Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Hấp Thụ – Tính Toán Quá Trình Hấp Thụ Trong Xử Lý Khí Thải – Eth Xử Lý Nước Thải Và Môi Trường mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cân bằng pha trong hệ khí – lỏng
Trong quá trình hấp thụ, xảy ra sự tương tác giữa chất khí với dung dịch có chứa chất có khả năng tác dụng với chất khí. Đôi khi chất khí hòa tan tác dụng trực tiếp với dung môi. Số liệu về sự hòa tan của các khí trong chất lỏng có trong các sổ tay chuyên dùng.
Khi nồng độ khí hòa tan bé, nhiệt độ và áp suất xa các điểm tới hạn thì sự cân bằng hệ lỏng – khí có thể xác định theo định luật Henry:
Trong đó:
Pi : áp suất riêng phần của cấu tử i trong pha khí lúc cân bằng;
Hi : hằng số Henry của cấu tử i (có thứ nguyên áp suất);
xi : tỷ lệ phân mol của cấu tử i trong pha lỏng;
yi*: tỷ lệ phân mol của cấu tử i trong pha khí lúc cân bằng (có dấu *);
P : áp suất tổng của hệ;
K = Hi/P : hệ số không thứ nguyên.
Trong trường hợp chất khí tham gia phản ứng hóa học trong dung dịch thì định luật Henry phải áp dụng không phải cho nồng độ tồng của khí hòa tan mà cho nồng độ của khí chưa phản ứng.
2. Quy luật động học
Đối với hấp thụ vật lý
Trong hấp thụ vật lý, sự vận chuyển các chất trong phạm vi từng pha được xác định bằng các phương pháp cấp khối:
Còn sự vận chuyển các chất từ pha này qua pha khác thì theo các phương trình truyền khối sau:
Quan hệ giữa các hệ số truyền khối (K) và các hệ số cấp khối (𝛽) như sau:
Trong đó:
GA : lượng vật chất truyền vận, Kmol/h ;
𝛽g, 𝛽l : hệ số cấp khối trong pha khí và pha lỏng tương ứng, m/h ;
F : bề mặt tiếp xúc pha, m2 ;
y, x (Kmol/m3): nồng độ của cấu tử được vận chuyển trong pha khí và pha lỏng.
Độ hòa tan một số khí trong nước:
TT Chất khí Nhiệt độ, 0C
0 10 15 20 30 40 50 60
1 N2O(A) 1,05(50 0.88 0,74 0,63 – – – –
2 NO (A) 0,074 9,057 0,051 0,047 0,040 0,035 0,032 0,030
3 NH3(A) 1299 910 801 709 593(280 – – –
4 HCl(S) 507 474 458 442 411 386 362 339
5 SO2(S) 79,8 56,6 47,3 39,4 27,2 18,8 – –
6 H2S(A) 4,62 3,36 2,91 2,55 2,01 1,64 1,38 1,18
7 CO2(A) 1,713 1,194 1,019 0,878 0,665 0,530 0,436 0,359
8 CO (A) 0,035 0,028 0,025 0,023 0,020 0,018 0,016 0,015
9 Cl2 (S) 4,61 3,08 2,63 2,26 1,77 1,41 1,20 1,01
Ghi chú :
(A): Chỉ số ml khí nằm cân bằng với nước mà áp suất riêng phần của khí luôn luôn
không đổi và bằng 760 mmHg
(S) : Chỉ số ml khí ở 00C, 760 mmHg hòa tan trong 1 ml nước ở nhiệt độ chỉ định và ở tổng áp suất khí và hơi nước là 760 mmHg
yp, xp : nồng độ của cấu tử được chuyển vận tại ranh giới phân pha giữa pha khí và pha lỏng, Kmol/m3
y*: nồng độ của cấu tử trong pha khí cân bằng với nồng độ của khí, Kmol/m3
x*: nồng độ của cấu tử trong pha lỏng cân bằng với nồng độ của khí, Kmol/m3
m : hằng số cân bằng pha (yp = mxp)
Kg, Kl : hệ số truyền khối tính theo nồng độ trong pha khí và pha lỏng, m/h.
