Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Khu Du Lịch Vệ Tinh Là Nhu Cầu Tất Yếu Của Các Đô Thị Lớn mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người dân tại các thành phố lớn đang hàng ngày sống với những mảng không gian chật chội của cao ốc, tắc đường và ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nhịp sống đô thị khiến con người luôn trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Và với quỹ thời gian vỏn vẹn hai ngày cuối tuần, các cư dân thành thị luôn có xu hướng tìm về những không gian xanh mát, yên bình để tranh thủ nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.
Ghi nhận thực tế cho thấy vào hai ngày thứ bảy, chủ nhật, các điểm du lịch dã ngoại ven đô đón một lượng lớn du khách đến từ thành phố. Nếu như người dân thành phố Hồ Chí Minh yêu thích những chuyến đi Vũng Tàu, Cần Thơ, người Huế, Vinh chuộng biển Cửa Lò, Cửa Hội… thì người dân thủ đô Hà Nội thường lui tới các khu du lịch sinh thái xanh Ba Vì, Đồng Mô hay biển Hạ Long, Cát Bà…
Du lịch ngoại ô đang được cư dân thành thị ưa chuộng với ưu điểm địa lý gần, không gian trong lành
Những điểm đến này đều nằm gần các thành phố lớn, rất thuận tiện giao thông và đáp ứng đủ các tiêu chí của người dân thành thị: thay đổi không khí, dịch vụ ăn uống, giải trí và lưu trú chất lượng. Song hành với khái niệm khu đô thị vệ tinh hình thành nhằm giải quyết nhu cầu giãn dân, giảm tải khu vực nội thành đông đúc và kích thích sự phát triển các khu vực ven đô. Khu du lịch vệ tinh cũng trở thành một định nghĩa quan trọng trong xu thế phát triển và là nhu cầu tất yếu của các đô thị lớn.
Phát triển khu du lịch vệ tinh còn là động lực phát triển kinh tế dịch vụ địa phương
Để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của người dân sống ở khu vực thành thị, các khu du lịch nghỉ dưỡng ven đô này càng được đầu tư. Việc tập trung xây dựng và phát triển các khu du lịch vệ tinh còn là động lực phát triển kinh tế dịch vụ của địa phương theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Các khu du lịch ngày càng thu hút vốn đầu tư, diện mạo hạ tầng giao thông và cơ sở lưu trú, dịch vụ giải trí ăn uống được nâng cấp một cách rõ rệt. Người dân có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế và đầu tư hiệu quả ngay tại địa phương.
Xây dựng các khu du lịch vệ tinh góp phần phát huy thế mạnh và tạo động lực phát triển địa phương
Đơn cử như tại mỏ khoáng nóng huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gần đây đang thu hút một lượng lớn du khách từ thành phố Hà Nội đến trải nghiệm tắm khoáng và nghỉ dưỡng. So với các địa phương khác, Thanh Thủy là nơi sở hữu mỏ khoáng nóng radon quý giá, được các chuyên gia đánh giá có chất lượng nước tương đương với suối khoáng nóng tại Nhật Bản. Nắm bắt được các giá trị tiềm năng đặc biệt, đã có nhiều chủ đầu tư xây dựng các mô hình nghỉ dưỡng kết hợp tắm khoáng trị liệu sức khỏe. Trong đó có dự án vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Wyndham Lynn Times Thanh Thủy đã thu hút được các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản mua buôn 500 căn hộ khách sạn. Nhờ đó góp phần tiên phong khai thác và phát triển tài nguyên khoáng sản địa phương lên tầm cỡ tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế chuyên nghiệp.
Không chỉ tạo động lực phát triển kinh tế, sự đầu tư xây dựng các khu du lịch vệ tinh còn góp phần quảng bá sâu rộng nét đẹp văn hóa, phát huy được các giá trị bản sắc, tài nguyên khoáng sản của địa phương. Đồng thời mang đến nhiều cơ hội trải nghiệm mới mẻ cho du khách, kích thích nhu cầu đi du lịch và nghỉ dưỡng của người dân thành thị.
