Xem Nhiều 4/2023 #️ Phân Tích Khái Niệm Của Tư Duy. Muốn Phát Triển Tư Duy Thì Cần Phải Làm Gì ? # Top 11 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Phân Tích Khái Niệm Của Tư Duy. Muốn Phát Triển Tư Duy Thì Cần Phải Làm Gì ? # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Khái Niệm Của Tư Duy. Muốn Phát Triển Tư Duy Thì Cần Phải Làm Gì ? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Định nghĩa: Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.

* Các khái niệm cần làm rõ:

– Quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.

Quá trình tâm lý gồm các quá trình:

+ Quá trình nhận thức: là quá trình phản ảnh bản thân hiện tượng khách quan (cảm giác, tri giác, biểu tượng, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy).

+ Quá trình cảm xúc: là những rung cảm của chủ thể khi nhận thức thế giới bên ngoài từ đó biểu thị thái độ đối với khách quan bên ngoài.

+ Quá trình ý chí: là quá trình điều khiển, hành động của chủ thể nhằm cải tạo thế giới, thỏa mãn yêu cầu cá nhân và xã hội (không chỉ điều khiển cá nhân mà cả thế giới bên ngoài).

Vì vậy Đời sống tâm lý luôn phải cân bằng 3 quá trình trên. . Nếu thiên về lý trí con người sẽ thiếu tình cảm, tâm hồn khô khan. . Nếu thiên về tình cảm con người sẽ thiếu sáng suốt.

– Thiếu ý chí thì tình cảm con người không thể biến thành hành động. (vd: Đi dọc đường thấy quán hủ tiếu thấy thèm nên ghé vào ăn. Lúc gặp người già đi ăn xin thấy thương cảm nên cho tiền)

– Thuộc tính bản chất: là sự tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ mang tính cơ bản, tất nhiên, ổn định bên trong sự vật chi phối sự vận động và phát triển của nó để phân biệt giữa sự vật này với sự khác.

Đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác.

Màu sắc là một thuộc tính của mọi vật thể. (vd: Thuộc tính bản chất của con người đó chính là biết chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, có ngôn ngữ, có quan hệ xã hội. “Gừng cay muối mặn”).

– Nhận thức cảm tính là: phản ánh một cách trực tiếp các đối tượng bên ngoài sự vật, hiện tượng (màu sắc, kích thước, khối lượng, âm thanh, mùi, vị, bề mặt, nhiệt độ,…) thông qua các giác quan vào bộ não của con người. Mang tính chủ quan nên thường không chính xác.

– Nhận thức lý tính: được nảy sinh từ nhận thức cảm tính. Nó phản ánh một cách gián tiếp, trừu tượng, khái quát, sâu sắc những đặc điểm, tính chất, quan hệ bên trong của sự vật (đặc tính, tính chất, công dụng) vào trong bộ não con người và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Mang tính khách quan nên thường chính xác.

– Mối liên hệ: là sự tác động (ràng buộc, thâm nhập,…) lẫn nhau mà sự thay đổi cái này tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi của cái kia. (vd: mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng, khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay đổi, đồng thời hiện tượng sẽ tác động lại đối với bản chất).

– Quy luật: Quan hệ không đổi, được biểu thị dưới dạng công thức khái quát, giữa nhiều hiện tượng hoặc nhóm hiện tượng, là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, chung, lặp lại giữa các sự vật hiện tượng và chi phối mọi sự vận động, phát triển của nó. (vd: Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật cơ bản nhất trong thế giới vật chất, tồn tại trong mọi sự vận động và phát triển).

– Chưa biết: là sự hoàn toàn chưa nhận thức hay nhận thức chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa biết chắc chắn, là quá trình nhận thức cảm tính của con người (là giai đoạn đầu để hình thành nên tư duy). Có thể xem chưa biết có hai dạng như sau:

* Chưa biết không tư duy: sự hoàn toàn chưa nhận thức, xa tầm hiểu biết. Vd: Một đứa trẻ lớp 1 sẽ hoàn toàn không nhận thức được một bài toán lượng giác của lớp 10.

* Chưa biết có tư duy: sự nhận thức chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa biết chắc chắn.

