Xem Nhiều 4/2023 #️ Quan Điểm Về Những Định Nghĩa Của Từ Bi Và Những Tiếp Cận Của Khoa Học # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Quan Điểm Về Những Định Nghĩa Của Từ Bi Và Những Tiếp Cận Của Khoa Học # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quan Điểm Về Những Định Nghĩa Của Từ Bi Và Những Tiếp Cận Của Khoa Học mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

VÀ NHỮNG TIẾP CẬN CỦA KHOA HỌC

Nguyên tác: The Landscape of Compassion Definitions and Scientific Approaches

Tác giả: Jennifer L. Goetz and Emiliana Simon-Thomas

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 05-04-2020

MỤC LỤC

01- Tóm tắt

02- Từ bi là gì?

03- Từ bi như một cảm xúc vô hình

04- Từ bi như một động cơ

05- Khuynh hướng của từ bi

06- Từ bi liên hệ với thấu cảm như thế nào?

07- Phân biệt lòng từ bi với lòng vị tha

08- Khoa học của từ bi

09- Những nguồn gốc của lòng từ bi

10- Sinh học của lòng từ bi là gì?

11- Những tiền đề và điều tiết của từ bi là gì?

12- Có một hồ sơ sinh học của từ bi không?

13- Có phải từ bi là phổ quát?

14- Chúng ta có thể rèn luyện lòng từ bi được không?

15- Áp dụng lòng từ bi

*

QUAN ĐIỂM VỀ NHỮNG ĐỊNH NGHĨA CỦA TỪ BI VÀ NHỮNG TIẾP CẬN CỦA KHOA HỌC TÓM TẮT

Chúng ta, như những nhà khoa học, định nghĩa từ bi như thế nào? Đó là một thể trạng cảm xúc, một động cơ, một đặc điểm xử lý, hay một thái độ trau dồi? Trong chương giới thiệu này, chúng tôi trình bày một cơ chế định nghĩa cho từ bi, vị trí của từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ liên hệ và kinh nghiệm tinh thần hướng độc giả đến những vấn đề then chốt được trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này. Chú ý đặc biệt được hướng đến những nguồn gốc tiến triển của từ bi, những cấu trúc sinh học và những tiến triển hàm ý trong từ bi, mức độ mà trong ấy từ bi là phổ quát và đa dạng xuyên qua những nền văn hóa, và những phương pháp tiếp cận tài liệu để nuôi dưỡng từ bi. Kết thúc, chúng tôi khám phá những tác động tiềm tàng của việc rèn luyện từ bi trong sự cát tường của cá nhân, phẩm chất của những mối quan hệ, sự thành công tổ chưc, và xã hội một cách rộng rãi hơn.

Nhiều thuật ngữ đã được sử dụng để diễn tả những cảm giác sinh khởi trong việc phản ứng với khổ đau của những người khác, kể cả sự thấu cảm, quan tâm thấu cảm hay buồn thương, lòng từ bi, sự thông cảm, và thương hại (Goetz, Keltner, & Simon-Thomas, 2010; Batson, Ahmad, & Lishner, 2009; Hoffman, 2008; Jinpa, 2015). Thêm nữa, sự nghiên cứu hướng đến một sự đa dạng của những tiến trình tâm lý liên hệ trong việc giúp đở và tình thân ái cho những người khác, kể cả việc nhận ra một cách chính xác những biểu lộ của họ, chấp nhận quan điểm hay sự hình dung của họ về vấn đề họ cảm nhận như thế nào, trông nom những cảm giác của một người, và được động viên để cung ứng sự chăm sóc hay nuôi dưỡng. Mục tiêu của chúng tôi trong chương này là để trình bày một định nghĩa thiết thực cho từ bi, để đặt từ bi trong phạm vi của những thuật ngữ và hiện tượng liên hệ, và để hướng các độc giả đến những vấn đề được hỏi và trình bày bởi những tác giả trong quyển sách này.

TỪ BI LÀ GÌ?

Ở đây, chúng tôi cống hiến một định nghĩa thiết thực về từ bì được đóng khung như một kinh nghiệm cảm xúc trừu tượng và tiến triển. Từ điểm thuận lợi này, từ bi được nhận thức như một thể trạng của việc quan tâm cho khổ đau hay nhu cầu chưa được đáp ứng của một người khác, kết hợp với khát vọng làm nhẹ bớt nổi khổ đau ấy (Goetz et al., 2010). Một kinh nghiệm của từ bi được định nghĩa trong cách này liên hệ vài thành phần riêng biệt:

1- Sự tỉnh thức về một kinh nghiệm trước đây (có nghĩa là, sự khổ đau hay nhu cầu trong một cá nhân khác);

2- Cảm thấy “xúc động”; đó là, có một kinh nghiệm vật lý chủ quan vốn thường liên hệ đến sự đánh thức một cách vô tình về những chi nhánh của hệ thống thần kinh tự chủ;

3- Thẩm định cảm giác thân thể, vai trò xã hội, và những năng lực của một người trong phạm trù của khổ đau.

4- Đánh giá về người đang chịu khổ đau và phạm vi hoàn cảnh; và

5- Ước nguyện của những hệ thống thần kinh vốn lèo lái mối liên kết xã hội và sự chăm sóc, và động viên sự giúp đở.

Mặc dù, chúng ta thấy từ bi như một sự đáp ứng khuôn mẫu và đặc thù, nhưng chúng ta không thấy những thành phần được liệt kê ở đây như một sự nối tiếp, hay xảy ra trong một tuần tự tạm thời. Chúng ta cũng không xem những tiến trình nằm dưới những thành phần này là hoàn toàn độc lập; chúng chắc chắn chồng lấn và xảy ra song song, và vận hành gắng sức đôi chiều ảnh hưởng lẫn nhau trong những hình thức khác nhau khắp cuộc sống.

