Cập nhật thông tin chi tiết về Như Thế Nào Là Một Sản Phẩm “Flagship”, Bạn Đã Biết? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Flagship theo đúng nghĩa đen là một chiếc tàu đặc biệt chở người chỉ huy trong một hạm đội tàu. Nó thường là chiếc tàu lớn, hiện đại và trang bị nhiều vũ khí nhất của hạm đội. Vậy, tại sao người ta lại gọi một sản phẩm là flagship?
Flagship là một lá cờ đầu thể hiện vị thế người chỉ huy
Flagship là một sản phẩm chủ chốt của hãng
Về cơ bản, flagship được miêu tả như một thứ gì đó tốt nhất hoặc quan trọng nhất trong hệ thống hoặc nhóm. Nói rõ hơn, sản phẩm flagship là một sản phẩm “đinh” của công ty, được trang bị tính năng nổi trội nhất để khẳng định vị thế của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh.
Điện thoại thường là sản phẩm flagship của các hãng công nghệ
Flagship là sản phẩm bán chạy nhất
Thêm một định nghĩa nữa đây. Có ý kiến cho rằng: “Flagship không nhất thiết là sản phẩm được trang bị phần cứng hiện đại nhất hay đắt nhất, mà chỉ cần là chiếc điện thoại bán chạy nhất của công ty trong khoảng thời điểm nó ra mắt”.
OPPO F1s lại được coi là sản phẩm flagship của OPPO
Điển hình như hãng OPPO. Những tháng gần đây thì OPPO F1s đang bán rất chạy ở Nguyễn Kim. Vậy nếu đúng như định nghĩa thì hiện đây đang là sản phẩm flagship.
Flagship là một sản phẩm tốt nhất trong phân khúc
Như ý kiến ở trên, không hẳn một sản phẩm tốt nhất của hãng thì là Flagship. Nhiều công ty đã cho ra mắt các điện thoại flagship ở phân khúc giá rẻ, trung bình và cao.
Galaxy J7 Prime được coi là flagship của Samsung ở phân khúc tầm trung
Bên cạnh đó, điện thoại flagship còn đánh vào một thế mạnh như chụp hình, quay phim hoặc độ bền. Như vậy, có rất nhiều hướng để hãng định ra điện thoại flagship của mình.
Flagship là một cụm từ marketing để thu hút khách hàng
Ngoài những điều đã kể trên, flagship còn mang một tính chủ quan do chính nhà sản xuất đặt ra. Đó là cụm từ marketing hiệu quả nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm đó phải thật sự có điểm nổi bật thì nhà sản xuất mới đặt cái tên như vậy.
Flagship liệu chỉ là một cụm từ thu hút?
Có quá nhiều định nghĩa dành cho từ “flagship”. Vậy theo ý kiến của riêng bạn, sản phẩm “flagship” là gì?
Flagship Là Gì? Thế Nào Là Một Sản Phẩm Flagship?
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, chắc đã không ít lần bạn nghe thấy những cụm từ như “đây là một sản phẩm flagship”, “chiếc điện thoại này hiện đang là flagship”, “sản phẩm này được trang bị các tính năng flagship”… Thật khó để có thể diễn tả thuật ngữ flagship theo một nét nghĩa cụ thể nào đó, bởi đơn giản là hầu hết mọi người đều có một định nghĩa riêng cho mình.
Thiết bị flagship là gì?
Flagship – Tinh hoa của một nhà sản xuất
Tóm lại, về mặt khái niệm, ý tưởng ở đây là một chiếc flagship sẽ là thiết bị tốt nhất mà một công ty đưa ra thị trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia công nghệ đã thể hiện những quan điểm riêng của mình về định nghĩa flagship. Xin được trích dẫn ở đây quan điểm của một số chuyên gia hàng đầu về công nghệ như Luka Mlinar, Lahn Nguyen, Josh Noriega, Joe Hindy và Kris Carlon như sau.
Theo Luka Mlinar, thuật ngữ flagship đề cập đến một thiết bị toàn diện nhất của một công ty và không nhất thiết phải dẫn đầu về các tính năng cũng như thông số kỹ thuật. Quan điểm của Lahn Nguyen cũng tương tự khi ông coi một chiếc flagship là thiết bị phổ biến nhất và bán chạy nhất, không cần biết nó có sở hữu những thông số kỹ thuật hàng đầu hay không. Josh Noriega cũng đồng ý với hai quan điểm trên, ông cho rằng các công ty khác nhau – ngay cả các nhà sản xuất các thiết bị giá rẻ, cũng sẽ có những thiết bị flagship của riêng họ.
