao tuổi trong cả nước.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:

a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng; hướng dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của người cao tuổi;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (alzheimer) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khoẻ sinh sản của người cao tuổi;

c) Đào tạo, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y tế chuyên ngành lão khoa.

3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, chế độ, chính sách đối với người làm công tác người cao tuổi.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc bố trí ngân sách thực hiện chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án nhà nước về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thống kê về người cao tuổi.

6. Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc hỗ trợ người cao tuổi trong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch; chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong gia đình.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về người cao tuổi.

CHƯƠNG VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

2. Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

3. Pháp lệnh Người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Chính sách bảo trợ xã hội hiện hành đối với người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội được tiếp tục thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010.

Điều 31. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

Đại Cương Về Người Cao Tuổi

Published on

1. 1 chúng tôi NGUYỄN ĐỨC CÔNG Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất chúng tôi Chủ nhiệm Bộ môn Lão khoa-ĐHYK Phạm Ngọc Thạch

2. 1. Nắm được dịch tễ học về người cao tuổi 2. Hiểu khái niệm về lão học, lão khoa, cơ chế tích tuổi. 3. Hiểu được những đặc điểm tâm lý và xã hội của người cao tuổi. 2

3. 3 DỊCH TỄ HỌC VỀ NGƯỜI CAO TUỔI

6. 6 NGUYÊN NHÂN TỬ VONG HÀNG ĐẦU SAU 65 TUỔI

7. 7 NGUYÊN NHÂN TỬ VONG HÀNG ĐẦU THEO NHÓM TUỔI

10. 4.8 3.8 2.23 2.09 2.03 1.99 0 1 2 3 4 5 1979 1989 1999 2006 2009 2011 TRF 10 Đạt mức sinh thay thế

11. 36 42.3 36.7 16 15.5 0 10 20 30 40 50 1979 1989 1999 2009 2011 11 Tỷ lệ chết trẻ em (%o) Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1979, 89, 99, 09

12. 91 85 85 80 75.1 75 69 60 70 80 90 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2009 12 Tỷ lệ tử vong mẹ/100 ngàn trẻ sinh ra sống Niên giám thống kê Y tế 2002-2009

13. 66 68 69.3 72.8 73 65 67 69 71 73 75 1979 1989 1999 2009 2011 13 Tuổi thọ trung bình lúc sinh: Sau 50 năm tăng thêm 33 tuổi (TG tăng 21 tuổi)

14. 3.71 4.64 6.19 7.45 8.15 8.65 2 4 6 8 10 1979 1989 1999 2009 2010 2011 14 Số người 60+ (triệu người)

15. 0.54 0.7 0.93 1.47 0 0.5 1 1.5 2 1979 1989 1999 2009 15 Tỷ lệ người trên 80 tuổi (%)

16. 1.5 2 2.5 0 1 2 3 60+ 80+ 85+ Số nữ /nam 16

17. 11 11 9 8 5 4 3 4 3 3 3 3 2 3 2 1 14 11 0 3 6 9 12 15 M alaysia Philippine Vietnam Indonesia Thailand Singapore U SA France Japan 2010 2050 17

18. QUÁ TRÌNH TÍCH TUỔI 18

19.  Tích tuổi: là quá trình biến đổi của cơ thể song song với sự tích lũy tuổi tác. Quá trình này bắt đầu khi con người mới sinh ra, liên tục tiến triển song song với quá trình sống của con người và kết thúc khi sự sống kết thúc. 19

20.  Lão học là một môn khoa học tập hợp nhiều ngành khoa học khác nhau hoặc những phân môn của các ngành khoa học quan tâm tới sự già hóa và nghiên cứu quá trình lão hóa như: sinh học, sinh lý học, nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, triết học, kinh tế học.

21.  Đối tượng là quá trình tích tuổi.  Nghiên cứu: ◦ Các biểu hiện, hình thái của tích tuổi. ◦ Cách tiến triển của các biểu hiện trên. ◦ Các quy luật trong sự tiến triển đó. ◦ Nội dung, thực chất của quá trình tích tuổi. ◦ Cơ chế của tích tuổi. ◦ Các yếu tố tác động đến quá trình tích tuổi 21

23.  Quá trình già hóa: tác động của thời gian lên một cơ thể sống. ◦ Thời gian vật lý: tháng, năm ◦ Thời gian sống: ngày sinh, gia đình, xã hội, tôn giáo, trình độ văn hóa xã hội, quá trình đào tạo, nghề nghiệp, hành vi và các biến cố… Trạng thái già xuất hiện ở từng người với từng thời điểm khác nhau. Có người trẻ lâu, có người già sớm Già không bắt buộc đồng nghĩa với tuổi cao

24.  Thời điểm bắt đầu: từ 60 (TCYYTG) – Tuổi về hưu (dấu chỉ điểm về xã hội)  Thuật ngữ – Người cao tuổi, – Người già, – Lứa tuổi thứ ba, – Lứa tuổi thứ tư, “panthères grises”, “hermanos ancianos “

25.  Cá nhân: trưởng thành sau đó sẽ già đi.  Gia đình: Vị trí của người cao tuổi trong gia đình.  Xã hội: Vị trí của người cao tuổi trong xã hội.  Chăm sóc y tế: tác động của người cao tuổi đến hệ thống chăm sóc.

