Cập nhật thông tin chi tiết về Nội Dung Định Nghĩa Vật Chất Của V.i. Lênin? Giá Trị Của Nó Dưới Ánh Sáng Khoa Học Hiện Đại? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan.
Đối lập với những quan niệm duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin nhấn mạnh: Đặc tính duy nhất của vật chất – mà chủ nghĩa duy vật triết học gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại với tư cách là hiện thực khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta.
Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự, bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô và hiện thực này là khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan (tức ý thức). Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, dù có “kỳ lạ” đến đâu, nhưng đã tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật chất. V.I. Lênin đã chỉ ra được một “đặc tính duy nhất của vật chất” thỏa mãn được mọi vấn đề – đặc trưng cho mọi dạng vật chất, phân biệt được sự khác nhau giữa vật chất và ý thức, đồng thời chỉ rõ tính thứ nhất của vật chất so với ý thức – đó chính là đặc tính tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan.
Thứ hai, vật chất là tất cả sự vật, hiện tượng, quá trình mà khi tác động vào các giác quan thì cho ta cảm giác.
Vật chất luôn biểu hiện đặc tính “hiện thực khách quan” của mình thông qua sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là thông qua các thực thể. Nói đến vật chất là nói đến thực thể, đến tính thực thể của nó. Tính chất thực thể là một trong những đặc trưng chung của các sự vật, hiện tượng vật chất trong sự khác biệt với các hiện tượng ý thức. Đồng thời, do tồn tại dưới dạng các thực thể nên khi tác động vào các giác quan của con người theo một cách nào đó (trực tiếp hoặc gián tiếp), các sự vật, hiện tượng vật chất mới được đem lại cho con người trong cảm giác. Chính theo phương thức đó, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất nói chung.
Thứ ba, vật chất – cái mà ý thức của con người có được là hình ảnh của nó do phản ánh mang lại.
Các loại hiện tượng vật chất tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần. Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất nên các hiện tượng tinh thần tất yếu phải có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và xét về thực chất chúng chỉ là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại các hiện tượng vật chất. Nói cách khác, vật chất là cái cấu thành nội dung của ý thức hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh đã được cải biến của thế giới vật chất trong đầu óc con người.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, thông qua một định nghĩa khoa học về’ vật chất, V.I. Lênin đã giải quyết được trọn vẹn cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật triệt để. Qua đó, vừa chống được những quan điểm duy tâm, thuyết bất khả tri, vừa khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật chất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin không những góp phần đưa chủ nghĩa duy vật lên một tầm cao mới, góp phần vào việc làm rõ quan niệm về vật chất trong lĩnh vực xã hội, mà còn góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt thế giới quan trong đội ngũ các nhà triết học và khoa học tự nhiên, qua đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, củng cố thêm mối liên minh chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật triết học.
[1] v.l. Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tr. 151.
Phân Tích Nội Dung Ý Nghĩa Định Nghĩa Vật Chất Của Lênin, Hãy Nêu Giá Trị Khoa Học Của Định Nghĩa.
Dẫn nhập:
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một loạt phát minh khoa học làm cho các quan điểm duy vật siêu hình rơi vào khủng hoảng:
– Phát minh ra hiện tượng phóng xạ của uranium do các nhà bác học Pháp Beccơren (Antoine Henri Becquerel), và ông bà Pie Quyri (Piere Curie) và Mari Quyri (Marie Curie).
– Phát hiện điện tử của nhà vật lý học Anh Tomxơm (Sỉ Joseph Thomson)
– Phát hiện sự thay đổi khối lượng điện tử của nhà bác học Đức Kaufman.
– Thuyết tương đối của Albert Eisntein (1905).
Các phát minh này gây ra cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học.
Một số các nhà vật lý học giải thích một cách duy tâm các hiện tượng vật lý: vật chất tiêu tan mất.
Các nhà triết học duy tâm chủ quan lợi dụng tấn công phủ nhận vật chất và chủ nghĩa duy vật.
Tình hình đó đòi hỏi Lênin phải đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật.
Phần chính:
+ Định nghĩa vật chất của Lênin:
Kế thừa tư tưởng của Mác và Ăngghen, đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin đưa ra định nghĩa về vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Phân tích nội dung định nghĩa:
– Vật chất là một phạm trù triết học: nghĩa là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất. Vật chất là khái niệm trừu tượng dùng để chỉ đặc điểm chung của tất cả các dạng tồn tại cụ thể trong vũ trụ, nhưng không đồng nhất với bất cứ một dạng cụ thể nào.
– Vật chất là thực tại khách quan: vật chất là tất cả những gì tồn tại thực sự, ở bên ngoài, không lệ thuộc cảm giác. Thực tại khách quan là đặc điểm phân biệt vật chất với ý thức.
-Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác:
Vật chất không phải là cái gì hư vô, huyền bí, mà trái lại nó tồn tại dưới những dạng cụ thể, khi tác động vào giác quan thì gây ra cảm giác, được cảm giác phản ánh.
Cảm giác, ý thức chỉ là phản ánh của vật chất
Sự tồn tại của vật chất có hai mặt:
– Tồn tại khách quan có trước, không lệ thuộc cảm giác.
Dù con người chưa nhận thức được một dạng vật chất nào đó thì nó vẫn tồn tại không phụ thuộc con người. Chẳng hạn, điện tử, virus … đã tồn tại trước khi con người phát hiện ra chúng.
– Tồn tại cảm tính phụ thuộc vào cảm giác và trình độ thực tiễn của con người.