Cảm xúc vô hình của chúng ta tiếp cận cung ứng một khuôn mẫu hứa hẹn cho một lòng từ bi hành hoạt sống động và lượng định thực tiển, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu không không nhận thức từ bi như một cảm xúc rõ ràng riêng biệt (Ekman, 2016; Feldman Barrett, 2017). Nhiều chương trong quyển sách này trình bày chứng cứ khoa học quan trọng về lòng từ bi được nhận thức một cách khác nhau: như một động cơ cốt lõi, một khuynh hướng giống như đặc điểm, hay một thái độ trau dồi. Một số cũng trình bày các sự hiểu biết sâu sắc có từ sự nghiên cứu phi cá nhân (non-human research: sự nghiên cứu mà thông tin cá nhân không xác định ) trong ấy từ bi được coi như là từ cách cư xử (thí dụ như, chăm sóc, an ủi, và giúp đở một cách tốn kém). Sự nghiên cứu phi cá nhân cung cấp cho sự hiểu biết của chúng ta về con đường tiến triển của lòng từ bi, và cung ứng những dữ liệu thông tin nơi mà những rào cản đạo đức giới hạn sự thu thập các dữ liệu từ con người. Tất cả những sự tiếp cận này để suy nghĩ về lòng từ bi là những đóng góp có giá trị và quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về vấn đề chúng ta đáp ứng với những người đang chịu khổ đau như thế nào. Tiếp đến chúng ta khám phá những sự tiếp cận này, lòng từ bi định hướng từ những cấu trúc liên hệ khác, và ghi nhận một vài khám phá then chốt và những lượng định từ mỗi nhận thức.

Figure 1.1 biểu hiện trên khuôn mặt trong một trãi nghiệm cảm xúc của lòng từ bi

Khi nghiên cứu từ bi như một cảm xúc vô hình, thật quan trọng để chú ý rằng những người bộc lộ đơn thuần với khổ đau (phương pháp thông thường nhất cho việc gợi ra lòng từ bi) không bảo đảm người ta sẽ cảm thấy lòng từ bi. Nhận thức khổ đau có thể đưa đến những trạng thái khác, kể cả sự buồn đau, tức giận cá nhân hay ngay cả sự hài lòng chính đáng. Nhiều nghiên cứu khác đã nối kết nhận thức khổ đau với sự buồn đau cá nhân, một đáp ứng mà trong đó người ta khó chịu hơn bởi những khổ đau của người khác hơn là quan tâm cho người khác (Batson, 2011). Phản ứng tự tập trung này thường được liên hệ đến như sự đồng cảm buồn đau, và phần lớn sự nghiên cứu cho thấy rằng nó gắn liền với những nổ lực để làm giảm thiểu sự buồn đau của chính người ấy và hướng đến việc can dự vào với từ bi (Eisenberg & Eggum, 2009). Người ta cũng có thể cảm thấy dửng dưng với khổ đau của những người khác, như trong trường hợp thiếu sự chú ý hay thiếu tâm phụng sự người khác, hay bỏ việc suy tính hay nhận định lại những cảm giác từ bi trong sự thờ ơ hay nhẫn tâm (Cameron & Payne, 2012). Như Cameron giải thích (Chương 20), khi lợi ích của những người đau khổ bị coi là quá sức để cải thiện, thì người ta có xu hướng tự nhận vai trò của “người ngoài cuộc,” và điều chỉnh những cảm giác của họ đế thích ứng với lập trường “trung lập.” Nhân cơ hội, người ta thậm chí có thể trãi nghiệm sự vui sướng trong nổi khổ đau của những người khác (Schadenfreude: Vui sướng trên nỗi đau của người khác), đặc biệt khi người đau khổ được xem như gây đố kỵ, vị kỷ quá mức, xứng đáng bị trừng phạt, hay khác hơn là hư hỏng về mặt đạo đức (Stellar, Feinberg, & Keltner, 2014; Takahashi et al., 2009). Cuối cùng, sự khổ đau của những người khác có thể gợi ra những biểu hiện không chấp nhận được như ghê tởm hay giận dữ, hầu hết đưa đến những nguyên nhân hay nguồn gốc của khổ đau (không phải là nạn nhân), một cách đặc biệt trong những phạm vi được xem như không công bằng một cách thương tâm (thí dụ, những chết chóc của trẻ em vô tội trong chiến tranh) (Rosenberg et al., 2015). Tổng kết, việc nghiên cứu cho rằng, trong khi hầu hết trước tiên mọi người có thể cảm thấy “xúc động” bởi nổi khổ đau, thì chúng ta cũng đánh giá, một phần tự động và cũng có chủ ý, chính chúng ta, những mục tiêu, và phạm trù chung quanh sự khổ đau. Như là hiển nhiên trong Ekman và sự phân tích của Ekman về lòng từ bi phổ quát toàn cầu (xem Chương 4), sự phối hợp những tiến trình này có thể đưa đến phạm vi của những kinh nghiệm vừa được diễn tả, hay, trong một số hình thức, đối với từ bi.

Sự tiến bộ gần đây trong việc nghiên cứu từ bi như một cảm xúc là một sự thấu hiểu vốn liên hệ cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực chủ quan. Trong dạng thức của sự đánh giá xã hội và tác động của nó trong những động lực xã hội, thì từ bi được xem như tích cực, và do vậy một số lý thuyết gia liên hệ đến lòng từ bi như một cảm xúc tích cực (Keltner & Lerner, 2010; Kok et al., 2013). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng từng thời khắc trãi nghiệm về từ bi (thường được gọi là sự thông cảm trong đời sống hàng ngày) là khó chịu hoặc hỗn hợp. Thí dụ, trong khi những nhận thức của con người về lòng từ bi trong tiếng Anh (compassion) có thể là tích cực, nhưng những sự diễn tả của họ về vấn đề những cảm giác của lòng từ bi như thế nào thì được phối hợp với cả những trạng thái khó chịu và dễ chịu (Condon & Feldman Barrett, 2013). Trong nghiên cứu so sánh những nhận thức của Hoa Kỳ và Trung Hoa và trải nghiệm từ bi, người ta xem như thông cảm (sympathy) và tương ứng với nó là đồng tình (同情 ) như giống với những cảm xúc tích cực hơn là những cảm xúc tiêu cực, nhưng xét cho cùng, đánh giá những kinh nghiệm thật sự như là cả dễ chịu và khó chịu (Goetz & Peng, 2017). Người ta có thể có những cảm giác khó chịu, nhưng những cảm xúc tích cực kết hợp chặc chẽ được liên hệ với động cơ ân cần, giúp đở, và thấy sự thoát khỏi khổ đau của người khác trong một trải nghiệm của từ bi. Vì vậy, dường như rằng như một kinh nghiệm chủ quan, thì từ bi có thể liên hệ những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực, nhưng như một giá trị, đặc điểm, hay thái độ văn hóa, thì nó là tích cực chủ yếu.

