Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Giải Bài Tập Lipit (Chất Béo) mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Phản ứng xà phòng hóa
Công thức chung của chất béo (RCOO)3C3H5
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
nNaOH = nRCOONa = 3nchất béo = 3nglixerol
* Nhận xét: Dạng bài tập này thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải.
mchất béo + mNaOH = mmuối + mglixerol.
Ví dụ 1: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam.
B. 18,38 gam.
C. 18,24 gam.
D. 17,80 gam.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,06 0,02 mol
Theo ĐLBTKL:
mmuối = mchất béo + mNaOH – mglixerol
= 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92
= 18,8 gam
→ Đáp án: D
2. Phản ứng đốt cháy
Chất béo no có công thức chung: CnH2n – 4O6
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2
* Nhận xét: Dạng bài tập này áp dụng ĐLBT nguyên tố O
6nchất béo + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit no. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần V lit oxi (đktc) thu được 34,272 lit CO2 (đktc) và 26,46 gam H2O. Giá trị của V là
A. 48,720.
B. 49,392.
C. 49,840.
D. 47,152.
Hướng dẫn
nCO2 = 1,53 mol
nH2O = 1,47 mol
Gọi công thức chung của X là CnH2n – 4O6: x mol
Dựa vào Định luật bảo toàn nguyên tố oxi
CnH2n – 4O6 + (3n – 8)/2 O2 → nCO2 + (n – 2)H2O
→ nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,03 mol
Theo ĐLBT nguyên tố Oxi
→ 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nO2 = (2.1,53 + 1,47 – 6.0,03)/2 = 2,175
→ VO2 = 2,175.22,4 = 48,72 lit
→ Đáp án: A
3. Phản ứng hidro hóa
Chất béo không no + H2 (Ni, to) → chất béo no
Ví dụ 3: Cho 0,1 mol triolein tác dụng hết với 0,16 mol H2 (Ni, t0) thu được hỗn hợp các chất hữu cơ X. X tác dụng tối đa với a mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,34.
B. 0,14.
C. 0,04.
D. 0,24.
Hướng dẫn
Phương trình hóa học
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5
→ số mol H2 cần thiết để phản ứng hoàn toàn với chất béo là 0,3 mol
Theo giả thuyết: nH2 + nBr2 = 0,3 mol
→ nBr2 = 0,3 – 0,16 = 0,14 mol
→ Đáp án: B
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Xà phòng hóa hoàn toàn mg chất béo trung tính bằng dung dịch KOH thu được 18,77g muối. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch NaOH chỉ thu được 17,81g muối. Giá trị của m là
A. 18,36.
B. 17,25.
C. 17,65.
D. 36,58.
Hướng dẫn
Nếu thay thế 1mol K+ bằng 1 mol Na+ thì sự chênh lệch khối lượng là 16g
Nếu thay thế x mol thì 18,77 – 17,81 = 0,96g
→ x = 0,06 mol
Chất béo + 3NaOH → 3muối + glixerol
0,06 0,02
→ mchất béo = 17,81 + 0,02.92 – 0,06.40 = 17,25g
→ Đáp án: B
2. Chất béo X chứa triglixerit và axit béo tự do. Ðể tác dụng hết với 9,852 gam X cần 15 ml dung dịch NaOH 1M (t0) thu duợc dung dịch chứa m gam xà phòng và 0,368 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 10,138.
B. 10,084.
C. 10,030.
D. 10,398.
Hướng dẫn
nNaOH = 0,015 mol
nC3H5(OH)3 = 0,004 mol
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
0,012 0,004
R’COOH + NaOH → R’COONa + H2O
0,015 – 0,012 0,003
Theo ĐLBTKL:
mxà phòng = mX + mNaOH – mglixerol – mH2O
= 9,852 + 0,015.40 – 0,004.92 – 0,003.18
= 10,03g
→ Đáp án: C
3. Đốt cháy hoàn toàn mg hỗn hợp gồm metyl fomat, saccarozơ, glucozơ cần 6,72 lit O2 (đktc) thu được 5,22g H2O. Giá trị của m là
A. 8,82.
B. 8,38.
C. 9,00.
D. 10,02.
Hướng dẫn
Metyl fomat: HCOOCH3 = C2H4O2 = C2(H2O)2
Saccarozơ: C12H22O11 = C12(H2O)11
Glucozơ: C6H12O6 = C6(H2O)6
→ cả 3 chất này đều có chung Cn(H2O)m. Vì vậy, lượng oxi cần dùng để đốt cháy cả 3 chất này bằng lượng oxi dùng để đốt cháy C.