Trong các hệ có độ hòa tan cao thì m ≈ 0, do đó Kg ≈ 𝛽g, tức là trong hệ lỏng – khí như vậy trở lực của quá trình truyền khối tập trung tại pha khí.
Trong các hệ khí ít hòa tan trong chất lỏng thì m có giá trị rất lớn, do đó Kl ≈ 𝛽l, nghĩa là trở lực truyền khối tập trung tại pha lỏng.
Độ hòa tan của một số khí trong nước ở áp suất thường (cm3 khí/lít nước):
TT Chất khí Nhiệt độ, 0C
0 20 40 60
1 Axêtylen 1.730 1.030 – –
2 NH3 1.300.000 710.000 – –
3 SO2 800 395 190 –
4 CO2 1.713 878 530 360
5 CO 35,4 23,2 17,8 14,9
6 H2S 4.670 2.580 1.660 1.190
7 Cl2 – 2.260 1485 –
8 HCl 507.000 442.000 386.000 339.000
Vì trị số của 𝛽g lớn rất nhiều so với 𝛽l nên quá trình hấp thụ xảy ra rất nhanh trong hệ có trở lực khuếch tán truyền khối trong pha khí và như vậy thiết bị cho trường hợp này sẽ có kích thước bé.
Trong quá trình hấp thụ có kèm phản ứng hóa học trong pha lỏng thì gradient nồng độ ở bề mặt phân pha tăng lên so với trường hợp hấp thụ vật lý, hoặc là do tăng động lực khi các hệ số cấp khối trong pha lỏng đối với hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học bằng nhau.
Khi hấp thụ hóa học:
– Hệ số gia tốc hấp thụ trong pha lỏng khi hấp thụ hóa học là:
– Quan hệ giữa hệ số truyền khối k’ với hệ số cấp khối 𝛽’ khi hấp thụ hóa học là:
Lưu ý:
Dấu phẩy (‘) ở các ký hiệu là biểu thị có quá trình hấp thụ hóa học (có kèm theo phản ứng hóa học)
Δl: động lực của sự hấp thụ;
ml : hằng số cân bằng pha đối với hấp thụ vật lý với sự hiệu chỉnh lực ion của dung dịch;
δ : độ tăng trưởng động lực hấp thu trong pha lỏng khi có sự hấp thu hóa học.
Hệ số gia tốc hấp thụ phụ thuộc vào vận tốc phản ứng hóa học và mức độ khuấy đảo của chất lỏng. Phản ứng hóa học không thuận nghịch trong pha lỏng sẽ làm triệt tiêu giá trị áp suất riêng phần cân bằng của khí hòa tan trong một khoảng rộng nồng độ.
Trong trường hợp phản ứng không thuận nghịch nhanh giữa khí hòa tan với tác chất tan trong pha lỏng (hay với pha lỏng như là một tác chất) thì m có giá trị không lớn lắm.
Trở lực tương đối của các pha khí và pha lỏng trong sự khuếch tán khi hấp thụ hóa học là hàm số không chỉ của hệ số khuếch tán của khí hòa tan trong các pha lỏng và pha khí, độ hòa tan của khí và thời gian tiếp xúc pha mà còn phụ thuộc nồng độ các chất chưa tham gia phản ứng, vận tốc khuếch tán của tác chất trong pha lỏng và vận tốc phản ứng.
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Địa chỉ VPGD: số 25, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0966.281.336 – 0899.812.999
Website: chúng tôi
Email: moitruongeth@gmail.com
Môi Trường Eth – Eth Xử Lý Nước Thải Và Môi Trường
Hệ thống xử lý nước thải là gì? có những loại nước thải nào?
Hệ thống xử lý nước thải là khái niệm chung để chỉ một hệ thống bao gồm các hạng mục công trình và thiết bị đi kèm để xử lý biến nước thải thành nước sạch ở mức độ chấp nhận được.
Có 4 loại nước thải có thể đi vào hệ thống xử lý nước:
– Nước thải sinh hoạt cư dân (domestic watsewater): thải ra từ các hộ dân, văn phòng,…
– Nước thải công nghiệp (industrial watsewater): thải ra từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
– Nước thẩm lậu/ nước chảy tràn (infiltration/inflow): nước thẩm lậu gồm tất cả các loại nước chảy vào hệ thống cống rãnh do sự rò rỉ, vỡ bể đường ống hoặc thấm qua tường chắn. Nước chảy tràn là lượng nước mưa chảy vào hệ thống cống rãnh từ hệ thống tiêu nước mưa, mái nhà, hè phố, …
– Nước mưa (stormwater): nước tràn mặt do mưa tại chỗ hoặc tuyết tan.
