Cập nhật thông tin chi tiết về Quá Trình Hình Thành Chất Hữu Cơ Trong Đất mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quá trình phân giải chất hữu cơ và hình thành chất mùn đất
Các chất hữu cơ trong đất có quá trình biến đổi phức tạp với sự tham gia trực tiếp của các sinh vật đất và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đất. Một phần trong chúng bị khoáng hoá hoàn toàn tạo thành các chất khoáng đơn giản, một phần được các sinh vật đất sử dụng để tổng hợp protein, lipit, đường và các hợp chất khác xây dựng cơ thể chúng, một phần sẽ trải qua quá trình biến đổi phức tạp và tái tổng hợp thành các hợp chất cao phân tử được gọi là chất mùn.
Nói một cách khác, các chất hữu cơ khi đi vào đất sẽ chịu tác động của 2 quá trình xảy ra đồng thời là quá trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá. Tuỳ theo điều kiện đất đai và hoạt động của sinh vật đất mà một trong hai quá trình trên có thể chiếm ưu thế ở trong đất.
Các hợp chất mùn sau khi được hình thành cũng chịu tác động phân giải chậm để tạo thành các chất khoáng (Hình).
Quá trình khoáng hoá và tổng hợp chất mùn đất
Quá trình khoáng hoá chất hữu cơ trong đất (vô cơ hoá)
Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản như CO2, H2O, NO3-, NH4+, Ca2+, Mg2+, K+…
Đây là quá trình biến đổi phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết các chất hữu cơ phức tạp bị phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản hơn gọi là các sản phẩm trung gian. Ví dụ như từ các phân tử protein bị phân huỷ tạo thành các mạch peptit, sau đó là các axit amin; các hyđratcacbon bị phân huỷ tạo thành các hợp chất đường, sau đó các hợp chất trung gian này tiếp tục bị phân huỷ tạo thành các sản phẩm cuối cùng là các chất khoáng.
Tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường và hoạt động của các vi sinh vật đất mà quá trình khoáng hoá chất hữu cơ có thể diễn ra theo hai con đường khác nhau là thối mục và thối rữa.
– Thối mục là quá trình hiếu khí diễn ra trong điều kiện có đầy đủ oxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này chủ yếu là các chất ở dạng oxy hoá như CO2, H2O, NO3-, PO43-, SO42-. Đây là quá trình toả nhiệt và kết quả làm tăng nhiệt độ của đất.
– Thối rữa là quá trình kỵ khí diễn ra trong điều kiện thiếu oxy do ngập nước hoặc do các vi sinh vật hiếu khí phát triển nhanh đã sử dụng hết oxy trong đất. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thối rữa bên cạnh các chất ở dạng oxy hoá như CO2, H2O còn có một lượng lớn các chất ở dạng khử như CH4, H2S, PH3, NH3…
Tốc độ khoáng hoá các chất hữu cơ trong đất phụ thuộc vào bản chất chất hữu cơ, điều kiện môi trường và hoạt động của sinh vật đất. Nhìn chung các hợp chất đường và tinh bột dễ bị khoáng hoá nhất; tiếp đó là các chât protein, hemixenlulô, xenlulô; các hợp chất linhin, nhựa sáp khó bị phân huỷ hơn.
Các điều kiện môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, chế độ không khí, thành phần và tính chất dung dịch đất cũng có ảnh hưởng mạnh đến tốc độ của quá trình khoáng hoá. Thông thường ở độ ẩm đất 70%, pH 6,5 – 7,5, nhiệt độ 25 – 30oC và có đủ không khí là thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật đất và do đó quá trình khoáng hoá cũng xảy ra mạnh. Trong điều kiện như vậy chất hữu cơ bị phân giải nhanh chóng và mùn ít được tích luỹ. Chính vì vậy mà quá trình phân huỷ chất hữu cơ ở các đất có thầnh phần cơ giới nhẹ (như đất cát) cũng diễn ra nhanh hơn ở các đất có thành phần cơ giới nặng (đất thịt nặng và đất sét).
Quá trình mùn hoá
Con đường tích luỹ chất hữu cơ sau 1 năm bón vào đất (theo Brady 1990)
Mùn hoá là quá trình phân giải tái tổng hợp các chất hữu cơ tạo thành chất mùn với sự tham gia tích cực của các sinh vật đất.
Mùn là hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp, chúng là sản phẩm của quá trình mùn hoá các chất hữu cơ thông thường. Người ta cho rằng, mọi thành phần hữu cơ trong đất (protein, linhin, lipit, axít amin, hydratcacbon….) đều có thể là vật chất tham gia hình thành chất mùn đất. Tuy nhiên về bản chất của quá trình hình thành chất mùn vẫn còn có ý kiến khác nhau.
Những người theo quan điểm hoá học cho rằng quá trình hình thành chất mùn chỉ đơn thuần là các phản ứng hoá học. Đại diện cho quan điểm này như Vacsman, Scheffer. Theo Vacsman (1936) thì hạt nhân của chất mùn được hình thành do linhin kết hợp với các chất khoáng kiềm trong đất, sau đó các phản ứng oxy hoá sẽ gắn kết thêm các axít hữu cơ khác để hình thành chất mùn. Ngoài ra trong quá trình phân giải các xác hữu cơ, một loại sản phẩm màu đen vô định hình, có thành phần phức tạp được hình thành gọi là chất mùn.
