Cập nhật thông tin chi tiết về Prebiotic Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Prebiotic Tới Sức Khỏe Như Thế Nào? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Prebiotic là gì và chúng có lợi như thế nào đối với sức khỏe con người?
Cho đến nay, hầu hết mọi người đều biết thực phẩm giàu chất xơ và probiotic mang đến rất nhiều lợi ích và vô cùng cần thiết cho sức khỏe tổng thể của con người. Thế nhưng, thực phẩm prebiotic lại chưa được đánh giá đúng mực và chưa xuất hiện nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Thật không may, điều này có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khó tiêu, viêm nhiễm, suy giảm khả năng miễn dịch, tăng cân và các nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính.
Trong khi các loại thực phẩm probiotic đóng một vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của đường ruột và cơ thể, prebiotics lại chính là nguồn thứ ăn cho probiotic để giúp tăng cường sức khỏe hơn nữa. Khi kết hợp cả hai hợp chất trong một chế độ ăn uống bổ dưỡng và lối sống lành mạnh, bạn có thể tận dụng được tối đa những lợt ích đáng kinh ngạc mà các thành phần này có thể mang lại. Vậy prebiotic là gì và chúng có lợi như thế nào đối với sức khỏe con người?
Prebiotic Là Gì
PREBIOTIC LÀ GÌ?
Theo định nghĩa, prebiotic là một dạng chất xơ không tiêu hóa. Cũng giống như các loại thực phẩm giàu chất xơ khác, các prebiotic đi qua tuyến trên của đường tiêu hóa và không thể tiêu hóa được vì cơ thể không thể phá vỡ các prebiotic này một cách hoàn toàn. Ngay khi đi qua ruột non, prebiotic sẽ tới đại tràng, và được lên men bởi hệ vi sinh đường ruột.
Ngày nay, khi các nhà nghiên cứu đề cập đến “chất xơ”, họ nói về không chỉ một chất mà là một nhóm các hợp chất hóa học khác nhau được tìm thấy trong thực phẩm, bao gồm fructo-oligosaccharide, inulin polysaccharides, và prebiotic khác.
Ban đầu, prebiotic không được phân loại là một thành phần chất xơ, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thành phần này hoạt động giống như các loại xơ khác. Ngày nay, carbohydrate prebiotic được xác định trong cơ thể người chủ yếu bao gồm fructans và galactans, cả hai đều được lên men bởi vi khuẩn kỵ khí trong ruột già.
LỢI ÍCH CỦA PREBIOTIC ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI
1. Tăng Cường Chức Năng Đường Ruột Và Cải Thiện Hệ Tiêu Hóa
Các prebiotics kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi (thường được gọi là “probiotic”), cư trú trong vào hệ vi sinh đường ruột . Vì các prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotics, chúng giúp cân bằng các vi khuẩn có hại và độc tố sinh sống trong đường tiêu hóa, mang đến nhiều tác động về sức khỏe, bao gồm cải thiện đường tiêu hóa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lượng prebiotic cao hơn có thể làm tăng số lượng các vi sinh vật probiotic, bao gồm Lactobacillus rhamnosus GG, L. reuteri, bifidobacteria và một số chủng L. casei hoặc L. acidophilus.
Một báo cáo trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2012 công bố prebiotic cùng với probiotic, có thể hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề lien quan đến tiêu hóa, bao gồm:
– Tiêu chảy (đặc biệt là sau khi uống thuốc kháng sinh)
– Một số bệnh nhiễm trùng đường ruột, rối loạn mãn tính và viêm loét đại tràng
– Các triệu chứng hội chứng ruột kích thích (IBS)
– Bệnh viêm ruột
2. Tăng Cường Chức Năng Miễn Dịch
Nhiều nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ các sản phẩm chứa prebiotic có thể mang lại những thay đổi đáng kể các thành phần trong hệ vi sinh đường ruột giúp cải thiện khả năng miễn dịch tốt hơn. Các tác động tích cực của prebioticđến từ khả năng giảm nồng độ của một số enzyme phát triển tế bào ung thư và các chất chuyển hóa vi khuẩn trong ruột.
Theo một báo cáo trong Tạp chí Dinh dưỡng của Anh, prebiotics còn có thể cải thiện tần suất đi ngoài, giảm nguy cơ viêm dạ dày, viêm ruột vầ nhiễm trùng, tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm các triệu chứng dị ứng. Sự kết hợp prebiotics và probiotic cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch nhờ cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và giảm độ pH trong ruột, qua đó ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh tiềm năng và vi khuẩn có hại.
3. Thuyên Giảm Các Triệu Chứng Nhiễm Trùng
Prebiotics có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm – một trong những căn nguyên của nhiều loại bệnh mãn tính, bao gồm kẻ giết người số 1 hiện nay: bệnh tim. Trên thực tế, người tiêu thụ nhiều prebiotic và chất xơ có xu hướng sở hữu mức cholesterol có lợi cao hơn và đối mặt với các nguy cơ bệnh tim mạch thấp hơn là những người không hấp thụ hai loại chất này.
4. Giảm Thiểu Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim Mạch
Tiêu thụ thực phẩm giàu prebiotics có thể làm giảm glycation, một chất kích thích tăng các gốc tự do, gây viêm và làm giảm đề kháng insulin, đều là những yếu tố góp phần gây bệnh tim.
Đặc tính của prebiotics là kiềm chế và giảm lượng cholesterol, giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim và các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp. Chúng cũng giúp cân bằng lượng chất điện giải và khoáng chất trong cơ thể, gồm có kali và natri – làm nhiệm vụ kiểm soát huyết áp.
5. Hỗ Trợ Giảm Cân
Theo các nghiên cứu gần đây trên cả người và động vật, một số loại thực phẩm prebiotics nhất định có thể cân bằng năng lượng, điều chỉnh tăng hay giảm cân tốt hơn. Sự hấp thụ số lượng các loại chất xơ cao hơn, sẽ dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp hơn và gia tăng khả năng chống lạo bệnh béo phì.
6. Bảo Vệ Sức Khỏe Xương Khớp
Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh năm 2007 đx chứng minh prebiotics hỗ trợ thúc đấy sự hấp thụ các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm magiê, đôi khi là sắt và canxi. Điều này có tác động rất lớn đến độ chắc khỏe của xương, ngăn ngừa gãy hoặc loãng xương. Trong một nghiên cứu được thực hiện cho thấy, chỉ với tám gram prebiotics mỗi ngày sẽ giúp tăng đáng kể sự hấp thu canxi giúp củng cố mật độ xương, cho xương chăc khỏe, dẻo dai
7. Điều Chỉnh Lượng Hormone Và Tâm Trạng.