Trường Thịnh
Về Mô Hình Đô Thị Vệ Tinh
Kiều Trang :
Em đã đọc bài viết của anh về “Phát triển cân bằng vùng để chữa bệnh đại đô thị”,xin chia sẻ với anh vấn đề mà em đang thắc mắc:
Hiện nay, phát triển thành phố vệ tinh là một xu hướng chung mà các đô thị lớn nước ta đang hướng tới, xét về một khía cạnh, nó có thể giải quyết rất nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, hay nói cách khác là hậu quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, xét về lâu dài, khi có nhiều thành phố vệ tinh phát triển xung quanh một đại đô thị, nó cũng sẽ gây ra những hậu quả tương tự, cũng ô nhiễm và ùn tắc…Nếu như vậy bản thân đại đô thị sẽ chịu cả 2 áp lực của chính bản thân nó (em nghĩ ta có thể giảm bớt áp lực chứ không thể triệt tiêu) và cả những áp lực mới do các đô thị vệ tinh gây nên tại các cửa ngõ quan trọng vào thành phố,và có thể tăng thêm sự khó khăn khi tiếp cận đại đô thị so với trước kia. Anh có thể cho em vài lý giải về vấn đề này được không ạ, cảm ơn anh nhiều.
Trả lời Kiều Trang:
Trước hết, anh xin lỗi Trang vì trả lời email của em chậm chễ và cũng xin cảm ơn em vì đã có những băn khoăn thú ví và có trách nhiệm.
Em đã hỏi những câu hỏi lớn và để trả lời, chắc một vài trang giấy vẫn có thể là chưa đủ. Và cũng giống như bản chất của đô thị – một thế giới phức tạp, hỗn độn tới mức không một lý thuyết nào, một cá nhân nào có đủ năng lực tư duy để hiểu thấu đáo về nó – anh cũng không thể trả lời hết tất cả mọi khía cạnh của câu hỏi lớn mà em nêu ra.
Thêm nữa, cũng giống như mọi lĩnh vực học thuật khác, nghiên cứu về đô thị ở Việt Nam gần như chưa được xác lập một cách có hệ thống, do đó để trả lời một câu hỏi dù là nhỏ nhất, anh thường buộc phải hỏi lại người hỏi để xem họ có hiểu các khái niệm giống như anh hiểu mà không.
Em bắt đầu câu hỏi của em bằng một nhận định :” Hiện nay, phát triển thành phố vệ tinh là một xu hướng chung mà các đô thị lớn nước ta đang hướng tới”. Quả thực, anh không dám chắc về điều này, ít nhất là theo nhận thức của anh về mô hình “đô thị vệ tinh”. Mô hình phát triển đô thị vệ tinh được hiểu trong học thuật về đô thị của phương tây là việc phát triển các thành phố nhỏ và trung bình xung quanh một thành phố trung tâm và chúng được liên kết với thành phố trung tâm này bằng một hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện. Hệ thống giao thông này sẽ cho phép nhiều người dân sống tại các đô thị vệ tinh có thể di chuyển vào đô thị trung tâm hằng ngày dễ dàng. Giữa thành phố trung tâm và các đô thị vệ tinh thường là các vành đai xanh. Các thành phố trung tâm theo mô hình đô thị vệ tinh thường bị giới hạn khu vực phát triển (không thể mở rộng hơn) để không biến thành một đại đô thị khổng lồ. Ví dụ điển hình nhất ở châu Á mà anh biết là hệ thống đô thị mới quy mô trung bình xung quanh thành phố Tokyo (mặc dù Tokyo bản thân đã là một đại đô thị rồi) tại Nhật Bản.