Schefer cho rằng sự hình thành axít humic có thể bằng con đường sinh hoá và cũng có thể bằng con đường hoá học đơn thuần. Bằng con đường hoá học, các axít humic được tạo thành từ các phenol, quinol và các aminoaxit thông qua các phản ứng oxy hoá và trùng hợp.
Ngày nay, nhiều bằng chứng cho thấy sự hình thành chất mùn có sự tham gia tích cực của các quá trình sinh hoá, đặc biệt là các vi sinh vật đất. Sự hình thành chất mùn bằng con đường hoá học đơn thuần là rất hạn chế, nó chỉ có thể gặp ở những nơi có điều kiện bất lợi cho các quá trình sinh học như đất quá chua hoặc quá nhiều độc tố. Chúng ức chế các quá trình sinh học xảy ra.
Quan điểm sinh hoá về sự hình thành chất mùn cho rằng chất mùn được hình thành từ sản phẩm phân giải và tái tổng hợp các chất hữu cơ thông thường với sự tham gia tích cực của các phản ứng sinh hoá, đặc biệt là các men do các vi sinh vật tiết ra.
Quá trình hình thành mùn theo quan điểm hiện đại
Chiurin là người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu về mùn đất. Ông cho rằng đặc điểm cơ bản của sự mùn hoá là những phản ứng sinh hoá oxy hoá dần dần những hợp chất cao phân tử có mạch vòng khác nhau, trong đó protein, linhin đóng vai trò quan trọng. Những phản ứng oxy này xảy ra khi phân giải các tàn tích thực vật dưới ảnh hưởng của oxy không khí, men oxydaza và các chất xúc tác vô cơ khác.
Những hợp chất cao phân tử trên liên kết lại với nhau rồi trùng hợp thành các chất mùn. Trong quá trình sống của mình, vi sinh vật đất sử dụng các sản phẩm phân giải hữu cơ, những sản phẩm trao đổi chất và tổng hợp các hợp chất amin, hợp chất thơm cũng tham gia cấu tạo nên chất mùn.
Mô tả các con đường hình thành chất mùn từ các xác hữu cơ thông thường ở trong đất (Theo Stevenson, 1982).
Các con đường hình thành chất mùn
Từ sơ đồ trên cho thấy nguồn gốc các chất tham gia cấu tạo nên chất mùn có thể bao gồm tất cả các chất hữu cơ là sản phẩm phân giải trung gian, sản phẩm tái tổng hợp của các cơ thể sinh vật. Chúng có thể là các chất đường, polyphenol, quinol, các chất amin, các hợp chất linhin,… Trong đó các hợp chất chứa vòng thơm như phenol, polyphenol, quinol, polyquinol, các chất linhin có vai trò quan trọng.
Xét một cách tổng quát, quá trình hình thành chất mùn có thể phân chia thành 3 bước cơ bản như sau:
– Từ các xác hữu cơ mà chủ yếu là xác thực vật bị phân huỷ với sự tham gia tích cực của vi sinh vật đất để hình thành các hợp chất hữu cơ là các sản phẩm trung gian như đường, polyphenol, quinol, các chất amin,…
– Tác động của các hợp chất trung gian, hoặc bị phân huỷ tiếp tục hoặc liên kết với nhau để hình thành các chất phức tạp hơn.
– Trùng hợp và liên kết các hợp chất trung gian trên tạo thành các chất mùn.
Theo Stevenson thì có 4 con đường hình thành chất mùn khác nhau: Sự liên kết trùng ngưng giữa các hợp chất đường với các chất amin (con đường 1); giữa các polyphenol là sản phẩm phân huỷ các xác hữu cơ với các chất amin (con đường 2); giữa các chất là sản phẩm phân huỷ linhin với các hợp chất amin (con đường 3); và các chất linhin biến đổi với các chất amin (con đường 4). Các con đường này đều có sự tham gia của các quá trình sinh học.
Theo Selman Waksman, chất mùn được hình thành chủ yếu từ các hợp chất linhin (con đường 4) nên còn được gọi là lý thuyết linhin hình thành chất mùn. Theo thuyết này, trước hết các hợp chất linhin bị biến đổi mất dần các nhóm metoxyl (OCH3). Với sự có mặt của các orthohydroxylphenol và sự oxy hoá các hợp chất béo để hình thành các nhóm cacboxyl (COOH). Các hợp chất linhin này bị biến đổi dần để hình thành các axit mùn. Sự hình thành chất mùn theo con đường 1 là không đáng kể.
Một số tác giả khác lại cho rằng chất mùn đất được hình thành theo con đường 2 và 3 là chính và gọi là học thuyết polyphenol hình thành chất mùn. Theo thuyết này, linhin cũng được xem là nguồn gốc quan trọng trước tiên để hình thành chất mùn. Dưới tác động của các enzym sinh học, linhin bị phân huỷ thành các aldehyt phenol và các axít hữu cơ. Sau đó chúng chuyển thành các hợp chất quinol rồi trùng hợp lại để hình thành chất mùn.