KẾT LUẬN:
Hãy tăng lượng hấp thụ prebiotics hàng ngày cho cơ thể, điều đó có thể giúp chúng ta cải thiện sức khỏe đường ruột và các chức năng hệ miễn dịch, giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe xương khớp, điều chỉnh lượng hormone và tâm trạng tốt hơn. Prebiotics có trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như chuối chín, tỏi sống, hành tây. kẹo cao su và trong một số thực phẩm chức năng. Nhớ thêm các loại thực phẩm này vào trong bữa ăn hàng ngày để có thể tạn dụng tốt nhất nguồn lợi tuyệt vời mà chúng đem lại.
Prebiotics Là Gì? Tác Dụng Của Nó Với Sức Khỏe Ra Sao? Bổ Sung Thế Nào?
Bạn có biết, cơ thể của bạn chính là ngôi nhà chung của cả một hệ sinh thái vi khuẩn ruột, bao gồm cả lợi khuẩn và cả hại khuẩn. Bạn có biết để bạn có một sức khỏe tốt thì lợi khuẩn đường ruột của bạn cũng phải mạnh khỏe chứ?
Vậy làm sao để sức khỏe lợi khuẩn đường ruột của bạn trở nên tốt hơn. Đó chính là “nuôi” chúng bằng các loại thực phẩm prebiotic.
Vậy bạn có biết thực phẩm prebiotic là gì? Và vì sao cần phải quan tâm tới nó?
Nếu chưa, thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về prebiotic bao gồm: prebiotic là gì? Lợi ích của prebiotic, các nguồn thực phẩm giàu prebiotic, một số lưu ý khi bổ sung prebiotic và còn hơn thế nữa.
Nào! Hãy bắt đầu thôi!
Prebiotic là gì?
Prebiotics chủ yếu là oligosaccharides. Các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là Inulin/Fructo-oligosaccharides (FOS) và Galacto-oligosaccharides (GOS).
GOS: là một prebiotic có nguồn gốc từ động vật. GOS được chiết xuất từ lactose có trong sữa bò, dê… Cấu trúc hóa học của GOS bao gồm galactose và lactose liên kết với nhau.
FOS: là một prebiotic có nguồn gốc từ thực vật. FOS hiện diện trong nhiều loại thực phẩm như măng tây, chuối, yến mạch, tỏi, atisô và rau diếp xoăn nhưng hàm lượng lại khá thấp. Cấu trúc hóa học của FOS bao gồm glucose và fructose liên kết với nhau. Tùy vào độ dài của mạch liên kết này mà FOS được chia thành 2 loại:
FOS có cấu trúc mạch ngắn được gọi là oligofructose.
FOS có cấu trúc mạch dài được gọi là inulin.
Prebiotic, Probiotic và Postbiotic
Vậy sự khác biệt giữa prebiotic, probiotics và postbiotic là gì và chúng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Prebiotic: Là những chất được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và được sử dụng như một nguồn nhiên liệu giúp tăng cường sức khỏe cho hệ vi khuẩn đường ruột.
Probiotic: Chúng là các vi khuẩn có lợi sống trong hệ tiêu hóa, hỗ trợ nhiều chức năng của hệ miễn dịch.
Postbiotic: Các axit hữu cơ, chất kháng khuẩn bacteriocin, các chất cacbonic và enzyme là sản phẩm phụ của quá trình lên men bởi lợi khuẩn probiotic. Khi ăn một số loại phân tử dạng sợi để sinh sôi, probiotic để lại “sản phẩm thải” được gọi chung là postbiotic. Nói cách khác, hệ vi sinh vật trong cơ thể sản sinh postbiotic một cách tự nhiên, từ đó giúp điều chỉnh thành phần của vi sinh vật.
Nói một cách đơn giản hơn, probiotic “ăn” prebiotic và tạo ra sản phẩm là postbiotic. Cả ba đều có một loạt các lợi ích với sức khỏe và làm việc cùng nhau để tăng cường sức khỏe tiêu hóa và tổng thể.
Cách Prebiotic phối hợp với Probiotic để cải thiện sức khỏe
Trong khi lợi ích probiotic đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là với sự phổ biến ngày càng tăng của các loại thực phẩm lên men như dưa cải bắp, kombucha và kimchi. Thì prebiotic vẫn chưa thực sự được chú ý. Tất cả các loại chất xơ mà chúng ta nhận được từ ăn uống, thực phẩm thực vật đóng một vai trò quan trọng trong sự hấp thụ chất dinh dưỡng và sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Khi prebiotics ở trong dạ dày, nó không bị phân hủy bởi axit dạ dày hoặc enzyme tiêu hóa, chúng mang lại những thay đổi tích cực trong đường tiêu hóa và các cơ quan. Về cơ bản, các hợp chất prebiotic trở thành nguồn dinh dưỡng hoặc “nhiên liệu” cho các vi khuẩn có lợi nằm trong ruột của bạn.
Prebiotics cùng với probiotic đóng một vai trò cơ bản trong việc bảo tồn sức khỏe bằng cách duy trì sự cân bằng và đa dạng của vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là tăng sự hiện diện của “vi khuẩn tốt”, như Lactobacilli và Bifidus.
Bởi vì sức khỏe của ruột gắn liền với nhiều chức năng cơ thể khác nên prebiotic và probiotic rất quan trọng trong việc chống lại tình trạng viêm và giảm nguy cơ bệnh tật.
Tăng cường bổ sung prebiotic có thể mang lại các lợi ích to lớn sau:
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Cholesterol ở mức tốt hơn
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Cải thiện tiêu hóa
Giảm stress
Cân bằng nội tiết tố tốt hơn
Chức năng miễn dịch cao hơn
Giảm nguy cơ béo phì và tăng cân
Phản ứng viêm và tự miễn dịch thấp hơn
Tác dụng của Prebiotics
1. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Prebiotic hoạt động để kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi (thường được gọi là “probiotic”) trong đường ruột của chúng ta. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng thức ăn chứa nhiều prebiotic hơn có thể làm tăng vi sinh vật probiotic, bao gồm Lactobacillus rhamnosus GG, L. reuteri, bifidobacteria và một số chủng L. casei hoặc L. acidophilus. Các vi khuẩn hữu ích sống trong đường ruột như bifidobacteria và lactobacilli có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Campylobacter và Salmonella spp. Nghiên cứu cho thấy thức ăn trẻ sơ sinh có bổ sung Galacto-oligosaccharides (GOS) và Fructo-oligosaccharides (FOS) làm tăng vi khuẩn bifidobacteria trong phân.