Còn trong mắt Joe Hindy, flagship về cơ bản là một sản phẩm có thể tổng hòa tất cả mọi thứ mà một nhà sản xuất có thể cung cấp trong một thiết bị duy nhất. Tuy nhiên, Kris Carlon lại nói rằng mỗi công ty hoàn toàn có thể lựa chọn thiết bị sẽ là flagship của họ, điều này có nghĩa là thiết bị có thể mang theo một số hoặc tất cả các thông số kỹ thuật tốt nhất có sẵn tại thời điểm đó, ví dụ như một chiếc Samsung Galaxy S9 plus chỉ có RAM 6GB chứ không phải 10GB như Xiaomi Mi Mix 3, không có nghĩa là Samsung Galaxy S9 plus không phải là một flagship vì nếu xét theo tiêu chuẩn, RAM 4G hiện tại trên các thiết bị di động đã được coi là tương đối đủ. Ngoài ra, một chiếc flagship cũng phải là một sự cải tiến so với sản phẩm của năm trước.
Tóm lại, về khái niệm của một thiết bị flagship, chúng ta sẽ có hai kết luận như sau:
Flagship là sản phẩm chủ chốt của một nhà sản xuất, đồng thời nhờ đó, họ có thể khẳng định thương hiệu của mình so với các đối thủ khác. Flagship phải là chiếc điện thoại mới nhất, được trang bị phần cứng tối tân nhất vào thời điểm nó được ra mắt.
Flagship không nhất thiết là sản phẩm được trang bị phần cứng hiện đại nhất hay đắt nhất, mà chỉ cần là chiếc điện thoại bán chạy nhất của một nhà sản xuất trong khoảng thời gian sau khi nó được ra mắt.
Trên thực tế, quan điểm thứ hai nhận được nhiều ý kiến đồng tình hơn. Ngoài ra, những nhà sản xuất điện thoại giá rẻ cũng có thể có sản phẩm flagship cho riêng mình.
Những thiết bị đỉnh của đỉnh
Những yếu tố giúp tách biệt một flagship khỏi các thiết bị cạnh tranh khác trong thị trường điện thoại thông minh là gì? Vì tất cả các nhà sản xuất điện thoại thông minh đều có thể chỉ định đâu là thiết bị hàng đầu của mình, nên chắc chắn sẽ có rất nhiều so sánh được đưa ra khi nói đến các sản phẩm hàng đầu của ngành công nghiệp này. Vậy thì đặc điểm xác định giúp tách biệt một thiết bị flagship với các thiết bị cạnh tranh khác trong thị trường điện thoại thông minh là gì? Các thành viên của nhóm Android Author bao gồm Brian Reigh, Bogdan Petrovan, Nirave Gondhia và Gary Sims đã cố gắng trả lời câu hỏi này. Theo Brian Reigh, một thiết bị hàng đầu phải phù hợp với hầu hết những gì được coi là thông số kỹ thuật hàng đầu trong thị trường điện thoại thông minh chính thống. Anh cho rằng rất khó để có thể xem xét một thiết bị có màn hình 1080p là flagship, trong khi nhiều OEM phổ biến nhất đã chuyển sang sử dụng màn hình Quad HD. Bogdan Petrovan đã đề cập rằng trong khi thông số kỹ thuật và hiệu suất là những yếu tố thúc đẩy, tiếp thị và nhận thức về thương hiệu cũng có thể là yếu tố giúp phân biệt giữa các flagship. Tương tự, Nirave Gondhia giải thích rằng các thông số kỹ thuật hàng đầu được thấy trên thị trường điện thoại thông minh (ông đề cập cụ thể đến Qualcomm Snapdragon 845) nên được trang bị trong một thiết bị hàng đầu thay vì phần cứng cấp thấp hơn.
Tiếp thị và nhận diện thương hiệu cũng có thể là yếu tố quan trọng
Gary Sims thì lại có một quan điểm độc đáo về các mẫu flagship. Theo quan điểm của Gary, chỉ có các thiết bị Android mới có thể là flagship, và điều này là do các nhà sản xuất thiết bị Android đang cạnh tranh với Apple. Như chúng ta đều biết, iPhone được coi là một thiết bị cao cấp mặc dù sở hữu thông số kỹ thuật kém ấn tượng hơn so với các mẫu điện thoại thông minh Android cao cấp ngày nay. Nói rõ hơn về vấn đề này, Gary Sims cho rằng flagship sẽ là một chiếc điện thoại thông minh Android và đồng thời là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với iPhone về tính năng, sự đổi mới và tất nhiên là giá cả.
