Xem Nhiều 6/2023 #️ Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sởi Ở Trẻ Nhỏ # Top 13 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sởi Ở Trẻ Nhỏ # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sởi Ở Trẻ Nhỏ mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sốt, ho, chảy nước mũi triệu chứng ban đầu của bệnh sởi có thể bị nhầm lẫn với bệnh thông thường khiến trẻ có thể diễn biến nặng do không được theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp

Tại sao bệnh sởi diễn biến nhanh và nặng?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…do đó sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch. Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các bệnh kèm theo hoặc có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị đúng cách.

Triệu chứng của bệnh sởi

Điều dưỡng Thúy Hậu hướng dẫn cách nhận biết ban sởi: Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ở ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 ở bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

Cần chú ý chăm sóc trẻ nhiễm sởi đề phòng biến chứng

Chăm sóc trẻ mắc sởi  bệnh tại nhà.

Các bác sĩ cho hay, đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành; cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38,5°C theo chỉ định của bác sĩ. Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Điều dưỡng Thúy Hậu lưu ý thêm, cần vệ sinh cho trẻ như: tắm nước ấm nhưng tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Cần tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió. Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.Với trẻ mắc sởi còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)

Thức ăn cho trẻ khi mắc sởi cần mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh. Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A. Bổ  sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý các cha mẹ, để phòng sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh tránh lây truyền bệnh sang các đối tượng khác; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở như lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng sởi an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ. 

Cần đưa trẻ mắc sởi đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C – 40°C

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm miễn phí vắc xin phòng sởi theo lịch:

– Khi trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm sởi mũi 1

– Khi trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp sởi – rubella

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Dự án TCMR

Dấu Hiệu Nhận Biết Và Phòng Tránh Bệnh Sởi Trong Mùa Dịch

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Nguyễn Thị Ân – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bệnh sởi là căn bệnh có tính lây nhiễm nhanh và khả năng cao trở thành dịch bệnh. Khi bị mắc bệnh nếu như bệnh nhân không được điều trị đúng cách sẽ rất dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Điều đáng lo ngại là bệnh sởi không chỉ xuất hiện ở người lớn, các trường hợp phần lớn là bệnh sởi ở trẻ em, nhiều trẻ còn chưa đủ độ tuổi tiêm ngừa.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, dạng hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng… có nhiệt độ khoảng 56 độ C. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân và hay gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng…

Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy,…

Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).

Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)

Virus sởi có hai kháng nguyên:

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp: Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện.

Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện: Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…Khi người không mắc bệnh sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, sẽ bị lây bệnh

Lây gián tiếp: Trường hợp này ít gặp bởi virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.

Khi virus vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tốn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.

Nhiều câu hỏi đặt ra là bệnh sởi có lây không ? Câu trả lời là bệnh sởi có khả năng lây nhiễm cao với tỉ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng.

Giai đoạn ủ bệnh: 7- 21 ngày, trung bình 10 ngày

Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long) 2 – 4 ngày: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể có hạt Koplik phía trong miệng ngang hàm trên.

Giai đoạn toàn phát 2-5 ngày: Sau sốt 3-4 ngày người bệnh phát ban hồng rát sẩn từ sau tai, trán xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân.

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu chuyển sang màu xám, bong vảy để lại vết thâm, vằn da hổ và mất dần

Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Biến chứng đường hô hấp: Viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phế quản phổi

Biến chứng thần kinh : Viêm não, viêm tủy cấp, viêm màng não

Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng,

Biến chứng tai – mũi – họng: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm.

Triệu chứng của bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trứng là sốt, viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Khi bệnh nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm giác mạc, tiêu chảy, tử vong… Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

Bệnh sởi là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ gặp các biến chứng nguy hiểm sau:

Sử dụng khẩu trang N95 cho người bệnh, người chăm sóc, nhân viên y tế

Thời gian cách ly từ lúc nghi ngờ sởi đến ít nhất sau khi phát ban 4 ngày

Tăng cường vệ sinh các nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng.

Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.

XEM THÊM:

Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân :

Bệnh Zona Ở Trẻ Nhỏ

Khái niệm cơ bản về bệnh zona

Bệnh zona, còn gọi là zoster hoặc herpes zoster, là phát ban da do nhiễm virus của các dây thần kinh dưới da. Bệnh zona thường xuất hiện như một dải da bị kích thích và mụn nước ở một bên của ngực, nhưng nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, kể cả trên mặt và gần mắt.