Hiện nay đã có những hệ thống xử lý nước thải ra đời giúp con người xử lý nguồn nước ô nhiễm vô cùng hiệu quả.
Phương pháp cơ bản để xây dựng hệ thống nước thải
Có nhiều phương pháp khác nhau trong xử lý nước thải. Tùy vào từng loại nước thải, điều kiện địa phương, tài chính và chính sách mà ta có thể chọn lựa các phương pháp khác nhau:
+ Xử lý nước thải bằng phương pháp kị khí tự động
+ Xử lý nước thải bằng phương pháp tuần hoàn tự nhiên
+ Xử lý nước thải bằng đất sét, rơm rạ, trấu, xơ dừa,…
Các yêu cầu chính của một hệ thống xử lý nước thải gồm những gì?
Một công trình Xử lý nước thải phải được xem xét trên cả 3 chỉ tiêu (3E): kỹ thuật (Engineering), kinh tế (Economics) và môi trường (Environment).
Tổng quát, một dự án xử lý nước thải tốt cần có một số đặc điểm sau:
Sau khi xử lý, nước thải phải giảm được độ đục, màu, mùi, độ cứng và các chất hữu cơ gây bệnh thỏa các yêu cầu quy định của nhà nước.
Công trình càng đơn giản, càng bền vững và hiện thực thì càng tốt
Công trình phải đáp ứng nhu cầu phát triển dân số
Công trình cần thiết phải nằm trong khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng của cộng đồng địa phương.
Công trình cần được thừa nhận và đồng tình cao của cộng đồng và có sự tham gia càng nhiều càng tốt của cư dân, nguyên vật liệu tại chỗ, …
Vì sao nên chọn dịch vụ xử lý nước thải của Môi trường ETH?
ETH là công ty có đội ngũ chuyên viên môi trường kinh nghiệm trong nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Chúng tôi luôn đưa ra những giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhất cho gia đình, doanh nghiệp,…thi công đúng thời gian quy định, hướng dẫn vận hành.
Công ty chúng tôi chỉ tư vấn, thiết kế xây dựng, lắp đặt và giám sát công trình với chi phí thấp, cung cấp các thủ tục pháp lý môi trường, xử lý khí thải, xử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp. Để được tư vấn trực tiếp và MIỄN PHÍ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Địa chỉ VPGD: số 25, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.281.336 – 0899.812.999
Website: moitruongeth.com
Email: moitruongeth@gmail.com
Khái Niệm Và Các Phương Pháp Xử Lý Nước Thải
Xử lý nước thải là quy trình tách lọc những thành phần chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải. Phương pháp xử lý nào là tốt nhất? Đặc trưng và các loại nước thải điển hình.
Nước thải là loại nước chứa nhiều tác nhân ô nhiễm. Chẳng hạn như chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, vô cơ có thể phân hủy sinh học. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các kim loại nặng cùng nhiều vi sinh vật có hại khác.
Nước thải phát sinh từ nhiều nguồn như khu dân cư, tòa nhà, sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp hay trung tâm thương mại. Thành phần nước thải cũng vì thế đa dạng hơn, chúng bắt nguồn từ khu vực vệ sinh, ăn uống, nhà bếp, cơ sở chế biến, tái chế.
Mục đích của xlnt là loại bỏ triệt để hoặc giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm. Việc loại bỏ các vi sinh vật có hại giúp bảo vệ sức khỏe cho đối tượng sử dụng. Vì thế, khi nước thải chưa được xử lý mà đổ thẳng sông ngòi, kênh, rạch đe dọa đến sự tồn tại đến môi trường cùng các loài sinh vật khác (kể cả con người).