Vd: Ca dao có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối.” Thực chất người ta chỉ biết vào những ngày của tháng nào thì trời sẽ sáng lâu hay tối lâu. Nhưng không hề biết vào những tháng này thì trục của Trái đất bị lệch nhiều nhất và làm cho một bán cầu nhận ánh sáng nhiều nhất hay ít nhất.

Phát triển tư duy

– Phải xem trọng việc phát triển tư duy. Vì nếu không có khả năng tư duy thì không thể học tập, không thể hiểu biết, không cải tạo được tự nhiên, xã hội và rèn luyện bản thân.

– Phải đặt cá nhân vào tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của bản thân, độc lập sáng tạo khi giải quyết tình huống có vấn đề. – Phải rèn luyện học tập nâng cao nhận thức để phát triển khả năng tư duy tốt, chính xác.

– Phải tăng cường khả năng trừu tượng khái quát. – Phải thường xuyên quan sát tìm hiểu thực tế, rèn luyện cảm giác, tính nhạy cảm, năng lực trí nhớ, nhằm nâng cao nhận thức cảm tính để sau đó rút ra nhận thức một cách lý tính, có khoa học.

– Phải trau dồi vốn ngôn ngữ, vì ngôn ngữ là cái vỏ thể hiện của tư duy và thông qua đó mới biểu đạt tư duy của bản thân cũng như lĩnh hội tư duy của người khác.

– Tích cực trong nhiều hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp.

* Bên cạnh đó, cũng có những sai sót trong tư duy mà chúng ta cần tránh Sai sót trong tư duy có khi là hiện tượng tâm lý bình thường nhưng cũng có khi sai sót do bệnh lý.

Là những sai sót thuộc về kết quả tư duy (phán đoán, suy lý không chính xác, sự hiểu biết khái niệm không đầy đủ), hoặc về hình thức thao tác của tư duy (không biết tư duy trừu tượng, sai sót trong phân tích, tổng hợp vấn đề, thiếu mềm dẻo, …)

Sai sót của tư duy có quan hệ chặt chẽ với những sai sót của các quá trình tâm lý khác nhất là ý thức, cảm xúc, chú ý, năng lực, vốn hiểu biết.

● Sự định kiến

– Là kết quả tư duy về những sự vật hiện tượng có thực nhưng người bệnh cố gán cho nó một ý nghĩa khác quá mức, không đúng như vốn có của nó và ý tưởng này chiếm ưu thế trong ý thức, tình cảm,…của người bệnh. Vd người bệnh quá cường điệu về khuyết điểm của mình, tự ty…

● Ý tưởng ám ảnh:

– Bệnh nhân có những ý tưởng không phù hợp với thực tế khách quan. Vd: Bệnh nhân luôn có ý nghĩ rằng mình có lỗi hoặc xúc phạm với thầy thuốc,… nhưng trong thực tế thì không phải như vậy. Ý nghĩ này có khi người bệnh biết là sai và tự đấu tranh để xua đuổi nó nhưng không được. Ý tưởng ám ảnh thường gắn với những hiện tượng ám ảnh khác, như lo sợ ám ảnh, hành vi ám ảnh.

● Hoang tưởng: – Là những ý nghĩ, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế do bệnh tâm thần sinh ra. Vd: Bệnh nhân luôn có ý nghĩ mình bị truy hại, bị nhiều bệnh hoặc mình là người vĩ đại,… những ý nghĩ này sẽ mất đi khi bệnh khỏi hoặc thuyên giảm trong các bệnh tâm thần.

Phát Triển Năng Lực Tư Duy

Ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Ngôn ngữ góp phần hình thành nên tư duy và là công cụ để tư duy, là cái để thể hiện tư duy,… vì thế, phát triển ngôn ngữ chính là cung cấp phương tiện hữu hiệu nhất để hoàn thiện năng lực tư duy, và ngược lại, phát triển tư duy chính là cung cấp phương tiện hữu hiệu nhất để hoàn thiện năng lực ngôn ngữ. Năng lực tư duy và năng lực ngôn ngữ luôn song hành và hoà quyện vào nhau. Việc giáo dục để hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy – ngôn ngữ phải được ý thức thực hiện từ sớm, ngay từ khi trẻ bước chân vào lớp Một. Bộ sách được biên soạn theo quan niệm như vậy. Bộ sách gồm nhiều tập được tổ chức theo trình tự từ dễ đến khó, từ phát triển tư duy logic cho đến tư duy hình tượng, từ phát triển tư duy ở bậc khái niệm cho đến bậc mệnh đề, suy luận và lập luận, từ phát triển năng lực từ ngữ đến phát triển năng lực sản sinh câu và văn bản… Trong đợt ấn hành này, đã có 12 cuốn được ra mắt độc giả. Đó là các cuốn:

2. Giáo viên dạy học, học sinh học bài;

3. To và nhỏ, khổng lồ và tí hon, to lớn và nhỏ bé;

4. Bảng đen, áo thâm, mèo mun, chó mực, ngựa ô;

7. Hoa, hoa hồng, hoa hồng bạch;

10. Đọc sách, đọc báo, đọc truyện;

11. Kiễng chân, nghển cổ, nháy mắt, cau mày;

12. Bản đồ tư duy, bản đồ ngôn ngữ.

Bộ sách này là bộ sách ứng dụng đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được viết dựa trên những kết quả nghiên cứu mới nhất về trí nhớ ngữ nghĩa của con người vốn được đúc rút từngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học bệnh học, thụ đắc ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ, phân loại học, lí thuyết khoa học về Mạng từ,… và đặc biệt là trong ngôn ngữ học quan hệ.

Bộ sách được tổ chức dưới dạng các bài tập, câu chuyện, tình huống, hoạt động vui chơi có tính thách đố cao, rất hóm hỉnh và hấp dẫn. Bộ sách được dẫn dắt bởi ba nhân vật ruyện ảo rất thông minh, dí dỏm, đáng yêu là Cả Tít, Ba Nhỡ và út Tèo. Bộ sách được thiết kế theo tinh thần tự học mà chơi, tự chơi mà học, tự vui mà học, tự học mà vui…

Điều lí thú đặc biệt của bộ sách này là tuy bộ sách sử dụng những cơ sở lí thuyết khoa học rất hiện đại và hiệu quả nhưng bộ sách không hề khô khan, khó hiểu, mà ngược lại, rất gần gũi, hấp dẫn, thú vị, kích thích trí tò mò, sáng tạo và khả năng vận dụng,… Bộ sách đã trực tiếp phát triển các nhóm thao tác tư duy quan trọng và cơ bản nhất là phân tích, quy loại, phân loại, định vị, trừu tượng hoá, khái quát hoá, so sánh đồng nhất, so sánh khác biệt, so sánh đối lập, suy luận, lập luận…., đã trực tiếp phát triển một cách có căn cứ và hết sức tự nhiên hệ thống từ ngữ và năng lực tạo câu, viết văn đúng ngữ pháp, logic của học sinh…