Theo định nghĩa này thì cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều chưa có các đô thị vệ tinh. Thành phố Hà Đông (nay là một quận của Hà Nội) hay Biên Hòa hoặc Thủ Dầu một đều chưa phải là những đô thị vệ tinh. Chúng chỉ là những thành phố phát triển hoàn toàn độc lập và tự nhiên trong mối liên hệ với Hà Nội hay Tp HCM. Đến một thời điểm khi mà các đô thị lớn dần lên và mở rộng diện tích, có vẻ gắn bó với nhau hơn. Nếu không có chiến lược hạn chế, ranh giới của chúng sẽ chạm nhau vào một ngày nào đó và biến thành một đại đô thị khổng lồ. Nếu em đi từ Tp HCM lên Biên Hòa, em sẽ thấy hiện tượng này. Đây là hiện tưởng phổ biến trên thế giới. Thử xem một vài ví dụ ở Canada (nơi anh hiểu khá rõ), thành phố Toronto với 5 triệu dân thực ra là một vùng đô thị gồm có 5 thành phố trong đó bản thân Toronto chỉ có 2 triệu dân. Thành phố Vancouver với 2 triệu dân thực ra là một vùng đô thị có 10 thành phố độc lập, trong đó bản thân Vancouver chỉ có 500 ngàn dân. New York, Tokyo hay Manila đều là những vùng đô thị như vậy. Một ngày kia có thể người sẽ nói: Tp Hồ Chí Minh là một đại đô thị 20 triệu dân với 6 thành phố (Sài Gòn (khu vực nội đô tp hcm hiện hữu), Nhơn Trạch, Hiệp Phước, Tây Bắc (Củ Chi), Thủ Dầu Một, Biên Hòa) trong đó bản thân Sài Gòn có 10 triệu dân. Ở TP Hồ Chí Minh, Đô thị Tây Bắc và Đô thị Hiệp Phước có hy vọng sẽ trở thành những đô thị vệ tinh đầu tiên của thành phố và được kết nối với trung tâm Sài Gòn bằng tàu điện mặt đất và tàu điện ngầm. Tuy nhiên nếu chính quyền không quyết tâm và có chiến lược phù hợp để thực thi cũng như hạn chế phát triển vùng Hóc Môn và Nhà Bè thì e rằng Tây Bắc và Hiệp Phước không thành hình hoặc sẽ lại chìm vào trong lòng một Sài Gòn rộng mênh mông như Hà Đông biến thành một quận của Hà Nội vậy.
Cứ như anh kể ở trên thì hình như mô hình vệ tinh không có nhiều ví dụ thành công trên thế giới. Có thể nói như vậy. Lý do là bởi mô hình này không dễ tiến hành và cũng không phải luôn là tối ưu để mà áp dụng. Các nhà quy hoạch ở Vn luôn nói về mô hình này bởi đó là những gì họ học được ở các trường đại học Liên Xô trong thời kỳ mà kinh tế thị trường không tồn tại (chính quyền có thể quyết định mọi thứ bao gồm cả việc một gia đình sống ở đâu, diện tích nhà rộng bao nhiêu và họ làm nghề gì) hoặc là họ bị choáng ngợp bởi những vùng đô thị như Copenhagen hay Paris nơi mà mô hình đô thị vệ tinh ít nhiều thành công mà không hiểu về cái giá mà những nơi đó đã phải trả cũng như những công cụ mà họ đã có để thành công.
Trả lời câu hỏi của em, anh nghĩ rằng những vấn nạn mà chúng ta đang phải chịu đựng như tắc đường, ô nhiễm,.v.v… chưa hẳn là vấn đề của “đại đô thị”. Không có vấn nạn gì là tất yếu cả. Hãy nhìn vào Tokyo hay New York, những đô thị có quy mô gấp 3 đến 5 lần Hà Nội hay Sài Gòn nhưng chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều. Những vấn nạn chúng ta đang phải chịu đựng trước hết bắt nguồn từ năng lực quy hoạch, quản lí qui hoạch và thực hiện qui hoạch yếu kém của chính quyền. Em đã lo sợ rằng các đô thị trung tâm sẽ chịu cảnh “một cổ hai tròng” khi mà đô thị vệ tinh phát triển lên. Em đang mường tượng các đô thị vệ tinh sẽ phát triển như là những gì mà em chứng kiến tại Sài Gòn hay Hà Nội hôm nay. Thực ra một nguyên lí cơ bản của mô hình vệ tinh chính là việc giới hạn qui mô phát triển về cả dân số và đất đai đối với các đô thị vệ tinh cũng như thành phố trung tâm. Cũng chí lí do này mà mô hình đô thị vệ tinh khó thực thi và kém hấp dẫn ở khía cạnh kinh tế. Để tránh ùn tắc thì cần một hệ thống giao thông công cộng tốt. Còn đề giảm ô nhiễm thì cần có các vành đai xanh. Cuối cùng, mô hình cần một cơ quan quản lí cấp vùng để điều phối các hoạt động chung.