Mặt khác, prebiotic đóng vai trò như một cái bẫy đối với vi khuẩn gây hại. Nhiều vi khuẩn gây hại có cơ chế sử dụng thụ thể (receptor) oligosaccharide trong ruột để liên kết với bề mặt niêm mạc ruột và gây nên các bệnh về dạ dày. Các prebiotic có thể mô phỏng các thụ thể ở ruột và do đó, các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết với prebiotic thay vì niêm mạc ruột. Điều này giải thích tại sao trẻ bú mẹ thường ít bị tiêu chảy hơn so với trẻ bú sữa bột (công thức sữa bột được pha trộn theo tỉ lệ nhất định để đạt được thành phần dinh dưỡng khá giống sữa mẹ). Trong sữa mẹ có chứa tới 130 loại oligosaccharides khác nhau.
Các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn sử dụng hàm lượng chất xơ khó tiêu từ các loại thực phẩm mà bạn ăn như một nguồn cho sự sống còn của chúng. Khi vi khuẩn đường ruột chuyển hóa các loại xơ không tiêu hóa được từ thực phẩm, chúng tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, là các hợp chất có nhiều lợi ích.
Một trong những axit béo có lợi này là axit butyric, giúp cải thiện sức khỏe của lớp niêm mạc ruột. Các axit béo chuỗi ngắn cũng giúp điều chỉnhcác chất điện giải trong cơ thể để thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ đều đặn và giảm các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy và táo bón.
Tiêu chảy (đặc biệt là sau khi uống thuốc kháng sinh)
Một số bệnh nhiễm trùng đường ruột và rối loạn mãn tính như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Bệnh viêm ruột
Hội chứng ruột rò rỉ
2. Tăng cường chức năng miễn dịch
Viêm cũng được cho là góp phần vào nhiều bệnh mãn tính khác, bao gồm bệnh tiểu đường, ung thư và thậm chí béo phì. Điều thú vị là, người ta tin rằng prebiotic và probiotic đóng góp vào quá trình trao đổi chất gắn liền với cả bệnh béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu cũng cho thấy môi trường ruột khỏe mạnh có thể dập tắt phản ứng tự miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn và điều chỉnh các chức năng miễn dịch.
4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Prebiotic có thể gián tiếp ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn axit lactic. Vi khuẩn này có thể làm giảm giảm mật độ cholesterol trong máu. Ngoài ra nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột tiêu thụ FOS có mức cholesterol thấp hơn so với những con đối chứng. Chúng cũng có thể cân bằng lượng chất điện giải và khoáng chất của cơ thể, bao gồm kali và natri – có trách nhiệm kiểm soát huyết áp.
5. Hỗ trợ giảm cân
Đây chắc chắn là một tin vui cho những bạn đang muốn giảm cân! Các nghiên cứu gần đây trên cả người và động vật cho thấy các sản phẩm prebiotics có lợi ích cân bằng năng lượng tốt hơn và giúp chống béo phì.
6. Bảo vệ sức khỏe xương
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy prebiotic giúp tăng cường hấp thụ các khoáng chất trong cơ thể, bao gồm magiê và có thể là sắt, canxi. Tất cả những điều này là rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa gãy xương hoặc loãng xương.
7. Điều chỉnh mức độ hormone và tâm trạng
Prebiotics còn có tác dụng thần kinh đáng kể trong não bộ, bao gồm giảm mức cortisol và phản ứng căng thẳng của cơ thể. Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, khi 45 người trưởng thành, khỏe mạnh uống bổ sung prebiotic galactooligosaccharide mỗi ngày trong vòng 3 tuần, cơ thể họ ít sinh ra cortisol – hormone gây căng thẳng sau khi thức dậy. Cũng trong nghiên cứu này, ở một bài tập đánh giá phản ứng cảm xúc, những người tham gia chú ý đến thông tin tích cực nhiều hơn tiêu cực – tương tự với kết quả sử dụng một số thuốc chống trầm cảm nhất định.
Các nguồn thực phẩm giàu prebiotic
Probiotic thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm nuôi cấy và lên men như sữa chua, kefir, kimchi và kombucha thì prebiotic thường được tìm thấy trong một số loại rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại kháng tinh bột như kháng tinh bột chuối.
Một vài loại thực phẩm giàu prebiotic tốt nhất mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống bao gồm:
Nổi tiếng có hương vị giống cà phê. Nó cũng là một nguồn prebiotic tuyệt vời. Khoảng 47% chất xơ rễ rau diếp xoăn xuất phát từ inulin. Inulin trong rễ rau diếp xoăn nuôi dưỡng các vi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa và giúp giảm táo bón. Nó cũng có thể giúp tăng sản xuất mật, giúp cải thiện tiêu hóa chất béo. Ngoài ra, rễ rau diếp xoăn có nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương oxy hóa.
Còn được gọi là “Táo đất”, có lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Nó cung cấp khoảng 2 gram chất xơ trong mỗi 100 gram, 76% trong số đó là từ inulin. Atisô Jerusalem đã được chứng minh là làm tăng vi khuẩn có lợi trong ruột già, thậm chí còn tốt hơn rễ rau diếp xoăn. Ngoài ra, chúng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số rối loạn chuyển hóa nhất định. Atisô Jerusalem cũng có hàm lượng thiamin và kali cao. Điều này có thể giúp hệ thần kinh của bạn và thúc đẩy chức năng cơ bắp tốt hơn.
Có thể được dùng để làm món salad và là nguồn chất xơ tuyệt vời. Chúng chứa 4 gram chất xơ cho mỗi khẩu phần 100 gram. Một phần lớn chất xơ này đến từ inulin. Chất xơ inulin trong cây bồ công anh làm giảm táo bón, tăng vi khuẩn thân thiện trong ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch. Bồ công anh cũng được biết đến với tác dụng lợi tiểu, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và giảm cholesterol.
Sống hoặc nấu chín, cung cấp cho rất nhiều hương vị cho thực phẩm của bạn và cũng cung cấp chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch. Tương tự như tỏi, chúng chứa 10% inulin tự nhiên, trong khi FOS chiếm khoảng 6%. FOS tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột, giúp phân hủy chất béo và tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng sản xuất nitric oxide trong tế bào. Hành tây cũng giàu quercetin flavonoid, điều này mang đến cho hành tây các đặc tính chống oxy hóa và chống ung thư. Hơn nữa, hành tây có đặc tính kháng sinh và có thể mang lại lợi ích cho hệ tim mạch.
Có hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, bao gồm inulin. Củ đậu giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, tăng cường độ nhạy insulin và làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, nó có hàm lượng vitamin C cao, kích thích hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
Là một loại rau phổ biến và một nguồn prebiotic tuyệt vời. Hàm lượng inulin có thể vào khoảng 2-3 gram cho mỗi khẩu phần 100 gram. Măng tây đã được chứng minh là có thể thúc đẩy vi khuẩn thân thiện trong ruột và phòng chống một số bệnh ung thư. Sự kết hợp của chất xơ và chất chống oxy hóa trong măng tây cũng cung cấp các lợi ích chống viêm.
Rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nó cũng rất giỏi trong việc thúc đẩy vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và giảm đầy hơi. Chuối chứa một lượng nhỏ inulin. Chuối chưa chín (màu xanh lá cây) cũng có lượng kháng tinh bột cao.
Rất giàu chất xơ. Nó đặc biệt giàu fructooligosaccharides prebiotic (FOS) và inulin. Inulin trong sâm đất đã được chứng minh khả năng cải thiện vi khuẩn đường ruột, giảm táo bón, tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sự hấp thu khoáng chất và điều hòa chất béo trong máu. Sâm đất cũng chứa các hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa.
Một số nguồn khác bao gồm các loại thực phẩm có chứa carbohydrates đã phân tách (galactooligosaccharides và transgalactooligosaccharides), chẳng hạn như mật ong thô, dextrin lúa mì, vỏ trấu, vỏ lúa mì nguyên hạt và ngô nguyên hạt.
Liều lượng và cách bổ sung Prebiotics
Một số prebiotics cũng được thêm vào một số loại thực phẩm không tự nhiên và thường có thể được tìm thấy dưới dạng chất bổ sung, chẳng hạn như Prebiotin. Trong khi nhiều nhà sản xuất thực phẩm hiện nay sản xuất thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, nhiều nơi sử dụng các nguồn chất xơ bị phân tách khó tiêu hóa và một số thậm chí có thể có tác dụng nhuận tràng nhẹ.
Các prebiotics đến từ thực phẩm mà mình nêu bên trên là cách bổ sung tốt nhất. Các loại thực phẩm này không chỉ cung cấp một hàm lượng cao prebiotic, mà còn giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa quan trọng khác có thể giúp tối ưu hóa sức khỏe của bạn.
Nhưng nếu bạn không thể đáp ứng nhu cầu prebiotic của mình thông qua thực phẩm, bạn nên xem xét việc bổ sung prebiotic thay thế. Hãy tìm một loại thực phẩm bổ sung có chứa prebiotic thực sự thay vì các hợp chất có tác dụng giống như prebiotic và chắc chắn mua từ một nhà bán lẻ có uy tín với các tiêu chuẩn chất lượng cao.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải tuân thủ liều lượng khuyến cáo để tránh các triệu chứng bất lợi và các vấn đề về tiêu hóa. Bạn cũng có thể muốn bắt đầu với liều thấp và tăng dần lượng tiêu thụ để đánh giá khả năng chịu đựng và giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ.
Bởi vì prebiotics được lên men trong ruột, tăng lượng prebiotic của bạn quá nhanh có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Bắt đầu với một lượng nhỏ và tăng dần là cách tốt nhất để đánh giá khả năng chịu đựng và các triệu chứng tiêu cực có thể xảy ra với bạn.
Ngoài ra, hãy tăng cường lượng nước của bạn lên một chút. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như prebiotic có thể hấp thụ nước trong ruột già, do đó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra các tác dụng phụ bất lợi như mất nước. Duy trì độ ẩm tốt trong khi ăn nhiều prebiotics có thể giúp ngăn ngừa táo bón và tăng cường đều đặn để giữ cho đường tiêu hóa của bạn hoạt động suôn sẻ.
Vài điều bạn cần nhớ về Prebiotics
Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic (là các vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột của bạn). Nhờ có prebiotic mà vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho bạn.
Tăng lượng prebiotic có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và chức năng miễn dịch, giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe của xương, điều chỉnh mức độ tâm trạng và hormone.
Prebiotic được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt như chuối, tỏi, hành tây, sâm đất và măng tây… ngoài ra có thể được tìm thấy ở dạng chế phẩm bổ sung.
Bổ sung một vài thực phẩm giàu prebiotics trong chế độ ăn uống của bạn mỗi ngày để thu được những những lợi ích mà nó cung cấp.
Internet Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Internet Như Thế Nào?
1. Khái niệm internet là gì?
Internet là “một hệ thống thông tin toàn cầu” có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu.
2. Tầm quan trọng và lợi ích của internet
Internet có tầm quan trọng cực kỳ lớn và đem lại rất rất nhiều lợi ích cho toàn bộ nhân loại toàn cầu. Internet giúp cho thông tin truyền tải nhanh chóng, bạn có thể truy cập thông tin trên internet tại hầu hết các vị trí trên địa cầu. Để cho đơn giản, tóm tắt lại internet có những lợi ích sau:
Tra cứu và tìm hiểu kho thông tin khổng lồ trên mạng
Giúp con người kinh doanh, bán hàng online, kiếm tiền và gia tăng việc làm
Liên kết bạn bè, người thân chém gió qua MXH như Facebook, vườn rau Zalo
Gửi nhận mail, đọc báo tin tức online
Xem phim, nghe nhạc trực tuyến, chơi game giải trí
Sử dụng các ứng dụng mạng xã hội…
3. Ai là người phát minh ra internet
Người phát minh ra mạng Internet là ông Paul Baran, cùng với 2 người khác là Donald Davies và Leonard Kleinrock, Paul là người đã sớm nghĩ ra một hệ thống trao đổi thông tin có tên ARPANET là Tiền thân của mạng internet ngày nay. ARPANET được cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển Arpa thuộc bộ quốc phòng Mỹ phát triển lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1969.
Khối khu vực được hình thành mạng lưới liên kết đầu tiên đó là Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara của Mỹ. Mạng cho phép trao đổi dữ liệu thuộc các khu vực này với nhau. Tham khảo tại: https://en.wikipedia.org/wiki/Paul_Baran
4. Lịch sử và Sự phát triển của internet
Internet được thiết lập vào năm nào? internet phát triển đầu tiên ở nước nào? Có lẽ chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về lĩnh vực này để hiễu rõ thêm về công cụ đã giúp ích rất nhiều cho con người, cũng hiểu thêm được rằng trí tuệ sáng tạo của con người là vô hạn, chỉ cần bạn vượt qua giới hạn của chính mình.
Các cột mốc lịch sử của internet:
Đến năm 1974, thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên xuất hiện, tuy nhiên vẫn không thay thế cho từ thông dụng mạng bấy giờ là ARPANET. Tuy nhiên trải qua gần chục năm, thuật ngữ này dần được trở nên quen thuộc hơn.
Đến năm 1983, giao thức TCP/IP trở thành một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính sử dụng mạng ARPANET, nó giúp cho việc truyền tải dữ liệu có nhiều cập bậc tầng phục vụ cho nhiều mục đích từ yêu cầu thấp tới cao của con người.
