Xem Nhiều 3/2023 #️ Oda Là Gì? Tìm Hiều Về Hình Thức Đầu Tư Oda Và Những Đặc Điểm Cần Lưu Ý # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Oda Là Gì? Tìm Hiều Về Hình Thức Đầu Tư Oda Và Những Đặc Điểm Cần Lưu Ý # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Oda Là Gì? Tìm Hiều Về Hình Thức Đầu Tư Oda Và Những Đặc Điểm Cần Lưu Ý mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

ODA thực chất là gì? ODA có những đặc trưng và ý nghĩa như thế nào? ODA đang giúp ích gì cho Việt Nam? Thì với bài viết này sẽ trả lời hết tất cả những thắc mắc ở trong những câu hỏi trên. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

ODA là gì?

ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance là một hình thức đầu tư nước ngoài gọi là “Hỗ trợ phát triển chính thức”. Các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về ODA và theo một số định nghĩa tiêu biểu của những nguồn có uy tín thì sự khác biệt giữa các định nghĩa cũng không nhiều. Theo PGS. TS Nguyễn Quang Thái (Viện chiến lược phát triển): “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất thời gian ân hạn và trả nợ) của các cơ quan chính thức thuộc các nước và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO)”. Theo chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc: “ODA là viện trợ không hoàn lại hoặc là cho vay ưu đãi của các tổ chức nước ngoài, với phần viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vốn vay”.

Như vậy, hỗ trợ phát triển chính thức – ODA đúng như tên gọi của nó là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của các nước này.

ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ II cùng với kế hoạch Marshall, để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập một tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu, nay là (OECD).

Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD đã lập ra những uỷ ban chuyên môn, trong đó có Uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước đang phát triển trong việc phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là 25%, còn 75% là cho vay. Lợi thế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn khá lớn, điều kiện vay thuận lợi, lãi suất thấp. ODA là nguồn vốn rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam

Đặc trưng của vốn ODA

ODA có các đặc điểm chính đó là: Do chính phủ của một nước hoặc các tổ chức quốc tế cấp cho các cơ quan chính thức của một nước; không cấp cho những chương trình dự án mang tính chất thương mại, mà chỉ nhằm mục đích nhân đạo, giúp phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về tài chính hoặc nâng cao lợi ích kinh tế – xã hội của nước nhận viện trợ; tính ưu đãi chiếm trên 25% giá trị của khoản vốn vay. Như vậy ta có thể thấy bên viện trợ thông qua các khoản cho vay ưu đãi hay các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ cung cấp cho bên viện trợ hàng hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ… Ngược lại, bên được viện trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển có điều kiện bổ sung nguồn vốn còn thiếu, sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống… tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân.

Thời hạn vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, ODA có thời gian vay dài như các khoản vay của Nhật Bản thường có thời hạn là 30 năm; Ngân hàng thế giới là 40 năm; Ngân hàng phát triển Châu Á là 32 năm.

Thời gian ân hạn: Đối với ODA vay: thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài, 10 năm đối với các khoản vay từ Nhật Bản và Ngân hàng thế giới và 8 năm đối với ngân hàng phát triển Châu.

Tuy nhiên, nguồn vốn ODA thường đi kèm các điều kiện ràng buộc nhất định về chính trị, kinh tế hoặc khu vực địa lý. Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những quy định ràng buộc khác nhau đối với các nước tiếp nhận. Họ vừa muốn đạt được ảnh hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận thông qua việc bán hàng hóa và dịch vụ của nước họ cho nước nhận viện trợ.

Các hình thức của ODA

Các hình thức của ODA được chia ra làm 3 loại chính theo từng phương thức khác nhau:

Phân loại theo phương thức hoàn trả thì có:

Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thỏa thuận giữa các bên.

ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, thậm chí có loại ODA vốn vay kết hợp tới 3 loại hình gồm một phần ODA không hoàn lại, một phần ưu đãi và một phần tín dụng thương mại.

Phân loại theo nguồn cung cấp thì có:

ODA song phương: là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia ( nước phát triển viện trợ cho nước đang và kém phát triển) thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ.

ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một tổ chức quốc tế, hay tổ chức khu vực hoặc của chính một nước dành cho Chính phủ một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc)…có thể các khoản viện trợ của các tổ chức tài chính quốc tế được chuyển trực tiếp cho bên nhận viện trợ.