C + O2 → CO2
0,3 0,3 mol
→ mhh = mC + mH2O = 0,3.12 + 5,22 = 8,82g
→ Đáp án: A
4. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Hướng dẫn
Công thức cấu tạo X: (C17H35-COO)x(C17H33-COO)3-xC3H5
(trong đó: x là số liên kết (C=C)
Số mol CO2 = 57a = 2,28 → a = 0,04
Theo định luật bảo toàn nguyên tố O:
6.0,04 + 2.3,22 = 2.2,28 + nH2O
→ nH2O = 2,12 mol
(55 – x). 0,04 = 2,12
→ x = 2
→ số mol Br2 = 0,04.2 = 0,08 mol
→ Đáp án: B
5. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là
A. 40,40
B. 31,92
C. 35,60
D. 36,72
Hướng dẫn
Theo ĐLBTKL: mX + mOxi = mCO2 + mH2O
→ mX = 2,28.44 + 39,6 – 3,26.32 = 35,6g
Theo ĐLBT O: 6x + 2.3,26 = 2,28.2 + 39,6/18
→ x = 0,04 mol
Khối lượng triglixerit:
a = mC + mH + mO = 2,28.12 + 2,2.2 + 0,04.6.16 = 35,6g
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
0,04 0,12 0,04 mol
theo ĐLBTKL
mX + mNaOH = mmuối + mgli
→ b = 35,6 + 0,12.40 – 0,04.92
→ mmuối = b = 36,72g
→ Đáp án: D
6. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp X gồm ba triglixerit cần vừa đủ 4,77 mol O2, thu được 3,14 mol H2O. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 78,9 gam X (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Đun nóng Y với dung dịch KOH vừa đủ, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 86,10.
B. 57,40.
C. 83,82.
D. 57,16.
Hướng dẫn
Theo ĐLBT nguyên tố O:
0,06.6 + 4,77.2 = 2nCO2 + 3,14 → nCO2 = 3,38 mol
Số liên kết pi
nX = (nH2O – nCO2)/(1 – K) → K = 5
khối lượng của triglyxerit
m = mC + mH + mO = 3,38.12 + 3,14.2 + 0,06.6.16 = 52,6g
→ MtbX = 52,6/0,06 = 876,666
Số mol X khi hidro hóa
nX = 78,9/876,666 = 0,09 mol
X + 2H2 → Y
0,09 0,18 0,09
Y + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3
0,09 0,27 0,09
mmuối = 78,9 + 0,18.2 + 0,27.40 – 0,09.92 = 86,1g → Đáp án: A
7. Hỗn hợp X gồm các triglixerit trong phân tử đều chứa axit stearic, axit oleic, axit linoleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần a mol O2 thu được 0,285 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ được m1 gam muối. Giá trị a và m1 lần lượt là
A. 0,8 và 8,82.
B. 0,4 và 4,32.
C. 0,4 và 4,56.
D. 0,75 và 5,62.
Hướng dẫn
Triglixerit X chứa cả 3 gốc (C17H35COO)(C17H33COO)(C17H31COO)C3H5 = C57H104O6
C57H104O6 + 80O2 → 57CO2 + 52H2O
0,005 0,4 0,285
nCO2 = 0,285 mol → nX = 0,005 mol
→ nO2 = 0,4mol
nNaOH = 3nX = 0,15 mol → nglixerol = 0,05 mol
theo ĐLBTKL:
mmuối = 0,005.884 + 0,015.40 – 0,005.92 = 4,56g
→ Đáp án: C
8. Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Ðốt cháy hoàn toàn m gam X thu đuợc 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa dủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu duợc glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A. 25,86.
