Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Giả Định Trước Và Những Giới Hạn Của Khoa Học mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bản chất của khoa học
Không thể định nghĩa khoa học bằng một công thức rành mạch và đơn giản; nó là một cuộc phiêu du rộng lớn nhiều hình nhiều vẻ của trí tuệ con người, liên tục bùng lên qua các định nghĩa của các nhà triết học. Trong đó có một định nghĩa cho rằng khoa học là một khối kiến thức tích hợp về chủ yếu là định lượng, khối kiến thức này đã được gom góp lại từ những nỗ lực năng động của con người để hiểu được các vật xung quanh (surroundings) nó và bản thân nó một cách có hệ thống và có thể giao lưu được. Định nghĩa này xứng đáng được xem xét kỹ lưỡng và tìm hiểu sâu hơn bằng cách xét chi tiết hơn về ý nghĩa của các từ đã sử dụng. Khi nói một khối tích hợp của kiến thức, ta không chỉ hàm ý là các khái niệm của nó được liên hệ với nhau theo một cách xác định và liên kết, là nó là một cấu trúc, là theo một nghĩa nào đó ta không thể biết cái toàn thể trước khi ta biết tất cả các bộ phận và các quan hệ giữa chúng, và ta không thể biết một bộ phận bất kỳ nào trước khi ta biết ít nhất nó liên hệ với các bộ phận lân cận như thế nào. Ta cũng hàm ý là trong những lĩnh vực phát triển hơn của khoa học, các quan hệ đó luôn luôn là định lượng và có thể biểu thị được theo các thuật ngữ toán học chính xác. Khoa học là kiến thức theo nghĩa nó là khách quan và bền lâu, vì một cách chính xác, nó là sự nắm được về trí tuệ một thực tại tồn tại độc lập với việc thực hiện kiến thức và hành động của người có kiến thức. Do đó kiến thức khoa học một khi được xác lập sẽ luôn luôn có giá trị, dù rằng các tiến bộ sau đó có thể sẽ làm cho nó tinh tế hơn và sâu sắc hơn rất nhiều, đặc biệt là theo nghĩa định lượng. Điều này không có nghĩa là có thể dễ dàng biết được khi nào thì một mảnh kiến thức cụ thể đã thực sự được xác lập theo nghĩa khoa học. Nghiên cứu khoa học là một việc khó, các nhà khoa học là những con người có thể sai, và bất kỳ cái gì có thể tưởng tượng được mà có thể sai thì rất có nhiều khả năng trở thành sai ở một giai đoạn nào đó. Nhưng sức mạnh to lớn của nghiên cứu khoa học là nó tự sửa chữa, chủ yếu vì nó là đối tượng của những cuộc thử nghiệm định lượng. Một quá trình kiểm tra đi kiểm tra lại rộng lớn đang diễn ra ở mọi thời gian, được trợ giúp bởi một cấu trúc kiến thức khoa học tích hợp, và sớm hay muộn thì một kết quả sai hay một kết luận không có lý do xác đáng sẽ được nhận ra nó là cái gì. Mặc dầu thiên về sai lầm, nỗ lực khoa học cuối cùng là ổn định xung quanh trục chân lý, đặc biệt là ở chừng mực mà nó quan tâm đến các quan hệ định lượng. Nhà khoa học lo sợ phạm sai lầm sẽ khó có thể bắt đầu công việc của mình, và sẽ mất lòng tin vào bản chất cuối cùng là tự điều chỉnh của khoa học. Khoa học quan tâm đến “các vật xung quanh” của con người, và ta hiểu cái này là các vật thể vật chất, các chất rắn, chất lỏng và chất khí. Mà chúng ta thấy được qua các giác quan của chúng ta. Mặc dầu bắt đầu với các giác quan không có trang bị gì, sự tò mò chẳng lúc nào ngơi của nhà khoa học đã đưa họ tới chỗ mở rộng các giác quan của mình bằng rất nhiều loại dụng cụ, thường là có cường độ lớn và độ chính xác cao. Dùng các dụng cụ này, nhà khoa học có thể “nhìn thấy” một dải rộng các hiện tượng, từ các thiên hà ở xa cho tới thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử. Các vật xung quanh này bao gồm những người khác cũng như chính nhà khoa học. Nhưng còn các trạng thái tinh thần của ông ta, các giấc mơ của ông ta, các ý tưởng của ông ta, các hy vọng của ông ta và các nỗi lo âu của ông ta thì thế nào? Đây là một vấn đề khó hơn vì chúng không mở ra trước sự quan sát trực tiếp theo cách giống như các vật thể tự nhiên và khó có thể tuân theo sự đo lường và lượng hóa. Khoa học phải là “có hệ thống” vì nếu khác đi, nó sẽ không thể tạo ra một khối kiến thức có liên kết. Các quan sát và các phép đo ngẫu nhiên không bao giờ có thể tạo nên hay dẫn đến kiến thức khoa học. Nghiên cứu khoa học phải là có mục đích và được cân nhắc, quan tâm trả lời một câu hỏi cụ thể hoặc xem xét một khía cạnh xác định của thế giới. Khoa học là một cấu trúc cần phải được xây dựng theo một cách có trật tự, mỗi mảnh khớp với cái đã được xác lập. Khoa học phải là “có thể giao lưu được”. Nó quả thực được xây dựng bởi hàng nghìn con người qua các thế kỷ, mỗi người tiếp tục công việc của những người đi trước họ. Để việc này có thể xảy ra thì bất kể cái gì đã được xác lập phải được công bố dưới dạng mà các nhà khoa học khác có thể hiểu được. Mỗi phần của khoa học đều có nguồn gốc từ một hiểu biết sâu sắc của một người, nhưng hiểu biết này chỉ được đưa vào trong khối khoa học khi nào nó được giao lưu với các nhà khoa học khác và được những người này đồng hóa và thử nghiệm. Như vậy khoa học tồn tại về cơ bản trong trí óc chung của cộng đồng khoa học, và mặc dầu phần lớn điều đó đã được ghi lại trong các cuốn sách và các bài báo, chính trí óc chung mới là cái gìn giữ ý nghĩa của nó và bảo đảm giá trị của nó. Khoa học là một nỗ lực năng động theo nghĩa nó liên tục trải ra để mở rộng các biên giới của nó và làm sâu sắc thêm kiến thức của nó. Nhà khoa học chắc chắn không thỏa mãn với công việc đơn giản tìm một sự giải thích về các hiện tượng mà ông ta gặp phải hàng ngày, không có một nỗ lực đặc biệt nào, vì nếu không, ông ta đã không phải bận tâm nhiều đến thiết kết những thí nghiệm tinh vi, đặt vấn đề trong những hoàn cảnh và điều kiện rất đặc biệt không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trong tự nhiên. Bản chất năng động của nghiên cứu khoa học thể hiện rõ rệt ở nhu cầu của các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm. Đối với ông ta, sẽ không đủ nếu chỉ đơn giản là quan sát các hiện tượng đã thấy có trong tự nhiên và cố công xây dựng nên khoa học của mình chỉ từ các quan sát đó. Sau các khoa học vật lý là các khoa học sinh học, rồi xã hội học, và chính là ở các khoa học sau này mà ta khó có thể nhận ra đâu là biên giới rõ rệt của cái có thể gọi một cách thích đáng là khoa học; chắc chắn nó sẽ không được xem xét ở đây.