Ngày nay người ta thừa nhận cả 4 con đường hình thành chất mùn đều diễn ra đồng thời. Tuy nhiên tuỳ theo điều kiện và tính chất cụ thể của từng loại đất mà một con đường nào đó có thể chiếm ưu thế hơn. Thông thường chất mùn hình thành từ các chất linhin biến đổi (con đường 4) chiếm ưu thế ở các đất thoát nước kém; trong khi hình thành từ polyphenol (con đường 2 và3) lại có ưu thế ở các đất rừng.
Nguồn: camnangcaytrong.com
Chất Hữu Cơ Trong Đất
Định nghĩa.
Chất hữu cơ là các hợp chất đã hay đang sống, đầu tiên được tổng hợp bởi thực vật bậc cao, có chứa thành phần carbon hữu cơ.
Thành phần chất hữu cơ trong đất.
Chất hữu cơ trong đất bao gồm:
Sinh khối: bao gồm các sinh vật sống, đang hoạt động như động vật, côn trùng, vi sinh vật, rễ cây sống.
Mô sinh vật đã chết: dư thừa thực vật như lá rụng, rễ cây đã chết, xác bã động vật… ở nhiều giai đoạn phân giải khác nhau.
Mùn: Thành phần tương đối bền của chất hữu cơ tồn tại trong đất, sau khi các thành phần chính của dư thừa thực vật, xác bã động vật đã phân giải.
Sơ đồ 6.1. Thành phần chất hữu cơ và mùn trong đất.
Vai trò chất hữu cơ trong đất.
3.1.Dự trử chất dinh dưỡng
3.2.Nguồn thức ăn của sinh vật đất
3.3.Nâng cao CEC đất
3.4.Tăng khả năng giữ nước của đất
3.5.Giảm độc tố Al khi pH đất thấp
3.6.Cải thiện cấu trúc đất. Các: đoàn lạp hình thành và liên kết với nhau nhờ tác động của sợi nấm, chất “keo” do vi khuẩn, xa khuẩn tiết ra, và các hợp chất hữu cơ.
Phân giải chất hữu cơ.
Phân giải chất hữu cơ thực chất là tiến trình chuyển hóa của chất hữu cơ trong đất. Cần lưu ý vấn đề không phải là sư hình thành hay phá hủy, mà là sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác của chất hữu cơ.
4.1. Tốc độ phân giải chất hữu cơ. Phụ thuộc vào các yếu tố:
– Tính chất vật lý, hóa học của vật liệu hữu cơ. Kích thước càng nhỏ, tốc độ phân giải càng nhanh, do diện tích bề mặt vi sinh vật tấn công càng lớn. Thành phần hóa học của chất hữu cơ. Tốc độ phân giải các thành phần sau đây giảm dần: đường, tinh bột, protein đơn giản, protein thô, hemicellulose, cellulose, chất béo, sáp và lignin. Tốc độ phân giải phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc hóa học của các thành phần trên.
Cấu trúc của phân tử glucose C6H12O6
Cấu trúc cellulose
Cấu trúc tinh bột
Cấu trúc lignin.
Tỉ số C:N của 1 số vật liệu hữu cơ.
Vật liệu %C %N C/N
Chất hữu cơ trong đất 50 5.0 10
Vi sinh vật 50 10-5.0 5-10
Cỏ họ đậu 40 3.0 13
Phân chuồng 41 2.1 20
Cùi bắp 40 0.7 57
Rơm rạ 38 0.5 80
Mùn cưa 50 0.05 600
– Nhiệt độ, ẩm độ đất. Nhiệt độ cao, tốc độ phân giải nhanh. Ví dụ, cùng 1 vật liệu rác thải, thời gian phân giải có thể kéo dài từ 1-3 năm, nhưng trong vùng nhiệt đới chỉ cần 1-4 tháng. Nhiệt độ thích hợp khoảng 40oC, ẩm độ khoảng 60% ẩm độ bảo hòa.
– Độ thoáng khí của đất. Phân giải yếm khí khi thiếu O2 trong đất , với sự tham gia của vi sinh vật yếm khí. Tốc độ phân giải châm, không hoàn toàn, giải phóng ít năng lượng, nên chất hữu cơ tích lũy cao. 1 phần sản phẩm vẫn còn chứa năng lượng. Khi đất có đầy đủ oxi, chất hữu cơ được phân giải do vi sinh vật hảo khí, tốc độ phân giải nhanh, giải phóng nhanh CO2, H2O và các chất dinh dưỡng.
– Tính đa dạng và mật số sinh vật đất. Hệ sinh vật càng đa dạng, mật số càng cao, tốc độ phân giải chất hữu cơ càng nhanh.
Tóm tắt vấn đề chuyển hóa chất hữu cơ trong đất.
Dư thừa thực vật, cây trồng là nguồn cung cấp hữu cơ chính trong đất nông nghiệp.