Trên flagship, tất cả phải là hàng đầu
Mặc dù phần lớn các thành viên của nhóm Android Author cho rằng các flagship có thể được phân loại dựa trên cấp độ của nhà sản xuất hoặc vị trí của sản phẩm trong phân khúc giá bán, vẫn sẽ có một số điểm mà chúng ta cần phải đề cập cụ thể. Đầu tiên là ý tưởng cho rằng sự “bớt xén” là thứ mà về cơ bản không được tồn tại trong những chiếc điện thoại thông minh hàng đầu.
Để minh họa cho ý kiến của mình, Joe tuyên bố niềm tin của mình rằng chiếc điện thoại đình đám hồi đầu năm là Samsung Galaxy S9 sẽ không đủ điều kiện để trở thành một chiếc flagship thực thụ. Anh giải thích rằng Samsung Galaxy S9 Plus có một số tính năng nhất định mà S9 không có. Do đó, Galaxy S9 về mặt kỹ thuật sẽ không phải là sản phẩm tốt nhất mà Samsung đưa ra thị trường vào thời điểm đó. Thay vào đó, Joe tin rằng chỉ có Galaxy S9 Plus mới được coi là một thiết bị dẫn đầu và có khả năng truyền cảm hứng cho sự cải tiến trên các thiết bị ở phân khúc thấp hơn, do vậy, chỉ Galaxy S9 Plus mới là chiếc flagship thực thụ của Samsung vào thời điểm nó được ra mắt, Galaxy S9 không đáng nhận được danh hiệu này.
Flagship cũng có nhiều cấp độ
Jimmy Westenberg cũng đồng ý với ý kiến cho rằng flagship phải là sản phẩm tốt nhất mà nhà sản xuất tung ra thị trường. Tuy nhiên, ông cũng giải thích thêm rằng một công ty có thể có nhiều flagship bằng cách chỉ định một thiết bị hàng đầu trong mỗi phân khúc giá trên thông số kỹ thuật. Điều này có nghĩa là các công ty sản xuất nhiều thiết bị khác nhau ở các mức giá khác nhau có thể có một flagship cho phân khúc giá rẻ, một flagship của phân khúc tầm trung và một flagship cho phân khúc cao cấp. Một mặt, sự xuất hiện của các flagship giá rẻ và trung bình có thể mâu thuẫn với khái niệm về flagship nếu từ trước đến nay bạn đã quen với khái niệm một chiếc flagship phải là một sản phẩm đầu bảng. Mặt khác, cả Samsung Galaxy S9 Plus và Xiaomi Mimix 3 đều được coi là những chiếc flagship mặc dù nằm ở hai phân khúc giá bán tương đối chênh lệch nhau, vì vậy chúng ta có thể thấy rằng lời giải thích của Jimmy Keith là hoàn toàn có giá trị.
Giá trị về mặt thương mại và tiếp thị
Ý kiến từ các chuyên gia
Trong suốt bài viết, bạn đã nghe thấy một số quan điểm từ của các thành viên nhóm Android Author, bây giờ là lúc tổng hợp và đánh giá lại các quan điểm đó. Tại thời điểm này, rõ ràng là nhận thức về flagship của bạn đã ít nhiều có sự thay đổi đúng không? Tóm lại, đây là các tổng hợp về quan điểm của các nhà chuyên môn về khái niệm flagship:
Flagship là thiết bị tốt nhất mà các nhà sản xuất tung ra thị trường.
Flagship là thiết bị có nhiều tính năng hiện đại nhất.
Flagship là những chiếc điện thoại thông minh Android có thể cạnh tranh được với iPhone của Apple.
Flagship là thiết bị tốt nhất trong một phân khúc giá nhất định.
Flagship là sự tổng hợp của những gì tối ưu nhất, không được có bất cứ một sự bớt xén nào.
Flagship là một thiết bị được chế tạo nhằm nâng cao vị thế và mức độ nhận diện thương hiệu cho nhà sản xuất.
Khách Hàng Nhận Thức Về Giá Trị Sản Phẩm Như Thế Nào?