Những điều giả định trước của khoa học Những điều giả định trước của khoa học có thể được đặt ra dưới dạng sắc bén nhất bằng cách hỏi vì sao khoa học lại phát triển ở châu Âu thế kỷ 17 chứ không phải ở bất kỳ nền văn minh lớn nào thời Cổ đại. Babylon và Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc, Hy Lạp và La Mã. Tất cả đều đã đạt tới những trình độ văn minh và năng lực công nghệ cao, và đã tồn tại trong hàng trăm năm. Thế nhưng không có một nền văn minh nào trong số đó mà ở đó khoa học đã phát triển được dưới dạng có thể được thừa nhận ngoại trừ có lẽ chỉ ở một ít cá nhân thiên tài, đặc biệt là ở Cổ Hy Lạp. Vấn đề này có thể được tiếp cận bằng cách tóm tắt các điều giả định trước cần có cho khoa học, và việc này sẽ cho thấy rằng khoa học thậm chí không thể bắt đầu tồn tại nếu như nhà khoa học trong tương lai không nắm được một cách chắc chắn và ngầm hiểu một tập hợp khá đặc biệt và xen lẫn vào nhau những niềm tin về thế giới và về thái độ riêng của ông ta đối với nó. Ông ta cần phải tin rằng thế giới là có trật tự và duy lý (rational),và rằng tính trật tự và tính duy lý (ratyonality) đó là bỏ ngỏ trước trí óc của con người, vì nếu khác, công việc của ông ta sẽ bị kết tội trước là thất bại. Ông ta cần phải tin rằng nghiên cứu thế giới là một việc tốt, và rằng kiến thức mà ông ta thu được là quý báu và còn phải được chia sẻ tự do giữa mọi người. Cuối cùng ông ta cần phải tin rằng trật tự của thế giới là bất ngờ, rằng thế giới có thể đã được tạo dựng một cách khác khiến ông ta không thể hy vọng tìm ra các bí mật của nó chỉ thuần túy bằng ngắm nhìn, mà cần phải ngâm mình trong cuộc quan sát và thí nghiệm đầy khó khăn gian khổ. Vì khoa học là việc làm của nhiều trí óc, những niềm tin này cần phải là của toàn thể cộng đồng, và cộng đồng này phải đủ đông đảo và được phát triển tốt về công nghệ để cung cấp cả các dụng cụ cơ sở của khoa học cũng như các điều kiện thiết yếu về cuộc sống cho các nhà khoa học, để họ có thể cống hiến toàn bộ công việc của họ. Thật là thú vị nếu hỏi rằng hậu quả sẽ là như thế nào nếu bỏ đi một điều giả định trước nào đó hay tất cả. Có thể nào nghĩ ra một khoa học dựa trên niềm tin là thế giới thì hỗn loạn và không thể tiên đoán được một phần trong vật lý thống kê và cơ học lượng tử- một vấn đề hoàn toàn khác). Trong thế kỷ 20, Eddington đã thử phát triển vật lý học trên cơ sở thuần túy tiên nghiệm (a priori), nhưng cuối cùng đã không thành công. Nếu chúng ta tin rằng khoa học là xấu và cần phải được giữ bí mật thì những ngày của nó chắc chắn là có thể đếm được. Như vậy những điều giả định trước đây của khoa học là cốt yếu và không thể thay đổi được. Tuy có những khởi đầu rực rỡ, khoa học ở đây đã không sinh ra với một sức sống. Trong khi một số người Hy Lạp như Democritus và Anaxagoras tin rằng mọi vật đều có cùng một bản chất vật chất, thì đa số các nhà tư tưởng Hy Lạp, từ Plato đến Ptolemay, lại tin vào tính thần thánh của bầu trời và rằng chuyển động của các thiên thể xác định mọi quá trình trên Trái Đất. Trong bối cảnh của tất định luận tuần hoàn đó, người ta không thể hình dung ra những hạt chuyển động do tác động của một xung hay do chính quán tính của nó. Về phương diện quyết định đó, các thiên tài Hy Lạp không phá vỡ được một điều giả định trước đã ngăn cản sự xuất hiện của khoa học trong tất cả các nền văn minh Cổ đại. Người Hy Lạp cũng không phá vỡ được song đề giữa cơ chế và mục đích. Democritus đề xuất một vật lý học cơ giới về các nguyên tử trong khoảng trống, nhưng lại không ưa Socrates là người muốn gìn giữ thế giới của tự ý và mục đích. Do đó ông đã đưa ra lập luận về một vật lý học mới trong các nguyên cứu về tương tác giữa các hạt được thay bằng những nghiên cứu về những vị trí tốt nhất mà các vật thể chiếm cứ. Vật lý học có tính sinh vật (organismic) này đã được phát triển bởi Aristotle và nó gán cho các vật thể vật chất một sự cố gắng đạt tới các vị trí hợp lý của chúng. Quan niệm này đã ngăn cản sự phát triển của vật lý học trong gần hai nghìn năm. Có thể chiếu thêm ánh sáng vào những điều giả định trước của khoa học bằng cách xem xét những lực có xu hướng chống lại khoa học. Các lực này thuộc hai loại hoàn toàn khác nhau, trước hết là các hệ tư tưởng phủ định điều này hay điều kia trong các điều giả định trước cần thiết, hoặc cố thay thế bằng một cơ sở trái ngược nào đó cho khoa học và thứ hai là sự chống lại các kết quả của khoa học. Lực thứ nhất đánh vào những gốc rễ của khoa học, lực thứ hai đánh vào các công việc thực hành của nó. Chẳng hạn như vào những ngày đầu của cách mạng Liên Xô, người ta khẳng định rằng khoa học phải dựa vào học thuyết Marx-Lenine, và ở Trung Quốc thì vào tư tưởng của Chủ tịch Mao (1979). Chừng nào mà kết quả của việc này chỉ đơn giản là một câu thần chú ban đầu trước khi nhà khoa học bước vào công việc theo cách thông thường thì nó tương đối là vô hại. Song nó sẽ trở thành một sự đe dọa nghiêm trọng đối với khoa học nếu như toàn bộ các lĩnh vực hoạt động khoa học đều bị phá hủy bởi lý do các hệ tư tưởng, như lý thuyết liên kết phân tử và di truyền học ở Liên Xô. Ở những thời gian khác nhau khoa học đã bị chống đối vì các kết luận của nó được nghĩ là không thể chấp nhận được về mặt thần học, hoặc là vì nó nguy hiểm đối với hòa bình do đặt những vũ khí mới vào tay giới quân sự, hoặc là vì nó có hại cho môi trường hoặc là vì cách suy nghĩ của nó làm đảo lộn những hình mẫu ứng xử theo truyền thống. Những thí dụ về những chống đối này và những loại chống đối khác đối với khoa học có thể thấy rất thường xuyên trong lịch sử mấy trăm năm gần đây, và trong đa số trường hợp chúng là kết quả của sự hiểu sai về bản chất của khoa học và các kết luận của nó, do không phân biệt được kiến tứhc khoa học, vốn luôn luôn tốt, với các ứng dụng của nó mà không phải lúc nào cũng có thể phù hợp với các giá trị cao hơn của con người.
Xem tiếp kỳ sau: Cái giới hạn của khoa học
Đặng Mộng Lân dịch
Cách đây vài tháng, nhà thơ Lê Đạt có gửi cho Tia Sáng bài viết về nhà vật lý Đặng Mộng Lân. Ông bảo, để đăng vào ngày giỗ đầu người bạn thân thiết của ông: Lời giỗ đầu của Lê Đạt Nhà vật lý lý thuyết Đặng Mộng Lân suốt đời bận tự học- Anh không có thời giờ lo bất cứ học hàm, học vị nào ngoài bằng tốt nghiệp đại học cần thiết để hành nghề. Đặng Mộng Lân là một nhà khoa học tư nhân.
Peter Hodgson
Quan Điểm Về Những Định Nghĩa Của Từ Bi Và Những Tiếp Cận Của Khoa Học
VÀ NHỮNG TIẾP CẬN CỦA KHOA HỌC
Nguyên tác: The Landscape of Compassion Definitions and Scientific Approaches
Tác giả: Jennifer L. Goetz and Emiliana Simon-Thomas
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 05-04-2020
MỤC LỤC
01- Tóm tắt
02- Từ bi là gì?
03- Từ bi như một cảm xúc vô hình
04- Từ bi như một động cơ
05- Khuynh hướng của từ bi
06- Từ bi liên hệ với thấu cảm như thế nào?
07- Phân biệt lòng từ bi với lòng vị tha
08- Khoa học của từ bi
09- Những nguồn gốc của lòng từ bi
10- Sinh học của lòng từ bi là gì?
11- Những tiền đề và điều tiết của từ bi là gì?
12- Có một hồ sơ sinh học của từ bi không?
13- Có phải từ bi là phổ quát?
14- Chúng ta có thể rèn luyện lòng từ bi được không?
15- Áp dụng lòng từ bi
*
QUAN ĐIỂM VỀ NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CỦA TỪ BI VÀ NHỮNG TIẾP CẬN CỦA KHOA HỌC TÓM TẮT
Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này. Chú ý đặc biệt được hướng đến những nguồn gốc tiến triển của từ bi, những cấu trúc sinh học và những tiến triển hàm ý trong từ bi, mức độ mà trong ấy từ bi là phổ quát và đa dạng xuyên qua những nền văn hóa, và những phương pháp tiếp cận tài liệu để nuôi dưỡng từ bi. Kết thúc, chúng tôi khám phá những tác động tiềm tàng của việc rèn luyện từ bi trong sự cát tường của cá nhân, phẩm chất của những mối quan hệ, sự thành công tổ chưc, và xã hội một cách rộng rãi hơn.
Nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để diễn tả những cảm giác sinh khởi trong việc phản ứng với khổ đau của những người khác, kể cả sự thấu cảm, quan tâm thấu cảm hay buồn thương, lòng từ bi, sự thông cảm, và thương hại (Goetz, Keltner, & Simon-Thomas, 2010; Batson, Ahmad, & Lishner, 2009; Hoffman, 2008; Jinpa, 2015). Thêm nữa, sự nghiên cứu hướng đến một sự đa dạng của những tiến trình tâm lý liên hệ trong việc giúp đở và tình thân ái cho những người khác, kể cả việc nhận ra một cách chính xác những biểu lộ của họ, chấp nhận quan điểm hay sự hình dung của họ về vấn đề họ cảm nhận như thế nào, trông nom những cảm giác của một người, và được động viên để cung ứng sự chăm sóc hay nuôi dưỡng. Mục tiêu của chúng tôi trong chương này là để trình bày một định nghĩa thiết thực cho từ bi, để đặt từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ và hiện tượng liên hệ, và để hướng các độc giả đến những vấn đề được hỏi và trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.
TỪ BI LÀ GÌ?
Ở đây, chúng tôi cống hiến một định nghĩa thiết thực về từ bì được đóng khung như một kinh nghiệm cảm xúc trừu tượng và tiến triển. Từ điểm thuận lợi này, từ bi được nhận thức như một thể trạng của việc quan tâm cho khổ đau hay nhu cầu chưa được đáp ứng của một người khác, kết hợp với khát vọng làm nhẹ bớt nổi khổ đau ấy (Goetz et al., 2010). Một kinh nghiệm của từ bi được định nghĩa trong cách này liên hệ vài thành phần riêng biệt:
1- Sự tỉnh thức về một kinh nghiệm trước đây (có nghĩa là, sự khổ đau hay nhu cầu trong một cá nhân khác);
2- Cảm thấy “xúc động”; đó là, có một kinh nghiệm vật lý chủ quan vốn thường liên hệ đến sự đánh thức một cách vô tình về những chi nhánh của hệ thống thần kinh tự chủ;
3- Thẩm định cảm giác thân thể, vai trò xã hội, và những năng lực của một người trong phạm trù của khổ đau.
4- Đánh giá về người đang chịu khổ đau và phạm vi hoàn cảnh; và
5- Ước nguyện của những hệ thống thần kinh vốn lèo lái mối liên kết xã hội và sự chăm sóc, và động viên sự giúp đở.
Mặc dù, chúng ta thấy từ bi như một sự đáp ứng khuôn mẫu và đặc thù, nhưng chúng ta không thấy những thành phần được liệt kê ở đây như một sự nối tiếp, hay xảy ra trong một tuần tự tạm thời. Chúng ta cũng không xem những tiến trình nằm dưới những thành phần này là hoàn toàn độc lập; chúng chắc chắn chồng lấn và xảy ra song song, và vận hành gắng sức đôi chiều ảnh hưởng lẫn nhau trong những hình thức khác nhau khắp cuộc sống.
Cảm xúc vô hình của chúng ta tiếp cận cung ứng một khuôn mẫu hứa hẹn cho một lòng từ bi hành hoạt sống động và lượng định thực tiển, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu không không nhận thức từ bi như một cảm xúc rõ ràng riêng biệt (Ekman, 2016; Feldman Barrett, 2017). Nhiều chương trong quyển sách này trình bày chứng cứ khoa học quan trọng về lòng từ bi được nhận thức một cách khác nhau: như một động cơ cốt lõi, một khuynh hướng giống như đặc điểm, hay một thái độ trau dồi. Một số cũng trình bày các sự hiểu biết sâu sắc có từ sự nghiên cứu phi cá nhân (non-human research: sự nghiên cứu mà thông tin cá nhân không xác định ) trong ấy từ bi được coi như là từ cách cư xử (thí dụ như, chăm sóc, an ủi, và giúp đở một cách tốn kém). Sự nghiên cứu phi cá nhân cung cấp cho sự hiểu biết của chúng ta về con đường tiến triển của lòng từ bi, và cung ứng những dữ liệu thông tin nơi mà những rào cản đạo đức giới hạn sự thu thập các dữ liệu từ con người. Tất cả những sự tiếp cận này để suy nghĩ về lòng từ bi là những đóng góp có giá trị và quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về vấn đề chúng ta đáp ứng với những người đang chịu khổ đau như thế nào. Tiếp đến chúng ta khám phá những sự tiếp cận này, lòng từ bi định hướng từ những cấu trúc liên hệ khác, và ghi nhận một vài khám phá then chốt và những lượng định từ mỗi nhận thức.
Figure 1.1 biểu hiện trên khuôn mặt trong một trãi nghiệm cảm xúc của lòng từ bi
Khi nghiên cứu từ bi như một cảm xúc vô hình, thật quan trọng để chú ý rằng những người bộc lộ đơn thuần với khổ đau (phương pháp thông thường nhất cho việc gợi ra lòng từ bi) không bảo đảm người ta sẽ cảm thấy lòng từ bi. Nhận thức khổ đau có thể đưa đến những trạng thái khác, kể cả sự buồn đau, tức giận cá nhân hay ngay cả sự hài lòng chính đáng. Nhiều nghiên cứu khác đã nối kết nhận thức khổ đau với sự buồn đau cá nhân, một đáp ứng mà trong đó người ta khó chịu hơn bởi những khổ đau của người khác hơn là quan tâm cho người khác (Batson, 2011). Phản ứng tự tập trung này thường được liên hệ đến như sự đồng cảm buồn đau, và phần lớn sự nghiên cứu cho thấy rằng nó gắn liền với những nổ lực để làm giảm thiểu sự buồn đau của chính người ấy và hướng đến việc can dự vào với từ bi (Eisenberg & Eggum, 2009). Người ta cũng có thể cảm thấy dửng dưng với khổ đau của những người khác, như trong trường hợp thiếu sự chú ý hay thiếu tâm phụng sự người khác, hay bỏ việc suy tính hay nhận định lại những cảm giác từ bi trong sự thờ ơ hay nhẫn tâm (Cameron & Payne, 2012). Như Cameron giải thích (Chương 20), khi lợi ích của những người đau khổ bị coi là quá sức để cải thiện, thì người ta có xu hướng tự nhận vai trò của “người ngoài cuộc,” và điều chỉnh những cảm giác của họ đế thích ứng với lập trường “trung lập.” Nhân cơ hội, người ta thậm chí có thể trãi nghiệm sự vui sướng trong nổi khổ đau của những người khác (Schadenfreude: Vui sướng trên nỗi đau của người khác), đặc biệt khi người đau khổ được xem như gây đố kỵ, vị kỷ quá mức, xứng đáng bị trừng phạt, hay khác hơn là hư hỏng về mặt đạo đức (Stellar, Feinberg, & Keltner, 2014; Takahashi et al., 2009). Cuối cùng, sự khổ đau của những người khác có thể gợi ra những biểu hiện không chấp nhận được như ghê tởm hay giận dữ, hầu hết đưa đến những nguyên nhân hay nguồn gốc của khổ đau (không phải là nạn nhân), một cách đặc biệt trong những phạm vi được xem như không công bằng một cách thương tâm (thí dụ, những chết chóc của trẻ em vô tội trong chiến tranh) (Rosenberg et al., 2015). Tổng kết, việc nghiên cứu cho rằng, trong khi hầu hết trước tiên mọi người có thể cảm thấy “xúc động” bởi nổi khổ đau, thì chúng ta cũng đánh giá, một phần tự động và cũng có chủ ý, chính chúng ta, những mục tiêu, và phạm trù chung quanh sự khổ đau. Như là hiển nhiên trong Ekman và sự phân tích của Ekman về lòng từ bi phổ quát toàn cầu (xem Chương 4), sự phối hợp những tiến trình này có thể đưa đến phạm vi của những kinh nghiệm vừa được diễn tả, hay, trong một số hình thức, đối với từ bi.