a) chứng tỏ rằng các mạch thần kinh ân cần cũng được nuôi dưỡng, và được hình thành một cách năng động bởi những tiến trình gắn bó cha mẹ – con nhỏ; và

b) chứng cứ nghiên cứu cho rằng sự gắn bó an toàn được phối hợp với năng lực lớn hơn cho từ bi và sự ân cần tử tế trong những mối tương tác xã hội của người lớn, từ những đối tác tình yêu tới những người xa lạ.

Thật hữu ích để phân biệt trải nghiệm cảm xúc chủ quan của từ bi từ những động cơ sâu xa hơn để làm lợi ích hay ân cần tư tế đến người khác. Sự phân biệt này cho phép chúng ta khám phá những vấn đề quan trọng chẳng hạn như:

– Có phải kinh nghiệm chủ quan của từ bi đưa đến động cơ để giúp đở người khác (như Batson tranh luận, Chương 3)?

– Những nhân tố hỗ trợ và ức chế của động cơ từ bi là gì (Gilbert và Mascaro, Chương 29)?

– Có phải động cơ với ân cần tử tế làm cho những kinh nghiệm của từ bi có nhiều năng lực hơn (Weisz and Zaki, Chương 16)

KHUYNH HƯỚNG CỦA TỪ BI

Lòng từ bi, giống như nhiều thể trạng cảm xúc và động cơ thúc đẩy, cũng có thể được lượng định trong những dạng thức của vấn đề nó dễ dàng xảy ra theo thời gian và xuyên qua các bối cảnh khác nhau như thế nào; đó là, như một dặc điểm của khuynh hướng hay tính cách. Các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều biện pháp đa dạng đáng tin cậy và tự báo cáo vững chắc để đánh giá xu hướng tổng quát của một người trải nghiệm từ bi hoặc chứng thực lòng từ bi như giá trị cá nhân cốt lõi (Chương 18[1]). Khái niệm từ bi – như – đặc điểm này tập trung sự nghiên cứu khoa học trên những thành phần khí chất và thói quen, nhận thức cùng động lực của lòng từ bi vốn ảnh hưởng khả năng tổng quát của một người về trải nghiệm từ bi (xem Spinrad and Eisenberg, Chương 5). Thí dụ, những trẻ em từ bi có xu hướng đạt điểm cao hơn trong các lượng định về hạnh phúc cảm xúc và xã hội (Eisenberg et al., 1996), và từ bi giống như đặc điểm ở người lớn được phối hợp với tính nhạy cảm thấu cảm tăng thêm tột bực (Lutz, Brefczynski-Lewis, Johnstone, & Davidson, 2008) và niềm hoan hỉ lớn hơn được đoán trước trong việc phụng sự (Sprecher, Fehr, & Zimmerman, 2007). Nhận thức này cũng cung cấp một bức tranh thực nghiệm cho việc điều tra các số liệu sinh học lâu dài, chẳng hạn như tính linh hoạt của âm đạo (Muhtadie, Koslov, Akinola, & Mendes, 2015), sự hỗ trợ di truyền (Rodrigues, Saslow, Garcia, John, & Keltner, 2009), và những đặc điểm của kiến trúc hay chức năng thần kinh (Keltner, Kogan, Piff, & Saturn, 2014). Cuối cùng, một xu hướng tiếp cận đã xác định những kinh nghiệm thời thơ ấu đã đóng góp đến việc phát triên và biểu lộ từ bi, chẳng hạn như sự thương mến ấm áp trong việc nuôi dưỡng con cái (Eisenberg, VanSchyndel, & Hofer, 2015) và những mối quan hệ bảo hộ gắn bó ân cần chăm sóc trẻ con (Mikulincer & Shaver, 2005).

Trong cung cách chúng tôi sẽ sử dụng nó ở đây, sự thấu cảm liên hệ một cách rộng rãi một sự nhạy cảm đến những cảm giác của người khác – cảm nhận điều gì đó trong sự phản ứng đến những biểu lộ của họ, và có một sự thấu hiểu về những gì người khác đang cảm nhận và tại sao. Với định nghĩa này, một cung cách then chốt trong năng lực, đó là lòng từ bi thì khác biệt với sự thấu cảm, trong tất cả những biến thể của nó. Sự thấu cảm có thể là kết quả tình cảm; người ta nhận thức, phản chiếu, và “nắm bắt” tất cả những loại cảm xúc, kể cả sự thích thú, tự hào, giận dữ, hay buồn đau (Decety, 2012). Trái lại, từ bi là một cảm xúc đặc thù đáp ứng đến nổi khổ đau. Thứ đến, sự thấu cảm đơn thuần thì thiếu một sự thôi thúc đặc thù xã hội, trong khi lòng từ bi liên hệ một cách rõ ràng cảm nhận quan tâm và việc muốn làm điều gì đó để làm giảm thiểu nổi khổ đau của người khác.