Dũng đô thị
‘Chính Quyền Đô Thị, Đặc Khu Là Sự Đa Dạng Mô Hình Để Phát Triển’
Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM. Hà Nội cũng mới được Bộ Chính trị đồng ý cho thí điểm chính quyền đô thị tại khu vực các quận. Một số đô thị lớn trên toàn quốc đang xây dựng thành phố thông minh.
Ngoài ra, Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) sẽ hình thành đặc khu.
Các khái niệm trên được hiểu như thế nào trong khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành? VnExpress có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc – nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, người từng t ham gia soạn thảo Hiến pháp 2013 và là chuyên gia độc lập của dự án Luật các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt .
– Các khái niệm “chính quyền đô thị”, “cơ chế đặc thù”, “thành phố thông minh” được giải thích như thế nào?
– Mỗi khái niệm khi áp dụng vào đơn vị hành chính cụ thể thì sẽ được hiểu theo các quy định mà cấp có thẩm quyền dành cho đơn vị đó.
Chính quyền đô thị có thể được hiểu đơn giản là chính quyền ở khu vực đô thị, để phân biệt với tổ chức chính quyền nông thôn – mô hình truyền thống.
Ở Quốc hội khóa trước, Đoàn đại biểu TP HCM và TS Trần Du Lịch đã nêu vấn đề này rất mạnh mẽ. Theo đó, chính quyền đô thị sẽ không tổ chức HĐND ở cấp quận, phường; tăng mạnh tính chất tự chủ và tự quản của thành phố trong quan hệ với Trung ương và trong giải quyết các vấn đề chỉ có ở đô thị, đơn cử như ùn tắc giao thông…
Tuy nhiên, đề xuất trên chưa được chấp thuận dù kết quả thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại TP HCM cho kết quả tốt.
Vừa qua Bộ Chính trị đồng tình để TP Hà Nội thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.
Bước đầu chúng ta hiểu rằng Thủ đô có khu vực lõi đô thị và khu vực nông thôn rộng lớn sáp nhập từ Hà Tây trước đây. Hai nơi này cần tổ chức quản lý khác nhau. Cụ thể quản lý như thế nào thì chủ trương của Bộ Chính trị sẽ được thể chế hóa thông qua quy định pháp luật.
Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (hay còn gọi là đặc khu) là mô hình thử nghiệm thể chế. Đây là một loại hình đơn vị hành chính, nhưng có mục tiêu phát triển kinh tế đặc biệt nên phải có quy định về chính sách, về mô hình tổ chức chính quyền địa phương… khác với phần còn lại của đất nước.
Ngày 10/10 vừa qua, dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được trình Quốc hội, với hy vọng sẽ được thông qua tại kỳ họp tháng 5/2018.
Cơ chế đặc thù là cơ chế, chính sách do Quốc hội quyết định, khác với các luật hiện hành nhưng không được trái Hiến pháp.
Cơ chế đặc thù cũng có thể do Chính phủ quyết định nhưng không được trái với các Luật, Nghị quyết của Quốc hội; có thể được áp dụng thí điểm trong thời hạn nhất định.
Thành phố thông minh là việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản trị, phát triển đô thị để phục vụ cuộc sống của người dân tốt hơn.