Tôi đang ngồi trên chiếc ghế băng bên bờ Hồ Hoàn Kiếm thì có 2 cô gái trẻ tuổi tiến đến với vài chiếc lá trong tay. Với thái độ lịch sự, một cô gái nói:
– Chị có thể dành cho em vài phút được không ạ?
Vì đang rảnh rỗi ngồi chơi bên bờ Hồ trong lúc chờ đón con gái tôi đang học vẽ ở gần đó nên tôi đồng ý ngay. Cô gái đó giơ ra trước mặt tôi chiếc lá và nói:
– Theo chị, chị sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua chiếc lá này?
Tôi thực sự tò mò và ra vẻ chưa hiểu ý lắm. Ngay lập tức một cô gái nhỏ áo trắng đứng bên tiếp lời
– Chúng em là những học viên trong một khóa huấn luyện về khởi nghiệp kinh doanh. Hôm nay bài tập của chúng em là đi bán những chiếc lá và điều khó nhất là làm sao để có thể thuyết phục được khách hàng mua chiếc lá đó.
Cầm chiếc lá xà cừ trên tay, tôi quay sang hỏi:
– Theo các em thì chiếc lá này có giá trị như thế nào thì chị sẽ mua?
Cô gái nhỏ trả lời ngay:
– Dạ, sự thực thì mấy hôm trước, bọn em phải đi bán nước chanh quanh Hồ Tây, cũng rất vất vả, nhưng đó là bài tập mà chúng em phải thực hành. Dù sao thì cốc nước chanh thực sự là một sản phẩm và chúng em bán không khó khăn lắm. Nhưng cái lá này thì chẳng có giá trị gì. Nên chúng em cảm thấy thực sự khó bán.
– Vậy em đã bán được chiếc lá nào chưa? – Tôi hỏi
– Chưa ạ.
– Nếu muốn bán được chiếc lá dễ hơn, em cần phải mang lại giá trị cho nó. Theo em làm thế nào em có thể tạo ra giá trị cho chiếc lá này? Như là tạo hình, vẽ, hay gì đó cho nó chẳng hạn? – Tôi giải thích.
Bạn thấy đấy, nếu chỉ bán chiếc lá không thôi thì nó không mang lại cảm xúc gì cho người mua, nhưng nếu người bán biết tạo giá trị cho nó, thì người mua luôn hài lòng khi trả tiền cho nó. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách thức để nâng giá trị sản phẩm lên mà không phải tăng giá trị gốc của nó.
Trên thực tế thì nhận thức về giá trị không bao giờ giống nhau, thậm chí ngay cả những thứ mà bạn cho rằng giá trị của sản phẩm phải là như vậy.
Theo định nghĩa trong từ điển chúng tôi thì:
Thực tế và Nhận thức
Chúng ta hãy nói rằng nhận thức giá trị là sự đánh giá chung về sử dụng sản phẩm của kháck hàng dựa trên những gì họ nhận được. Điều này cho thấy giá trị ẩn sâu trong đó còn cao hơn cả vấn đề chất lượng.
Do vậy, chúng ta có cơ hội tạo ảnh hưởng lên khách hàng về cảm nhận của họ đối với giá trị sản phẩm cũng như tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng theo cách mà làm khách hàng thực sự hài lòng và chúng ta vẫn tối đa hóa được lợi nhuận.
Ít nhất trong bài này, chúng ta sẽ hiểu nhận thức về Giá trị sản phẩm bao gồm cả các đặc tính của sản phẩm ở cấp độ trừu tượng cao hơn nhiều, chẳng hạn như sự thoải mái, cảm giác an toàn, dịch vụ cao cấp, và còn rất nhiều nữa.
Bạn có thể tăng giá trị nhận thức của sản phẩm mà không phải tăng giá trị thực tế của nó (chi phí để làm ra sản phẩm). Nhiệm vụ của bạn chỉ là thay đổi nhận thức của khách hàng.
Có rất nhiều ví dụ thực tế trên thế giới này. Đơn cử vài trường hợp:
Nghiên cứu về thuốc giảm đau chỉ ra rằng những loại thuốc giảm đau có thực sự hiệu quả giảm đau hơn không. Trên thực tế, chúng đều là những viên thuốc có chất lượng tuyệt đối là như nhau, nhưng chúng ta đều có nhận thức về thuốc này thì tốt hơn thuốc kia.
Mọi người đều nghĩ rằng rửa xe sẽ làm cho xe dễ lái hơn.