PHÂN BIỆT LÒNG TỪ BI VỚI LÒNG VỊ THA

Thêm nữa để phân biệt lòng từ bi với sự thấu cảm, thì thật quan trọng để phân biệt lòng từ bi với những thái độ mà nó có thể thúc đẩy, là những thứ thường rơi vào đặc trưng của lòng vị tha (altruism). Mặc dù lòng từ bi được phối hợp với sự ân cần và giúp đở, thường phải trả giá, nhưng những thái độ vị tha không nhất thiết là chứng cứ cho thấy một người đã cảm thấy lòng từ bi. Giúp đở người nào đó cần giúp đở cũng có thể được phối hợp với nhiều trạng thái tinh thần và động cơ đa dạng khác, trong số đó là sự thôi thúc làm giảm thiểu nổi khổ đau riêng của một người (Batson, Chương 3), việc theo đuổi sự thừa nhận hay vị thế xã hội (Willer, Feinberg, Flynn, & Simpson, 2014), hay cố gắng để làm nhẹ tội lỗi hay sự hài lòng một cảm giác của bổn phận, nghĩa vụ hoặc sự biết ơn (Smith, Lapinski, Bresnahan, & Smith, 2013). Xa hơn nữa, nhiều hành vi từ thiện không đặc biệt biểu thị từ bi, bởi vì chúng không xảy ra một cách có hệ thống trong việc đáp ứng đến nổi khổ đau hay nhu cầu. Thí dụ, những cảm giác của thương yêu, biết ơn, và phẩm hạnh đạo đức cũng thúc đẩy sự giúp đở và những thái độ hợp tác, ngay cả khi nhu cầu và khổ đau không hiện diện (Algoe & Haidt, 2009). Trái lại, sự hiện diện của lòng từ bi không bảo đảm thái độ giúp đở (xem Poulin, Chương 26); người ta có thể cảm thấy lòng từ bi mạnh mẽ cho nổi khổ đau mà họ không thể giải quyết một cách trực tiếp. Một sự khác biệt rõ ràng giữa những kinh nghiệm chủ quan của lòng từ bi, động cơ để ân cần chăm sóc, và hành vi giúp đở cho phép các nhà khoa học khám phá những tiến trình liên hệ, không chỉ trong việc trải nghiệm lòng từ bi, mà cũng trong việc chuyển biến lòng từ bi thành hành động.

NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA LÒNG TỪ BI

Từ Darwin, các lý thuyết gia đã nhận ra rằng việc nghiên cứu từ bi không nên bị giới hạn trong lãnh vực của đạo đức tôn giáo và văn hóa. Những giải thích cho xu hướng tiến hành trong hành vi tốn kém, nguy hiểm, và tự hy sinh đã có gốc rể trong sự chăm sóc của bà mẹ dành cho con cái dễ bị tổn thương (Batson et al., 2011; Hoffman, 2008; McDougall, 1908), và lý thuyết sinh học đã cho thấy vấn đề chăm sóc như thế nào cho họ hàng liên hệ di truyền có thể phát triển (Hamilton, 1964). Với sự đồng lòng rằng từ bi là một sản phẩm của sự tiến hóa, các nhà nghiên cứu đã sử dụng sự nghiên cứu so sánh để xác định những tương đồng xuyên qua những cấu trúc sinh học, cũng như những xu hướng phản ứng thái độ vốn liên hệ với năng lực và tư cách (xem Carter, Bartal & Porges, Chương14), cung cấp một quan điểm hướng dẫn để hành động hướng đến sự giải mã hồ sơ sinh học về lòng từ bi của con người (Preston, 2013).

Tuy nhiên, những câu hỏi vẫn còn. Một câu hỏi là, Con người trải nghiệm từ bi đặc biệt thế nào? Mặc dù nghiên cứu gần đây làm cho rõ ràng rằng lòng từ bi dựa vào những cấu trúc và hệ thống sinh học cổ truyền nhiều thứ trong đó có chung với những động vật khác, nó cũng cho rằng lòng từ bi liên hệ nhiều hơn những phản ứng cảm xúc vô tư đến nổi khổ đau của kẻ khác. Thí dụ, khái niệm về nhu cầu chưa được đáp ứng, khác với trạng thái đau buồn của kẻ khác, được gọi là một tiền đề then chốt của lòng từ bi (Batson, Fultz, & Schoenrade, 1987). Có phải nhận thức về nhu cầu chưa được đáp ứng đòi hỏi một năng lực để tưởng tượng vấn đề người khác đang cảm giác và thấu hiểu thế nào về các mục tiêu, xu hướng, và khát vọng của người khác? Nghiên cứu về kinh nghiệm con người cũng đã cho thấy rằng những biểu hiện nhận thức phức tạp về trách nhiệm và những quan niệm về sự công bằng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề lòng từ bi được cảm nhận bao nhiêu; vấn đề con người độc đáo thế nào với những tiến trình này (Farwell & Weiner, 1996)?

SINH HỌC CỦA LÒNG TỪ BI LÀ GÌ?

Việc nghiên cứu sinh học của lòng từ bi liên hệ đến việc tìm kiếm những dấu vết, những mô thức của hành vi, hay một hồ sơ sinh học bao quát vốn tiên đoán, lèo lái, hay tiềm tàng lòng từ bi. Sự tiếp cận sinh học này nghiên cứu lòng từ bi như một động lực cốt lõi, một kinh nghiệm cảm xúc vô hình, và như một khuynh hướng tổng quát hơn, và những mục tiêu để tập trung chứng cứ mà thân thể con người đi đến được trang bị để kinh nghiệm và ứng xử phù hợp với lòng từ bi. Một mục tiêu xa hơn cho nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt những người vốn thẩm tra sự rèn luyện từ bi, là để thấu hiểu có phải việc tham gia vào những hệ thống sinh học đã phối hợp với lòng từ bi cũng mang lại lợi ích có thể đo lường được về sức khỏe và hạnh phúc. Tiếp theo, chúng tôi khám phá một số phát hiện đáng chú ý và những câu hỏi còn lại.