B. 26,40.
C. 27,70.
D. 27,30.
Hướng dẫn
Đặt x, y là số mol của 2 axit và triglixerit
x + 3y = 0,09 (1)
Axit panmitic (C16H32O2) và axit stearic (C18H36O2) có k = 1 (nCO2 = nH2O)
Triglixerit Y có k = 3
nY = y = (nH2O – nCO2)/(1 – k) = 0,02 mol → nglixerol = 0,02 mol
→ x = 0,03 mol → nH2O = 0,03 mol
mX = mC + mH + mO (mà nO = 2nNaOH = 0,18 mol)
= 1,56.12 + 1,52.2 + 0,18.16 = 24,64g
Theo ĐLBTKL:
mmuối = 24,64 + 0,09.40 – 0,02.92 – 0,03.18 = 25,86g
→ Đáp án: A
9. Đốt cháy hoàn toàn 13,728 gam một triglixerit X cần vừa đủ 27,776 lít O2 (đktc) thu được số mol CO2 và số mol H2O hơn kém nhau 0,064 mol. Mặt khác, hidro hóa hoàn toàn một lượng X cần 0,096 mol H2 thu được m gam chất hữu cơ Y. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam Y bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
A. 11,424.
B. 42,720.
C. 41,376.
D. 42,528.
Hướng dẫn
Gọi x, y là số mol CO2 và H2O → x – y = 0,064 (1)
Theo ĐLBTKL: 44x + 18y = 13,728 + 27,776/22,4.32 (2)
Giải hệ (1) và (2) → x = 0,88 mol và y = 0,816 mol
Theo ĐLBT nguyên tố O:
6nA + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
→ nA = 0,016 mol
Số C = 0,88/0,016 = 55
Số H = 0,816.2/0,016 = 102
→ CTPT của X là C55H102O6
→ số pi = 5 (trong đó có 3pi -COO- và 2pi -CC-)
→ nX khi td với H2 = 0,096/2 = 0,048 mol
Theo ĐLBT khối lượng
→ a = 0,048.858 + 3.0,048.40 + 0,096.2 – 0,048.92 = 42,72g
→ Đáp án: B
10. Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,2.
B. 0,24.
C. 0,12.
D. 0,16.
Hướng dẫn
Gọi x, y là số mol của X và CO2
Theo ĐLBT nguyên tố O: 6x + 3,08.2 = 2y + 2
→ 6x – 2y = 4,16 (1)
Khối lượng X:
m = mC + mH + mO
= 12y + 2.2 + 16.6x
= 96x +12y + 4
Khi cho X vào dung dịch NaOH vừa đủ thì nNaOH = 3x và ngli = x mol
Theo ĐLBTKL:
mX + mNaOH = mmuối + mglixerol
96x + 12y + 4 + 3x.40 = 35,36 + 92x
124x + 12y = 31,36 (2)
Giải hệ (1), (2) → x = 0,04 và y = 2,2
Gọi k là số pi hoặc vòng thì nX = (nH2O – nCO2)/(1 – k)
→ k = 6
→ nBr2 = nX.(k – 3) = 0,12 mol
→ Đáp án: C
11. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được H2O và 2,28 mol CO2. Giá trị m là
A. 32,24g.
B. 30,12g.
C. 35,64g.
D. 33,74g
Hướng dẫn
Cả 2 gốc axit này đều có 18C
→ Công thức chung của X là C57HxO6 amol
nCO2 = 57a = 2,28 → a = 0,04 mol
theo ĐLBT nguyên tố O:
6.0,04 + 3,22.2 = 2,28.2 + nH2O
→ nH2O = 2,12 mol
→ m = 2,28.12 + 2,12.2 + 0,04.16 = 32,24g.