Phân loại theo mục tiêu sử dụng có:

Hỗ trợ cán cân thanh toán: là các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao tiền tệ trực tiếp cho nước nhận ODA và Hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá)

Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo các điều kiện ràng buộc. Chẳng hạn nước cung cấp ODA yêu cầu nước nhận phải dùng phần lớn hoặc hầu hết vốn viện trợ để mua hàng ở nước cung cấp

Viện trợ chương trình: là nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.

Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện để được nhận viện trợ dự án là” phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA”

Các quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA vào Việt Nam

Trong nhiều năm qua, dòng vốn ODA chảy vào Việt Nam khá dồi dào và đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội. Nhiều chương trình, công trình, dự án hoàn thành đã đi vào khai thác phục vụ đời sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế. Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ODA có thể đàm phán, ký kết đạt khoảng 20 – 25 tỷ USD và giải ngân đạt khoảng 25 – 30 tỷ USD (bao gồm cả 22 tỷ USD đã đàm phán, ký kết của các giai đoạn trước chưa kịp giải ngân).

Nhật Bản hiện là đối tác phát triển cung cấp vốn vay ODA lớn nhất cho Việt Nam. Tính đến 30/6/2018, tổng vốn ký vay Nhật Bản là khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn ký kết vay nước ngoài của Chính phủ. Dư nợ vốn vay Nhật Bản hiện khoảng 14,64 tỷ USD, chiếm 30,35% dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ. Trung bình các năm gần đây, Việt Nam ký vay Nhật Bản 1,5-1,7 tỷ USD mỗi năm, chiếm khoảng 37% tổng trị giá ký kết vay nước ngoài hàng năm của Chính phủ.

Tính lũy kế đến tháng 10/2017, Hàn Quốc tiếp tục đứng thứ 1/120 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 6.300 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 57,1 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư). Hàn Quốc cũng là đối tác cung cấp ODA lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Nhật Bản) và Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc. Hàn Quốc đã hỗ trợ 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) cho giai đoạn 2012-2015; tháng 11/2017, hai bên đã ký Hiệp định tín dụng khung Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2016 – 2020 với số vốn 1,5 tỷ USD.

Ngoài hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc thì cũng còn rất nhiều các quốc gia và tổ chức lớn khác trên thế giới viện trợ vốn ODA cho Việt Nam như Liên minh Châu Âu, Phần Lan…

Oda Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Oda

Như đã nói ở trên, vốn ODA chính là nguồn tiền từ chính phủ, từ các cơ quan chính thức của nhà nước, thậm chí các tổ chức phi chính phủ cũng được tính. Một trong những công trình có sử dụng vốn ODA cho sân bay Nội Bài T1, cầu Nhật Tân,… Vốn ODA của những công trình này là của chính phủ Nhật Bản.

Ưu điểm đối với những nước đi vay: Vốn ODA tạo điều kiện cho những nước phát triển nên có nguồn vay thấp, phổ biến nhất là dưới 2% trong 1 năm. Chính vì thế có thể coi ODA là một trong những nguồn vốn cực kỳ quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển cho xã hội. Không chỉ ở các nước đang phát triển, những nước chậm phát triển cũng nên áp dụng. Một ưu điểm khác nữa cho vay vốn ODA đó là thời gian vay có thể kéo dài từ 24 – 40 năm, thời gian ân hạn thường kèo dài tối thiểu từ 8 năm đến 10 năm. Trong vốn vay ODA được gọi là hỗ trợ chính thức về tài chính là bởi vì có đến 25% là vốn mềm nghĩa là không cần phải hoàn lại 25% này. Bên cạnh những bất lợi về nguồn vốn ODA với nước đi vay bạn có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác.

Một bất lợi khác nữa là các nước cho vay thường kèm theo nhiều điều kiện như mua trang thiết bị, mua dịch vụ, thuê dịch vụ, nhân sự… của họ. Đây là một cơ hội cơ nước cho vay ODA, nhưng lại là một bất lợi lớn của nước đi vay vì chi phí cao. Ngoài ra họ còn yêu cầu thực hiện đầy đủ các điều khoản thương mại đối với những hoạt động nhập khẩu sản phẩm của họ.

Các nước cho vay vốn ODA dưới hình thức chuyên gia hỗ trợ hoặc hình thức nhà thầu sẽ có thể tham gia gián tiếp vào sử dụng nguồn vốn của dự án. Những nước cho vay vừa được tiếng hỗ trợ vừa được quyền lợi to lớn về chính trị và kinh tế. Viện trợ ODA thường dựa trên sự tự nguyện, nhưng ngầm đằng sau một lần vay vốn sẽ là một loạt những hỗ trợ qua lại, có thể bất lợi hoặc tiện lợi tùy thuộc vào từng yêu cầu riêng có lợi cho họ. Ngoài ra trên thị trường luôn có sự biến động tỷ giá, điều này sẽ khiến cho giá trị vốn ODA tăng cao, đến khi trả nợ thì giá không còn thấp như thời điểm vay vốn nữa. Đồng thời trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA cũng dễ dàng xảy ra tình trạng phí phạm, tham nhũng, quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm… tất cả những yếu tố này sẽ rất bất lợi cho tất cả các nước đi vay.