NHỮNG TIỀN ĐỀ VÀ NHỮNG ĐIỀU TIẾT CỦA LÒNG TỪ BI LÀ GÌ?

Phù hợp với những tường thuật tiến hóa vốn gợi ý rằng lòng từ bi phát triển cho sự chăm sóc con cái, nghiên cứu đã xác định khổ đau và nhu cầu chưa được đáp ứng như những tiền đề then chốt của lòng từ bi. Đặc biệt, nghiên cứu về các vấn đề của “con người và không phải con người” với sự ló dạng của khổ đau, thương tổn, và sự trì hoản phát triển sinh lý như những kích thích lòng từ bi từ dưới lên vốn xuất hiện là điều gì đó linh hoạt và vô tư. Thêm nữa, nghiên cứu tóm tắt trong quyển sách này đã bắt đầu khám phá những sự điều tiết theo ngữ cảnh vốn điều chỉnh tăng hoặc giảm, hay ngay cả ngăn chặn lòng từ bi (Gilbert và Mascaro, Chương 29). Kế thừa một số kết quả hành vi của lòng từ bi là khả năng của việc sử dụng những nguồn lực và phơi bày tự thân trước những hoàn cảnh đe dọa và nguy hiếm. Kinh nghiệm của từ bi, hóa ra, là có thể được điều chỉnh bởi “sự phân tích lợi ích chi phí” trong một hoàn cảnh nào đó (Poulin, Chương 26). Phù hợp với luận lý này, nghiên cứu chỉ ra những nhân tố vốn ảnh hưởng lòng từ bi, kể cả sự tương đồng và gần gũi đến người đau khổ (Condon và DeSteno, Chương 22), các cảm nhận về năng lực và hiệu quả (Caprara, Vittorio, & Eisenberg, 2012), những thẩm định và đạo đức và công bằng (Weng, Schuyler và Davidson, Chương 11). Trong một thí dụ đặc biệt, công việc thẩm nghiệm về “sự sụp đổ của lòng từ bi” gợi ý rằng những người “điều tiết đi xuống chiến lược” những cảm giác của họ về lòng từ bi khi họ thấy việc giúp đở như ít nhiều tốn kém cho bản thân (Cameron, Chương 20). Không biết việc điều tiết đi xuống này có giải quyết được những cảm xúc không mong muốn gắn liền với việc mất mát các nguồn lực dự tính trước qua việc giúp đở, đến những cảm xúc tiên liệu không thỏa đáng về việc không thể giúp đở, đến cả hai, hoặc đến điều gì khác hoàn toàn không.

Nhìn chung, điều gì mà những cuộc nghiên cứu này để ngỏ? Thứ nhất, những cơ chế mà qua đó những sự điều tiết của lòng từ bi vận hành là không rõ ràng. Thí dụ, tại sao những điểm tương đồng và gần gũi khác lại gợi ra nhiều từ bi hơn? Một khả năng là ảnh hưởng càng gần gũi và tương đồng thì những khía cạnh của sự thấu cảm càng linh hoạt hơn (Cheng, Chen, Lin, Chou, & Decety, 2010), việc gia tăng sức mạnh của sự cảm giác “xúc động” bởi khổ đau (có nghĩa là, sự thấu cảm tình cảm), và vì vậy cũng gia tăng động lực đối với lòng từ bi. Một khả năng khác là chúng ta nghĩ rằng lợi ích của những người đó thì tương đồng và gần gũi với chúng ta thì đáng giá hơn để đầu tư hơn, là điều hóa ra thúc đẩy thành phần động lực ân cần chăm sóc của lòng từ bi (Weisz và Zaki, Chương 16).

Thứ hai, một nghiên cứu nào đó về những điều tiết của lòng từ bi là phản trực giác. Thí dụ, nghiên cứu cho thấy rằng lòng từ bi thì nhạy cảm tới một tầng lớp xã hội riêng nào đó. Một cách hợp lý, người ta có thể dự đoán rằng, với quyền thâm nhập lớn hơn với các tài nguyên, thì một người với nhiều khả năng hơn để giúp đở những người khác dễ dàng hơn với kinh nghiệm từ bi, vì một người như vậy có thể giúp đở người khác ở một sự tiêu phí tương đối nhỏ hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu tổng kết bởi Piff và Moskowitz (Chương 24) cho thấy sự trái ngược, thấy rằng những tầng lớp xã hội thấp hơn (ít các tài nguyên hơn) được dự đoán là nhạy cảm hơn với những nổi khổ và nhu cầu của người khác, và từ bi hơn. Nhóm của Piff liên hệ những khám phá này tới một phản ứng mở rộng – và – xây dựng đến sự căng thẳng (Fredrickson, 2004), trong ấy người ta tìm cách để xây dựng những mối hợp tác và quan hệ khi đối mặt với căng thẳng hơn là đấu tranh hay bỏ chạy. Vì vậy, những vấn đề tồn tại về khi nào và tại sao những chiến lược hợp tác mở rộng và xây dựng được liên hệ hay phổ biến đối với những chiến lược lẫn tránh hay tự bảo vệ trong việc hình thành những phản ứng với nhận thức khổ đau.