Chất hữu cơ càng nhiều lignin, tốc độ phân giải càng chậm
Tỉ số C:N chất hữu cơ càng thấp, tốc độ phân giải càng nhanh
C:N của đất tương đối ổn định: 10-20
C:N của sinh khối:<10
Cỏ non: 12:1
Cây hóa gỗ (già) 100:1
Vi sinh vật: 8:1
5.Hàm lượng và sự phân bố chất hữu cơ trong đất.
Chất hữu cơ có hàm lượng cao ở tầng đất mặt, và giảm dần theo độ sâu.
Khi bón nhiều, hàm lượng chất hữu cơ sẽ tăng. Trong cùng điều kiện khí hậu, đất đồng cỏ thường có hàm lượng chất hữu cơ cao trong tầng đất mặt.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất bị giảm dần theo quá trình canh tác, nhưng nếu được bổ sung liên tục sẽ duy trì và có thể làm tăng được hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Ngay cả đất không bị xói mòn, nếu canh tác liên tục chất hữu cơ sẽ bị kiệt quệ nhanh chóng. Tốc độ mất chất hữu cơ nhanh nhất trong giai đoạn bắt đầu chuyển từ đất rừng sang đất nông nghiệp.
Vùng khô hạn, đất thường có hàm lượng chất hữu cơ rất thấp, nhưng nếu canh tác có nước tưới, có thể sẽ cải thiện được hàm lượng chất hữu cơ.
Duy trì chất hữu cơ trong đất
Vấn đề chính trong đất nông nghiệp là duy trì và cung cấp đầy đủ chất hữu cơ cho đất. Kinh nghiệm cho thấy là duy trì chất hữu cơ trong đất là việ làm khó. Chất hữu cơ trong đất mất với tốc độ chậm, 3-5%/năm, nhưng các tính chất khác của đất ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng như cấu trúc đất, suy giảm với tốc độ nhanh hơn nhiêu so với sự suy giảm chất hữu cơ. Khi hàm lượng chất hữu cơ giảm đến 1 ngưỡng quá thấp, đất sẽ không còn khả năng sản xuất được nữa, nhiều loại đất canh tác của ta nhiện này hàm lượng chất hữu cơ giảm gần đến mức ngưỡng này. Nên cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn tiến trình suy thoái này.
Để duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất cần:
-Bổ sung dư thừa thực vật thường xuyên, mỗi năm 1 ít và liên tục, thay vì bổ sung không theo chu kỳ, 1 lần bổ sung 1 lượng lớn.
-Bón các loại phân hữu cơ .
Do các tính chất đất chịu ảnh hưởng bởi chất hữu cơ rất biến động, nên cần chú ý đến việc bổ sung thường xuyên các dư thừa thực vật, chất thải hữu cơ tươi, đang phân giải, với khối lượng lớn hơn là bón các loại phân hữu cơ phân giải hoàn toàn với khối lượng thấp.
Loài , Các Cơ Chế Cách Li Và Quá Trình Hình Thành Loài
Bài viết giới thiệu về tiêu chuẩn phân biệt các loài, vai trò của các cơ chế cách li và phân biệt các quá trình hình thành loài
A. LOÀI VÀ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI
I. Loài sinh học và tiêu chuẩn phân biệt loài
– Loài sinh học là một nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.
– Quần thể là nhóm cá thể cùng loài, là đơn vị tổ chức cơ sở của loài.
– Các quần thể của một loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau
– Nòi địa lí là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định. Hai nòi địa lý khác nhau có khu phân bố không trùng lên nhau.
– Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. Trong cùng một khu vực địa lí có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp.
– Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ. Đây là sự phân hóa thường gặp ở các loài động, thực vật kí sinh.
2. Các tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc
– Các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc :
Các cá thể của cùng một loài có chung một hệ tính trạng hình thái giống nhau. Trái lại, giữa hai loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái.
Hai loài có khu phân bố riêng biệt.
Hai loài có khu phân bố trùng nhau một phần hoặc trùng nhau hoàn toàn sẽ rất khó phân biệt.
Những loài càng thân thuộc thì sự sai khác trong cấu trúc ADN và prôtêin càng ít.
Mỗi tiêu chuẩn trên chỉ mang tính hợp lí tương đối. Vì vậy, tuỳ mỗi nhóm sinh vật mà vận dụng tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác là chủ yếu. Trong nhiều trường hợp phải phối hợp nhiều tiêu chuẩn mới phân biệt được các loài sinh vật một cách chính xác.
Ví dụ : ( Xem trong video )
Cách li là quá trình ngăn cản quá trình giao phối của các các thể trong quần thể với nhau và làm tăng cường sự sai khác vốn gen giữa các quần thể so với quần thể ban đầu .
Các kiểu cách li : cách li đại lí và cách li sinh sản
Quần thể bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí như núi, sông, biển…
Khoảng cách đại lí làm ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
Hạn chế sự trao đổi vốn gen các quần thể .
Phân hóa vốn gen của quần thể .
Cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
Cách li trước hợp tử bao gồm : cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian (mùa vụ), cách li cơ học.
Cách li sau hợp tử : là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
+ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh) : do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
+ Cách li tập tính : do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.
+ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái) : do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
+ Cách li cơ học : do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
3. Vai trò của các cơ chế cách li
Vai trò của các cơ chế cách li :
+ Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
+ Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau ® củng cố, tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
B. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
1.Thực chất quá trình hình thành loài và vai trò của các nhân tố tiến hóa.
Thực chất của hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.
– Vai trò của các nhân tố tiến hóa :
+ Các quá trình đột biến và giao phối cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc.
+ Tác động của các nhân tố ngẫu nhiên, di – nhập gen làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen, nhờ đó làm tăng tốc quá trình hình thành loài mới.
+ Quá trình chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng sự hình thành loài, quy định chiều hướng và nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen, lựa chọn những tổ hợp alen đảm bảo sự thích nghi với môi trường.
– Vai trò của các cơ chế cách li
Các cơ chế thích nghi là thúc đẩy quá trình phân li tính trạng, tăng cường phân hóa vốn gen trong quần thể gốc, làm cho quần thể gốc nhanh chóng phân li thành những quần thể mới ngày càng khác xa nhau cho tới khi có sự cách li di truyền, nghĩa là tạo ra loài mới.
PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC HÌNH THÀNH LOÀI MỚI TRONG TỰ NHIÊN
Loài chim sẻ ngô có khả năng phân bố rộng, đã tạo ra 3 nòi địa lý chính: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc, nòi Ấn Độ. Tiếp giáp giữa Châu Âu và Ấn Độ hay giữa Ấn Độ và Trung Quốc có dạng lai tự nhiên.
Các loài thực vật sống ở bãi bồi sông Vonga rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng sống ở phía trong bờ sông này. Tuy nhiên, chúng vẫn khác nhau về đặc tính sinh thái, vì phải thích nghi với mùa lũ nên thực vật ở bãi bồi sông có chu kỳ sinh trưởng muộn hơn, ra hoa kết hạt trước khi lũ về. Do vậy, các nòi sinh thái bãi bồi không giao phấn với các nòi tương ứng ở phía trong bờ sông.
– Khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau→ tạo ra sự sai khác vốn gen
Trong cùng một vu vực địa lí nhưng bị phân chia thành nhiều ổ sinh thái với các điều kiện khác nhau , tự đó các ổ sinh thái sẽ chọn lọc các các thể của quần thể là khác nhau . Tạo các quần thể có vốn gen phù hợp với từng ổ sinh thái
Do các tác nhận gây đột biến gây tác động
Do sự biến đổi vật chất di truyến của loài
– Trải qua nhiều dạng trung gian
– Ở khu vực tiếp giáp các dạng trung gian chưa phân hóa loài mới vẫn có khả năng trao đổi vốn gen với nhau.
– Tốc độ hình thành lời mới chậm
Tốc độ hình thành lời mới chậm và trải qua nhiều dạng trung gian
Gồm (đa bội hóa khác nguồn , đa bội cùng nguồn , tái cấu trúc NST)
Xảy ra ở thực vật và ít xảy ra ở động vật
Động vật có năng di chuyển
Xảy ra ở động vật có khả năng tán bào tử hạt giống
Động vật ít di chuyển , chủ yếu xảy ra ở thực vật
Chỉ xảy ra ở thực vật . không xảy ra ở động vật
II. Sự phân li các nhóm phân loại và chiều hướng tiến hoá của sinh giới
Sinh giới tiến hóa theo hai hướng :
– Tiến hóa đồng quy
– Tiến hóa theo hướng phân li tính trạng
– CLTN tiến hành theo những hướng khác nhau trên cùng 1 nhóm đối tượng. Qua sự tích lũy biến dị có lợi theo những hướng thích nghi đặc sắc nhất và sự đào thải những dạng trung gian kém thích nghi, con cháu xuất phát từ 1 gốc chung ngày càng khác xa tổ tiên ban đầu và ngày càng khác xa nhau. Căn cứ vào quan hệ họ hàng gần xa người ta xếp các loài con cháu của cùng 1 tổ tiên vào các đơn vị phân loại trên loài: chi, họ, bộ, lớp, ngành.
– Từ sự phân li tính trạng, suy rộng ra toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay đều có 1 nguồn gốc chung.
– Một số loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau, nhưngcó những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan, gọi đó là sự đồng qui tính trạng.
– Do cùng sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng 1 hướng, cùng tích lũy những đột biến tương tự như nhau.
Ví dụ: Cá mập, ngư long, cá voi là 3 loài khác nhau nhưng cùng sống trong nước nên hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau.
2. Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới
– Ngày càng đa dạng, phong phú: CLTN đã tiến hành theo con đường phân li tính trạng nên sinh giới đã tiến hóa theo hướng ngày càng đa dạng.
– Tổ chức ngày càng cao: CLTN chỉ duy trì những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống. Trong hoàn cảnh sống phức tạp thì tổ chức cơ thể phức tạp có ưu thế hơn những dạng có tổ chức đơn giản. Do đó sinh vật đã tiến hóa theo hướng tổ chức ngày càng cao.