Yếu tố quan trọng nhất trong nhiệm vụ xử lý nước thải đó chính là giảm lượng BOD xuống mức thấp nhất. Điều đó có nghĩa là giảm lượng oxy mà VSV hiếu khí sử dụng để oxy hóa chất hữu cơ. Cơ chế xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí thường tỷ lệ thuận với nhau. Do đó khi BOD giảm đến mức thấp nhất sẽ khiến VSV phát triển kém hơn. Nhờ vậy, VSV gây bệnh hoặc VSV có hại ít có cơ hội sống sót hơn.
Đây là biện pháp hướng đến nhiều đối tượng khác như xử lý nước thải sinh hoạt, thương mại, hộ gia đình, đô thị, công nghiệp,… Nhờ vào những tác dụng từ các phương pháp cơ học – hóa lý – sinh học mà có thể loại bỏ những tác nhân nguy hiểm. Trong đó nhà máy xử lý tập trung thường giữ vai trò quan trọng.
Vì nơi đây lưu trữ nguồn thải với khối lượng lớn với sự đa dạng từ nhiều nguồn thải khác nhau. Hệ thống thoát nước là một hỗn hợp bao gồm nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nước mưa hoặc nước thải sản xuất.
Một số phương pháp xử lý nước thải đặc trưng
Xử lý bậc 1: bao gồm các công trình như tách rác, lắng, lọc và điều hòa. Các chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, rác thải được tách bỏ. Với những chất rắn có kích thước nhỏ, nhẹ không thể tự lắng sẽ được keo tụ – tạo bông. Đó là sự kết hợp giữa hóa chất keo tụ với lực điện trường trong nước. Những bông cặn lắng xuống hình thành bùn và được loại bỏ ra ngoài. Hiệu quả xử lý BOD ở đây đạt khoảng 25 – 35%.
Xử lý bậc 2: thường ứng dụng xử lý nước thải công nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ. Quá trình sục khí cung cấp nguồn oxy để VSV hiếu khí sinh trưởng bằng cách phân hủy chất ô nhiễm. Trong đó, bùn từ xử lý bậc 1 được tuần hoàn ngược về đây để duy trì mật độ sinh khối. Các chất rắn còn lại tiếp tục lắng xuống đáy.
Xử lý hóa học: đây là bước xử lý cuối cùng trước khi dẫn nước ra nguồn tiếp nhận. Hóa chất thường sử dụng như clo, ozone, tia UV nhằm tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh, nấm,… nguy hại. Nước sau xử lý có thể sử dụng cho các mục đích khác như tưới cây nông nghiệp hoặc sử dụng làm phân bón.
Bể tự hoại: đây là cách xử lý cho hộ gia đình dưới dạng bể kín và xây ngầm dưới đất. Bể hoạt động giúp chất rắn lắng nhanh xuống đáy. Bùn và chất hữu cơ bị các VSV phân hủy.
Hồ nước thải: hố được xây với các lỗ để khi nước thải đi vào chúng có thể dễ dàng ngấm vào dưới đất. Chất ô nhiễm tích tụ nhiều ở đất và được vi sinh vật kỵ khí phân hủy.
Phương pháp áp dụng tối ưu nhất thường là đầm lầy nhân tạo. Dựa vào vai trò của các loài thực vật tương ứng mà quá trình phân hủy tự nhiên và phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật đạt kết quả cao. Sự phân hủy sinh học này chỉ diễn ra tại các ao xử lý được xây dựng kế tiếp nhau. Các ao này bao gồm:
Ao thứ nhất: xảy ra quá trình phân hủy hiếu khí (sục khí). Đồng thời dưới đáy ao còn xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí.
Đầm lầy: chất hữu cơ bị phân hủy nhờ vi sinh vật trong đất
Ao thứ 2 (ao tĩnh): có sự xuất hiện của tảo, cỏ và thực vật có vai trò giữ lại chất ô nhiễm.
Ao cuối cùng: BOD, VSV được loại bỏ. Nước đi ra ngoài nguồn tiếp nhận phục vụ cho các mục đích sử dụng khác.
Quang Phổ Hấp Thụ Và Phương Pháp Quang Phổ Hấp Thụ Nguyên Tử
Quang phổ chính là các vạch tối hoặc sáng do sự phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng trong một dải tần số hẹp, so với các tần số lân cận. Quang phổ gồm ba loại, đó chính là quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về quang phổ vạch hấp thụ.