Ở đó có hệ thống giao thông thông minh, hạ tầng thông minh, điện thông minh, toà nhà thông minh… giúp việc kết nối thông tin không chỉ giữa con người với con người mà còn kết nối giữa con người với vạn vật. Như ứng dụng công nghệ để giúp giảm ùn tắc giao thông, quản lý lưu lượng xe lưu thông trên đường từ đó biết được điểm nóng ùn tắc để điều chỉnh đèn tín hiệu, phân luồng; thu phí thông minh tại các tuyến đường hay bị tắc vào giờ cao điểm…
– Ở trên ông có đề cập đến chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, vậy hai mô hình này khác nhau ra sao?
– Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã phân biệt chính quyền ở đô thị và chính quyền nông thôn, hải đảo, theo đó nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy mỗi nơi khác nhau. Nhưng Luật không giải quyết được đề xuất xây dựng chính quyền đô thị một cấp.
Phân cấp hành chính ở Việt Nam theo chiều dọc, gồm cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trước đây có đề xuất chính quyền đô thị một cấp, nghĩa là cấp trung ương rồi đến cấp thành phố, không tổ chức cấp chính quyền ở các đơn vị cấp quận, phường, các nơi này chỉ có cơ quan đại diện hành chính. Còn khu vực nông thôn thì tổ chức như cũ hoặc chỉ tổ chức chính quyền ở xã, thị trấn, không tổ chức cấp chính quyền ở huyện.
Việc tổ chức chính quyền một cấp ở đô thị sẽ giúp triển khai các chủ trương của trung ương, của thành phố xuống bên dưới nhanh hơn.
Khi xây dựng Hiến pháp 2013, tôi về các đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội để hỏi thăm và đều nhận được câu trả lời là cấp phường không nên tổ chức nữa. Theo tôi, chính quyền đô thị không nên quá nhiều cấp, vì nó khác nông thôn ở chỗ rất tập trung. Giao thông, điện nước không thể chia cắt mà phường thì không thể đảm đương nổi nhiệm vụ kết nối các lĩnh vực này.
Chính quyền đô thị lớn không thể giống tỉnh nhỏ
– Việc Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị, TP HCM có cơ chế, chính sách đặc thù và Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang xây ba đặc khu liệu có phá vỡ sự thống nhất của không gian hành chính trên toàn quốc, hay đó là sự cần thiết để phát triển thưa ông?
– Hiến pháp 2013 hướng tới việc, trong thể thống nhất chung cho phép sự đa dạng. Bởi vì chính quyền ở TP HCM không thể giống với chính quyền ở tỉnh nhỏ như Bắc Kạn, Thái Bình…
Thống nhất là ở mục đích, nguyên lý, còn hình thức, phương pháp là đa dạng. Quản trị thành phố chắc chắn khác nông thôn. Nếu chúng ta không thừa nhận sự khác biệt, vượt trội thì đất nước không thể phát triển được.
Tôi lấy ví dụ đơn giản, một quận ở TP HCM mỗi năm xét xử số vụ án còn nhiều hơn một tỉnh bình thường. Hay trước đây mỗi tỉnh đều có Sở Văn hoá Thể thao Du lịch, nhưng hiện một số tỉnh phải tách Sở Du lịch riêng cho phù hợp với quy luật. Vì vậy, việc phát triển chính quyền đô thị hay đặc khu là yêu cầu tự nhiên, tạo nên sự đa dạng trong thống nhất.
Chúng ta k hông sợ từ việc này mà “anh nào cũng xin đặc thù”, bởi vì mỗi địa phương có điểm khác nhau.
Cơ chế rất quan trọng với sự phát triển của địa phương. Ở Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình từng nói “tôi cho các anh cơ chế, cứ thế mà làm”, vì vậy họ đã có một đặc khu Thẩm Quyến như bây giờ.
Từ c ơ chế sẽ có nhà đầu tư, có nguồn lực, tiền vàng từ dân bỏ ra. Một số nhà đầu tư vào Phú Quốc nói rằng họ chỉ cần 2 chữ “free” và “open” (tự do và mở cửa).
Tại các đặc khu chuẩn bị được thành lập cũng nên thử nghiệm ba trong một, gồm mô hình đặc khu, chính quyền đô thị và thành phố thông minh. Hiện Phú Quốc đang đi theo hướng này.