– Thích nghi ngày càng hoàn thiện: của CLTN, những dạng thích nghi hơn sẽ thay thế những dạng kém thích nghi, do đó sinh giới đã tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hoàn thiện.
Trong 3 chiều hướng trên thì thích nghi là hướng cơ bản nhất. Vì vậy, trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy (các hóa thạch sống như lưỡng tiêm) hoặc đơn giản hóa tổ chức (các nhóm kí sinh) mà vẫn tồn tại và phát triển. Điều này giải thích vì sao ngày nay có sự song tồn tại những nhóm có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao. Sự tiến hóa của mỗi nhóm trong sinh giới đã diễn ra theo những con đường cụ thể khác nhau và với những nhịp độ không giống nhau.
3.Chiều hướng tiến hóa của loài
+ Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
+ Khu phân bố mở rộng và liên tục.
+ Phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú.
Ví dụ, các nhóm giun tròn, côn trùng, cá xương, chim, thú, cây hạt kín là những nhóm đã và đang tiến bộ sinh học.
Giảm bớt sự lệ thuộc vào các điều kiện môi trường bằng những đặc điểm thích nghi mới ngày càng hoàn thiện là xu hướng cơ bản của sự phát triển tiến bộ.
+ Số lượng cá thẻ giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.
+ Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn.
+ Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.
Ví dụ, một số loài dương xỉ, phần lớn lưỡng cư và bò sát đang thoái bộ sinh học
Quá Trình Thai Nhi Hình Thành Và Phát Triển Theo Từng Tuần
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Mang thai và làm mẹ là trọng trách thiêng liêng của người phụ nữ. Từ một bào thai sau 40 tuần “ấp ủ” đem đến cho mẹ một thiên thần nhỏ bé là một chặng đường đầy cảm hứng với mồ hôi và nước mắt. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tiêm phòng cho bà bầu là bước đệm quan trọng để ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì vậy mẹ cũng cần ghi nhớ các vắc-xin cần tiêm trước và trong khi mang thai.
Tuần thứ 2: Thụ thai
Vào tuần này, bạn vừa rụng trứng. Trứng được thụ tinh trong vòng 12-24 giờ sau khi tinh trùng gặp được trứng. Nếu mọi việc suôn sẻ, sự kiện sinh học đơn giản này bắt đầu một loạt các quá trình càng lúc càng phức tạp hơn tạo nên một con người mới. Suốt nhiều ngày tiếp theo, trứng đã được thụ tinh sẽ tiếp tục phân chia thành nhiều tế bào trong lúc nó đi chuyển xuống ống dẫn trứng, đi vào tử cung và bắt đầu xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung.
Tuần thứ 3: Làm tổ
Bây giờ nép mình trong lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng của tử cung là một quả bóng siêu nhỏ gồm hàng trăm tế bào nhân lên với tốc độ cực nhanh. Quả bóng này, được gọi là phôi nang, đã bắt đầu sản xuất hormone thai kỳ hCG, theo tín hiệu này, buồng trứng sẽ ngừng giải phóng trứng.
Tuần thứ 4
Quả bóng của chúng ta giờ đã chính thức được gọi là phôi thai rồi. Đã khoảng 4 tuần từ ngày đầu của kì kinh cuối, thường đây là lúc kì kinh tiếp nên xuất hiện. Thời điểm này các biện pháp thử thai tại gia sẽ cho ra kết quả dương tính. Lúc này, bạn nhỏ của chúng ta chỉ bé bằng hạt anh túc.
Tuần thứ 5
Tuy nhìn bé giống con nòng nọc hơn con người, nhưng bé đang phát triển rất nhanh. Hệ thống tuần hoàn đang bắt đầu hình thành và trái tim nhỏ bé sẽ bắt đầu đập trong tuần này. Bé chỉ lớn bằng hạt vừng tại tuần thai này.
Tuần thứ 6
Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển. Bé có kích thước 4-7mm (bằng hạt đậu xanh).
Tuần thứ 7
Bạn nhỏ đã lớn gấp đôi tính từ tuần trước, đuôi của bạn ấy vẫn còn nhưng sẽ biến mất sớm thôi. Những bàn tay bàn chân bé tí xíu nhìn như những mái chèo đang mọc từ những cánh tay cẳng chân đang phát triển. Lúc này chiều dài từ đầu đến mông của bé khoảng từ 9-15mm (bằng hạt đậu phộng).
Tuần thứ 8
Bạn nhỏ bắt đầu di chuyển vòng vòng, nhưng mẹ vẫn chưa cảm nhận được đâu. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. Kích thước hiện tại của bạn ấy từ 16- 22mm.
Tuần thứ 9
Hình thái cơ bản của bạn đã hình thành rồi, thậm chí có cả dái tai nhỏ nhỏ xinh xinh, nhưng đường hãy còn dài lắm. Đuôi của bào thai đã biến mất. Bạn ấy chỉ nặng một phần ounce, tuy nhiên bạn sắp tăng cân thật nhanh. Mẹ ơi bạn ấy đã lớn bằng một quả nho rồi (chiều dài đầu- mông 23-30mm).