Figure 2 a/- VTA (ventral tegmental area) b/- Substantia Nigrae c/- Medial orbital frontal cortex

Những nghiên cứu xa hơn về những gì xảy ra trong cơ thể trong lúc từ bi – hoạt động – cho thấy rằng một sự đóng góp toàn bộ lớn hơn từ nhánh thần kinh đối giao cảm của hệ thống thần kinh tự động (ANS), cả ở mức độ phản ứng nhất thời (giảm nhịp tim, mức độ dẫn điện của da thấp hơn) và các mức độ làm mạnh khỏe (rối loạn nhịp xoang hô hấp), được phối hợp với lòng từ bi rộng lớn hơn (Eisenberg & Fabes, 1991; Stellar, Cohen, Oveis, & Keltner, 2015). Như được báo hiệu bởi hoạt động hành vi trước đây, lòng từ bi xuất hiện một cách sinh học ngẫu nhiên trên trên sự chuyển hướng sớm sủa từ cảm giác “xúc động” bởi khổ đau (thí dụ, sự thấu cảm tình cảm) đối với một trạng thái quan tâm đến người khác, và sự thúc đẩy để giải thoát nổi khổ đau của họ. Lối mòn luân phiên của nổi khổ đau cá nhân, trái lại, liên đới với hệ thống thần kinh thông cảm bền bỉ (SNS[3]) và sự kích hoạt trục tuyến yên dưới đồi bộ não (HPA[4]), giảm tác động hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS[5]), và sự định rõ nguồn cội của các tiến trình tinh thần đối với những động lực và hành vi tự bảo vệ. Những sự quán chiếu này gợi lên một vấn đề then chốt được nêu ra trước đây – phạm vi mà lòng từ bi có thể được xem như kinh nghiệm chủ quan tiêu cực (tín hiệu giống như mối đe dọa), và cũng là kinh nghiệm chủ quan tích cực (định hướng thân thiện, ân cần), và gợi ý rằng một cách sinh học, đó là một công thức phức tạp cho cả hai.

Một vai trò của hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) lớn hơn trong phạm vi của việc đáp ứng đến nổi khổ đau của người khác, trong khi việc giảm thiểu những thôi thúc tự bảo vệ tập trung, cũng được cho là để thúc đẩy một loạt chức năng thân thiện và liên kết xã hội suốt khắp thân thể xuyên qua những lối mòn bị ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị (vagus), như được chứng minh bởi công trình di sản là Thuyết PolyVagal[6] khởi đầu bởi Steve Porge (Chương 15). Trong não bộ, Stephanie Brown và Michael Brown (Chương 13) đưa ra lý thuyết rằng sự thống trị của hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) cho phép các mạch thần kinh hạch trung thất vùng dưới đồi được nuôi dưỡng bởi cha mẹ, cũng như động cơ xã hội và ân cần phổ quát đi đến hiện hữu khi người ta chạm trán với nổi khổ đau của kẻ khác. Những mạng lưới ân cần chăm sóc này, cũng được hồ sơ hóa một cách cẩn thận bởi Swain và Ho (Chương 6), cho thấy sự kích thích gia tăng trong những người đáp ứng một cách từ bi đến những hình tượng miêu tả khổ đau (Kim et al., 2009; Simon-Thomas et al., 2012).

Trong một phân tích tóm tắt, Dacher Keltner thừa nhận một khung bao quát cho hành vi xã hội, trong đó lòng từ bi có thể được xem như chất xúc tác nguyên mẫu (Keltner et al., 2014). Khung Đánh Giá, Giá Trị và Cảm Xúc (SAVE) của Keltner[7] bao hàm ba hệ thống sinh học quan trọng:

(1) hệ thống hài hòa serotonergic (the serotonergic attunement system)

(2) mạng xã hội oxytocin (the oxytocin social network)

(3) hệ thống khen thưởng dopamine trong hành vi xã hội (the dopamine reward system in prosocial behavior), và có lẽ là những cảm xúc thúc đẩy nó.

Tóm lại, có một lãnh vực đa dạng và đầy cảm hứng của khoa học sinh học được cam kết để khám phá những hệ thống liên hệ trong lòng từ bi. Nhiều nhà nghiên cứu thẩm tra những nền móng sinh học của lòng từ bi cũng đang khám phá có phải từ bi hơn cho phép những thuận lợi có thể lượng định được về những số liệu lệ thuộc trong sức khỏe và hạnh phúc hay không. Công trình tổng hợp những khám phá đầy hứa hẹn này thành sự tường thuật thống nhất, mạch lạc vẫn là một việc làm đang tiến hành, và chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ cung cấp những dữ liệu hữu ích đối với mục tiêu này.

CÓ PHẢI TỪ BI LÀ PHỔ QUÁT

Nghiên cứu cũng đã bắt đầu thẩm nghiệm vai trò của văn hóa trong từ bi. Giống như những lãnh vực khác trong nghiên cứu từ bi, những khám phá trong lãnh vực này không kể về một câu chuyện đơn giản. Những không gian văn hóa khác nhau đã được liên hệ với từ bi và hành vi xã hội. Chủ nghĩa tập thể đã được liên hệ một cách tích cực đến những kinh nghiệm của lòng từ bi và sự thông cảm (Dalsky, Gohm, Noguchi, & Shiomura, 2008; Kitayama, Mesquita, & Karasawa, 2006), nhưng nghiên cứu cũng cho rằng những cá nhân đến từ những nền văn hóa Á châu có thể đáp ứng ít thấu cảm hơn và có lẽ cảm thấy ít từ bi hơn trong việc đáp ứng đến nổi khổ đau của kẻ khác (Atkins, Uskul, & Cooper, 2016; Cassels, Chan, & Chung, 2010). Nghiên cứu khác đã cho thấy rằng những nền văn hóa quý chuộng sự thông cảm (simpatia: mối quan tâm về cảm xúc xã hội với hạnh phúc của người khác) biểu lộ hành vi xã hội hơn cho những thành viên ngoài nhóm (Levine et al., 2001), trong khi những nền văn hóa coi trọng gắn kết thì biểu lộ ít thái độ giúp đở cho người xa lạ hơn (Knafo, Schwartz, & Levine, 2009). Chiao (chương 12) cho rằng không gian văn hóa khép kín – mơ hồ cũng có thể đóng góp đến những phản ứng xã hội dối với sai lầm đạo đức và xã hội, vì vậy sự ảnh hưởng phạm trù của lòng từ bi. Cuối cùng, Zarins và Konrath (Chương 25) trình bày một tổng kết thú vị đến những thay đổi trong những đặc điểm và thái độ trong định hướng xã hội và định hướng khác theo thời gian ở Hoa Kỳ và nhắc nhở chúng ta rằng những khác biệt xã hội có thể được thẩm tra theo lịch sử cũng như địa phương. Nghiên cứu tương lai sẽ cần thẩm tra có phải và vấn đề những yếu tố văn hóa này tương tác như thể nào để ảnh hưởng đến lòng từ bi.