Bài viết này viết về sự phi lý khi chúng ta định giá những thứ miễn phí. Nhiều người bỏ hàng giờ đồng hồ xếp hàng đợi để nhận được chiếc bánh (trị giá 3US$), thực sự rất phi lý, nhưng rất đông người làm vậy.
Quá nhiều lựa chọn thực tế có thể giảm lượng hàng bán ra.
Điểm mấu chốt ở đây là có quá nhiều cái ngoắt ngoéo và phi lý nho nhỏ có thể thay đổi hành vi của chúng ta. Tất cả không phải chỉ là do những ý nghĩ hợp lý về chi phí so với lợi ích.
“Chúng ta không thể phân biệt được chất lượng của đồ ăn và môi trường nơi chúng ta ăn nó.” Giống như khi bạn bước vào quán phở nếu bạn để ý sẽ thấy có rất nhiều mùi ẩm mốc, và đầy giấy ăn ở dưới sàn. Nhưng nhiều khi bạn không chú ý tới điều này và vẫn thưởng thức bát phở ngon lành.
Ai trong số chúng ta cũng đều nhận thấy hiện tượng này, đó là khi rửa xe sạch sẽ xong, khi lái xe đi bạn luôn cảm thấy lái dễ hơn rất nhiều.
Và lý do cho điều này là gì? Chỉ trừ khi bạn đang thay dầu hay bảo dưỡng chiếc xe thì khi lái mới thực sự có cảm giác khác. Nhưng bạn lại không hoàn toàn ý thức được điều đó chính là bởi vì nhận thức của chúng ta luôn có kẽ hở”.
Và bởi vì giá trị không chỉ dựa vào những đơn vị kinh tế, chắc chắn bạn sẽ muốn thử cân nhắc tới định giá dựa trên giá trị.
Vậy bạn sẽ định giá như thế nào?
Cách đơn giản nhất, bạn hãy định giá sản phẩm theo khả năng chi trả của khách hàng. Sử dụng giá trị nhận thức làm thước đo đối với chi phí thực tế. Có rất nhiều cách để tính giá tối ưu và có thể dùng cả phương pháp A/B cũng tốt.
Chuyển ngữ có một sức mạnh đáng kể thay đổi cách nhìn nhận và nhận thức của bạn về một vấn đề nào đó. Trong bài thuyết trình, Rory Sutherland cũng đưa ra vài ví dụ chuyển khung ngữ cảnh:
“Khi bạn đi đến một bữa tiệc rượu đông người, bạn đứng dậy, bước ra một góc, đứng yên lặng một mình bên cửa sổ và suy tư. Vấn đề là nếu bạn chỉ đứng yên lặng và nhìn ra cửa sổ, có thể bạn sẽ nghĩ rằng mình là một thằng ngốc, ít bạn, kém xã giao.
Nếu bạn đang đứng một mình và nhìn xa xăm bên cửa sổ với một điếu thuốc trên tay, cảm giác như bạn đang là một nhà triết học đang đăm chiêu.
Vì vậy sức mạnh của chuyển ngữ không thể lường trước được. Chúng ta đều nhìn thấy cùng một thứ, cùng một hoàn cảnh, cùng một hành động, nhưng một hành động làm chúng ta cảm thấy tuyệt vời còn hành động kia chỉ với một chút thay đổi nho nhỏ lại làm chúng ta cảm thấy rất tồi tệ.”
Một khoản phí 50,000đ vs Một khoản phí bé nhỏ 50,000VND
Bạn nghĩ rằng cái nào có hiệu quả hơn? Chắc chắn là cái sau rồi.
Hai nhà nghiên cứu Hossain và Morgan nghiên cứu về bán hàng trên Ebay. Họ bán những chiếc đĩa CD, và họ phân tích các trường hợp định giá khác nhau.
Một số bài viết bán hàng giá rất thấp và có phí vận chuyển (ví dụ $0,01 với phí vận chuyển $3,99)
Một số bài viết bán hàng với giá cao 4,00$ không có phí vận chuyển.
Cuối cùng, các bài viết với giá bán thấp (có tính phí vận chuyển) thu hút được nhiều người mua hơn và gia tăng được doanh thu).
Có rất nhiều cách để chuyển ngữ về giá. Tôi sẽ có một bài viết riêng về điều này trong một bài viết khác.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy, thậm chí cả những chuyên gia về rượu cũng không nhận ra được rượu đắt tiền và rẻ tiền trong các bài kiểm tra mù. Vậy đấy.