→ Đáp án: A
Trung tâm luyện thi, gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Tính Chất Hoá Học, Công Thức Cấu Tạo Của Lipit (Chất Béo) Và Bài Tập
– Về mặt cấu tạo, phần lớn Lipit là các este phức tạp bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và phopholipit,…
II. Tính chất vật lý của chất béo
* Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
* Công thức cấu tạo chung dạng:
– Chất béo động vật: Glixerit của axit no panmitic, stearic nên ở thể rắn.
– Chất béo thực vật: Glixerit của axit chưa no oleic nên ở thể lỏng.
* Một số chất béo thường gặp:
+) Axit panmitic: C 15H 31 COOH
+) Axit stearic: C 17H 35 COOH
+) Axit oleic: C 17H 33 COOH (có 1 nối đôi)
+) Axit linoleic: C 17H 31 COOH (2 nối đôi)
+) Axit linolenoic: C 17H 29 COOH (3 nối đôi)
– Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như mỡ động vật (mỡ bò, mỡ cừu,…). Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. Nó thường có nguồn gốc thực vật (dầu lạc, dầu vừng,…) hoặc từ động vật máu lạnh (dầu cá).
– Chất béo chứa các gốc axit béo no (mỡ động vật) thường ở dạng rắn, còn chất béo chứa các gốc axit không no (dầu thực vật) ở dạng lỏng.
– Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu, xăng, ete,…
III. Tính chất hoá học của chất béo
– Trong công nghiệp, phản ứng trên được tiến hành trong nồi hấp ở 220℃ và 25 atm.
– Ví dụ: phương trình hoá học
– Khi đun nóng với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng
– Ví dụ: phương trình hoá học
– Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.
– Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit (tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit).
– Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.
– Lipit lỏng có gốc axit là không no, để chuyển thành lipit rắn, ta cho tác dụng với H2 có niken làm xúc tác trong nồi hấp.
– Để đánh giá mức độ không no của lipit, người ta dùng:
– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit.
– Nối đôi C = C ở gốc axi không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
IV. Bài tập vận dụng về Lipit chất béo.
Bài 1 trang 11 sgk hóa 12: Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?
– Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.
– Trong đó R 1, R 2, R 3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.
* Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:
– Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no và ở trạng thái lỏng. ví dụ: (C 17H 33COO) 3C 3H 5
– Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no và ở trạng thái rắn. ví dụ: (C 17H 35COO) 3C 3H 5
Bài 2 trang 11 sgk hóa 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
– Đáp án: C.Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
– Bởi vì: Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon.
Bài 3 trang 11 sgk hóa 12: Trong thành phần của một số loại sơn có Trieste của glixerol với axit linoleic C 17H 31COOH và axit linoleic C 17H 29 COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các Trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.
– Các công thức trieste có thể có:
Bài 4 trang 11 sgk hóa 12: Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.
– Theo bài ra, số mol KOH là: n KOH = C M.V = 0,1.0,003 = 0,0003 (mol)
– Khối lượng KOH cần dùng là m KOH = n.M = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)
– Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH
⇒ Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH
⇒ x = 16,8/2,8 = 6
⇒ Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.
Bài 5 trang 12 sgk hóa 12: Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
– Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1 g chất béo
⇒ n KOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 (mol).
⇒ n axit stearic = n KOH = 0,125.10-3 (mol). (axit stearic: C 17H 35 COOH)
⇒ m axit stearic = n.M = 0,125.10-3. 284 = 35,5.10-3(g).
⇒ Lượng tristearoylglixerol (C 17H 35COO) 3C 3H 5 có trong 1g chất béo là: 1- 35,5.10-3 = 0,9645(g).
⇒ n(C17H35COO)3C3H5 = 0,9645/890 = 1,0837.10-3 mol
– Phương trình hóa học:
⇒ n KOH = 3. n(C17H35COO)3C3H5 = 3. 1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 (mol).
– Số g KOH tham gia xà phòng hóa = 3,2511.10- 3. 56 ≈ 182.10-3 g = 182(mg).