Chẳng hạn, khi tiếp xúc với từ/ khái niệm động vật, qua cuốn sách, học sinh có thể hiểu được là động vật đối lập với thực vật, động vật thì “có khả năng tự di chuyển và có hệ thống cảm giác” còn thực vật thì ngược lại; động vật và thực vật đều được quy vào sinh vật, sinh vật được quy vào thực thể…; động vật thì có động vật hoang dã và động vật nuôi trong nhà; động vật nuôi trong nhà có gia súc và gia cầm….; gia súc có trâu, bò, lợn, dê, ngựa; trâu nuôi để lấy sức kéo, bò nuôi để lấy cả sữa và sức kéo, lợn nuôi để lấy thịt..; gà vịt nuôi để lấy thịt và trứng, nhưng gà biết ấp còn vịt thì không, vịt biết bơi còn gà thì không, chân vịt có màng còn chân gà thì không, gà thì gáy còn vịt kêu quang quác, gà trống thì gáy còn gà mái kêu cục ta cục tác… Khi tiếp xúc với từ/khái niệm học, thì học sinh biết được được rằng từ/ khái niệm học được hiểu và được định vị qua một loạt từ ngữ cùng hệ thống có logic với nhau là học sinh, học sinh nam, học sinh nữ, học giỏi, học trung bình, người học, học viên, sinh viên, giáo viên, người dạy, trường học, lớp học, bàn học…; học sinh biết được rằng giáo viên thì có nhiệm vụ dạy, nhưng dạy ai, dạy học sinh, còn học sinh có nhiệm vụ là học, nhưng học từ ai, học từ giáo viên, người dạy, học qua hành động dạy, học bằng sách vở, học ỗ trường học… Bệnh nhân thì bị bệnh, bị bệnh thì phải vào bệnh viện, vào bệnh viện để gặp bác sĩ khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ chữa bệnh cho bệnh nhân thì bệnh nhân sẽ khỏi bệnh, khỏi bệnh thì sẽ xuất viện/ ra khỏi bệnh viện, hết bệnh rồi thì phải dưỡng bệnh, phòng bệnh…Khi tiếp xúc với từ/ khái niệm ngáy học sinh tất tự suy ra được ngủ, ngáy ngủ; tiếp xúc với từ/ khái niệm xé học sinh hiểu được rằng xé sẽ dẫn đến rách, rách là nguyên nhân, xé là kết quả, nhưng khi biết từ/ khái niệm vá, học sinh cũng lại suy ra được phải rách thì mới vá, rách là do xé, vá sẽ dẫn đến lành… Cùng một sự kiện, tình huống, với cùng một lượng thông tin, nhưng học sinh sẽ biết cách tổ chức lập luận khác nhau, như áo đẹp mà rẻ sẽ mua, áo đẹp mà đắt thì không mua, áo đắt nhưng đẹp và tốt thì sẽ mua, áo tốt và đẹp nhưng đắt thì không mua….

Với bộ sách này, học sinh được phát triển năng lực tư duy – ngôn ngữ của mình thông qua việc học và tìm hiểu các quan hệ logic – ngữ nghĩa chủ yếu giữa các đơn vị từ vựng quan trọng, thân thuộc và thường gặp trong hệ thông từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt. Như vậy, khi sử dụng bộ sách, học sinh sẽ được đánh thức và kích hoạt một cách hệ thống, tự động và tự nhiên tiềm năng tư duy – ngôn ngữ sẵn có trong trí não của mình. Bên cạnh đó, khi sử dụng bộ sách này, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cũng sẽ tự trang bị thêm cho mình một hệ phương pháp và thao tác tư duy – ngôn ngữ riêng, hoàn toàn mới, để giúp học sinh tự học, tự sử dụng, tự phát huy và đánh thức được chính năng lực tư duy – ngôn ngữ sẵn có, mà những bộ sách khác không thể nào có được.

Theo NXBGD, chúng tôi

Bí Quyết Tư Duy Làm Việc Tích Cực Của Người Thành Đạt

Với 8h đến 10h làm việc tại nơi công sở, nhưng đối với một số người nó là cả một cực hình, họ nghĩ rằng họ là nô lệ của Doanh nghiệp, họ nghĩ rằng họ bị bóc lột sức lao động từ các cấp quản lý của họ, họ nghĩ rằng họ là con người quá cống hiến cho DN, họ nghĩ và cứ nghĩ rồi họ phàn nàn kêu ca ở nơi công sở, họ kêu ca ở nhà, họ kêu ca mọi lúc mọi nơi… và họ thể hiện trong mắt tất cả mọi người họ là người rất bận bịu… cho đến khi họ tìm cách rời khỏi nơi đang làm việc và đến những nơi khác họ cũng cứ mãi với một chuỗi dài các suy nghĩ tiêu cực như vậy.

Hãy thử tiên liệu những người này có ổn định được công việc không, có thành công như họ tưởng họ sẽ đạt được không? Chúng ta hãy cố gắng quan sát những người mà ra trường đến 5 năm hoặc mười mấy hai chục năm mà vẫn không có việc gì để làm, vẫn phải rong ruổi đi tìm việc hoặc bạ đâu làm đó để có thu nhập… và chắc chắn họ sẽ đổi lỗi cho số phận, do thời cơ hay vận may chưa đến với họ và Họ không nghĩ rằng chính bản thân mình đang và đã thất bại sao?