Những câu hỏi về điều kiện ODA

Dự án có đề cập đến phát triển kinh tế và phúc lợi của một quốc gia đủ điều kiện ODA không?

Có nhu cầu phát triển mà dự án hoặc hoạt động của tôi đang giải quyết không?

Hoạt động của tôi có đáng tin cậy hoặc có bằng chứng về sự cần thiết không?

Dự án hoặc hoạt động này sẽ được áp dụng ở một quốc gia đủ điều kiện ODA – khi nào, như thế nào và với ai?

Tác động của dự án hoặc hoạt động của tôi là gì và ai sẽ được hưởng lợi?

Dự án hoặc hoạt động của tôi góp phần vào sự phát triển bền vững như thế nào?

Thành công của hoạt động này sẽ như thế nào?

Làm thế nào để thành công hoặc tác động được ước tính?

Để vay vốn, các nước đó cần phải xem xét điều kiện một cách kỹ càng, điều kiện chủ yếu dựa trên việc phân tích và trả lời những câu hỏi ở trên. Quá trình vay vốn ODA là một giai đoạn phức tạp và cần nhiều thủ tục.

Nguồn vốn ODA được đưa ra cũng là điều kiện cho tất cả các nước cùng phát triển. Chỉ cần có đủ điều kiện thì bất kỳ nước nào cũng có thể huy động nguồn vốn này. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ODA.

Dự Án Oda Là Gì? Thông Tin Đặc Biệt Quan Trọng Về Dự Án Oda

1. Tổng quan về dự án ODA là gì?

Tổng quan về dự án ODA là gì?

Official development assistance là cụm từ tiếng Anh đầy đủ nhất được gọi tắt là ODA. Từ này được dịch nghĩa ra là hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là một thuật ngữ do Ủy ban hỗ trwoj phát triển (DAC) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra nhằm đo lường sự viện trợ. Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên vào năm 1969, nó được sử dụng rộng rãi như một chỉ báo về dòng chảy viện trợ quốc tế. ODA cũng bao gồm một số khoản vay.

Nói cách khác, ODA cần có ba yếu tố:

– Được thực hiện bởi khu vực chính thức (các cơ quan chính thức, bao gồm chính quyền tiểu bang và địa phương, hoặc các cơ quan điều hành của họ).

– Với việc thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi như mục tiêu chính.

Định nghĩa này được sử dụng để loại trừ viện trợ phát triển khỏi hai loại viện trợ khác từ thành viên của DAC:

– Viện trợ chính thức (OA): các luồng đáp ứng các điều kiện để đưa vào Hỗ trợ phát triển chính thức ODA, ngoài thực tế là những người nhận nằm trong phần II của danh sách người nhận hỗ trợ phát triển DAC của Ủy ban hỗ trợ phát triển.

Như vậy, sau khi đã tìm hiểu một cách khái quát về viện trợ hay vốn ODA, chúng ta có thể hình dung ra khái niệm dự án ODA là gì rồi chứ? Trên thực tế, khi một quốc gia đang phát triển nhận một khoản viện trợ từ các quốc gia khác sẽ gọi là vốn ODA. Nguồn vốn này sẽ có thể được phê duyệt để làm nguồn tài chính cung cấp, hỗ trợ cho các chương trình, dự án nhất định, hoặc cũng có thể cho các dự án vay vốn ODA với ưu đãi cao. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, các dự án sử dụng vốn từ nguồn viện trợ ODA thì được gọi là dự án ODA.

Tuy nhiên không phải dự án, chương trình nào cũng được cung cấp vốn ODA, vậy vốn ODA được ưu tiên sử dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực nào? Đó cũng là một thắc mắc được đông đảo cá nhân làm kinh tế quan tâm. Về cơ bản, những dự án thuộc các lĩnh vực được ưu tiên sử dụng loại viện trợ này đã được quy định rõ ràng ở Nghị định 132, do Chính phủ ban hành năm 2018, cụ thể tại Khoản 12, Điều 1:

Một số lĩnh vực được ưu tiên khác theo chủ trương, sự phê duyệt và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, có thể nói để một dự án ODA được phê chuẩn là một việc không mấy dễ dàng.