– Hiến pháp 2013 và hệ thống quy định pháp luật hiện hành tạo điều kiện cho các tỉnh, thành “xoay sở” như thế nào trong việc áp dụng cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển, thưa ông?
– Hiến pháp 2013 đổi tên chương UBND và HĐND thành chương chính quyền địa phương. Như vậy từ tên chương đã có sự đổi mới, được thiết kế theo hướng mở để tạo không gian cải cách.
Ban soạn thảo Hiến pháp đã thể hiện quan điểm rõ ràng, đó là Hiến pháp phải tạo ra độ mở vì văn bản này quy định nội dung cho phát triển lâu dài.
Hiến pháp 2013 cũng nêu rõ đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập, và cho phép trong thành phố trực thuộc Trung ương có đơn vị hành chính tương đương, đó có thể là thành phố, đặc khu hay khu thương mại tự do.
Với quy định mở này, các thành phố trực thuộc trung ương có thể đề xuất lập thành phố trong thành phố, như thành phố Sơn Tây trong TP Hà Nội, TP Cần Giờ trong TP HCM.
Hoàng Thùy
Sud: Phát Triển Đô Thị Bền Vững
SUD có nghĩa là gì? SUD là viết tắt của Phát triển đô thị bền vững. Nếu bạn đang truy cập phiên bản không phải tiếng Anh của chúng tôi và muốn xem phiên bản tiếng Anh của Phát triển đô thị bền vững, vui lòng cuộn xuống dưới cùng và bạn sẽ thấy ý nghĩa của Phát triển đô thị bền vững trong ngôn ngữ tiếng Anh. Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của SUD được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ngân hàng, máy tính, giáo dục, tài chính, cơ quan và sức khỏe. Ngoài SUD, Phát triển đô thị bền vững có thể ngắn cho các từ viết tắt khác.
SUD = Phát triển đô thị bền vững
Tìm kiếm định nghĩa chung của SUD? SUD có nghĩa là Phát triển đô thị bền vững. Chúng tôi tự hào để liệt kê các từ viết tắt của SUD trong cơ sở dữ liệu lớn nhất của chữ viết tắt và tắt từ. Hình ảnh sau đây Hiển thị một trong các định nghĩa của SUD bằng tiếng Anh: Phát triển đô thị bền vững. Bạn có thể tải về các tập tin hình ảnh để in hoặc gửi cho bạn bè của bạn qua email, Facebook, Twitter, hoặc TikTok.
Như đã đề cập ở trên, SUD được sử dụng như một từ viết tắt trong tin nhắn văn bản để đại diện cho Phát triển đô thị bền vững. Trang này là tất cả về từ viết tắt của SUD và ý nghĩa của nó là Phát triển đô thị bền vững. Xin lưu ý rằng Phát triển đô thị bền vững không phải là ý nghĩa duy chỉ của SUD. Có thể có nhiều hơn một định nghĩa của SUD, vì vậy hãy kiểm tra nó trên từ điển của chúng tôi cho tất cả các ý nghĩa của SUD từng cái một.
Ý nghĩa khác của SUD
Bên cạnh Phát triển đô thị bền vững, SUD có ý nghĩa khác. Chúng được liệt kê ở bên trái bên dưới. Xin vui lòng di chuyển xuống và nhấp chuột để xem mỗi người trong số họ. Đối với tất cả ý nghĩa của SUD, vui lòng nhấp vào “thêm “. Nếu bạn đang truy cập phiên bản tiếng Anh của chúng tôi, và muốn xem định nghĩa của Phát triển đô thị bền vững bằng các ngôn ngữ khác, vui lòng nhấp vào trình đơn ngôn ngữ ở phía dưới bên phải. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của Phát triển đô thị bền vững bằng nhiều ngôn ngữ khác như tiếng ả Rập, Đan Mạch, Hà Lan, Hindi, Nhật bản, Hàn Quốc, Hy Lạp, ý, Việt Nam, v.v.
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Khu Du Lịch Vệ Tinh Là Nhu Cầu Tất Yếu Của Các Đô Thị Lớn trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!