29.  Chi phí y tế cho người già cao gấp 7-10 lần người trẻ  NCT sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc  Xu hướng tử vong trong các cơ sở y tế tăng lên cũng làm gia tăng chi phí y tế.  Tại Nhật: 90% người cao tuổi tử vong tại cơ sở y tế. 30

30.  Tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động cao.  Có sự khác biệt về việc làm, thu nhập, an sinh xã hội, quyền lực chính trị…  Phụ nữ sống lâu hơn, nguy cơ tàn phế cao hơn  Tỷ lệ phụ nữ già góa chồng (56.8%)/nam giới già góa vợ (16.1%)  Tỷ lệ phụ nữ già sống đơn độc (17.7%)/nam giới già sống đơn độc (8.6%) 31

31.  Mạng lưới y tế cho người già chưa hoàn thiện.  Quá tải tại bệnh viện.  Các dịch vụ y tế và xã hội cho người già tại cộng đồng còn hạn chế  Ngân sách y tế có hạn, trong khi chi phí CSYT cho người già rất tốn kém 32

32.  Thiếu bác sỹ chuyên khoa Lão khoa.  Thiếu điều dưỡng lão khoa  Chăm sóc người già tại gia đình và cộng đồng chủ yếu dựa vào người nhà và những người chăm sóc không được đào tạo: nguồn nhân lực này ngày càng giảm. 33

33. 1. Quá trình lão hoá thành công không có bệnh với ít nguy cơ để tiếp tục sống và độc lập trong cuộc sống hàng ngày. 2. Quá trình lão hoá ” bình thường ” : không có bệnh nhưng có nguy cơ mắc bệnh 3. Lão hoá ” bệnh lý” : có nhiều yếu tố nguy cơ, mắc bệnh và/hoặc sớm bị giảm khả năng. 34

34. Chủ đề phức tạp Nhiều cơ chế được giải thích CƠ CHẾ LÃO HÓA Cơ chế ngoại sinh – Tác động của các sự kiện của cuộc đời – Hoạt động thể lực và trí óc – Dinh dưỡng – Nhiễm độc, tia xạ Cơ chế nội sinh – Gen – Gốc tự do – Sự glycat hóa

35.  Chức năng sinh lý tốt mặc dù có bệnh  Chức năng sinh lý kém hơn nhưng có cải thiện tốt hơn trong giai đoạn sau.  Thích nghi với những việc cần làm và dự định làm

36. VAI TRÒ Cá nhân-Gia đình- Xã hội với quá trình lão hóa

37.  Bản thân từng cá nhân cảm nhận những biến đổi trong cơ thể: Sức lực, Khả năng dung nạp với gắng sức Trí nhớ, tinh thần. Nhìn, nghe, đau. Cần giúp đỡ…. Hãy là người thấu hiểu những biến đổi thông thường của quá trình lão hoá.

38. – Lối sống: cùng gia đình hay sống một mình? – Vai trò trong gia đình? – Tình trạng sức khoẻ? – Có những lo lắng gì? Có tình cảm như thế nào? – Những phản ứng trong gia đình? – Có những căng thẳng? – Đoàn kết trong gia đình?

40. VAI TRÒ XÃ HỘI Thay đổi về nhân khẩu học Bùng nổ người già trên thế giới. Đồng nhất về hoàn cảnh và về tốc độ chuyển dịch nhân khẩu học Vai trò của người cao tuổi trong xã hội Đoàn kết : Nguồn tài chính y tế Mỗi chúng ta cần có nhận thức về thay đổi của xã hội.

41.  Các nhân viên y tế: ◦ Bác sỹ, ◦ Điều dưỡng, ◦ Kỹ thuật viên PHCN, ◦ Nhà tâm lý học, ◦ Cán sự xã hội, ◦ Bác sỹ dinh dưỡng… Hãy là người biết nghĩ tới các điều kiện chăm sóc tốt cho người cao tuổi.

42.  Trang thiết bị cần thiết: ◦ Khoa lão nằm ngắn ngày trong bệnh viện, ◦ Khoa PHCN và tái thích nghi, ◦ Bệnh viện ban ngày, ◦ Đơn vị lão khoa lưu động, ◦ Nhà dưỡng lão có y tế: các chuỗi liên kết lão khoa  Các quy trình quản lý chất lượng Hãy là người biết nghĩ tới các điều kiện chăm sóc tốt cho người cao tuổi

43. HÀNH VI THÍCH HỢP 1. Phát hiện và dự phòng bắt đầu từ lúc nghỉ hưu những yếu tố nguy cơ lão hoá. 2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng cân bằng để giữ được vóc dáng sau 55 tuổi 3. Cải thiện hoạt động thể lực và thể thao. 4. Phát hiện và dự phòng những yếu tố nguy cơ để phòng tránh những nguy cơ mắc bệnh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống Khuyến cáo chính tại Pháp

44. HÀNH VI THÍCH HỢP 5. Nâng cao chất lượng sử dụng thuốc. 6. Cải thiện sự gắn kết giữa các thế hệ. 7. Phát triển “sống khoẻ khi về già” tại địa phương 8. Phát triển nghiên cứu và đổi mới để sống khoẻ Khuyến cáo chính tại Pháp

46. 49 Kết luận – Cơ chế của lão hóa phức tạp bao gồm các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. – Quá trình lão hóa có vai trò tác động của nhiều yếu tố: cá nhân, gia đình, xã hội. – Cần có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp.

47.  Nguyễn Thiện Thành (2002).”Tích tuổi học cơ sở”. Những bệnh thường gặp ở người có tuổi- Nhà xuất bản Y học: 7-22.  Bệnh học người cao tuổi (2012) Nguyễn Đức Công-Nhà xuất bản Y học  Bệnh học người cao tuổi (2013) Nguyễn Văn Trí -Nhà xuất bản Y học  Hazzard’s Geriatric Medicine and Gerontology (2004). Jeffrey B. Halter, sixth edition. Mc Grow Hill.

Bạn đang xem bài viết Người Già Với Người Cao Tuổi Khác Nhau Thế Nào? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!