Quang phổ hấp thụ là gì?
Quang phổ hấp thụ (hay quang phổ vạch hấp thụ) là quang phổ bao gồm những vạch tối nằm trên nền của quang phổ liên tục. Quang phổ chứa các vạch quang phổ thì được gọi là quang phổ vạch.
Điều kiện phát sinh của loại quang phổ này là khi chúng ta chiếu một loại ánh sáng trắng qua bất kỳ một khối khí hoặc hơi đã bị nung nóng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng sẽ tạo ra chúng.
Máy đo quang phổ hấp thụ
Quang phổ hấp thụ có một vài đặc điểm như sau:
Xuất hiện hiện tượng đảo sắc của các vạch quang phổ: Khi có quang phổ vạch hấp thụ (quang phổ hấp thụ) của một đám khí hay hơi, nếu tắt nguồn sáng trắng thì nền của quang phổ liên tục sẽ biến mất và những vạch đen của quang phổ vạch hấp thụ sẽ trở thành những vạch màu của quang phổ vạch phát xạ của chính đám khí hay hơi đó.
Ở một nhiệt độ nhất định, một đám khí hoặc hơi có khả năng phát xạ ra những loại ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng sẽ có khả năng hấp thụ những loại ánh sáng đơn sắc đó.
Mỗi nguyên tố hóa học đều có quang phổ vạch hấp thụ riêng đặc trưng cho chính nguyên tố đó.
Hiện nay, quang phổ vạch hấp thụ được ứng dụng trong việc nhận biết sự có mặt hay xuất hiện của một nguyên tố hóa học nào đó trong hỗn hợp hay hợp chất.
Quang phổ hấp thụ nguyên tử
Quang phổ hấp thụ nguyên tử được biết đến là một trong những phương pháp quang phổ hay được dùng để định tính và định lượng trong hóa phân tích.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một loại phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử được dùng để phân tích lượng nhỏ (lượng vết) các kim loại trong các loại vật mẫu khác nhau của các chất hữu cơ và vô cơ. Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử có thể định lượng được đa số các kim loại (khoảng 65 nguyên tố) và một số loại á kim ở giới hạn nồng độ cỡ ppm (µg) đến nồng độ ppb (ng).
Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) thực hiện đo nồng độ nguyên tử ở mức phần triệu trong tất cả các mẫu dựa trên khả năng hấp thụ ánh sáng của chúng ở một bước sóng nhất định. Hầu như là các mẫu phân tích bằng phương pháp AAS là các mẫu chất lỏng, các mẫu rắn cũng có thể được phân tích sau khi được hóa lỏng nhưng không chính xác bằng.
Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp tốt nhất để xác định các nguyên tố kim loại
Phổ hấp thu nguyên tử dựa vào khả năng hấp thu chọn lọc các bức xạ cộng hưởng của nguyên tử ở vào trạng thái tự do. Đối với mỗi nguyên tố, có thể nói vạch cộng hưởng thường là vạch quang phổ nhạy nhất của phổ phát xạ nguyên tử của chính nguyên tử đó.
Các nguyên tử tự do được tạo ra nhờ tác dụng của nguồn nhiệt biến các chất từ trạng thái tập hợp bất kỳ trở thành trạng thái nguyên tử, do quá trình nguyên tử hóa. Quá trình nguyên tử hóa có thể được thực hiện bằng phương pháp ngọn lửa (phun dung dịch phân tích vào ngọn đèn khí) hay phương pháp không ngọn lửa (lò graphit).
Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao thì hầu hết các nguyên tử ở trạng thái cơ bản, khi đó hướng vào nó một chùm bức xạ điện từ có tần số bằng tần số cộng hưởng các nguyên tử ở trạng thái tự do có thể hấp thụ các bức xạ cộng hưởng này và làm giảm cường độ.
Hy vọng rằng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm quang phổ hấp thụ là gì và phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Quang phổ hấp thụ phổ biến và được áp dụng thường xuyên trong cuộc sống nhưng không dễ dàng được tiếp xúc với chúng.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Hấp Thụ – Tính Toán Quá Trình Hấp Thụ Trong Xử Lý Khí Thải – Eth Xử Lý Nước Thải Và Môi Trường trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!