Thêm vào đó, nhận thức về giá trị của chúng ta luôn tăng khi mà giá của rượu khác nhau và nó cũng ảnh hưởng tới độ ngon của rượu.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California cho biết rằng nếu một người được thử 2 loại rượu khác nhau – một loại giá 5USD và loại kia giá 45USD (nhưng thực tế là cùng một loại rượu) – thì ngay lập tức bộ não của chúng ta trở nên thoải mái và linh hoạt hơn khi người thử rượu đang nghĩ rằng họ đang uống loại rượu đắt tiền.
Tóm lại, bạn có thể gia tăng nhận thức về giá trị của sản phẩm bạn đang bán mà không tăng chí phí sản xuất ra nó. Điều này có lợi ích rõ ràng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Bên cạnh đó, khách hàng lại hoàn toàn cảm thấy thoải mái sau khi họ mua sản phẩm (và họ cũng sẽ trở thành khách hàng trung thành khi họ có nhận thức cao về giá trị sản phẩm họ mua được).
Tất nhiên, những gì tôi viết ở đây chỉ là một vài cách giúp bạn có thể dùng để tăng giá trị sản phẩm. Có vô vàn cách khác ở trên internet mà có thể viết thành sách. Nhưng những điều này đều rất phổ biến và dễ dàng mang lại hiệu quả cao.
Vậy tóm lại, khi bán sản phẩm của bạn cho ai đó thì bạn sẽ định giá hay đặt một giá trị cho sản phẩm đó như thế nào? Sản phẩm nào cũng có giá trị cao hơn so với thực tế nhưng không phải ai cũng biết. Đó là cách tôi đã giúp được rất nhiều chủ doanh nghiệp gia tăng doanh thu vượt trội thông qua chiến lược kinh doanh này. Còn bạn thì sao?
– Jenny Lý Hà Thu Chuyên gia Huấn luyện Doanh nghiệpActionCOACH Việt Nam, tại Hà Nội
Như Thế Nào Là Quan Tâm Một Người
Quan tâm một người hay là trói chặt một người lại bên mình, hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
1. Quan tâm không có nghĩa là trói buộc
Quan tâm một người không có nghĩa là trói chân họ lại bên cạnh bạn, không để họ được tự do làm những điều họ thích. Quan tâm mà kèm cặp người ta 24/24 giờ, khiến cả hai luôn phải gắt gỏng mệt mỏi, nhìn thấy nhau như cái gai trong mắt, hòn đá muốn ném đi. Như thế, không gọi là quan tâm…
2. Quan tâm nghĩa là không ở bên nhưng vẫn hướng về
Đâu có nghĩa muốn thể hiện sự quan tâm chăm sóc nhau là bắt buộc phải ở bên đâu. Có vô vàn cách để thể hiện sự quan tâm nhau. Chỉ cần là một cuộc gọi kết vội, một tin nhắn sáng mai, một đôi găng tay ấm gửi qua đường bưu điện,…tất cả đều thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người mình yêu thương và khiến đối phương cảm động.
3. Còn có nghĩa là, không đánh mất chính mình
Thể hiện sự quan tâm đối với một người, còn có nghĩa là vẫn giữ được cái tôi của mình trong đó. Không bi lụy, không quá phô trương, những điều giản đơn sẽ dệt nên một tình yêu vĩnh cửu. Chỉ vì yêu cầu của người ta mà đánh mất sự tự tôn của bản thân, thật không đáng!
4. Đừng bao giờ chỉ là quan tâm nửa vời
Anh quan tâm em cho có lệ, quan tâm em nhưng chỉ là hỏi thăm qua loa rồi lại thôi, nếu như vậy thì thà đừng quan tâm còn hơn. Đã gọi là quan tâm, thì cần chăm sóc nhau cả một quá trình, chứ không phải là chộp giật một hai hôm rồi dừng.
5. Quan tâm nhau đúng mực
Mỗi người đều có một khoảng không riêng của nhau, điều đó có nghĩa là sẽ có một mức nhất định cho mọi mối quan tâm mà bạn hướng tới đối phương của mình. Hãy tạo cho nhau những khoảng không gian riêng, để người ấy không thấy bị trói buộc trong vòng tay của bạn.
Theo Blogtamsu
Bạn đang xem bài viết Như Thế Nào Là Một Sản Phẩm “Flagship”, Bạn Đã Biết? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!