Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Loại Và Mô Tả Một Số Loại Rễ Cây mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại rễ cây khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường và chức phận sinh lý của từng loại rễ cây. Phân loại rễ cây bao gồm:
Rễ chính được phát triển từ rễ phôi, hướng thẳng từ trên xuống và đâm sâu xuống đất. Rễ chính phát triển mạnh, đặc trưng cho rễ ngành Thông và rễ cây lớp Ngọc lan.
Phát triển mạnh và mang nhiều chất dư trữ như tinh bột, inulin. Rễ củ có thể phát triển từ rễ cái như củ Cà rốt ( Daucus carota L.), Củ đậu ( Pachyrrhirzus erosus Urb.) hoặc từ rễ con như củ Bách bộ ( Stemona tuberosa Lour.).
Rễ được sinh ra không phải từ rễ chính hay rễ bên mà là từ thân hoặc lá. Rễ phụ của nhiều cây được hình thành từ phần dưới của thân gần đất. Rễ phụ có nguồn gốc nội sinh.
Ví dụ: Đa búp đỏ ( Ficus elastica Roxb. ex. Horn.), Đa bồ đề ( Ficus religiosa L.). Các rễ phụ sau khi chạm đất sẽ to dần lên rồi trở thành những cái cột để nâng đỡ cây. Rễ phụ đôi khi còn được gọi là rễ cột.
Rễ bám là những rễ mọc ra từ các mấu thân để giúp cây bám chặt vào cây khác hoặc giàn leo. Ví dụ: Rễ bám ở cây Lá lốt ( Piper lolot L.).
Rễ mọc trong không khí, mặt ngoài có môt lớp mô xốp bao bọc để hút hơi ẩm của không khí, gọi là lớp màn. Rễ có màu xanh vì có diệp lục. Ví dụ: rễ phụ ở các loài họ Lan ( Orchidaceae)
Rễ có ở những cây sống nhờ trên các cây khác, song rễ các cây đó chỉ bám vào vỏ những cây gỗ lớn, nhờ những rễ dẹp; nhưng cây này có khả năng hấp thụ nước chảy dọc thân. Lớp tế bào bên ngoài của rễ có chứa chất diệp lục. Ví dụ: họ Lan ( Orchidaceae)
Rễ cà kheo cũng là một loại rễ phụ của các cây họ Đước như cây Đước ( Rhizophora mucronata), cây Vẹt ( Bruguiera gymnorhiza). Rễ phụ của các cây đó phát triển rất mạnh và mọc vững chắc xuống đất để tăng sức chống đỡ cho cây trước sự xô đẩy của sóng nước.
Rễ hô hấp là loại rễ của nhiều cây sống trong đầm lầy, việc hấp thụ không khí trở nên khó khăn, hệ rễ của các cây đó ngoi lên khỏi mặt nước như cái cọc để hấp thu không khí. Ví dụ: rễ Bụt mọc ( Taxodium distichum Rich.).
Rễ của thực vật ký sinh và nửa ký sinh sống nhờ vào những chất hữu cơ sẵn có của cây chủ. Những rễ này đâm sâu vào mô mềm và các bó mạch của cây chủ, hấp thụ những chất hữu cơ cần thiết và nước.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn
Nền Kinh Tế Là Gì? Phân Loại Một Số Mô Hình Kinh Tế
Nền kinh tế là gì?
Nền kinh tế (economy) là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một nước, để đánh giá quy mô của một nền kinh tế,người ta thường dùng đại lượng có tên là tổng sản phẩm trong nước, viết tắt là GDP. Đại lượng này cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong thời kỳ nhất định.
Người ta có thể tính toán phần đóng góp của các bộ phận cấu thành nền kinh tế vào GDP theo nhiều cách khác nhau, ví dụ dựa trên khu vực lớn (khu vực cá nhân hay hộ gia đình, khu vực doanh nghiệp hay công ty, khu vực tài chính, khu vực công cộng hay chính phủ, khu vực nước ngoài ) hoặc dựa trên các ngành sản xuất.
Nền kinh tế thị trường cho phép hàng hóa tự do lưu hành trong thị trường, theo cung và cầu. Loại hình kinh tế này có xu hướng tự cân bằng theo tự nhiên. Khi giá trong một ngành cho một ngành công nghiệp tăng do nhu cầu, tiền bạc và lao động cần thiết để lấp đầy nhu cầu đó sẽ tự động chảy đến những nơi cần chúng.
Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung phụ thuộc vào một tác nhân chính trị trung ương, điều khiển giá và phân phối hàng hóa. Cung và cầu không thể diễn ra tự nhiên trong hệ thống này vì nó được lên kế hoạch tập trung, do đó sự mất cân đối là thường xuyên xảy ra.
Nền kinh tế xanh phụ thuộc vào các dạng năng lượng tái tạo, bền vững. Các hệ thống này hoạt động với mục tiêu cuối cùng là cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục đa dạng sinh học, dựa vào các nguồn năng lượng thay thế và nói chung là có mục đích bảo tồn môi trường.
Nghiên cứu về kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế được gọi là kinh tế học. Kinh tế có thể được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm, kinh tế học vi mô và kinh tế vĩ mô. Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các cá nhân và công ty để hiểu tại sao họ đưa ra quyết định kinh tế và những quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống kinh tế lớn hơn. Nó tập trung vào các ngành và thị trường cụ thể, thay vì trên thị trường nói chung.
Trong khi đó, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu toàn bộ nền kinh tế, tập trung vào các quyết định và vấn đề quy mô lớn, bao gồm cả thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Kinh tế vĩ mô có thể được sử dụng trên phạm vi đất nước cho tới quy mô toàn cầu.
Định Nghĩa Và Phân Loại Mô Mềm
Mô mềm là một trong sáu loại mô thực vật dựa theo chức phận sinh lý.
Mô mềm gồm những tế bào sống chưa phân hóa nhiều, vách vẫn mỏng và bằng cellulose; có nhiệm vụ liên kết các mô khác với nhau, đồng thời còn làm chức năng đồng hóa hay dự trữ.
Các tế bào mô mềm có thể vẫn còn xếp xít vào nhau, khi đó chúng có hình đa giác; hoặc đã bắt đầu bong ra ở góc tế bào thành những khoảng gian bào rõ rệt.
Theo vị trí trong cơ quan, người ta phân biệt mô mềm vỏ và mô mềm ruột.
Theo nguồn gốc hình thành, có thể chia ra loại mô mềm cấp một (sơ cấp) và mô mềm cấp hai (thứ cấp).
Theo chức năng, người ta phân chia mô mềm thành ba loại: Mô mềm hấp thụ, mô mềm đồng hóa và mô mềm dự trữ.
2.1. Mô mềm hấp thụ
Cấu tạo bởi những tế bào chứa nhiều lạp lục để thực hiện chức năng quang hợp. Do ở vị trí cần có ánh sáng nên mô mềm đồng hóa thường đặt ngay dưới biểu bì của lá và thân cây non.
Trong lá cây lớp Ngọc lan, mô đồng hóa có thể có hai dạng:
Mô hình giậu cấu tạo bởi những tế bào dài và hẹp xếp xít nhau như những chiếc cọc của một bờ giậu, thẳng góc với mặt lá, do đó khi quan sát bề mặt của lá qua kính hiển vi, mô này có hình những vòng tròn nhỏ xếp cạnh nhau. Điều này rất quan trọng khi ta nghiên cứu những bột lá: Các tế bào mô giậu hiện ra dưới dạng hình chữ nhật dài đặt cạnh nhau khi nhìn từ bên cạnh và dưới dạng những vòng tròn nhỏ xếp xít nhau khi nhìn trên bề mặt lá.
Mô xốp còn gọi là mô khuyết, cấu tạo bởi những tế bào không đều, để hở những khoảng gian bào to lớn, rỗng, chứa đầy khí, gọi là khuyết.
2.3. Mô mềm dự trữ
Cấu tạo bởi những tế bào có vách mỏng bằng cellulose, thường để hở những khoảng gian bào ở góc tế bào. Trong tế bào chứa chất dự trữ để nuôi cây. Các chất dự trữ có thể là:
Đường trong thân cây Mía (Saccharum officinarrum L.).