Nó là bằng chứng về sự tồn tại của vật chất. Do đó, chưa thể có bằng chứng về sự tồn tại của một dạng vật chất cụ thể nào đó khi con người chưa cảm nhận được nó (trực tiếp bằng giác quan hay bằng các phương tiện kỹ thuật để nối dài giác quan, như kính hiển vi, kính viễn vọng, màng huỳnh quang, v.v..).
Ý nghĩa và giá trị khoa học của định nghĩa:
– Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật
– Bác bỏ các quan điểm duy tâm khách quan và chủ quan về vật chất
– Khắc phục những hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình
– Có thể vận dụng trong đời sống xã hội để phân biệt vật chất với tinh thần.
– Giải quyết được cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong vật lý học lúc bấy giờ; định hướng cho khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất.
Source(s): – Giáo trình triết học Mác-Lênin
Luận Văn Tiểu Luận Phân Tích Nội Dung Định Nghĩa Vật Chất Của Lênin Và Giá Trị Của Nó Trong Sự Phát Triển Khoa Học Tự Nhiên Hiện Nay
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin. Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài,đất nước đợi mong tin.” Đã hơn 80 năm kể từ sự ra đi của con người vĩ đại ấy,nhân loại đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử. Nhưng những gì mà Lênin đã để lại thì sẽ mãi mãi sống với chúng ta,trong kho tàng tri thức của loài người. Một trong những chân lí quí giá mà Mặt Trời Nga đã để lại chính là định nghĩa về vật chất trong phạm trù triết học. Đầu tiên muốn hiểu rõ định nghĩa này,ta phải đặt nó vào dòng chảy của lịch sử để có thể xem xét thấu đáo cách thức cũng như nguyên nhân ra đời của định nghĩa này.Xin được trích từ cuốn “Giáo Trình Những Nguyên Lí Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin”:” Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2500 năm. Ngay từ thời cổ đại, chung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời, cũng giống những phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người. Trong khi chủ nghĩa duy tâm quan niệm bản chất của thế giới, cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần, còn vật chất chỉ được quan niệm là sản phẩm của bản nguyên tinh thần ấy thì chủ nghĩa duy vật quan niệm: bản chất của thế giới; thực thể của thế giới là vật chất – cái tồn tại vĩnh viễn, tạo nên mọi sự vật, hiện tượng cùng với những thuộc tính của chứng.
TÀI LIỆU LUẬN VĂN CÙNG DANH MỤC
TIN KHUYẾN MÃI
Thư viện tài liệu Phong Phú
Hỗ trợ download nhiều Website
Nạp thẻ & Download nhanh
Hỗ trợ nạp thẻ qua Momo & Zalo Pay
Nhận nhiều khuyến mãi
Khi đăng ký & nạp thẻ ngay Hôm Nay
NẠP THẺ NGAY
DANH MỤC TÀI LIỆU LUẬN VĂN
Hiện Tượng Giao Thoa Ánh Sáng, Nhiễu Xạ Ánh Sáng, Tính Chất Sóng Của Ánh Sáng
Nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản
Thông qua hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng và hiện tượng giao thoa ánh sáng bạn có thể kết luận được ánh sáng có tính chất sóng.
3/ Cách xác định vị trí các vân sáng, vân tối trên màn quan sát: Nguồn sáng S phát ra chùm sáng đi qua hai khe hẹp S1; S$_{2 Gọi}$
a: là khoảng cách giữa hai nguồn S1S$_{2 }$
D: là khoảng cách từ hai nguồn S1S2 đến màn quan sát
OA = x: là vị trí của một vân sáng (tối) quan sát được
d1: khoảng cách từ nguồn S1 đến A
d2: khoảng cách từ nguồn S2 đến A
Chứng minh công thức giao thoa ánh sáng
a/ Vị trí vân sáng bậc k:
[x_{k}=kdfrac{lambda D}{a}]
b/ Vị trí vân tối thứ k + 1
[{x’}_{k+1}=(k+dfrac{1}{2})dfrac{lambda D}{a}]
Lưu ý: vân tối không có khái niệm bậc giao thoa 3/ Khoảng vân trong giao thoa ánh sáng Khoảng vân giao thoa (khoảng vân i) là khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp hoặc 2 vân tối liên tiếp.
Công thức tính khoảng vân i:
[i=dfrac{lambda D}{a}]
4/ Ứng dụng hiện tượng giao thoa ánh sáng:
a: khoảng cách giữa hai nguồn giao thoa
D: khoảng cách từ hai nguồn giao thoa đến màn
i: khoảng vân
là các giá trị có thể đo đạc được trong quá trình thí nghiệm giao thoa ánh sáng, từ các giá trị trên bạn có thể xác định được bước sóng của các ánh sáng đơn sắc có màu sắc khác nhau.
Thử tài của bạn? khi một ánh sáng màu đỏ truyền vào trong một môi trường nước màu xanh (blue) thì ta sẽ quan sát được mầu gì?
5/ Giao thoa ánh sáng trắng Thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng
Thí nghiệm ánh sáng dùng trong khe Yâng (Young) là ánh sáng đơn sắc nếu là ánh sáng trắng ta cũng thu được các hệ vân sáng tối xen kẽ nhau, nhưng phức tạp hơn rất nhiều, tuy nhiên vân trung tâm vẫn là vân sáng (cụ thể là ánh sáng trắng)
nguồn:vật lý phổ thông ôn thi quốc gia
Bạn đang xem bài viết Nội Dung Định Nghĩa Vật Chất Của V.i. Lênin? Giá Trị Của Nó Dưới Ánh Sáng Khoa Học Hiện Đại? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!