Nhiều trường hợp bệnh zona có triệu chứng nhẹ, nhưng trường hợp nặng hơn có thể rất đau đớn. May mắn thay, trẻ em và thanh thiếu niên hầu như chỉ nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ; các trường hợp nghiêm trọng thường chỉ xảy ra ở người lớn tuổi.

Bệnh zona là do cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu và rất dễ lây. Vì vậy, nó có thể dễ dàng truyền bệnh cho những ai chưa miễn dịch với bệnh thủy đậu (những người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa thủy đậu).

Trong khi hầu hết các trường hợp bệnh zona sẽ phát bệnh và biến mất trong vòng chưa đầy một tháng, phương pháp điều trị có sẵn và có thể làm giảm nguy cơ của một đứa trẻ bị biến chứng và mau lành bệnh.

Sau khi một người nào đó đã từng bị thủy đậu, virus vẫn không hoạt động (ngủ) trong hệ thống thần kinh của người đó đối với phần còn lại của cuộc sống, mặc dù bệnh thủy đậu đã khỏi. Ở nhiều người, virus sẽ không bao giờ quay trở lại. Nhưng trong khoảng 1 triệu người Mỹ trong một năm, nó bùng lên và gây ra bệnh zona. Nó có thể cho phép bệnh zona phát lên nhiều hơn một lần, nhưng điều này là không phổ biến.

Các bác sĩ không chắc chắn lý do tại sao virus đột nhiên phát lên một lần nữa sau nhiều tháng hoặc nhiều năm không hoạt động. Nó có thể là do hệ thống miễn dịch của chúng ta trở nên dễ bị tổn thương nhiễm trùng hơn khi chúng ta già và có thể giải thích lý do tại sao bệnh zona là phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Những trẻ em đã bị bệnh thủy đậu phải đối mặt với một nguy cơ phát triển bệnh zona nếu hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu do các bệnh như AIDS hay ung thư, hoặc do uống một số loại thuốc.

Các triệu chứng

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng đầu tiên của bệnh zona là ngứa ran, ngứa và đôi khi đau ở khu vực nơi phát ban sẽ xuất hiện. Điều này có thể gây khó chịu: Con của bạn có thể cảm thấy ngứa.

Khi phát ban xuất hiện, chúng bắt đầu nổi mụn ở một bên của cơ thể hoặc khuôn mặt. Các mụn nhọt thay đổi để mụn mủ đầy, vỡ ra và đóng vảy trong khoảng 7 đến 10 ngày. Các vảy thường lành và rụng đi khoảng 2 đến 4 tuần sau khi phát ban bắt đầu.

Một số trẻ em mắc bệnh zona cũng có thể bị sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Trong trường hợp hiếm hoi, một đứa trẻ có thể có những cơn đau của bệnh zona mà không phát ban.

Một số người có triệu chứng nặng hơn, nhưng thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi.

Các biến chứng

Hầu hết các ca bệnh zona sẽ chữa lành, có hoặc không điều trị, và sẽ không dẫn đến bất kỳ vấn đề khác. Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh zona có thể dẫn đến biến chứng, bao gồm:

Đau liên tục (đau thần kinh): Hư sợi thần kinh trong da gửi thông tin nhầm cho não, dẫn đến đau trong một thời gian dài sau khi bệnh zona phát ban đã biến mất.

Vấn đề tầm nhìn: Nếu bệnh zona xảy ra gần hoặc ở một mắt, nó có thể dẫn đến mất thị lực.

Nhiễm trùng da: phát ban zona có thể bị nhiễm vi khuẩn, dẫn đến bệnh chốc lở hoặc viêm mô tế bào.

Chẩn đoán

Nếu bạn nghĩ rằng con của bạn có thể mắc bệnh zona, gọi bác sĩ của bạn. Nếu như con bạn có khả năng mất bệnh zona ở mặt hãy đưa con đến bác sĩ ngay để tránh chúng lây nhiễm đến vùng mắt.

Nếu con của bạn có hệ thống miễn dịch suy yếu, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức để tránh các biến chứng.

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh zona chỉ bằng cách kiểm tra các phát ban và mụn nước. Trong trường hợp hiếm hoi, các bác sĩ có thể loại bỏ một mẫu nhỏ của mô bị nhiễm bệnh để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Điều trị

Không phải tất cả những đứa trẻ mắc bệnh zona đều cần điều trị. Nhưng nếu các bác sĩ quyết định phương pháp điều trị có thể giúp đỡ, nó phải được bắt đầu càng sớm càng tốt.