Việc làm Giao thông vận tải – Thủy lợi – Cầu đường

2. Những thông tin bạn cần biết về dự án ODA

Những thông tin bạn cần biết về dự án ODA

2.1. ODA hỗ trợ các lĩnh vực bị lãng quên

Cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn nước, y tế, giáo dục chất lượng cao, bảo vệ đa dạng sinh học và chống biến đổi khí hậu: đây là những mục tiêu thiết yếu, cho các dân số của các nước đang phát triển và vì sự ổn định quốc tế. Tuy nhiên, các dự án tập trung vào các vấn đề này không nhất thiết phải quan tâm đến các nhà đầu tư công và các doanh nghiệp tư nhân, những người thấy chúng quá rủi ro hoặc mức độ ưu tiên thấp.

Vai trò thiết yếu khác của các dự án ODA là gì? Nó bao gồm định hướng lại nền kinh tế của một số quốc gia nhất định hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững; cụ thể là hướng tới một thế giới công bằng hơn, sinh thái hơn và bình đẳng hơn. Giống như tất cả các hành động công khai, sự định hướng lại này đi kèm với một chi phí nhưng mang lại lợi ích đáng kể trong trung và dài hạn.

Các khoản đóng góp được tính như một phần của ODA cũng bao gồm nhận người tị nạn từ các nước đang phát triển, học phí miễn phí cho các nghiên cứu đại học ở một số sinh viên, chi phí cho một số hoạt động giữ gìn hòa bình và xóa một số khoản nợ.

2.3. Quốc gia không phải là người chơi duy nhất

Trong số các ngân hàng đa phương, các ngân hàng phát triển khu vực cũng đóng một vai trò quan trọng. Chúng bao gồm Ngân hàng Phát triển Châu Phi , Ngân hàng Phát triển Châu Á và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.

Với 149 tỷ đô la được phân phối trên toàn thế giới vào năm 2018, số tiền dành riêng cho dự án ODA chỉ là một phần của cái được gọi là tài chính cho thời gian phát triển.

2.5. ODA và những điểm bất cập

Khi thực hiện việc cho vay, các quốc gia cho vay cũng yêu cầu và thiết kế những đề nghị đính kèm, đó là việc nước được vay phải mua thiết bị, phải sử dụng dịch vụ hay tiếp nhận nhân sự,… của các nước cho vay với chi phí khá đắt đỏ. Chưa kể, họ còn yêu cầu quốc gia được vay phải thực thi một số điều khoản trong thương mại, thông thường là buộc phải là thị trường nhập khẩu cho một vài sản phẩm nhất định nào đó.

Còn dưới hình thức nhà thầu, các quốc gia cho vay sẽ tham gia trực tiếp vào các dự án ODA, điều này mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho các quốc gia này, mà còn là các doanh nghiệp thuộc quốc gia đó.

Việc làm Môi trường – Xử lý chất thải

3. Dự án ODA – Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt

Dự án ODA – Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Việt

Chính bởi không thể kêu gọi vốn trong nước được, nên nguồn vốn hỗ trợ ODA như một nguồn vốn vàng để các doanh nghiệp có thể thực hiện hóa các công trình dự án. Chưa kể đến thông quá nguồn vốn này, các doanh nghiệp còn được tiếp nhận những chuyển giao về tri thức cũng như các chuyển giao về công nghệ. Các doanh nghiệp khi đã có nguồn tài chính hỗ trợ, họ sẽ phát huy được năng lực của mình, mang lại những dự án hiệu quả nhất, phục vụ cho xã hội tối ưu nhất.

Tuy nhiên, với những gì mà bản chất của một dự án ODA mang lại, thì tính xã hội, nhân văn cũng như tích cực của nó rất đáng cho các doanh nghiệp là các nhà thầu tận dụng cơ hội để khai thác những giá trị cho riêng mình.

Lss Là Phí Gì? Những Đặc Điểm Cần Lưu Ý Về Lss

LSS là phụ phí thường gặp trong vận tải xuất nhập khẩu áp dụng cho các tuyến vận tải đường biển và hàng không. Vậy phí LSS là gi, tại sao lại áp dụng phụ phí này trong xuất nhập khẩu. Phụ phí bảo vệ môi trường này có phải khoản hãng tàu tự vẽ ra để tính phí ?.