Sự tiến bộ gần đây trong việc nghiên cứu từ bi như một cảm xúc là một sự thấu hiểu vốn liên hệ cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực chủ quan. Trong dạng thức của sự đánh giá xã hội và tác động của nó trong những động lực xã hội, thì từ bi được xem như tích cực, và do vậy một số lý thuyết gia liên hệ đến lòng từ bi như một cảm xúc tích cực (Keltner & Lerner, 2010; Kok et al., 2013). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng từng thời khắc trãi nghiệm về từ bi (thường được gọi là sự thông cảm trong đời sống hàng ngày) là khó chịu hoặc hỗn hợp. Thí dụ, trong khi những nhận thức của con người về lòng từ bi trong tiếng Anh (compassion) có thể là tích cực, nhưng những sự diễn tả của họ về vấn đề những cảm giác của lòng từ bi như thế nào thì được phối hợp với cả những trạng thái khó chịu và dễ chịu (Condon & Feldman Barrett, 2013). Trong nghiên cứu so sánh những nhận thức của Hoa Kỳ và Trung Hoa và trải nghiệm từ bi, người ta xem như thông cảm (sympathy) và tương ứng với nó là đồng tình (同情 ) như giống với những cảm xúc tích cực hơn là những cảm xúc tiêu cực, nhưng xét cho cùng, đánh giá những kinh nghiệm thật sự như là cả dễ chịu và khó chịu (Goetz & Peng, 2017). Người ta có thể có những cảm giác khó chịu, nhưng những cảm xúc tích cực kết hợp chặc chẽ được liên hệ với động cơ ân cần, giúp đở, và thấy sự thoát khỏi khổ đau của người khác trong một trải nghiệm của từ bi. Vì vậy, dường như rằng như một kinh nghiệm chủ quan, thì từ bi có thể liên hệ những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực, nhưng như một giá trị, đặc điểm, hay thái độ văn hóa, thì nó là tích cực chủ yếu.
a) chứng tỏ rằng các mạch thần kinh ân cần cũng được nuôi dưỡng, và được hình thành một cách năng động bởi những tiến trình gắn bó cha mẹ – con nhỏ; và
b) chứng cứ nghiên cứu cho rằng sự gắn bó an toàn được phối hợp với năng lực lớn hơn cho từ bi và sự ân cần tử tế trong những mối tương tác xã hội của người lớn, từ những đối tác tình yêu tới những người xa lạ.
Thật hữu ích để phân biệt trải nghiệm cảm xúc chủ quan của từ bi từ những động cơ sâu xa hơn để làm lợi ích hay ân cần tư tế đến người khác. Sự phân biệt này cho phép chúng ta khám phá những vấn đề quan trọng chẳng hạn như:
– Có phải kinh nghiệm chủ quan của từ bi đưa đến động cơ để giúp đở người khác (như Batson tranh luận, Chương 3)?
– Những nhân tố hỗ trợ và ức chế của động cơ từ bi là gì (Gilbert và Mascaro, Chương 29)?
– Có phải động cơ với ân cần tử tế làm cho những kinh nghiệm của từ bi có nhiều năng lực hơn (Weisz and Zaki, Chương 16)
KHUYNH HƯỚNG CỦA TỪ BI
Lòng từ bi, giống như nhiều thể trạng cảm xúc và động cơ thúc đẩy, cũng có thể được lượng định trong những dạng thức của vấn đề nó dễ dàng xảy ra theo thời gian và xuyên qua các bối cảnh khác nhau như thế nào; đó là, như một dặc điểm của khuynh hướng hay tính cách. Các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều biện pháp đa dạng đáng tin cậy và tự báo cáo vững chắc để đánh giá xu hướng tổng quát của một người trải nghiệm từ bi hoặc chứng thực lòng từ bi như giá trị cá nhân cốt lõi (Chương 18[1]). Khái niệm từ bi – như – đặc điểm này tập trung sự nghiên cứu khoa học trên những thành phần khí chất và thói quen, nhận thức cùng động lực của lòng từ bi vốn ảnh hưởng khả năng tổng quát của một người về trải nghiệm từ bi (xem Spinrad and Eisenberg, Chương 5). Thí dụ, những trẻ em từ bi có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các lượng định về hạnh phúc cảm xúc và xã hội (Eisenberg et al., 1996), và từ bi giống như đặc điểm ở người lớn được phối hợp với tính nhạy cảm thấu cảm tăng thêm tột bực (Lutz, Brefczynski-Lewis, Johnstone, & Davidson, 2008) và niềm hoan hỉ lớn hơn được đoán trước trong việc phụng sự (Sprecher, Fehr, & Zimmerman, 2007). Nhận thức này cũng cung cấp một bức tranh thực nghiệm cho việc điều tra các số liệu sinh học lâu dài, chẳng hạn như tính linh hoạt của âm đạo (Muhtadie, Koslov, Akinola, & Mendes, 2015), sự hỗ trợ di truyền (Rodrigues, Saslow, Garcia, John, & Keltner, 2009), và những đặc điểm của kiến trúc hay chức năng thần kinh (Keltner, Kogan, Piff, & Saturn, 2014). Cuối cùng, một xu hướng tiếp cận đã xác định những kinh nghiệm thời thơ ấu đã đóng góp đến việc phát triên và biểu lộ từ bi, chẳng hạn như sự thương mến ấm áp trong việc nuôi dưỡng con cái (Eisenberg, VanSchyndel, & Hofer, 2015) và những mối quan hệ bảo hộ gắn bó ân cần chăm sóc trẻ con (Mikulincer & Shaver, 2005).
Trong cung cách chúng tôi sẽ sử dụng nó ở đây, sự thấu cảm liên hệ một cách rộng rãi một sự nhạy cảm đến những cảm giác của người khác – cảm nhận điều gì đó trong sự phản ứng đến những biểu lộ của họ, và có một sự thấu hiểu về những gì người khác đang cảm nhận và tại sao. Với định nghĩa này, một cung cách then chốt trong năng lực, đó là lòng từ bi thì khác biệt với sự thấu cảm, trong tất cả những biến thể của nó. Sự thấu cảm có thể là kết quả tình cảm; người ta nhận thức, phản chiếu, và “nắm bắt” tất cả những loại cảm xúc, kể cả sự thích thú, tự hào, giận dữ, hay buồn đau (Decety, 2012). Trái lại, từ bi là một cảm xúc đặc thù đáp ứng đến nổi khổ đau. Thứ đến, sự thấu cảm đơn thuần thì thiếu một sự thôi thúc đặc thù xã hội, trong khi lòng từ bi liên hệ một cách rõ ràng cảm nhận quan tâm và việc muốn làm điều gì đó để làm giảm thiểu nổi khổ đau của người khác.
PHÂN BIỆT LÒNG TỪ BI VỚI LÒNG VỊ THA
Thêm nữa để phân biệt lòng từ bi với sự thấu cảm, thì thật quan trọng để phân biệt lòng từ bi với những thái độ mà nó có thể thúc đẩy, là những thứ thường rơi vào đặc trưng của lòng vị tha (altruism). Mặc dù lòng từ bi được phối hợp với sự ân cần và giúp đở, thường phải trả giá, nhưng những thái độ vị tha không nhất thiết là chứng cứ cho thấy một người đã cảm thấy lòng từ bi. Giúp đở người nào đó cần giúp đở cũng có thể được phối hợp với nhiều trạng thái tinh thần và động cơ đa dạng khác, trong số đó là sự thôi thúc làm giảm thiểu nổi khổ đau riêng của một người (Batson, Chương 3), việc theo đuổi sự thừa nhận hay vị thế xã hội (Willer, Feinberg, Flynn, & Simpson, 2014), hay cố gắng để làm nhẹ tội lỗi hay sự hài lòng một cảm giác của bổn phận, nghĩa vụ hoặc sự biết ơn (Smith, Lapinski, Bresnahan, & Smith, 2013). Xa hơn nữa, nhiều hành vi từ thiện không đặc biệt biểu thị từ bi, bởi vì chúng không xảy ra một cách có hệ thống trong việc đáp ứng đến nổi khổ đau hay nhu cầu. Thí dụ, những cảm giác của thương yêu, biết ơn, và phẩm hạnh đạo đức cũng thúc đẩy sự giúp đở và những thái độ hợp tác, ngay cả khi nhu cầu và khổ đau không hiện diện (Algoe & Haidt, 2009). Trái lại, sự hiện diện của lòng từ bi không bảo đảm thái độ giúp đở (xem Poulin, Chương 26); người ta có thể cảm thấy lòng từ bi mạnh mẽ cho nổi khổ đau mà họ không thể giải quyết một cách trực tiếp. Một sự khác biệt rõ ràng giữa những kinh nghiệm chủ quan của lòng từ bi, động cơ để ân cần chăm sóc, và hành vi giúp đở cho phép các nhà khoa học khám phá những tiến trình liên hệ, không chỉ trong việc trải nghiệm lòng từ bi, mà cũng trong việc chuyển biến lòng từ bi thành hành động.
NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA LÒNG TỪ BI
Từ Darwin, các lý thuyết gia đã nhận ra rằng việc nghiên cứu từ bi không nên bị giới hạn trong lãnh vực của đạo đức tôn giáo và văn hóa. Những giải thích cho xu hướng tiến hành trong hành vi tốn kém, nguy hiểm, và tự hy sinh đã có gốc rể trong sự chăm sóc của bà mẹ dành cho con cái dễ bị tổn thương (Batson et al., 2011; Hoffman, 2008; McDougall, 1908), và lý thuyết sinh học đã cho thấy vấn đề chăm sóc như thế nào cho họ hàng liên hệ di truyền có thể phát triển (Hamilton, 1964). Với sự đồng lòng rằng từ bi là một sản phẩm của sự tiến hóa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng sự nghiên cứu so sánh để xác định những tương đồng xuyên qua những cấu trúc sinh học, cũng như những xu hướng phản ứng thái độ vốn liên hệ với năng lực và tư cách (xem Carter, Bartal & Porges, Chương14), cung cấp một quan điểm hướng dẫn để hành động hướng đến sự giải mã hồ sơ sinh học về lòng từ bi của con người (Preston, 2013).
Tuy nhiên, những câu hỏi vẫn còn. Một câu hỏi là, Con người trải nghiệm từ bi đặc biệt thế nào? Mặc dù nghiên cứu gần đây làm cho rõ ràng rằng lòng từ bi dựa vào những cấu trúc và hệ thống sinh học cổ truyền nhiều thứ trong đó có chung với những động vật khác, nó cũng cho rằng lòng từ bi liên hệ nhiều hơn những phản ứng cảm xúc vô tư đến nổi khổ đau của kẻ khác. Thí dụ, khái niệm về nhu cầu chưa được đáp ứng, khác với trạng thái đau buồn của kẻ khác, được gọi là một tiền đề then chốt của lòng từ bi (Batson, Fultz, & Schoenrade, 1987). Có phải nhận thức về nhu cầu chưa được đáp ứng đòi hỏi một năng lực để tưởng tượng vấn đề người khác đang cảm giác và thấu hiểu thế nào về các mục tiêu, xu hướng, và khát vọng của người khác? Nghiên cứu về kinh nghiệm con người cũng đã cho thấy rằng những biểu hiện nhận thức phức tạp về trách nhiệm và những quan niệm về sự công bằng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề lòng từ bi được cảm nhận bao nhiêu; vấn đề con người độc đáo thế nào với những tiến trình này (Farwell & Weiner, 1996)?
SINH HỌC CỦA LÒNG TỪ BI LÀ GÌ?
Việc nghiên cứu sinh học của lòng từ bi liên hệ đến việc tìm kiếm những dấu vết, những mô thức của hành vi, hay một hồ sơ sinh học bao quát vốn tiên đoán, lèo lái, hay tiềm tàng lòng từ bi. Sự tiếp cận sinh học này nghiên cứu lòng từ bi như một động lực cốt lõi, một kinh nghiệm cảm xúc vô hình, và như một khuynh hướng tổng quát hơn, và những mục tiêu để tập trung chứng cứ mà thân thể con người đi đến được trang bị để kinh nghiệm và ứng xử phù hợp với lòng từ bi. Một mục tiêu xa hơn cho nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt những người vốn thẩm tra sự rèn luyện từ bi, là để thấu hiểu có phải việc tham gia vào những hệ thống sinh học đã phối hợp với lòng từ bi cũng mang lại lợi ích có thể đo lường được về sức khỏe và hạnh phúc. Tiếp theo, chúng tôi khám phá một số phát hiện đáng chú ý và những câu hỏi còn lại.
NHỮNG TIỀN ĐỀ VÀ NHỮNG ĐIỀU TIẾT CỦA LÒNG TỪ BI LÀ GÌ?
Phù hợp với những tường thuật tiến hóa vốn gợi ý rằng lòng từ bi phát triển cho sự chăm sóc con cái, nghiên cứu đã xác định khổ đau và nhu cầu chưa được đáp ứng như những tiền đề then chốt của lòng từ bi. Đặc biệt, nghiên cứu về các vấn đề của “con người và không phải con người” với sự ló dạng của khổ đau, thương tổn, và sự trì hoản phát triển sinh lý như những kích thích lòng từ bi từ dưới lên vốn xuất hiện là điều gì đó linh hoạt và vô tư. Thêm nữa, nghiên cứu tóm tắt trong quyển sách này đã bắt đầu khám phá những sự điều tiết theo ngữ cảnh vốn điều chỉnh tăng hoặc giảm, hay ngay cả ngăn chặn lòng từ bi (Gilbert và Mascaro, Chương 29). Kế thừa một số kết quả hành vi của lòng từ bi là khả năng của việc sử dụng những nguồn lực và phơi bày tự thân trước những hoàn cảnh đe dọa và nguy hiếm. Kinh nghiệm của từ bi, hóa ra, là có thể được điều chỉnh bởi “sự phân tích lợi ích chi phí” trong một hoàn cảnh nào đó (Poulin, Chương 26). Phù hợp với luận lý này, nghiên cứu chỉ ra những nhân tố vốn ảnh hưởng lòng từ bi, kể cả sự tương đồng và gần gũi đến người đau khổ (Condon và DeSteno, Chương 22), các cảm nhận về năng lực và hiệu quả (Caprara, Vittorio, & Eisenberg, 2012), những thẩm định và đạo đức và công bằng (Weng, Schuyler và Davidson, Chương 11). Trong một thí dụ đặc biệt, công việc thẩm nghiệm về “sự sụp đổ của lòng từ bi” gợi ý rằng những người “điều tiết đi xuống chiến lược” những cảm giác của họ về lòng từ bi khi họ thấy việc giúp đở như ít nhiều tốn kém cho bản thân (Cameron, Chương 20). Không biết việc điều tiết đi xuống này có giải quyết được những cảm xúc không mong muốn gắn liền với việc mất mát các nguồn lực dự tính trước qua việc giúp đở, đến những cảm xúc tiên liệu không thỏa đáng về việc không thể giúp đở, đến cả hai, hoặc đến điều gì khác hoàn toàn không.
Nhìn chung, điều gì mà những cuộc nghiên cứu này để ngỏ? Thứ nhất, những cơ chế mà qua đó những sự điều tiết của lòng từ bi vận hành là không rõ ràng. Thí dụ, tại sao những điểm tương đồng và gần gũi khác lại gợi ra nhiều từ bi hơn? Một khả năng là ảnh hưởng càng gần gũi và tương đồng thì những khía cạnh của sự thấu cảm càng linh hoạt hơn (Cheng, Chen, Lin, Chou, & Decety, 2010), việc gia tăng sức mạnh của sự cảm giác “xúc động” bởi khổ đau (có nghĩa là, sự thấu cảm tình cảm), và vì vậy cũng gia tăng động lực đối với lòng từ bi. Một khả năng khác là chúng ta nghĩ rằng lợi ích của những người đó thì tương đồng và gần gũi với chúng ta thì đáng giá hơn để đầu tư hơn, là điều hóa ra thúc đẩy thành phần động lực ân cần chăm sóc của lòng từ bi (Weisz và Zaki, Chương 16).
Thứ hai, một nghiên cứu nào đó về những điều tiết của lòng từ bi là phản trực giác. Thí dụ, nghiên cứu cho thấy rằng lòng từ bi thì nhạy cảm tới một tầng lớp xã hội riêng nào đó. Một cách hợp lý, người ta có thể dự đoán rằng, với quyền thâm nhập lớn hơn với các tài nguyên, thì một người với nhiều khả năng hơn để giúp đở những người khác dễ dàng hơn với kinh nghiệm từ bi, vì một người như vậy có thể giúp đở người khác ở một sự tiêu phí tương đối nhỏ hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu tổng kết bởi Piff và Moskowitz (Chương 24) cho thấy sự trái ngược, thấy rằng những tầng lớp xã hội thấp hơn (ít các tài nguyên hơn) được dự đoán là nhạy cảm hơn với những nổi khổ và nhu cầu của người khác, và từ bi hơn. Nhóm của Piff liên hệ những khám phá này tới một phản ứng mở rộng – và – xây dựng đến sự căng thẳng (Fredrickson, 2004), trong ấy người ta tìm cách để xây dựng những mối hợp tác và quan hệ khi đối mặt với căng thẳng hơn là đấu tranh hay bỏ chạy. Vì vậy, những vấn đề tồn tại về khi nào và tại sao những chiến lược hợp tác mở rộng và xây dựng được liên hệ hay phổ biến đối với những chiến lược lẫn tránh hay tự bảo vệ trong việc hình thành những phản ứng với nhận thức khổ đau.