Tư duy là thứ duy nhất mà con người có thể làm chủ hoàn toàn.Trong khi đó thì nhiều người hoàn toàn tự do về thể xác, nhưng lai mất tự do về tinh thần, vì những lo sợ, ganh ghét, thù hằn, thất vọng triền miên hay bị điều khiển bởi suy nghĩ của người khác. Khi chỉ chú tâm vào những gì ngoài tầm kiểm soát được thì suy nghĩ của con người trở nên tiêu cực, cuộc sống sẽ đi đến chỗ bế tắt. Tư duy chỉ đạo hành động và hành động quyết định kết quả của cuộc đời. Đó là quy luật “” trong cuộc sống. Nhà thơ, nhà cải cách Scotland Samuel Smiles thể hiện điều đó bằng đoạn thơ sau:

Nếu những gì chúng ta nghĩ đều là niềm vui thì chúng ta sẽ có niềm vui. Nếu những gì chúng ta nghĩ đều là những chuyện bi thương, buồn chán thì tinh thần chúng ta sẽ suy sụp. Nếu chúng ta nghĩ mình khỏe thì chúng ta sẽ hiếm khi bị ốm. Nếu chúng ta nghĩ mình tốt, sẽ cố gắng để sống đẹp, sống tốt. Nếu chúng ta nghĩ đến tình huống sợ hãi, chúng ta sẽ sợ hãi. Nếu chúng ta nghĩ mình thất bại, thì sẽ thất bại… Đó là một chân lý rất đơn giản trong cuộc sống. Vậy hãy chọn: một là tư duy tích cực để điều khiển cuộc sống theo hướng tốt đẹp; hai là để tâm trạng tiêu cực điều khiểu cuộc sống của mình.

Một tác giả người Mỹ, Willie Nelson đã chỉ ra rằng: “Một khi bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực, bạn sẽ bắt đầu nhận được những kết quả tích cực “. Thế nhưng con người thường vô tình hướng suy nghĩ vào những điều mình không mong muốn, đó là điều cần cảnh giác với bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, hãy giữ cho mình tập trung càng nhiều càng tốt vào điều đúng đắn, tích cực, tốt đẹp mà mình mong muốn, chứ không phải điều không mong muốn. Một khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí, hãy sớm đoạn tuyệt với nó. Việc tập trung vào những điều tốt đẹp và tích cực, sẽ giúp ta thu hút được thêm nhiều điều tích cực và tốt đẹp trong cuộc sống.

Mặt khác, TS. Norman Vincent Peale – người khởi xướng học thuyết “” nhận thấy: “Người nào gửi đi những suy nghĩ tích cực sẽ kích hoạt thế giới quanh anh ta trở nên tích cực, và anh ta cũng sẽ nhận lại những kết quả tích cực“. Khi cảm thấy hào hứng, nhiệt tình, đam mê, hạnh phúc, con người sẽ phát đi những năng lượng tích cực, ngược lại, nếu chán nản, buồn bã, tuyệt vọng, căng thẳng, giận dữ, sẽ phát đi những năng lượng tiêu cực. Con người thường có xu hướng tìm và gắn kết với những người cùng suy nghĩ, sở thích, lối sống, chí hướng. Vì vậy khi thay đổi tư duy theo chiều hướng tích cực, con người sẽ có thêm sức mạnh, động lực trong cuộc sống từ những người có cùng suy nghĩ, chí hướng. Đó là quy luật hấp dẫn trong quan hệ con người.

Người tư duy tích cực có tâm thần khỏe mạnh, vui vẻ, yêu đời, khó bị tress hay khủng hoảng tinh thần. Ngay cả khi trải qua vô số lần thất bại, nhà phát minh, sáng chế vĩ đại Thomas Edison vẫn giữ cho mình tư duy tích cực đáng khâm phục, ông cho rằng:”Trong đời mình tôi chưa bao giờ phải làm việc một ngày nào. Vì ngày nào cũng đầy niềm vui“. Đó là nguồn động lực đã mang đến cho ông 1093 bằng phát minh, sáng chế.

BÍ QUYẾT TƯ DUY LÀM VIỆC TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI THÀNH ĐẠT

Các cấp quản lý hoặc toàn thể nhân viên của doanh nghiệp

Tổ chức đại trà tại VNNP: Học viên đến đăng ký học theo lớp tại Trung tâm đào tạo kế toán VNNP

Tổ chức lớp theo nhu cầu doanh nghiệp: Doanh nghiệp tổ chức lớp chuyên biệt để đào tạo tổng thể cho các cấp quản lý hoặc cho toàn thể nhân viên để nâng cao chất lượng giao tiếp tương tác công việc tốt nhất cho DN.