Việc thu phụ phí về môi trường là hết sức cần thiết, nó không chỉ giúp cho việc vận chuyển bằng các nhiên liệu có hại giảm xuống mà còn giúp cho các phụ phí phát sinh không xảy ra cho những doanh nghiệp xuất nhập khẩu và công ty dịch vụ vận chuyển, hãng tàu,… Trong đó có phụ phí LSS là phụ phí giảm thải lưu huỳnh được quy định rõ ràng trong điều luật quốc tế. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu LSS là phí gì và được áp dụng như thế nào?

LSS là là phí gì? Một số điểm cần biết về phí LSS

LSS – Low Sulphur Surcharge là phụ phí giảm thải lưu huỳnh được quy định trong điều luật quốc tế kể từ ngày đầu tiên của năm 2015, tức là ngày 1 tháng, sử dụng cho các tàu sử dụng nhiên liệu sạch, đặc biệt là trong khu vực kiểm soát khi thải. Các tàu buộc phải nộp thêm phụ phí giảm thải lưu huỳnh để có thể giảm thiểu những chi phí khác có thể xảy ra trong khu vực này.

Tại sao lại có phí LSS

Theo như quy định trên thì khoản phụ phí giảm lưu huỳnh được tách biệt riêng và không được tính chung trong phần phí hiệu chỉnh nhiên liệu nói chung nữa, việc tách biệt này vốn dĩ để cho các hãng tàu và người chịu phí dịch vụ thấy rõ được phần phụ phí này đóng vai trò như thế nào trong các khoản phí phát sinh.

Việc sử dụng các nhiên liệu sạch giúp cho môi trường an toàn và được bảo vệ hơn, nhưng bù lại cần tốn một khoản chi phí lớn và để có thể bù đắp lại những chi phí phát sinh do ứng dụng nhiên liệu sạch vào việc chạy tàu vận chuyển ở các khu vực được kiểm soát, bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm khoản phí giảm thải lưu huỳnh này.

Thời gian áp dụng phí LSS

Thời gian bắt đầu tính khoản phí tách riêng này bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm 2015 và có khoảng không gian áp dựng đối với mọi điểm miễn là trong khu vực kiểm soát khí thải đã được xác định trước đó.

Cách tính phí LSS

Tùy từng tuyến đi và điểm đến khác nhau mà các mức phí được định giá khác nhau, mỗi tàu mỗi hành trình đều sẽ có mức phí khác nhau được thông báo và quy định khi tàu xác định được hành trình và những tuyến đi qua khu vực kiểm soát khí thải. Mức phí không thay đổi dựa vào loại mặt hàng, vậy nên cho dù hàng hóa đó là hàng nhập khẩu hay là hàng xuất khẩu sang nước khác, hàng khô may mặc, hay hàng có chứa dung môi,… đều được áp dụng như nhau. Sự khác nhau giữa các mức phí sẽ được đánh giá tùy thuộc vào các khoản chi phí cộng thêm do sử dụng nhiên liệu sạch trên mỗi một điểm đi cụ thể.

Mức phụ phí này mang tính chất biến động theo giá của nhiên liệu ít lưu huỳnh, tức là nhiên liệu sạch, tức là khi nhiên liệu sạch tăng thì mức phụ phí cũng theo đó mà tăng và ngược lại nếu nhiên liệu sạch trên thị trường giảm thì mức phí sẽ được điều chỉnh giảm xuống tương ứng. Vì vậy nó mang tính thời kỳ và cụ thể là được xem xét 3 tháng một lần. Vậy nên các hãng tàu có thể dự trù trước được mức phụ phí phát sinh thêm nếu như nắm bắt được mức phí của nhiên liệu ít lưu huỳnh trên thị trường.

Nhìn chung trong cước hiệu chỉnh các nguyên liệu thì trước đây phụ phí giảm lưu huỳnh không được tách biệt và các hãng tàu vẫn được phép sử dụng những nhiên liệu khác để tàu chạy bình thường, việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề cấp bách của thế giới, việc xuất hiện phụ phí này tách biệt hẳn sẽ làm cho các hãng tàu nhận biết được cũng như nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân toàn cầu. Vậy nên, việc xuất hiện phụ phí này không phải là một khoản chi phí quá lớn, dù chi phí nhiên liệu sạch đắt đỏ nhưng sử dụng nhiên liệu này có thể giúp nâng cao tuổi thọ của máy móc do sự tiêu hao ít, không đáng kể nhiều.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết !

Bạn đang xem bài viết Oda Là Gì? Tìm Hiều Về Hình Thức Đầu Tư Oda Và Những Đặc Điểm Cần Lưu Ý trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!