Năm 1984, mạng ARPANET được phân tách thành 2 phần riêng biệt phục vụ cho 2 mục đích khác nhau đó là phần ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển và MILNET dùng cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngay lập tức thể hiện được sự thiết yếu của nó khi sử dụng mà điều quan trọng nhất đó là giúp cho việc liên kết các mạng với nhau một cách đơn giản, dễ dàng hơn. Ngay lập tức các nhà chính trị nhìn thấy những cơ hội phát triển mới từ loại hình mạng này.
Chính sách mở cửa đã được thông qua, các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại được kết nối với ARPANET, dần dần một siêu mạng lưới (SuperNetwork) được hình thành với mạng trụ cột là ARPANET.
Năm 1980 được đánh giá là mốc quan trọng nhất của Internet khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF nghiên cứu và thành lập mạng liên kết mà đối tượng là các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET.
Điều này khiến cho ARPANET không còn hiệu quả khi hầu hết các doanh nghiệp đều chuyển sang NSFNET, và sau gần 20 năm hình thành, đến năm 1990, ARPANET chính thức ngừng hoạt động.
Tất nhiên, NSFNET và những mạng vùng khác được hình thành trở thành xương sống đầu tiên đánh dấu cho sự phát triển sau này của Internet. Và đến năm 1995, NSFNET trở thành một mạng nghiên cứu, Internet trở thành một mạng lưới phát triển không ngừng lớn mạnh.
Và cho tới ngày nay, Internet trở thành một mạng liên kết lớn nhất thế giới, xuất hiện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống từ thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội, giải trí…
5. Các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) ở Việt Nam
Tính tới thời điểm này, có đến 20 nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) tại Việt Nam. Và sau đây là những ISP được đông đảo người dùng biết dến
Đối với người dùng phổ thông, hiện nay các nhà mạng đã triển khai hạ tầng mạng internet toàn bộ là cáp quang. FPT Telecom tiên phong áp dụng công nghệ cáp quang Gpon/AON tiên tiến nhất thế giới tại Việt Nam.
Sự phát triển như vũ bão này tạo ra một thời kỳ bùng nổ của các dịch vụ trên Internet góp phần hình thành cho nhân loại bước vào một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
Bên cạnh những lợi ích, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc cân bằng trong sử dụng dịch vụ internet hay truyền thống vấn đang là một vấn đề cần cân nhắc.
Acid Béo Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Acid Béo Đối Với Sức Khỏe
Kiểm soát chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng lượng cho các hoạt động hằng ngày, giữ gìn vóc dáng cân đối và đặc biệt là duy trì cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thực sự hiểu về các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể? acid béo là gì? Chúng đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể. Việc dư thừa hay thiếu hụt acid béo có tác hại như thế nào?
Acid béo là gì?
Acid béo là một trong những phân tử của những chuỗi dài acid béo carboxylic có trong chất béo, dầu ăn và trong màng tế bào với vai trò là 1 thành phần của các phospholipid và glycolipid. (Axit cacboxylic là một axit hữu cơ có chứa nhóm chức -COOH).
Acid béo có nguồn gốc từ những chất béo từ động thực vật và các loại dầu ăn. Acid béo giữ vai trò bên ngoài cơ thể; chúng được sử dụng như chất bôi trơn, trong kỹ thuật chế biến thực phẩm và trong sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa và mỹ phẩm.
Phân loại các acid béo
Acid béo được phân thành hai loại acid béo chưa no và acid béo no
Các acid béo no
Chủ yếu nằm trong thành phần mỡ động vật, các acid béo có trọng lượng phân tử cao (stearic, arachic, palmitic..) ở thể rắn. Các acid béo có trọng lượng phân tử thấp (butyric, caprinic..) ở thể lỏng, trọng lượng phân tử càng cao thì nhiệt độ tan chảy càng cao.
Giá trị sinh học của các acid béo no kém hơn các acid béo chưa no do chúng có tác dụng không tốt đối với chuyển hoá mỡ, chức phận và tình trạng gan và cả vai trò của chúng trong phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tình trạng cholesterol quá cao trong máu thường đi kèm với chế độ ăn năng lượng cao và nhiều mỡ động vật.
Các acid béo chưa no
Các acid béo chưa no hiện diện rộng rãi trong chất béo ăn, đặc biệt là các loại dầu thực vật . Các acid béo chưa no một, hai hoặc ba nối đôi hay gặp nhiều trong thành phần thức ăn. Những chất béo có hoạt tính sinh học cao là các chất béo chứa các acid beó có từ hai nối đôi trở lên trong thành phần của nó. Mỡ cá và động vật sống ở biển thường có nhiều acid béo nhiều nối đôi. Các acid beó chưa no rất nhạy với phản ứng oxy hoá và phản ứng liên kết nên thường không bền vững. Đồng thời thông qua các phản ứng này, các acid béo chưa no chuyển thành các acid béo no và trở nên rắn.
Các acid béo chưa no thường gặp nhất là acid oleic. Acid béo này có hầu như ở tất cả các chất béo động và thực vật, do đó dễ dàng thoả mãn nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra các acid béo chưa no khác /tu-khoa/acid-béonhư: acid linoleic, acid linolenic, acid arachidonic là những acid béo có nhiều nối kép và là những chất có hoạt tính sinh học rõ ràng nhất.
Tầm quan trọng của acid béo đối với sức khỏe.
Acid béo thiết yếu ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Chức năng của acid béo thiết yếu là cải thiện khả năng miễn dịch, thông tin tế bào, sức khỏe não bộ, tâm trạng và giảm viêm.
Một số nghiên cứu cho thấy việc tăng tiêu thụ acid béo thiết yếu có thể cải thiện tâm trạng và thể chất, giúp điều trị một số bệnh…
Sự thiếu hụt acid béo thiết yếu có thể dẫn đến các triệu chứng như: Da khô, gàu, khô miệng, móng tay giòn, da loang lổ, khát nước quá mức, nứt đầu ngón tay hay gót chân.
Vai trò của acid béo
Acid béo giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh tim mạch
Đau tim và đột quỵ là hai trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nhiều thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã quan sát rằng những người ăn nhiều cá có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ít hơn so với người bình thường. Sau đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được điều này là do tác dụng của việc hấp thụ omega-3 từ cá.