Tinh bột trong các củ như củ Khoai lang (Ipomoea batatas Forsk.), hạt (ví dụ: Ngô (Zea mays L.), Đậu xanh (Vigna aurea Khoi), v.v…
Dầu và các hạt alơron trong hạt Thầu dầu (Ricinus communis L.), dầu trong hạt Lạc (Arachis hypogaea L.) L.), Vừng (Sesamum orientale L.), v.v…
Chất hemicellulose gần giống chất cellulose, đọng ở mặt trong vách tế bào làm cho vách đó dày lên và cứng rắn như ở các hạt Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.), hạt Cà phê (Coffea spp.).
Không khí đọng trong những khuyết lớn, tạo thành một mô khí, thường gặp ở trong các cây sống ở duới nước như Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.), Súng (Nymphaea spp.).
Nước chứa trong những không bào lớn và khó bốc hơi vì bị giữ lại bởi các chất nhày. Thông thường, các cây mọng nước có khả năng chịu hạn như cây Xương rồng thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), cây Thuốc bỏng (Kalanchoe pinnata Pers). Các tế bào chứa nhiều nước này tạo thành một mô nước.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn
Khái Niệm Và Phân Loại Mô Thực Vật
Các cơ quan của cây (rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt) có hình thái rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu cấu tạo giải phẫu bên trong thì sẽ nhận thấy chúng được cấu tạo từ những đơn vị cấu trúc tương tự nhau – đó là tế bào và mô; với thực vật được gọi là mô thực vật. Mỗi loại tế bào được biến đổi cho phù hợp với một chức phận sinh lý nhất định.
Mô (tiếng Anh là tissues) là tổ chức của các tế bào thuộc một hoặc một số loại tế bào có nguồn gốc và chức phận chung.
Nếu mô được cấu tạo chỉ từ một loại tế bào đảm nhiệm một chức năng thì gọi là mô đơn, ví dụ: biểu bì, mô phân sinh, v.v…
Nếu mô cấu tạo từ một vài loại tế bào đảm nhiệm một vài chức năng nhất định thì gọi là mô phức, ví dụ: libe là mô dẫn bao gồm sợi libe, mô mềm libe, v.v… Một số các mô khác nhau kết hợp lại thành một cấu trúc của mỗi một cơ quan của cơ thể.
Theo hình dạng, kích thước tế bào, gồm hai loại: Mô mềm (cấu tạo bởi các tế bào có kích thước bằng nhau theo mọi hướng) và mô tế bào hình thoi (cấu tạo bởi những tế bào phát triển mạnh theo một hướng).
Theo nguồn gốc, gồm hai loại: Mô phân sinh (cấu tạo bởi những tế bào còn khả năng sinh sản ra những mô mới) và mô vĩnh viễn (không có khả năng sinh sản).
Theo chức phận sinh lý, gồm sáu loại: Mô phân sinh, mô dinh dưỡng (mô mềm), mô che chở, mô nâng đỡ, mô dẫn và mô tiết.
Các loại tế bào và mô được phát triển thông qua quá trình chuyên hóa. Xét một cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển của nó, trước hết người ta nghiên cứu về cấu tạo của loại mô giúp cây phát triển về chiều dài và chiều rộng, đó là các mô phân sinh. Các tế bào này thường có dạng vòm với nhân lớn.
Trong điều kiện nhất định, các tế bào này sẽ phân chia rất nhanh và tạo thành các tế bào giống hệt nhau, có kích thước lớn hơn tế bào gốc ban đầu. Sự hình thành các đám tế bào này giúp cho cây tăng trưởng.
Bên cạnh quá trình tăng sản về số lượng, ở mô phân sinh còn xuất hiện quá trình biệt hóa, hình thành nên các loại mô khác có hình dạng và chức năng khác nhau. Do đó, trong một đoạn đầu ngọn thân rất ngắn (chừng vài milimet), người ta phát hiện được có 3 loại mô khác nhau: Tầng phát sinh vỏ, tầng sinh mô mềm và tầng phát sinh gỗ. Ba loại mô này được biệt hóa trực tiếp từ mô phân sinh ngọn, sau này phát triển thành các loại mô: Biểu bì, mô mềm (vỏ và ruột) và mạch dẫn ( gỗ và libe).
Ngoài ra, trong quá trình phát triển, một số loại mô khác được hình thành đảm nhiệm các chức phận đặc biệt khác của cây như mô tiết, mô dày và mô cứng.
Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn
Bạn đang xem bài viết Phân Loại Và Mô Tả Một Số Loại Rễ Cây trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!