Figure 2 a/- VTA (ventral tegmental area) b/- Substantia Nigrae c/- Medial orbital frontal cortex
Những nghiên cứu xa hơn về những gì xảy ra trong cơ thể trong lúc từ bi – hoạt động – cho thấy rằng một sự đóng góp toàn bộ lớn hơn từ nhánh thần kinh đối giao cảm của hệ thống thần kinh tự động (ANS), cả ở mức độ phản ứng nhất thời (giảm nhịp tim, mức độ dẫn điện của da thấp hơn) và các mức độ làm mạnh khỏe (rối loạn nhịp xoang hô hấp), được phối hợp với lòng từ bi rộng lớn hơn (Eisenberg & Fabes, 1991; Stellar, Cohen, Oveis, & Keltner, 2015). Như được báo hiệu bởi hoạt động hành vi trước đây, lòng từ bi xuất hiện một cách sinh học ngẫu nhiên trên trên sự chuyển hướng sớm sủa từ cảm giác “xúc động” bởi khổ đau (thí dụ, sự thấu cảm tình cảm) đối với một trạng thái quan tâm đến người khác, và sự thúc đẩy để giải thoát nổi khổ đau của họ. Lối mòn luân phiên của nổi khổ đau cá nhân, trái lại, liên đới với hệ thống thần kinh thông cảm bền bỉ (SNS[3]) và sự kích hoạt trục tuyến yên dưới đồi bộ não (HPA[4]), giảm tác động hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS[5]), và sự định rõ nguồn cội của các tiến trình tinh thần đối với những động lực và hành vi tự bảo vệ. Những sự quán chiếu này gợi lên một vấn đề then chốt được nêu ra trước đây – phạm vi mà lòng từ bi có thể được xem như kinh nghiệm chủ quan tiêu cực (tín hiệu giống như mối đe dọa), và cũng là kinh nghiệm chủ quan tích cực (định hướng thân thiện, ân cần), và gợi ý rằng một cách sinh học, đó là một công thức phức tạp cho cả hai.
Một vai trò của hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) lớn hơn trong phạm vi của việc đáp ứng đến nổi khổ đau của người khác, trong khi việc giảm thiểu những thôi thúc tự bảo vệ tập trung, cũng được cho là để thúc đẩy một loạt chức năng thân thiện và liên kết xã hội suốt khắp thân thể xuyên qua những lối mòn bị ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (vagus), như được chứng minh bởi công trình di sản là Thuyết PolyVagal[6] khởi đầu bởi Steve Porge (Chương 15). Trong não bộ, Stephanie Brown và Michael Brown (Chương 13) đưa ra lý thuyết rằng sự thống trị của hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) cho phép các mạch thần kinh hạch trung thất vùng dưới đồi được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, cũng như động cơ xã hội và ân cần phổ quát đi đến hiện hữu khi người ta chạm trán với nổi khổ đau của kẻ khác. Những mạng lưới ân cần chăm sóc này, cũng được hồ sơ hóa một cách cẩn thận bởi Swain và Ho (Chương 6), cho thấy sự kích thích gia tăng trong những người đáp ứng một cách từ bi đến những hình tượng miêu tả khổ đau (Kim et al., 2009; Simon-Thomas et al., 2012).
Trong một phân tích tóm tắt, Dacher Keltner thừa nhận một khung bao quát cho hành vi xã hội, trong đó lòng từ bi có thể được xem như chất xúc tác nguyên mẫu (Keltner et al., 2014). Khung Đánh Giá, Giá Trị và Cảm Xúc (SAVE) của Keltner[7] bao hàm ba hệ thống sinh học quan trọng:
(1) hệ thống hài hòa serotonergic (the serotonergic attunement system)
(2) mạng xã hội oxytocin (the oxytocin social network)
(3) hệ thống khen thưởng dopamine trong hành vi xã hội (the dopamine reward system in prosocial behavior), và có lẽ là những cảm xúc thúc đẩy nó.
Tóm lại, có một lãnh vực đa dạng và đầy cảm hứng của khoa học sinh học được cam kết để khám phá những hệ thống liên hệ trong lòng từ bi. Nhiều nhà nghiên cứu thẩm tra những nền móng sinh học của lòng từ bi cũng đang khám phá có phải từ bi hơn cho phép những thuận lợi có thể lượng định được về những số liệu lệ thuộc trong sức khỏe và hạnh phúc hay không. Công trình tổng hợp những khám phá đầy hứa hẹn này thành sự tường thuật thống nhất, mạch lạc vẫn là một việc làm đang tiến hành, và chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ cung cấp những dữ liệu hữu ích đối với mục tiêu này.
CÓ PHẢI TỪ BI LÀ PHỔ QUÁT
Nghiên cứu cũng đã bắt đầu thẩm nghiệm vai trò của văn hóa trong từ bi. Giống như những lãnh vực khác trong nghiên cứu từ bi, những khám phá trong lãnh vực này không kể về một câu chuyện đơn giản. Những không gian văn hóa khác nhau đã được liên hệ với từ bi và hành vi xã hội. Chủ nghĩa tập thể đã được liên hệ một cách tích cực đến những kinh nghiệm của lòng từ bi và sự thông cảm (Dalsky, Gohm, Noguchi, & Shiomura, 2008; Kitayama, Mesquita, & Karasawa, 2006), nhưng nghiên cứu cũng cho rằng những cá nhân đến từ những nền văn hóa Á châu có thể đáp ứng ít thấu cảm hơn và có lẽ cảm thấy ít từ bi hơn trong việc đáp ứng đến nổi khổ đau của kẻ khác (Atkins, Uskul, & Cooper, 2016; Cassels, Chan, & Chung, 2010). Nghiên cứu khác đã cho thấy rằng những nền văn hóa quý chuộng sự thông cảm (simpatia: mối quan tâm về cảm xúc xã hội với hạnh phúc của người khác) biểu lộ hành vi xã hội hơn cho những thành viên ngoài nhóm (Levine et al., 2001), trong khi những nền văn hóa coi trọng gắn kết thì biểu lộ ít thái độ giúp đở cho người xa lạ hơn (Knafo, Schwartz, & Levine, 2009). Chiao (chương 12) cho rằng không gian văn hóa khép kín – mơ hồ cũng có thể đóng góp đến những phản ứng xã hội dối với sai lầm đạo đức và xã hội, vì vậy sự ảnh hưởng phạm trù của lòng từ bi. Cuối cùng, Zarins và Konrath (Chương 25) trình bày một tổng kết thú vị đến những thay đổi trong những đặc điểm và thái độ trong định hướng xã hội và định hướng khác theo thời gian ở Hoa Kỳ và nhắc nhở chúng ta rằng những khác biệt xã hội có thể được thẩm tra theo lịch sử cũng như địa phương. Nghiên cứu tương lai sẽ cần thẩm tra có phải và vấn đề những yếu tố văn hóa này tương tác như thể nào để ảnh hưởng đến lòng từ bi.
Một câu hỏi then chốt trong tài liệu rộng hơn về cảm xúc tập trung với vấn đề có phải văn hóa có ảnh hưởng đến kinh nghiệm hay biểu lộ của cảm xúc hay không, và điều này cũng có thể được áp dụng tới lòng từ bi. Koopmann-Holm và Tsai (Chương 21) duyệt lại nghiên cứu cho thấy rằng những giá trị văn hóa đóng góp đến những biểu lộ của lòng từ bi. Cần nhiều công trình nữa để thấu hiểu sự tác động của các giá trị văn hóa về vấn đề khi nào lòng từ bi được cảm nhận, vấn đề nó được cảm nhận một cách mạnh mẽ như thế nào, và vấn đề lòng từ bi được biểu lộ như thế nào và có biểu lộ được. Thêm nữa, công việc có thể bắt đầu để khảo sát vấn đề những chiều kích văn hóa liên hệ đến tiền thân, tiền nhiệm và những thành phần khác nhau của lòng từ bi, chẳng hạn như sự thấu cảm chính xác, sự tự điều chỉnh, những sự đánh giá, hay động cơ ân cần chăm sóc.
CHÚNG TA CÓ THỂ RÈN LUYỆN LÒNG TỪ BI ĐƯỢC KHÔNG?
Có thể chuyển cường độ (sự mạnh mẽ), phạm trù (lãnh vực), hay xu hướng tổng thể (tần số) để cảm nhận lòng từ bi không? Những hành giả của 2,500 năm Phật giáo thực hành cho rằng, tự xem xét nội tâm, vâng, đúng vậy. Những câu chuyện về việc chuyển hóa từ các vai trò đối kháng đến anh hùng trong cộng đồng như được chi tiết trong công trình Dự Án Quan Niệm Anh Hùng của Zimbardo[8] (Zimbardo, Seppala, và Franco, Chương 34) cũng cho là như vậy, vâng. Bằng chứng sinh học gợi ý rằng lòng từ bi dựa trên những hệ thống sinh học đa dạng vốn có những quỹ đạo phát triển độc đáo và linh động suốt đời cũng cho là có, vâng. Từ chương trình Rèn Luyện Trau Dồi Lòng Từ Bi (CCT[9]) của Đại Học Stanford (Goldin và Jazaieri, Chapter 18) đến dự án ReSource (Klimecki và Singer, Chapter 9) ở Leipzig, thì đang có một sự quan tâm trong việc thấu hiểu năng lực, và tác động có thể lượng định, để trở nên từ bi hơn qua rèn luyện.