Một câu hỏi then chốt trong tài liệu rộng hơn về cảm xúc tập trung với vấn đề có phải văn hóa có ảnh hưởng đến kinh nghiệm hay biểu lộ của cảm xúc hay không, và điều này cũng có thể được áp dụng tới lòng từ bi. Koopmann-Holm và Tsai (Chương 21) duyệt lại nghiên cứu cho thấy rằng những giá trị văn hóa đóng góp đến những biểu lộ của lòng từ bi. Cần nhiều công trình nữa để thấu hiểu sự tác động của các giá trị văn hóa về vấn đề khi nào lòng từ bi được cảm nhận, vấn đề nó được cảm nhận một cách mạnh mẽ như thế nào, và vấn đề lòng từ bi được biểu lộ như thế nào và có biểu lộ được. Thêm nữa, công việc có thể bắt đầu để khảo sát vấn đề những chiều kích văn hóa liên hệ đến tiền thân, tiền nhiệm và những thành phần khác nhau của lòng từ bi, chẳng hạn như sự thấu cảm chính xác, sự tự điều chỉnh, những sự đánh giá, hay động cơ ân cần chăm sóc.

CHÚNG TA CÓ THỂ RÈN LUYỆN LÒNG TỪ BI ĐƯỢC KHÔNG?

Có thể chuyển cường độ (sự mạnh mẽ), phạm trù (lãnh vực), hay xu hướng tổng thể (tần số) để cảm nhận lòng từ bi không? Những hành giả của 2,500 năm Phật giáo thực hành cho rằng, tự xem xét nội tâm, vâng, đúng vậy. Những câu chuyện về việc chuyển hóa từ các vai trò đối kháng đến anh hùng trong cộng đồng như được chi tiết trong công trình Dự Án Quan Niệm Anh Hùng của Zimbardo[8] (Zimbardo, Seppala, và Franco, Chương 34) cũng cho là như vậy, vâng. Bằng chứng sinh học gợi ý rằng lòng từ bi dựa trên những hệ thống sinh học đa dạng vốn có những quỹ đạo phát triển độc đáo và linh động suốt đời cũng cho là có, vâng. Từ chương trình Rèn Luyện Trau Dồi Lòng Từ Bi (CCT[9]) của Đại Học Stanford (Goldin và Jazaieri, Chapter 18) đến dự án ReSource (Klimecki và Singer, Chapter 9) ở Leipzig, thì đang có một sự quan tâm trong việc thấu hiểu năng lực, và tác động có thể lượng định, để trở nên từ bi hơn qua rèn luyện.

Mặc dù những phát hiện từ nghiên cứu về tác dụng của rèn luyện từ bi là đáng khích lệ, nhưng vẫn còn có điều bí ẩn xung quanh vấn đề khía cạnh nào là chính xác của chương trình rèn luyện nhiều phương diện (Leiberg et al., 2011; Klimecki et al., 2012; Condon et al., 2013; Desbordes et al., 2012) là có ảnh hưởng nhất (ví dụ: chánh niệm? nhận thức cảm xúc / trí thông minh? xu hướng thẩm định? niềm tin và kỳ vọng xã hội?) và cho những người mà họ đại diện để làm việc tốt nhất. Chúng tôi cũng không biết liệu có một trình tự hoặc số lượng đào tạo tối ưu hay không, có phải thật là quan trọng để rèn luyện lòng trắc ẩn trong các nhóm xã hội tương tác hay không, một giáo viên cho việc rèn luyện từ bi cần phải có phẩm chất như thế nào, hoặc có phải một giáo viên sống thậm chí là cần thiết. Như được đề xuất trong các nghiên cứu về sự đa dạng của các thực hành nhằm tăng cường hạnh phúc, việc rèn luyện từ bi có thể tự nó giúp đở theo các chế độ cụ thể phù hợp với những đặc điểm cá nhân, văn hóa và bối cảnh (Layous, Lee, Choi, & Lyubomirsky, 2013; Lyubomirsky & Layous, 2013).

Một trong những lĩnh vực đầu tiên xuất hiện trong tâm tư suy nghĩ về lòng trắc ẩn là chăm sóc sức khỏe. Những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người khác phải đối mặt với sự tập trung vể sự đau khổ hàng ngày nhiều hơn hết, và các phương pháp để quản lý điều này đã không được hệ thống. Một loạt các bài viết quan trọng về “sự mệt mỏi của lòng từ bi” (xem Figley và Figley, Chương 28) đề xuất rằng việc trở thành một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vốn đã làm cạn kiệt khả năng từ bi của một người, và trong một số xu hướng, đã củng cố một nền văn hóa xa cách rõ ràng hoặc đàn áp lòng từ bi. Tuy nhiên, tư tưởng Phật giáo cho thấy lòng từ bi là không biết mõi mệt – một quan điểm mà Singer cũng chia sẻ trong một bài báo về việc đổi thương hiệu cho “lòng từ bi mệt mỏi” như “sự mệt mõi của sự thấu cảm khổ đau” (Klimecki & Singer, 2011). Sue Shea và Christos Lionis xem xét vấn đề này và nhấn mạnh sự hứa hẹn về bối cảnh chăm sóc sức khỏe từ bi hơn (Chương 32 trong tập này).