Tuần thứ 10
Bạn nhỏ của chúng ta đã hoàn thành phần quan trọng nhất của quá trình phát triển. Da của bạn vẫn trong mờ, nhưng những đôi tay và đôi chân nho nhỏ đã có thể gập duỗi, những chi tiết nhỏ như móng cũng đã bắt đầu hình thành. Bạn ấy có chiều dài đầu- mông 31-40mm.
Tuần thứ 11
Thiên thần của chúng ta đã hình thành gần như đầy đủ. Mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được, nhưng bạn ấy có thể đá chân, duỗi người, thậm chí còn nấc vì cơ hoành đang phát triển. Tại thời điểm này, bạn ấy có chiều dài đầu- mông 41-51mm .
Tuần thứ 12
Tuần này các phản xạ của bạn nhỏ bắt đầu: Các ngón tay của bạn sẽ sớm bắt đầu gấp duỗi, các ngón chân sẽ cong và miệng bạn sẽ thực hiện các động tác mút. Bạn ấy sẽ cảm nhận được khi mẹ nhẹ nhàng sờ vào bụng – mặc dù mẹ vẫn chưa cảm nhận được cử động của bạn. Bé của mẹ đã lớn bằng quả chanh rồi!
Tuần thứ 13
Đây là tuần cuối cùng của quý đầu thai kì. Những ngón tay bé xíu của bạn nhỏ bây giờ đã có vân tay, tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng có thể nhìn thấy rõ qua da. Nếu mẹ đang mang bé gái, buồng trứng của bé chứa hơn 2 triệu trứng.
Bước vào quý giữa thai kì: Điều gì sắp xảy ra
Sau ba tháng đầu, sảy thai ít xảy ra hơn. Đối với nhiều bà mẹ tương lai, các triệu chứng mang thai sớm như ốm nghén và mệt mỏi đã biến mất. Nếu bây giờ mẹ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn và chưa tập thể dục trước giờ, đây là thời điểm tốt để bắt đầu một thói quen tập thể dục đều đặn khi mang thai.
Tuần thứ 14
Tuần thứ 15
Các mí mắt của bé vẫn đang nhắm kín, nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào bụng, bé sẽ tránh luồng sáng. Siêu âm tuần này sẽ cho thấy giới tính của bé. Tuần này bé bằng quả táo.
Tuần thứ 16
Da đầu của bé bắt đầu được tạo hình, mặc dù vẫn chưa thấy tóc đâu cả. Đôi chân nhỏ giờ đã phát triển, là lúc mẹ có thể cảm giác được thai máy. Đầu của bạn nhỏ lúc này đã thẳng hơn, và tai đã đến gần vị trí chuẩn. Bạn nhỏ của chúng ta lúc này lớn khoảng bằng quả bơ.
Tuần thứ 17
Tuần thứ 18
Tuần thứ 19
Tuần thứ 20
Em bé của mẹ giờ có thể nuốt và hệ thống tiêu hóa của bạn ấy đang tạo ra phân su, có màu tối và dính dính mà bạn ấy sẽ cho ra trong lần đai tiện đầu tiên – trong tã lót hoặc trong bụng mẹ khi sinh.
Em bé của mẹ hiện có kích thước bằng một quả chuối, cân nặng khoảng 300 gram.
Tuần thứ 21
Tuần thứ 22
Tuần thứ 23
Tuần thứ 24
Tuần thứ 25
Tuần thứ 26
Em bé của mẹ bây giờ đang hít vào và thở ra nước ối, giúp bé phát triển phổi. Những động tác thở này là bài tập thực hành cho hơi thở không khí đầu tiên khi sinh.
Em bé của mẹ có cân nặng khoảng 760 gram.
Tuần thứ 27
Quý ba thai kì: Chuyện gì sắp xảy ra
Trong quý ba, mẹ có thể đi tiểu thường xuyên hơn hoặc bị chuột rút ở chân khi bạn nhỏ ấn vào dây thần kinh ở hông và lưng của mẹ.
Giai đoạn trăng mật của thai kỳ đã kết thúc và niềm hạnh phúc làm cha mẹ đang hiện ra ở đường chân trời. Bây giờ là thời gian để làm những việc như đăng ký lớp học sinh nở, thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn và tạo sổ đăng ký cho em bé.
Tuần thứ 28
Tuần thứ 29
Cơ bắp và phổi của bé đang bận rộn để sẵn sàng hoạt động ở thế giới bên ngoài, và đầu bé đang phát triển để tạo chỗ cho bộ não đang phát triển của bé.
Em bé của mẹ có kích thước của một quả bí nghệ.
Từ tuần 29 đến tuần 34, em bé tăng trung bình 200gr mỗi tuần
Tuần thứ 30
Em bé của mẹ được bao quanh bởi một nửa lít nước ối, mặc dù lượng nước ối sẽ ít hơn khi bé lớn lên và chiếm nhiều không gian bên trong tử cung của mẹ.