Trải nghiệm tư duy tích cực trong làm việc thực tế trong các doanh nghiệp hiện nay và trong cuộc sống.

Giúp nhân viên có tư duy làm việc nhiệt huyết, cống hiến, hiệu quả

Tạo dựng văn hóa nhân viên trong DN nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu nhằm có những sáng tạo, sáng kiến được công nhận giúp công ty phát triển mạnh mẽ.

Tư Duy Là Gì Và Tầm Quan Trọng Của Tư Duy Đối Với Con Người

Chúng ta hiểu rằng tư duy dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó. Tư duy là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, suy lý và phán đoán. Đặc điểm của tư duy là sự khái quát hóa, trừu tượng hóa để hình thành khái niệm, lý thuyết và hoạt động nhận thức sáng tạo. Có thể nói, trừu tượng hóa và khái quát hóa luôn song hành với nhau.

Xét ở một phương diện nào đó, hoạt động khái quát hóa chỉ xảy ra trong tư duy khi đã được tư duy trừu tượng riêng bởi từ sự trừu tượng hóa, tư duy mới có thể khái quát chung, cái bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng. Từ đó, mang tới cho ta những tri thức về thế giới, xã hội một cách gián tiếp.

Nói chung, xét về bản tính, tư duy là một quá trình sáng tạo giúp con người hình thành nên tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó. Theo đó, nhận thức cảm tính và tư duy trừu tượng khác nhau về chất, bởi tư duy là quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất cũng chính là giữa tư duy và tồn tại. Nói chung, tư duy của não bộ vận hành với những kỹ năng học được có thể giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ để xem xét những sự vật, hiện tượng.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng tư duy

Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Norman Cousins đã từng nói ngay cả vũ trụ với hàng tỉ ngôi sao cũng không phức tạp và tuyệt diệu như bộ não của con người. Điều này cho thấy não bộ của mỗi người là rất kì diệu trong khi chưa sử dụng hết 20% năng lượng, tiềm năng của bản thân. Đây là bộ phận phức tạp và bí ẩn nhất trong cơ thể chúng ta. Do đó, bạn hãy để cho não bộ làm việc, luôn rèn luyện kỹ năng tư duy cho bản thân để làm việc gì cũng đạt kết quả tốt, đạt được thành công.

Nếu không tư duy mà chỉ làm theo, sao chép như một cái máy từ người khác, bạn sẽ khó có thể phát triển cũng như xã hội không bao giờ thực sự phát triển. Những người không có thói quen đặt câu hỏi, không có khả năng khám phá, lựa chọn sẽ khó có thể tiến lên trong cuộc sống. Khả năng suy nghĩ, tư duy tốt sẽ giúp cho những người trẻ phát triển bản thân, đạt được những thành tích, thành công trong hiện tại và tương lai.

3. Quan niệm về khả năng tư duy ngày nay

Kỹ năng tư duy không phải là trí thông minh nên không thể nhập chung là một. Bởi một trẻ có thể thông minh mà kỹ năng tư duy không hẳn tốt. Tư duy cần có kỹ năng, giúp một người có những suy nghĩ thông minh hơn những người khác. Những người có tài năng xuất chúng trên thế giới như Newton, Eisntein, Darwin là những người luôn biết đặt ra những câu hỏi chứ không chỉ có bộ não hơn người. Đó chính là cốt lõi của tư duy bậc cao – high-order thinking. Với lòng đam mê, óc tò mò và sự ham học hỏi, sự kiên nhẫn, họ đã có những thành tựu xuất chúng trong khoa học.

Do đó, nếu chỉ có chỉ số IQ cao, bằng đại học danh giá, kết quả học tập tốt vẫn chưa đủ mà còn cần tư duy sáng tạo mới giúp bạn đạt được thành công trong xã hội ngày nay, tiến sĩ Robert Sternberg, một chuyên gia về trí tuệ con người cho biết. Trong khi đó, kỹ năng tư duy gần như không được dạy trong chương trình học ở trường.