Thuốc chống vi rút không thể thoát khỏi cơ thể của virus, nhưng chúng có thể làm giảm cơ hội của các biến chứng và giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Thời gian bắt đầu điều trị sớm hơn, hiệu quả hơn và ít rủi ro hơn cho cácbiến chứng. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc điều trị cho con bạn.

Nếu zona gây ngứa, bác sĩ có thể đề nghị dùng một loại kem thuốc hoặc các loại thuốc được gọi là thuốc kháng histamine.

Để giúp quản lý các triệu chứng ở nhà, giữ vệ sinh cho các vùng da nhiễm. Rửa sạch với nước và xà phòng nhẹ, gạc ướt với các mụn nước nhiều lần trong ngày để giảm đau và ngứa. Tắm bột yến mạch cũng có thể gảm cảm giác khó chịu.

Để ngăn chặn virus lây lan cho người khác, cách ly trẻ khi chúng bị phát ban.

Phòng ngừa

Bệnh zona không ngăn ngừa hoàn toàn. Nhưng chủng ngừa thủy đậu có thể làm cho các trường hợp nhiểm zona ít nghiêm trọng. Vì vậy, nếu con bạn chưa từng bị thủy đậu,thì tốt nhất bạn nên đưa con đi chủng ngừa.

Có một loại vắcxin chống lại bệnh zona, nhưng các bác sĩ thường chỉ dùng cho người lớn tuổi. Đó là một phần do người lớn tuổi khi mắc bệnh zona sẽ nghiêm trọng hơn. Trẻ em không có khả năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh zona.

Trẻ em khi bị phát ban zona cần được chăm sóc cách ly cho đến khi khỏi bệnh.

Trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch suy yếu, và bất cứ ai chưa miễn dịch với bệnh thủy đậu nên tránh tiếp xúc gần gũi với những ai có bệnh zona cho đến khi phát ban hoàn toàn bình phục.

Trẻ Bị Sởi Đức Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả

Sởi Đức là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Bệnh lý này gây nên nhiều hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh và sự khó chịu cho bé. Hiểu đúng về tình trạng trẻ bị sởi Đức cũng như có phương pháp điều trị phù hợp chắc chắn giúp bé yêu của bạn có thể khỏi bệnh sớm và tránh được những di chứng nặng nề.

Sởi Đức là gì? Nó khác gì so với sởi thường?

Sởi Đức hay còn có nhiều tên gọi khác như: Rubella, sởi ba ngày… là một bệnh lý do virus truyền nhiễm gây nên. Bằng mắt thường, ta có thể dễ dàng nhận ra bệnh này thông qua những đốm đỏ (ban) khá đặc trưng.

Trước đây, bệnh lý này vô cùng phổ biến ở trẻ em. Nhưng, hiện nay Nhà nước và Bộ Y tế cho tiêm phòng vaccin liên phòng Sởi – Rubella thì số trẻ mắc bệnh có xu hướng giảm xuống rõ rệt.

Bệnh sởi Đức khác gì sởi thường?

Các triệu chứng của bệnh sởi Đức thường nhẹ hơn nhiều so với bệnh sởi thường. Về cơ bản, chúng có một số dấu hiệu khá giống nhau như: trẻ mắc bệnh có xu hướng sốt cao từ 38 – 39 độ và kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp như: hắt hơi, ho, sổ mũi…

Một số dấu hiệu khác nhau như:

Bệnh sởi thường: Các dấu hiệu thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày sốt và mẹ sẽ nhận thấy các nốt ban đỏ xuất hiện từ phía tai trẻ sau đó lan ra mặt và toàn thân. Khi các nốt bay đi thứ tự cũng như lúc mọc và thường để lại vết thâm.

Bệnh sởi Đức: Các nốt phát ban xuất hiện và bay đi không tuân thủ bất cứ một quy tắc nào và nó cũng thường không để lại các vết thâm trên da của trẻ.

Trẻ mắc bệnh sởi Đức có xu hướng bị nổi hạch nhiều hơn. Vị trí mọc của hạch thường là ở sau cổ, sau tai và sau quai hàm, bẹn.

4 Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh sởi Đức

Trẻ em mắc bệnh sởi Đức thường có các dấu hiệu bệnh nhẹ. Sau khoảng 16 – 18 ngày phơi nhiễm bệnh thì các triệu chứng bệnh đầu tiên sẽ xuất hiện. Nhiều mẹ ban đầu sẽ nhầm lẫn trẻ bị cúm, nhưng cần quan sát kỹ để nhận biết được các dấu hiệu bệnh đặc thù.

Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ mắc bệnh chính là sốt. Trẻ sốt nhẹ khoảng 38 độ, kèm theo đó là tình trạng đau rát họng, đau đầu, chảy nước mũi trong, cơ thể mệt mỏi. Thời gian kéo dài khoảng 1 – 4 ngày; khi phát ban xuất hiện thì sốt giảm.

Trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có xu hướng gãi nhưng mẹ hãy khuyên và chăm sóc bé cẩn thận để bé tránh làm xước các nốt ban. Sau khoảng 3 ngày thì những nốt ban sẽ biến mất và không để lại tình trạng da bị thâm.

Các hạch nhỏ xuất hiện tại nách, cổ, sau tai, bẹn… gây nên tình trạng đau đớn cho trẻ. Thường khi các nốt phát ban bay hết thì hạch cũng sẽ biến mất.

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị sởi Đức đó là đau nhức và viêm kết mạc.

Các dấu hiệu bệnh ở trẻ không phải đều giống nhau. Có những trẻ còn không xuất hiện triệu chứng đầy đủ khiến cho mẹ có xu hướng nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Bệnh sởi Đức có nguy hiểm với trẻ không?

Về mặt bản chất, bệnh sởi Đức ở trẻ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng và các bé phục hồi hiệu quả. Với những trường hợp không điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.

Các biến chứng trẻ có thể gặp phải khi bị sởi Đức

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi mắc bệnh sởi Đức thường kéo theo các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Điều này khiến cho sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của trẻ kém đi và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: viêm tai, viêm phổi, viêm màng não…

Nếu như hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu thì rất dễ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng khác. Đặc biệt, với trẻ nhỏ nếu không tiêm vaccin phòng bệnh Rubella thì tỉ lệ mắc bệnh là 100%. Không điều trị đúng và kịp thời hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh sởi Đức trẻ em hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch

Bệnh sởi Đức được lây lan qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là đường hô hấp. Nếu như không biết cách phòng tránh cũng như ngăn chặn bệnh thì nó hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch khó kiểm soát.

Bản thân trẻ nhỏ chưa thể ý thức được việc kiểm soát và hạn chế lây lan bệnh chính vì thế các bậc phụ huynh cần phải thực hiện và cần làm tốt điều này. Nếu không khống chế dịch, các virus hoàn toàn biến đổi và gây nên hiện tượng kháng thuốc gây nên sự nguy hiểm cho người bệnh.

Mách mẹ cách phòng tránh bệnh sởi Đức ở trẻ hiệu quả

Đừng để trẻ bị bệnh rồi mới chăm sóc, hãy nghĩ cách phòng bệnh và hạn chế tối đa những tác động của bệnh lý này tới trẻ.

Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh sởi Đức ở trẻ vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu. Nhưng, nó có vaccin phòng bệnh để ngăn ngừa virus tấn công cơ thể trẻ.

Chính vì thế, mẹ hãy cho trẻ tiêm đủ mũi tiêm: Sởi – quai bị – Rubella. Hãy kiểm tra lại sổ tiêm của trẻ, nếu chưa tiêm mũi này thì hãy đưa trẻ đi tiêm càng sớm càng tốt.

Trước khi có thai cần kiểm tra miễn dịch Rubella

Trong tất cả các đối tượng mắc bệnh lý này thì phụ nữ có thai chính là đối tượng dễ bị tấn công và mắc bệnh nhất. Khi mắc phải bệnh này những biến chứng ảnh hưởng tới thai nhi lại vô cùng nghiêm trọng.

Hạn chế tới những nơi đông người, nơi công cộng

Để phòng bệnh cho trẻ, tốt nhất hãy hạn chế tới những nơi đông người. Bản chất của bệnh sởi Đức là lây qua đường hô hấp, chỉ cần một người mắc bệnh hắt hơi thì hàng chục người xung quanh có thể mắc bệnh.

Xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Vào những ngày nắng nóng với độ ẩm không khí cao bệnh thường có xu hướng dễ lây lan và bùng phát. Hạn chế cho trẻ ra ngoài nhiều.

Trẻ bị sởi Đức không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng, mẹ cần phát hiện cũng như điều trị sớm để có thể có thể hạn chế những biến chứng bệnh gây ra. Cho trẻ tiêm phòng đủ 2 mũi vaccin Sởi – Rubella để phòng bệnh là hiệu quả nhất.

Nguồn: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Nhận Biết Và Phòng Bệnh Sởi Ở Trẻ Nhỏ trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!