Tuần thứ 31
Giờ bạn nhỏ của chúng ta có thể ngúc ngắc cái đầu xinh. Một lớp mỡ bảo vệ đang được tích tụ dưới da và làm đầy những cánh tay đôi chân nhỏ.
Tuần thứ 32
Mẹ có thể sẽ tăng nửa kilogram mỗi tuần. Một nửa số cân nặng ấy chuyển thẳng vào bạn nhỏ, nhân vật sẽ tăng từ 1/3 đến một nửa trọng lượng lúc sinh trong bảy tuần tới để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.
Tuần thứ 33
Các mảnh xương sọ của bé vẫn chưa được hợp nhất mà được nối với nhau bằng tổ chức sụn, điều này khiến đầu bé dễ dàng chui qua đường sinh, chúng sẽ không hợp nhất hoàn toàn cho đến khi bé trưởng thành.
Tuần thứ 34
Hệ thống thần kinh trung ương cũng như phổi của bé đang trưởng thành. Em bé sinh ra trong khoảng 34 đến 37 tuần mà không có vấn đề sức khỏe nào khác thường có thể sống bình thường trong thời gian dài.
Cân nặng của bé trung bình khoảng 2100 gram
Từ tuần 34 đến tuần 40, cân nặng của bé tăng trung bình khoảng 200- 250 gram mỗi tuần.
Tuần thứ 35
Chỗ này càng lúc càng chật mẹ ơi! Thận của bé đã phát triển hoàn toàn, gan cũng đã có thể xử lý một số sản phẩm thải.
Tuần thứ 36
Bạn nhỏ đang tăng khoảng 30 gram mỗi ngày. Bạn cũng đang mất đi lớp màng mịn bao bọc cơ thể cùng với chất gây, chất sáp bảo vệ bạn ấy từ đầu đến giờ
Tuần thứ 37
Ngày dự sinh của mẹ đang đến rất gần rồi, nhưng dù bé nhìn giống một em bé sơ sinh, bé vẫn chưa sẵn sàng bước vào thế giới mới. Trong hơn 02 tuần tới phổi và não của bé sẽ trưởng thành đầy đủ.
Tuần thứ 38
Mẹ có tò mò về màu mắt của bé không? Tròng đen của bé vẫn chưa có sắc tố, nên nếu bé sinh ra có đôi mắt xanh, chúng sẽ đổi màu tối hơn cho đến khi bé được khoảng 01 tuổi.
Thai kì đủ tháng
Tuần thứ 39
Bé đã phát triển thể chất hoàn toàn, nhưng bạn nhỏ vẫn đang bận rộn tích mỡ để hỗ trợ điều tiết nhiệt độ cơ thể khi bước ra thế giới ngoài kia.
Tuần thứ 40
Nếu ngày dự sinh đã qua, sẽ chưa trễ lắm như mẹ nghĩ đâu, đặc biệt nếu mẹ tính ngày dự sinh dựa trên ngày đầu kì kinh cuối. Đôi khi phụ nữ rụng trứng trễ hơn dự đoán.
Nhưng nếu mẹ chưa có dấu hiệu lâm bồn vào ngày dự sinh, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như siêu âm và xét nghiệm không gắng sức để đảm bảo mẹ có thể tiếp tục mang thai an toàn.
Trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh từ 38-40 tuần của người Nam Á khoảng 3200 gram – 3300 gram.
Tuần thứ 41
Hiện tại thai kì của mẹ được gọi là thai kì già tháng. Quá nhiều hơn 02 tuần kể từ ngày dự sinh đang tạo nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé, bác sĩ chắc chắn sẽ tư vấn mẹ để thực hiện giục sinh.
Xem sự phát triển của thai nhi qua từng tuần chi tiết tại:
Chuyển dạ và sinh bé
Thời khắc được nhìn thấy con lần đầu thật tuyệt vời, nhưng chính xác những gì sẽ dẫn đến thời điểm đó là không thể đoán trước, và mẹ cảm thấy lo lắng là điều tự nhiên. Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ và thăm khám suốt thai kì để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé luôn được bảo vệ tốt nhất.
Trong suốt thai kỳ, mẹ có thể sẽ gặp phải một số bệnh lý nếu như không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và không khám thai định kỳ: Tiểu đường thai kỳ, các bệnh lý tuyến giáp, tiền sản giật, huyết áp cao,… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm và khó có thể phát hiện nếu như không được xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe thai kỳ. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai, Vinmec cung cấp các gói Thai sản trọn gói.
Mẹ và bé sẽ được chăm sóc toàn diện: trước, trong và sau khi sinh. Mẹ sẽ được thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe đặc biệt là sàng lọc tuyến giáp, xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con. Bé sẽ được xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sau sinh giúp tầm soát các bệnh lý bất thường, dị tật bẩm sinh ngay từ khi trong bụng mẹ. Đặc biệt, tại Vinmec, các bác sĩ sẽ phân tích kết quả và tư vấn di truyền sàng lọc trước sinh cho bé.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang xem bài viết Quá Trình Hình Thành Chất Hữu Cơ Trong Đất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!