Ngày nay, xã hội luôn thay đổi với nhiều sự kiện diễn ra nên các em học sinh học tập đòi hỏi phải rèn luyện kỹ năng tư duy bậc cao giúp các em thích nghi với cuộc sống tốt chứ không chỉ đơn thuần là ghi nhớ, học thuộc kiến thức trong sách vở. Các em cần biết phân tích, gạn lọc và giải quyết vấn đề, ra quyết định và lên kế hoạch cho mình. Học tập theo kiểu học vẹt được xem là tư duy bậc thấp, chủ yếu trong chương trình giáo dục hiện nay.

4. Điểm danh các loại hình tư duy được chú ý hiện nay

Có thể nói rằng, tư duy sáng tạo là cốt lõi cho sự phát triển của xã hội ngày nay. Do đó, ngày nay, dạy học luôn cần chú ý tới rèn luyện kỹ năng này cho học sinh để các em có sự nhạy bén, sáng tạo trong cuộc sống để thành công hơn.

Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận vấn đề, biết đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề cần giải quyết tốt nhất. Người có khả năng sáng tạo có thể tạo ra những ý tưởng hữu ích, độc đáo. Đặc biệt trong xã hội cạnh tranh cao như hiện nay, người có tư duy sáng tạo sẽ vượt lên một bậc so với những người khác cũng như giúp họ quản lý bản thân, các mối quan hệ tốt hơn những người khác. Thêm nữa họ học tập và thực hiện xã hội tốt hơn.

Người có khả năng sáng tạo là người biết đặt ra các câu hỏi xác đáng, có thái độ luôn cởi mở với những ý tưởng mới, sẵn sàng thử nghiệm mọi thứ bằng mọi cách nếu có thể. Họ có khả năng đẩy ranh giới ra khỏi sự bình thường mà mọi người quen nghĩ để tìm ra cái mới, điều mới chưa từng có trước đó. Nếu không có kỹ năng tư duy sáng tạo bạn sẽ khó đạt được bước tiến mới, có những đột phá hay thành công trong nghề nghiệp của mình. Có thể nói với tư duy sáng tạo, bạn sẽ thuận lợi hơn để khẳng định bản thân và vị thế của mình trong xã hội, vượt lên trước so với các ứng viên cạnh tranh khác.

4.2. Tư duy phản biện (Critical thinking)

Tư duy phản biện hay còn gọi là tư duy phê phán, ở đây khác với kiểu bàn lùi hay phá đám. Tư duy phản biện gồm khả năng tự phản biện và phản biện ngoại cảnh.

Trong đó, tự phản biện là tự mình phản biện những hành động, ý nghĩ của bản thân. Đây là điều không dễ thực hiện đối với mỗi người vì chúng ta thường có xu hướng quen phê phán người khác chứ ít khi chịu tự phê phán bản thân với cơ chế tự bảo vệ chính mình rất cao. Còn tư duy phản biện ngoại cảnh là việc nhìn nhận những vấn đề, thông tin bên ngoài nhiều chiều, không dễ dãi, hời hợt.

Do đó, người có tư duy phản biện thường có khả năng quan sát tốt, nhìn và hiểu vấn đề với sự tò mò tìm kiếm câu trả lời. Họ có tư duy logic với sự nghi ngờ để tìm hiểu bản chất của vấn đề một cách khách quan sau đó có thể đưa ra nhận xét, quyết định phù hợp.

Như vậy, đặc trưng của tư duy phản biện là có số lượng không nhiều vì đi ngược lại với những ý kiến của số đông. Nhưng nó có giá trị lớn đối với sự thành bại của một việc nào đó. Những ý kiến phản biện có thể giúp giảm thiểu những rủi ro không đáng có, giúp sự việc được cải tiến, sáng tạo tốt. Mặc dù không phải là sáng tạo nhưng tư duy phản biện với những ý kiến độc đáo có thể coi là sự sáng tạo, như là chất xúc tác cho sự sáng tạo nảy nở và phát triển.