Mặc dù những phát hiện từ nghiên cứu về tác dụng của rèn luyện từ bi là đáng khích lệ, nhưng vẫn còn có điều bí ẩn xung quanh vấn đề khía cạnh nào là chính xác của chương trình rèn luyện nhiều phương diện (Leiberg et al., 2011; Klimecki et al., 2012; Condon et al., 2013; Desbordes et al., 2012) là có ảnh hưởng nhất (ví dụ: chánh niệm? nhận thức cảm xúc / trí thông minh? xu hướng thẩm định? niềm tin và kỳ vọng xã hội?) và cho những người mà họ đại diện để làm việc tốt nhất. Chúng tôi cũng không biết liệu có một trình tự hoặc số lượng đào tạo tối ưu hay không, có phải thật là quan trọng để rèn luyện lòng trắc ẩn trong các nhóm xã hội tương tác hay không, một giáo viên cho việc rèn luyện từ bi cần phải có phẩm chất như thế nào, hoặc có phải một giáo viên sống thậm chí là cần thiết. Như được đề xuất trong các nghiên cứu về sự đa dạng của các thực hành nhằm tăng cường hạnh phúc, việc rèn luyện từ bi có thể tự nó giúp đở theo các chế độ cụ thể phù hợp với những đặc điểm cá nhân, văn hóa và bối cảnh (Layous, Lee, Choi, & Lyubomirsky, 2013; Lyubomirsky & Layous, 2013).
Một trong những lĩnh vực đầu tiên xuất hiện trong tâm tư suy nghĩ về lòng trắc ẩn là chăm sóc sức khỏe. Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người khác phải đối mặt với sự tập trung vể sự đau khổ hàng ngày nhiều hơn hết, và các phương pháp để quản lý điều này đã không được hệ thống. Một loạt các bài viết quan trọng về “sự mệt mỏi của lòng từ bi” (xem Figley và Figley, Chương 28) đề xuất rằng việc trở thành một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vốn đã làm cạn kiệt khả năng từ bi của một người, và trong một số xu hướng, đã củng cố một nền văn hóa xa cách rõ ràng hoặc đàn áp lòng từ bi. Tuy nhiên, tư tưởng Phật giáo cho thấy lòng từ bi là không biết mõi mệt – một quan điểm mà Singer cũng chia sẻ trong một bài báo về việc đổi thương hiệu cho “lòng từ bi mệt mỏi” như “sự mệt mõi của sự thấu cảm khổ đau” (Klimecki & Singer, 2011). Sue Shea và Christos Lionis xem xét vấn đề này và nhấn mạnh sự hứa hẹn về bối cảnh chăm sóc sức khỏe từ bi hơn (Chương 32 trong tập này).
Với những suy nghĩ tổng quát hơn về khả năng từ bi tiềm tàng, điều tra viên chính của Nhà tù Thực Nghiệm Stanford nổi tiếng Phil Zimbardo (Chương 34) đưa ra những suy nghĩ về cách thúc đẩy lòng từ bi đối với các mục tiêu và hành vi cao thượng hơn như thế nào – giải cứu con người và cứu hộ thế giới. Mặc dù khám phá nhiều hơn trong tự nhiên, những tác phẩm đầu tiên này sẽ truyền cảm hứng cho hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm đạt được một nền tảng kiến thức đồng thuận về bản chất và lợi ích tiềm năng của lòng từ bi.
Tóm lại, tập sách hiện tại đại diện cho tình trạng gần như hiện tại của khoa học từ bi – một lĩnh vực hứa hẹn đạt được sự hiểu biết cả của khoa học cơ bản về kinh nghiệm của con người và trong các ứng dụng của công việc đó để cải thiện loài người và thế giới xung quanh chúng ta. Cách tiếp cận từ bi được trình bày ở đây tích hợp các yếu tố sinh học và xã hội từ các chuyên gia hàng đầu trên toàn thế giới, và do đó cung cấp một nền tảng trí tuệ sôi động, cũng như thực tế, từ đó tiến lên. Thật vậy, có rất nhiều câu hỏi còn lại và những cơ hội đầy hứa hẹn để thúc đẩy khoa học về lòng từ bi (Lilius, Kanov, Dutton, Worline, & Maitlis, 2011). Chúng tôi hy vọng tập sách này đóng vai trò là chất xúc tác cho mọi người, các nhà khoa học và các chuyên gia từ mọi tầng lớp, để nắm lấy, nuôi dưỡng và thể hiện khả năng từ bi cơ bản của con người, vì lợi ích của thế giới tự nhiên và mọi cư dân của nó được trường tồn mãi mãi.
*
Trích từ quyển The Oxford Handbook of Compassion Science
Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, April 15, 2020
[3] sympathetic nervous system (SNS)
[4] hypothalamic pituitary axis (HPA)
Những Điều Cần Biết Trước Khi Theo Học Ngành Marketing
Cập nhật: 07/02/2020
Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu.
Đây là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện…
Theo học ngành Marketing, sinh viên sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
2. Các chuyên ngành của Marketing
Ở các trường đại học, Marketing gồm những chuyên ngành sau:
Marketing Thương mại: Hiểu một cách đơn giản, Marketing Thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm hiệu quả của một tổ chức, đơn vị để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ. Mục tiêu cuối cùng của Marketing thương mại đó là: Bảo đảm lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Chuyên ngành này sẽ cung cấp những kiến thức chuyên sâu về: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Marketing quốc tế; Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị; Truyền thông marketing và xúc tiến; Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ…
Quản trị Marketing: Chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức về quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing… Các môn học của chuyên ngành Quản trị Marketing gồm: Quản trị sản phẩm, Nghiên cứu Marketing, Quản trị kênh phân phối, Digital Marketing, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, Chiến lược Marketing cho thế giới mạng…
3. Chương trình đào tạo ngành Marketing
Theo Đại học Kinh tế TP. HCM
Marketing là ngành đang thu hút nhiều sinh viên theo học
4. Các khối thi vào ngành Marketing
– Mã ngành Marketing: 7340115
– Để theo học ngành Marketing, bạn cần phải đăng ký xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh)
D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
C00 (Văn, Sử, Địa)
Điểm chuẩn ngành Marketing năm 2018 của các trường đại học dao động từ 18 – 24 điểm, tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
6. Các trường đào tạo ngành Marketing
7. Cơ hội việc làm ngành Marketing
Cơ hội việc làm ngành Marketing rất rộng mở, với chuyên môn về Marketing, bạn có thể dễ xin việc việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế như các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận. Công việc Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường…
Những điều cần biết trước khi theo học ngành Marketing
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ có đủ năng lực đảm nhận các vị trí trong ngành Marketing, từ chuyên viên cho đến quản lý tại các bộ phận, có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:
Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing
Học ngành Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:
Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia
Công ty truyền thông (Media agency)
Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency)
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing
8. Mức lương ngành Marketing
Mức lương cơ bản của ngành Marketing đối với sinh viên mới ra trường thường là 5 – 7 triệu đồng/tháng, sau một năm kinh nghiệm, lương có thể lên 7 – 8 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, theo tìm hiểu, thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 8 – 12 triệu đồng/tháng, cấp quản lý từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
9. Những tố chất cần có để theo học ngành Marketing
Để học tập và làm việc trong ngành Marketing, bạn cần có những tố chất sau:
Năng động, tự tin, linh hoạt, có khả năng quan sát;
Có đam mê kinh doanh;
Có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, mong muốn của người khác;
Có kỹ năng trình bày và thuyết phục người khác;
Sáng tạo, ham học hỏi và tìm tòi thông tin, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống, cả về kinh tế và văn hóa – xã hội…;
Kiên trì, có kỹ năng làm việc nhóm.
Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về một trong những ngành học tốt và “hot” nhất hiện nay.