Vì vậy, các axit béo omega-3 được cho là mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch:
Triglycerides: dầu cá giúp giảm khoảng một lượng lớn – khoảng 15-30% – triglyceride trong cơ thể
Huyết áp: omega-3 trong dầu cá có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp
HDL-cholesterol: axit béo omega-3 giúp tăng lượng HDL-cholesterol (loại cholesterol tốt cho cơ thể)
Bệnh đông máu: omega-3 có thể giữ cho các tiểu huyết cầu không kết khối vào nhau. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành bệnh đông máu có hại cho tim
Các mảng xơ vữa: dầu cá giúp các động mạch hoạt động bình thường và không bị tổn thương bằng cách ngăn ngừa các mảng xơ vữa trong động mạch
Sưng viêm: axit béo omega-3 giúp giảm sự sản sinh ra một số chất gây hại cho tim giải phóng trong suốt quá trình chống lại chứng viêm
Giảm mỡ trong gan
Bệnh gan nhiễm mỡ mà tác nhân không phải do rượu là một căn bệnh rất phổ biến. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan mãn tính. Cung cấp đủ lượng omega-3 mà cơ thể bạn cần sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và chứng viêm đối với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Việc bổ sung dầu cá cho cơ thể cũng sẽ giúp làm giảm hàm lượng triglycerides cao trong máu. Do đó, nguy cơ mắc các các vấn đề về tim mạch cũng sẽ giảm đi.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Một giấc ngủ sâu là một trong những yếu tố cơ bản để có một sức khỏe tối ưu. Các nghiên cứu cho thấy bệnh thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác như béo phì, tiểu đường và trầm cảm. Thiếu hụt omega-3 sẽ gây ra bệnh mất ngủ ở trẻ em và bệnh ngưng thở lúc ngủ ở người trưởng thành. Ngoài ra, thiếu hụt DHA còn làm giảm lượng hormone melatonin – hormone giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ đủ axit béo omega-3 ở cả trẻ em và người lớn có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ.
Tốt cho da
Kiểm soát lượng dầu của da
Kiểm soát độ ẩm của da
Ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông – những vết sưng màu đỏ nhỏ thường thấy trên cánh tay
Ngăn ngừa da bị lão hóa sớm
Ngăn ngừa mụn
Trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Hấp thụ các loại cá thường xuyên có thể giúp làm giảm chứng cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 trong các béo còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống viêm.
Hỗ trợ điều trị trầm cảm
Bệnh trầm cảm là một trong các chứng rối loạn thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy các nước văn minh có dân số sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều omega-3 thì số lượng người mắc chứng trầm cảm ít hơn. Vì vậy, người ta cho rằng dầu cá có thể tăng cường hiệu quả trong việc ngăn ngừa trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm khi bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Phát triển não bộ và cải thiện thị lực
Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Đó là lý do các bà mẹ thường bổ sung DHA cho con từ lúc còn rất nhỏ.
Thiếu hụt acid béo dẫn đến hậu quả gì?
Thiếu acid béo gây thiếu hụt vitamin
Acid béo trong thực phẩm chính là chất xúc tác để giúp hòa tan các loại vitamin, đặc biệt là những vitamin cần có môi trường béo để phát huy tác dụng như vitamin A, D, E và K. Các vitamin quan trọng này hầu hết cư ngụ trong gan và các tế bào chất béo rất quan trọng với chức năng của cơ thể trong quá trình phát triển, tăng trưởng, miễn dịch, chống đông máu…
Suy nhược cơ thể
Trong các loại axit béo thì omega 3 và omega 6 đóng vai trò quyết định chi phối đến tính cách và trạng thái tâm hồn. Nó cũng tham gia vào quá trình sản sinh nhiều loại hoormon và chất hóa học trong não.
Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu thì sự thiếu hụt các axit béo trong cơ thể sẽ gây nên tình trạng tâm lý suy nhược. Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng axit béo có vai trò giúp bảo vệ các tế bào thần kinh trong não, tránh được những tổn thương.
Tăng nguy cơ ung thư
Ung thu ruột, ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt đều có thể khởi nguồn từ nguyên nhân thiếu hụt axit béo trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra minh chứng cho thấy rằng trong chế độ ăn uống của những người có hàm lượng lớn omega 3 thì quá trình phát triển các khối u hay các tế bào ung thư sẽ chậm lại đáng kể. Ngược lại nếu thiếu những chất béo lành mạnh trong cơ thể thì căn bệnh ung thư có thể “gõ cửa” bạn bất cứ lúc nào.
Tăng cholesterol gây ra bệnh tim mạch
Khi cơ thể được bổ sung một lượng quá ít chất béo sẽ khiến cho hàm lượng cholesterol có lợi HDL giảm xuống. Trong khi đó nhiệm vụ của loại cholesterol này là bảo vệ bạn khỏi chứng bệnh tim mạch bằng cơ chế “vận chuyển” những cholesterol xấu trong thành mạch máu xuống gan và để bài tiết, đào thải ra bên ngoài. Khi lượng cholesterol này bị mất cân bằng thì cholesterol xấu LDL như một quy luật tự nhiên sẽ có cơ hội tăng lên.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì những loại chất béo hữu ích như chất béo omega 3 có trong mỡ cá, các loại tinh dầu sẽ là đồng minh cải thiện hàm lượng cholesterol có lợi.
Gây mất cân bằng dinh dưỡng
Với chế độ ăn uống quá khắt khe với hàm lượng chất béo thì cơ thể bạn sẽ có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, gây nên nhiều rắc rối với sức khỏe, đặc biệt kích thích cơ thể thu nạp nhiều thực phẩm giàu protein hay tinh bột.
Một chế độ ăn uống quá giàu tinh bột sẽ gây nên tiểu đường, gây ảnh hưởng đến vị giác…rất bất lợi cho sức khỏe. Đó là chưa kể đến những điểm trừ của nó với thận và gan.
Thiếu hụt năng lượng
Với cơ thể con người năng lượng luôn là nguồn “tài nguyên” vô giá vì thiếu năng lượng sẽ gây nên cảm giác uể oải, mệt mỏi. Là “thủ phạm” khiến bạn khó tập trung và hạn chế sức sáng tạo, gây nên tình trạng làm việc hoặc lao động kém năng suất.
Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể thiếu hụt acid béo
Thường cảm thấy lạnh
Những người bị thiếu chất béo thường cảm thấy lạnh. Chất béo chịu trách nhiệm khiến cơ thể sản sinh nhiệt và giữ ấm. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh thậm chí ngay cả ở nhiệt độ không quá lạnh, có khả năng bạn bị thiếu chất béo và cần bổ sung.
Thiếu acid béo vì bổ sung vitamin
Nếu dùng các chế phẩm bổ sung vitamin để tăng cường xương, mắt, sức khỏe tim, bạn có thể sẽ bị thiếu chất béo. Các vitamin như A, D, E, và K được hòa tan trong chất béo. Điều này có nghĩa là những vitamin này sẽ được hấp thu bởi chất béo. Thiếu chất béo sẽ gây thiếu hụt vitamin. Do vậy hãy sử dụng nhiều chất béo lành mạnh hơn để giúp cơ thể hấp thu vitamin.