Tóm lại, tư duy phản biện không phải là tích lũy thông tin, có trí nhớ tốt, biết nhiều thứ mà cần có kỹ năng suy luận ra những hệ quả từ những sự vật, thông tin đã biết và vận dụng tri thức vào giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện không phải là thích tranh cãi, chỉ trích người khác mà là giúp chúng ta thu nạp kiến thức, hiểu vấn đề và lập luận, giải quyết vấn đề tốt.

Tư duy logic là khả năng tư duy cơ bản và rất quan trọng của con người trong việc học tập, làm việc có trình độ chuyên môn. Tư duy là một kỹ năng mà con người có thể học tập và rèn luyện được. Người có khả năng tư duy logic tốt sẽ có khả năng tự học, nắm bắt công việc mới nhanh cũng như khả năng giải quyết vấn đề tốt từ đó thành công sẽ tới với họ trong học tập và cuộc sống.

Có thể nói, con người học tư duy logic hàng ngày, như là khả năng thiên bẩm giúp con người tiến hóa, phát triển, giúp con người có những hành động cải tạo và thay đổi lại thế giới với những dự định, kế hoạch đã được lên từ trước khi bắt đầu làm một việc gì.

Để rèn luyện tư duy logic, trí thông minh của bản thân sắc bén hơn, bạn cần rèn luyện trí nhớ, cố gắng học và làm theo cách hiểu của riêng mình cũng như tìm kiếm cho mình những niềm đam mê, có tinh thần ham học hỏi kiến thức và đặc biệt cần áp dụng những kiến thức đã học vào thực hành, không ngại trải nghiệm cũng như cần có sự chăm chỉ, đức tính kiên nhẫn.

5. Cách rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ

Trong cuộc sống nhiều biến động và thay đổi ngày nay, dạy trẻ kỹ năng tư duy bậc cao là điều quan trọng mà cha mẹ cần chú ý tới. Làm sao giúp trẻ biết cách tư duy sáng tạo, rèn luyện khả năng tự thích nghi cho bản thân chứ không dạy các em về thế giới ngày nay, bởi khi các em lớn lên, thế giới đã thay đổi khác, theo nhà giáo dục Maria Montessori chia sẻ.

Khả năng nghĩ sâu rộng về một vấn đề chính là kỹ năng tư duy bậc cao. Điều này không tự nhiên mà có mà cần phải học, rèn luyện. Trẻ em nào cũng có thể học, rèn luyện khả năng tư duy bậc cao. Từ đó, các em có thể có những suy nghĩ logic, sáng tạo, biết giải quyết vấn đề, ra quyết định cũng như có những ý tưởng mới, khả năng xử lý, phân tích thông tin và lên kế hoạch cho tương lai của mình. Như vậy, khả năng tư duy bậc cao là hoạt động tư duy gắn liền với thực tiễn, với thực hành.

Một số cách giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy bậc cao như sau:

* Đánh giá vấn đề: biết cách áp dụng các tiêu chí, xây dựng tiêu chí đánh giá cùng khả năng đánh giá giá trị của ý tưởng và thông tin.

* Lập luận: Rèn luyện cách lý giải các hành động – ý kiến, suy diễn, suy luận cùng khả năng phán đoán, ra quyết định, biết lập luận bằng những ngôn ngữ chính xác, thuyết phục.

* Tư duy sáng tạo: Rèn luyện khả năng đưa ra ý tưởng mới, lập giả định, tưởng tượng và xây dựng ý tưởng, tìm kiếm giải pháp sáng tạo và đổi mới.

* Đặt câu hỏi: Rèn luyện khả năng đặt những câu hỏi định hướng, nghiên cứu cùng khả năng lên kế hoạch tìm hiểu, rút ra kết luậ, tiên liệu hiệu quả.

Cách dạy kỹ năng tư duy cho trẻ từ sớm cũng được áp dụng, chú ý trong lĩnh vực giáo dục. Nhưng chủ yếu là những câu hỏi ở dạng Có – Không với cách trả lời hoặc đúng hoặc sai. Do đó, những câu hỏi dạng câu cá không biết câu trả lời hoặc câu được cá gì sẽ có tác dụng khởi gợi trí tò mò, tưởng tượng ở trẻ tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Khái Niệm Của Tư Duy. Muốn Phát Triển Tư Duy Thì Cần Phải Làm Gì ? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!