Khoa Học Môi Trường Là Gì Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết
Việc làm Môi trường – Xử lý chất thải
1. Khoa học môi trường là gì?
Việc làm Công chức – Viên chức
2. Sinh viên khoa học môi trường là gì?
Việt Nam hiện là một trong những nhóm nước phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất từ việc trái đất bị biến đổi khí hậu. Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế được đánh giá là như vu bão các khu công nghiệp mở ra là nguy cơ môi trường đối mặt với nước thải nhà máy, do đó nó đã tác động xấu đến thiên nhiên sống của con người, đưa vấn đề môi trường trở nên ngày càng gay gắt và cấp bách cần được giải quyết trên hết. Chính vì vậy, hiện nay ngành Khoa học môi trường trở thành ngành nghề vô cùng HOT được các bạn yêu thiên nhiên, sinh học, cây cối lựa chọn để phát triển và tạo dựng sự nghiệp.
Việc làm Sinh viên làm thêm
3. Công việc của nhà khoa học môi trường là gì?
*Tiến hành tìm tòi nghiên cứu về vô số những đặc điểm của các yếu tố tạo nên môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo.
*Nghiên cứu để tìm ra những mối quan hệ và sự tương tác có đi có lại giữa con người với các nhân tố tạo nên môi trường sống, từ đó ra các quyết định tham mưu cho Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực ảnh hưởng xấu tới môi trường mà vẫn ngược lại vẫn đem lại lợi ích…
*Tiến hành nghiên cứu quản lý tìm hiểu về các công cụ quản lý môi trường sao cho kết hợp hài hòa với các biện pháp về kinh tế, cũng như các phương hướng về pháp luật, xã hội, nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường và cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của vùng nói riêng và của quốc gia nói chung.
*Đóng vai trò là chuyên viên tư vấn tham mưu ý kiến cho các cơ quan quản lý Nhà nước phát triển không ngừng về chính sách về môi trường để sao cho tương thích với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên phù hợp.
*Các nhà khoa học môi trường chính là nhân viên cốt yếu của nhà máy mang trong mình nhiệm vụ tham gia vào quá trình bảo vệ giữ gìn môi trường sống, giúp nhà máy xử lý được lượng nước thải, khí thải hay rác thải để không làm tổn hại đến môi trường.
Việc làm An toàn lao động
4. Sinh viên ngành khoa học môi trường là gì? làm việc ở đâu?
Để làm tốt công việc của một nhà khoa học môi trường, bạn sẽ được làm việc với công việc có tính chất đa dạng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Môi trường ra trường sẽ đảm nhiệm công việc ở một số vị trí như sau:
✓ Thiết kế ra chương trình xử lý chất thải và vận hành hệ thống xử lý chất thải.
✓ Phân tích các yếu tố của môi trường.
✓ Soạn thảo báo cáo về Bảo vệ môi trường,…
✓ Tiến hành kiểm tra giám sát An toàn-Sức khỏe-Môi trường (HSE), ISO, HSAS,…
✓ Sinh viên sau khi tốt nghiệp học giỏi có thể được làm việc tại các khu công nghiệp, các Nhà máy xử lý chất thải, các trung tâm về quan trắc môi trường, các Công ty tham mưu quân sư về môi trường, các Trường đại học, các Viện nghiên cứu cũng như vô số các nhà máy có hệ thống quản lý môi trường và an toàn lao động…
Xã hội càng công nghiệp hóa hiện đại hóa bao nhiêu, không khí càng bị ô nhiễm bấy nhiêu, do đó rất cần sự can thiệp của người làm khoa học môi trường càng lúc càng quan trọng. Tuy vậy, kỹ sư ngành này hiện đang chưa đủ số lượng để cung cấp cho cầu của xã hội.
Việc làm Dầu khí – Địa chất
5. Học ngành Khoa học Môi trường bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?
Để đảm nhiệm tốt nhất vị trí nghề Khoa học Môi trường bạn cần mang trong mình những phẩm chất và kỹ năng sau: Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo chịu được áp lực có trách nhiệm công việc cao; đam mê công nghệ, thích và có thể ăn ngủ với nghiên cứu; có tư duy sáng tạo, có khả năng phân tích; thích tìm tòi khám phá về thiên nhiên…
6. Cơ hội nghề nghiệp ngành khoa học môi trường là gì?
Nhà khoa học môi trường phải làm những công việc chính sau đây:
– Nghiên cứu tìm tòi khám phá ra vô vàn những đặc điểm của các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo
– Nghiên cứu mối tương quan và ảnh hưởng có qua có lại giữa con người với các yếu tố cấu thành môi trường sống, từ đó quân sư tham mưu cho Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội để ngăn ngừa những tác động tiêu cực tới môi trường
– Tư vấn tham mưu quân sư cho vô vàn các cơ quan quản lý Nhà nước để giúp họ cải thiện hoàn thành các chính sách về môi trường.
– Là thành viên của các xí nghiệp sản xuất bạn có nhiệm vụ tham gia vào quá trình tăng cường chất lượng môi trường ở địa bàn tỉnh mình ở, giúp nhà máy xử lý đạt tiêu chuẩn về nước thải, khí thải hay rác thải trước khi thải ra môi trường.
– Nghiên cứu các công nghệ, phương pháp giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm môi trường, đảm bảo nâng cao chất lượng môi trường sinh sống hằng ngày của con người.
– Sáng tạo ra các quy trình, máy móc giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm.
– Nghiên cứu để đánh giá quá trình giải quyết vấn đề ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm.
– Trực tiếp xử lí ô nhiễm, nâng cao năng suất xử lý chất thải ở mức cao nhất.
– Tham gia nghiên cứu các thành phần cấu thành môi trường.
– Thực hiện những biện pháp xử lý và xử phạt kịp thời với đối tượng làm ô nhiễm môi trường.
Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà sinh thái là bảo tồn các loài động thực vật hoang dã bằng cách: tuyên truyền, vận động, giáo dục, làm sao để hướng người dân chống hoạt động săn bắt động vật quý hiếm.
7. Nhà khoa học môi trường là gì? Làm việc ở đâu?
Trước tiên, nơi đầu tiên bạn có thể nghĩ đến khi chọn nơi để làm việc đó chính là các cơ quan quản lý về môi trường của Nhà nước, từ trung ương đến địa phương có thể kể đến như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các viện nghiên cứu của Bộ, các sở tài nguyên môi trường tại địa bàn bạn sống…
Nếu bạn muốn trở thành nhà khoa học về môi trường, bạn hãy nghĩ tới làm sao để vào được các trung tâm, các viện nghiên cứu về môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ hay đảm nhiệm công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng v.v…
Ngoài ra, với hiểu biết sâu về chuyên môn môi trường, bạn có thể tới làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp nơi mà bạn có thể tham gia trực tiếp vào xử lý các vấn đề môi trường phát sinh…
Hiện nay nhờ có các kỹ sư môi trường nghiên cứu ra các giải pháp xử lý nước thải, nhiều nhà máy đã có những quy trình công nghệ xứ lý chất thải hiện đại. Để làm sao chắc chắn được sự vận hành và giám sát những quy trình bảo vệ môi trường.
Việc bảo vệ môi trường không là việc của riêng ai mà là việc của toàn nhân loại, do đó thế giới có rất nhiều tổ chức toàn cầu về bảo vệ môi trường và đó chính là cơ hội việc làm rộng mở cho bạn nào theo học khoa học môi trường.
8. Mức thu nhập trung bình
– Sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 4-5 triệu VND/ tháng
– Người đã có 2-3 năm kinh nghiệm công tác có mức lương là: 7-9 triệu VND/tháng
– Với người có 4-5 năm kinh nghiệm thì mức lương là: trên 11 triệu VND/tháng
9. Sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học môi trường là gì? Có dễ xin việc hay không?
Vậy bạn có bao giờ tự hỏi sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường sau khi tốt nghiệp xin việc có dễ không? Để có câu trả lời ta cần phải biết xã hội ngày càng theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, hàng nghìn cơ sở công nghiệp sản xuất mở ra khiến môi trường phải chịu một lượng lớn nước khí thải. Chính vì thế, ngành khoa học môi trường là cực kì quan trọng đối với sự tồn vong của nhân loại. Theo đó, cơ hội tim viec lam tai dien bien dành cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học môi trường ngày càng tăng cao.
Hơn nữa, kỹ sư ngành khoa học môi trường đang thiếu nhân lực trầm trọng. Chính vì thế, sinh viên ngành khoa học môi trường cần được giáo dục sao cho đảm bảo về chất lượng thì cơ hội tìm được thông tin tuyển dụng Lạng Sơn là rất lớn. Khi nền kinh tế của nước ta đang trên đà hội nhập thì kỹ sư môi trường càng dễ có được việc tốt lương cao trong và ngoài nước.
Bạn đang xem bài viết Những Điều Giả Định Trước Và Những Giới Hạn Của Khoa Học trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!