⇒ Chỉ số xà phòng hóa của chất béo tristearoylixerol là: 182 + 7 = 189
Lý Thuyết Trọng Tâm Về Lipit Chất Béo Hóa 12
Lipit là gì?
Khái niệm: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong thành phần của tế bào sống, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực (xăng, dầu, benzene…). Về bản chất lipit là những este phức tạp và được chia làm 4 nhóm như sau:
Chất béo ( trong hóa 12 chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về chất béo).
Sáp
Steroit
Photpholipit
(Lưu ý : Đừng đồng nhất chất béo với lipit vì lipit không phải chỉ có chất béo ,chất béo chỉ là
một trong các dạng của lipit.)
Chất béo là gì?
Axit béo
-Khái niệm: Axit béo là những axit monocacbonxylic có mạch cacbon dài và không phân nhánh với số cacbon chẵn (từ 12-24).
Axit béo, no
Axit panmitic: C15H31COOH
Axit stearic: C17H35COOH
Axit béo, không no
Axit oleic: C17H33COOH
Axit linoleic: C17H31COOH
Khái niệm chất béo:
Là Trieste (trieste là gì? trieste là chất có 3 nhánh) của glixerol với các axit béo, là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (Thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit hoặc Triaxylglixeron . Đây là hợp chất quan trọng nhất trong các loại Lipit. Tiếp theo ta tìm hiểu công thức cấu tạo của chất béo.
Công thức chất béo có dạng:
Phân loại và chất vật lí của lipit chất béo:
Tính chất hóa học của lipit(chất béo)
Chất béo mang đầy đủ tất cả các tính chất của Este.
1. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit:
– Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:
2. Phản ứng xà phòng hóa:
– Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì tạo ra grixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.
– Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và là phản ứng không thuận nghịch.
3. Phản ứng cộng Hidro, cộng dd Br:
Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:
– Chất béo tác dụng với oxi của không khí tạo thành andehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.
Ứng Dụng
1. Vai trò của chất béo trong cơ thể:
– Chất béo còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể.
– Đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
– Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.
– Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng
2.Ứng dụng của chất béo:
– Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. Một số loại dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diezel.
– Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp…
– Grixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ…
Bài tập trắc nghiệm về lipit chất béo:
Chọn đáp án đúng:
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.
B. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
C. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
2. Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất
A. xà phòng và glucozơ
B. và glixerol và ancol etylic
C. glucozơ và ancol etylic
D. xà phòng và glixerol.
3. Lipit gồm
A. chất béo, sáp, steroit, photpholipit.
B. Chỉ có chất béo.
C. chất béo, gluxit, protein.
D. chất béo, gluxit, steroit, photpholipit.
4. Để biến dầu thực vật thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình
A. hiđro hóa.
B. cô cạn ở nhiệt độ cao.
C. xà phòng hóa.
D. ngưng tụ.
5. Trong các công thức sau, công thức nào không phải là công thức của chất béo?
A.(C4H9COO)3C3H5
B.(C17H35COO)3C3H5
C.(C15H31COO)3C3H5
D.(C17H33COO)3C3H5
6. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. glixerol và axit béo.
B. glixerol và muối natri của axit béo.
C. glixerol và axit cacboxylic.
D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic
7. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho lipit ?
A. là các este phức tạp.
B. tan nhiều trong dung môi hữu cơ phân cực.
C. không hoà tan trong nước.
D. có trong tế bào sống.
Giải Bài Tập Hóa Bằng Phương Pháp Bảo Toàn Electron
Phương pháp giải bài tập hóa
Tác giả bài viết:
Phạm Ngọc Dũng
Nguồn tin: Thầy Phạm Ngọc Dũng
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thaydungdayhoa.com là vi phạm bản quyền
Từ khóa:
phương pháp giải hóa, phương pháp bảo toàn electron
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 646 trong
159
đánh giá
Được đánh giá
4.1
/
5
Những tin mới hơn
Giải bài tập hóa bằng phương pháp trung bình
Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Giải Bài Tập Lipit (Chất Béo) trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!