Khó khăn trong việc tập trung
Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lơ mơ, không thể tập trung và cảm thấy mệt mỏi liên tục suốt cả ngày, hãy thử bổ sung chất béo lành mạnh như mỡ cá hồi. Nghiên cứu chỉ ra rằng các axit béo omega 3 trong cá hồi, các loại dầu nhất định hoặc rau bina có thể cải thiện chức năng nhận thức.
Da khô
Bạn có da khô, dễ đóng vảy, và ngứa? Đây cũng là một trong những dấu hiệu bạn đang thiếu chất béo lành mạnh. Một nghiên cứu cho thấy thiếu hụt axit béo omega 3 có thể làm cho làn da nhạy cảm hơn và khô.
Lượng đường huyết không ổn định
Nếu có lượng đường huyết cao và không ổn định, bạn cần nhiều chất béo hơn. Chế độ ăn với các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh sẽ có nhiều tác động tích cực đến lượng đường huyết hơn so với chế độ ăn uống ít chất béo. Nhưng cần đảm bảo rằng bạn ăn thức ăn có chứa chất béo lành mạnh, không phải chất béo xấu.
Dư thừa acid béo dẫn đến hậu quả gì?
Nguy cơ ung thư dạ dày
Sự hiện diện của chất béo trong dạ dày có thể làm mất tác dụng chống ung thư của vitamin C. Theo BBC, nghiên cứu trong thí nghiệm cho thấy, vitamin C đã giúp “tẩy sạch” các hợp chất có nguy cơ gây ung thư được tạo ra khi nước bọt và thức ăn trộn lẫn với a-xít trong dạ dày.
Nguy cơ ung thư vú
Những nghiên cứu mới nhất về chất béo chuyển hóa có trong các thực phẩm công nghiệp đã cảnh bảo nguy cơ ung thư vú tăng cao nếu bạn tiếp tục kết bạn với thực phẩm ngọt như bánh kẹo…
Gây béo phì, mắc các bệnh về tim mạch
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chất béo chuyển hóa có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm nồng độ của cholesterol tốt trong cơ thể người sử dụng. Một tác hại chất béo chuyển hóa không thể phủ nhận chính là làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ngoài ra, tác hại chất béo chuyển hóa còn được đánh giá là tệ hơn cả chất béo bão hòa là vì bản thân nó có chứa rất ít các chất béo có lợi (HDL), khiến cho chất béo dư thừa không thể tự bài tiết ra ngoài cơ thể, tình trạng dư thừa các chất béo có hại trong cơ thể lâu dài sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe; trong khi dư thừa chất béo bão hòa có thể gây ra vấn đề sức khỏe, làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2, gây dị ứng ở trẻ em…
Để tránh tác hại chất béo chuyển hóa thì lý tưởng nhất là mỗi ngày chỉ sử dụng 0g chất béo chuyển hóa. Theo lời khuyên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì lượng calo mỗi ngày của mỗi người đến từ chất béo chuyển hóa không nên nhiều hơn 1% tổng lượng calo. Do đó, nếu nạp khoảng 2.000 calo mỗi ngày thì chỉ nên ăn ít hơn 2g chất béo chuyển hóa mỗi ngày.
Dấu hiệu nhận biết khi cơ thể dư thừa acid béo
Quá nhiều acid béo trong cơ thể dẫn đến đau khớp
Một triệu chứng của việc ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều chất béo là đau khớp. Vì có quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm cản trở lưu thông máu, dẫn đến đau ở các khớp xương.
Giảm trí nhớ tác hại của đồ ăn vặt và đồ ăn giàu acid béo
Một tác hại khác của đồ ăn vặt và các đồ ăn giàu chất béo là gây giảm trí nhớ. Các chất béo chuyển hóa có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng não bộ và khả năng nhận thức.
Dư thừa acid béo gây ra cholesterol cao
Nếu cơ thể bạn dư thừa chất béo, bạn cần tìm các biện pháp kiểm soát lượng cholesterol để tránh gây ra các bệnh nguy hiểm như tim mạch…
Béo phì dấu hiệu rõ ràng khi chế độ ăn nhiều chất béo
Ăn nhiều acidbéo có nguy cơ ung thư vú
Những nghiên cứu mới nhất về chất béo chuyển hóa có trong các thực phẩm công nghiệp đã cảnh bảo nguy cơ ung thư vú tăng cao nếu bạn tiếp tục kết bạn với thực phẩm ngọt như bánh kẹo…
Chất béo chuyển hóa (axit béo chuyển hóa) được cho là không tốt. Thực vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc hấp thu các chất này với hàm lượng cao rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch, thậm chí còn kéo theo các bệnh ung thư. Các chất béo chuyển hóa (trans fat) còn được gọi là dầu hydro hóa, bởi vì thành phần hóa học của chúng có chứa nguyên tử hydro trong phân tử.
Thực phẩm chứa nhiều aicd béo
1. Cá thu ( 4107 mg/ khẩu phần ăn)
Ở các nước phương Tây, cá thu thường được hun khói và phi lê cả miếng để ăn trong bữa ăn sáng. Cá thu rất giàu chất dinh dưỡng, một miếng cá thu 100g cung cấp tới 200% vitamin B12 và 100% selen cần cho một ngày. Hơn thế nữa, loại cá này thực sự rất ngon và ít phải sơ chế.
Hàm lượng Omega 3 trong cá thu: 4.107 mg trong một miếng hay 100g cá thu chứa 5.134mg Omega 3.
2. Cá hồi ( 4023 mg/ khẩu phần ăn)
Cá hồi chứa hàm lượng protein cao và gồm nhiều chất dinh dưỡng như magie, kali, selen, vitamin B. Các nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên ăn cá hồi sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, mất trí hay chứng trầm cảm…
Hàm lượng Omega 3 trong cá hồi: nửa miếng phi lê chứa 4023 mg Omega 3 hoặc 100g cá hồi chứa 2260 mg Omega 3.
3. Dầu gan cá tuyết ( 2664 mg/ khẩu phần)
Dầu gan cá tuyết được xem như một thực phẩm chức năng hơn là thức ăn. Nó được chiết xuất từ gan cá tuyết.
Dầu này không chỉ chứa nhiều axit béo Omega 3 mà còn chứa cả vitamin D ( 339% RDIs) và vitamin A ( 270% RDIs).
1 muỗng dầu gan cá tuyết sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về 3 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe. Chính vì vậy, không nên dùng quá 1 muỗng dầu gan cá tuyết vì khi nạp quá nhiều vitamin A sẽ gây hại cho cơ thể bạn.
Hàm lượng Omega 3 trong dầu gan cá tuyết: 2664 mg/ mỗi muỗng canh.
4. Cá trích ( 3181 mg/ khẩu phần ăn)
Cá trích thường được ngâm hoặc sơ chế, sau đó đóng hộp và được bán như thức ăn nhẹ. Ở các quốc gia như Anh, cá trích xông khói là một thực phẩm ăn sáng phổ biến.
Một miếng cá trích phi lê đạt tiêu chuẩn chứa gần 100% RDI vitamin D và selen, 50% RDI vitamin B12.
Hàm lượng Omega 3: Mỗi miếng cá trích phi lê chứa 3181 mg Omega 3 hoặc 100g cá trích chứa 1729 mg Omega 3.
5. Hàu ( 565 mg/ khẩu phần)
Động vật giáp xác là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng. Trên thực tế, Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Với 6 con hàu sống ( 100g hàu) chứa 600% RDI kẽm, 200% RDI đồng, 300% RDI vitamin B12.
Hàu thường được dùng như một món khai vị, món ăn nhẹ hoặc có thể dùng làm món ăn chính. Ở nhiều nước, hàu sống được coi như một món ăn ngon.
Hàm lượng Omega 3: 565mg Omega 3 có trong 6 con hàu sống hoặc 100g hàu sống chứa 672 mg Omega 3.
6. Cá mòi ( 2205 mg/ khẩu phần ăn)
Cá mòi là một loại cá nhỏ. Chúng thường được dùng như một món khai vị hoặc món ăn nhẹ. Cá mòi rất bổ dưỡng, đặc biệt là khi ăn nguyên con. Cá mòi chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà chúng ta cần.
Một chén cá mòi khô (149 g) cung cấp hơn 200% RDI vitamin B12, 100% vitamin D và selen.
Hàm lượng Omega 3: 100g cá mòi chứa 1480 mg Omega 3.
7. Cá cơm ( 951 mg/ khẩu phần ăn)
Cá cơm là một loại cá nhỏ, chúng thường được sấy khô và đóng hộp. Cá cơm thường được ăn theo từng phần rất nhỏ, như là được dùng để cuốn, nhồi oliu hoặc làm pizza, bỏ vào rau trộn.
Cá cơm là nguồn cung cấp vitamin B3 và selen tuyệt vời, ngoài ra xương của cá cơm rất giàu canxi.
Hàm lượng Omega 3: 100g cá cơm chứa 2113 mg Omega 3.
8. Trứng cá muối ( 1086 mg/ khẩu phần ăn)
Trứng cá muối được coi như một loại thực phẩm xa xỉ, chúng được dùng với một lượng nhỏ như món khai vị.
Trứng cá muối chứa nhiều choline và đặc biệt là axit béo Omega 6.
Hàm lượng Omega 3: 100g trứng cá muối chứa 6789 mg Omega 3.
9. Hạt lanh ( 2338 mg/ khẩu phần ăn)
Hạt lanh là những hạt nhỏ màu nâu hoặc màu vàng. chúng thường được nghiền, xay hoặc dùng để làm dầu.
Trong những thực phẩm giàu axit béo Omega 3, đây là thực phẩm chứa nhiều axit alpha linolenic (ALA) nhất.
Ngoài ra, dầu hạt lanh còn được sử dụng như một thực phẩm chức năng bổ sung omega 3.
Hạt lanh chứa nhiều chất xơ, vitamin E, magie và các chất dinh dưỡng khác. Trong hạt lanh, tỷ lệ Omega 3 và Omega 6 khá cân bằng so với các loại hạt có dầu khác.
Hàm lượng Omega 3 có trong hạt lanh: 1 muỗng canh hạt lanh chứa 2338 mg Omega 3, 1 muỗng canh dầu hạt lanh chứa 7196 mg Omega 3.
10. Hạt chia ( 4915 mg/khẩu phần)
Hạt chia là loại hạt cực kỳ bổ dưỡng. Hạt chia giàu mangan, canxi, photpho và các chất dinh dưỡng khác.
Một khẩu phần hạt chia đạt tiêu chuẩn ( 28g) cung cấp 4g chất đạm cùng 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể.
Hàm lượng Omega 3 trong hạt chia: 28g chứa 4915 mg Omega 3.
11. Quả óc chó ( 2542 mg/ khẩu phần)
Quả óc chó rất bổ dưỡng và chứa nhiều chất xơ.
Trong quả óc chó cũng chứa một lượng lớn đồng, mangan, vitamin E và các hợp chất thực vật quan trọng.
Không nên bỏ vỏ quả óc chó vì chúng chứa các chất chống oxy hóa.
Hàm lượng Omega 3 trong hạt óc chó: 28g (7 quả óc chó) chứa 2542 mg Omega 3.
12. Đậu nành ( 1241 mg/ khẩu phần)
Đậu nành là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và chất đạm thực vật.
Đậu nành cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như vitamin B2, vitamin K, folate, magie và kali.
Đậu nành chứa hàm lượng Omega 6 rất cao chính vì thế không nên phụ thuộc vào đậu nành như một thực phẩm bổ sung Omega 3 duy nhất. Cần có sự cân bằng giữa Omega 3 và Omega 6.
Hàm lượng Omega 3 trong đậu nành: 100g đậu nành chứa 1443 mg Omega 3.
Có thể bổ sung Omega 3 từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Omega 3 mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên không nên bổ sung một cách quá lạm dụng. Để có được sức khỏe tốt nhất, chỉ nên dùng ở mức vừa phải và hợp lý.
Lưu ý khi chế biến và sử dụng các thực phẩm có chứa
Xét về hoạt tính sinh học và hàm lượng các acid béo chưa no cần thiết, có thể chia chất béo thành ba nhóm:
Nhóm có hoạt tính sinh học cao: hàm lượng các acid béo chưa no cần thiết khoảng 50 – 80% và với số lượng 15 – 30 g/ngày có thể thoả mãn nhu cầu cơ thể. Thuộc nhóm này có: dầu hướng dương, đậu nành, bắp ..
Nhóm có hoạt tính sinh học trung bình: hàm lượng acid béo chưa no cần thiết khoảng 15 – 22% và cơ thể cần 50 – 60 g/ngày để đảm bảo nhu cầu. Thuộc nhóm này có: mỡ lợn, mỡ ngỗng, gà và dầu olive..
Nhóm có hoạt tính sinh học thấp: hàm lượng acid béo chưa no cần thiết không quá 5 – 6% và về thực tế không đáp ứng được nhu cầu cơ thể về các acid này, thường gồm các loại: mỡ cừu, mỡ bò và margarine.
http://www.biologydiscussion.com/biochemistry/lipid-metabolism-biochemistry/fatty-acids-meaning-classification-and-properties-plants/51753 https://www.saltfatacidheat.com/
Bạn đang xem bài viết Prebiotic Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Prebiotic Tới Sức Khỏe Như Thế Nào? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!