Với những suy nghĩ tổng quát hơn về khả năng từ bi tiềm tàng, điều tra viên chính của Nhà tù Thực Nghiệm Stanford nổi tiếng Phil Zimbardo (Chương 34) đưa ra những suy nghĩ về cách thúc đẩy lòng từ bi đối với các mục tiêu và hành vi cao thượng hơn như thế nào – giải cứu con người và cứu hộ thế giới. Mặc dù khám phá nhiều hơn trong tự nhiên, những tác phẩm đầu tiên này sẽ truyền cảm hứng cho hướng nghiên cứu trong tương lai nhằm đạt được một nền tảng kiến thức đồng thuận về bản chất và lợi ích tiềm năng của lòng từ bi.

Tóm lại, tập sách hiện tại đại diện cho tình trạng gần như hiện tại của khoa học từ bi – một lĩnh vực hứa hẹn đạt được sự hiểu biết cả của khoa học cơ bản về kinh nghiệm của con người và trong các ứng dụng của công việc đó để cải thiện loài người và thế giới xung quanh chúng ta. Cách tiếp cận từ bi được trình bày ở đây tích hợp các yếu tố sinh học và xã hội từ các chuyên gia hàng đầu trên toàn thế giới, và do đó cung cấp một nền tảng trí tuệ sôi động, cũng như thực tế, từ đó tiến lên. Thật vậy, có rất nhiều câu hỏi còn lại và những cơ hội đầy hứa hẹn để thúc đẩy khoa học về lòng từ bi (Lilius, Kanov, Dutton, Worline, & Maitlis, 2011). Chúng tôi hy vọng tập sách này đóng vai trò là chất xúc tác cho mọi người, các nhà khoa học và các chuyên gia từ mọi tầng lớp, để nắm lấy, nuôi dưỡng và thể hiện khả năng từ bi cơ bản của con người, vì lợi ích của thế giới tự nhiên và mọi cư dân của nó được trường tồn mãi mãi.

*

Trích từ quyển The Oxford Handbook of Compassion Science

Ẩn Tâm Lộ, Wednesday, April 15, 2020

[3] sympathetic nervous system (SNS)

[4] hypothalamic pituitary axis (HPA)

Ngôn Ngữ Và Tiếng Việt Từ Cách Tiếp Cận Của Lôgic Học

(Văn hóa) – Nói đến tư duy là nói đến ý thức, tri thức, văn hóa, đạo đức của con người. Ngôn ngữ không phải là tư duy, nhưng ngôn ngữ không tách rời tư duy, vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện để con người thực hiện hoạt động tư duy và truyền đạt tư duy cho nhau. Những hình thức cơ bản nhất của ngôn ngữ là tiếng nói và chữ viết. Giữa tư duy với tiếng nói và chữ viết có quan hệ phức tạp. Điều đó đúng đối với mọi thứ tiếng, trong đó có Tiếng Việt. Tiếng Việt dưới hình thức tiếng nói và chữ viết là tài sản tinh thần vô giá của người Việt Nam. Tiếng nói Việt có khả năng biểu đạt rõ ràng tư duy phong phú, sâu sắc và tinh tế của người Việt. Chữ viết Việt hiện nay là chữ Quốc ngữ; chữ đó dễ đọc, dễ viết, dễ ghi được tiếng nói Việt, dễ tương thích với các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, dễ hội nhập quốc tế. Người Việt Nam cần được trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt. Trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt cũng là trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển tư duy, văn hóa, tâm hồn của người Việt.

Lôgic học là một trong các khoa học triết học. Đối tượng nghiên cứu của lôgic học là tư duy. Các khoa học triết học khác, cũng như các khoa học cụ thể, không nghiên cứu tư duy nói chung, mà chỉ nghiên cứu các hình thức cụ thể của tư duy. Ví dụ: triết học tự nhiên nghiên cứu tư duy tự nhiên, triết học xã hội nghiên cứu tư duy xã hội, toán học nghiên cứu tư duy toán, văn học nghiên cứu tư duy văn, kinh tế học nghiên cứu tư duy kinh tế, chính trị học nghiên cứu tư duy chính trị. Do có đối tượng nghiên cứu như vậy cho nên lôgic học là khoa học chung nhất, là “triết học thuần túy”, là “khoa học của các khoa học”; lôgic học có chức năng cung cấp phương pháp tư duy đúng đắn cho mọi khoa học khác. Khi nghiên cứu tư duy, lôgic học buộc phải nghiên cứu ngôn ngữ; bởi vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy; người ta chỉ nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy ngôn ngữ, chứ không thể nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy tư duy. Nghiên cứu tư duy và nghiên cứu ngôn ngữ không thể tách rời nhau. Khi nghiên cứu ngôn ngữ, người nghiên cứu có thể xuất phát từ tư duy (đây là cách tiếp cập của lôgic học), hoặc là xuất phát từ các hình thức biểu hiện của ngôn ngữ (đây là cách tiếp cập của ngôn ngữ học). Nghiên cứu tư duy cũng như nghiên cứu ngôn ngữ đã có từ hàng nghìn năm nay. Tuy vậy, nhiều vấn đề về tư duy và ngôn ngữ vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Nghiên cứu tư duy người Việt và ngôn ngữ người Việt cũng như vậy. Nhiều vấn đề về tư duy người Việt và ngôn ngữ người Việt vẫn còn có ý kiến tranh cãi. Bài viết này góp bàn một số vấn đề về ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng từ cách tiếp cận của lôgic học, qua đó góp thêm ý kiến về vấn đề cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

2. Ngôn ngữ từ cách tiếp cận của lôgic học

Con người là động vật duy nhất có tư duy và ngôn ngữ. Tư duy là thuộc tính của bộ não con người, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Ngôn ngữ là cái biểu đạt tư duy. Ngôn ngữ có nhiều hình thức khác nhau. Tiếng nói là hình thức cơ bản đầu tiên của ngôn ngữ 2. Hình thức cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là chữ viết. Tiếng nói của con người có từ khi loài người hình thành. Chữ viết chỉ xuất hiện khi con người đạt đến một trình độ văn minh nhất định 3. Ngoài tiếng nói và chữ viết, ngôn ngữ còn có nhiều hình thức khác. Cử chỉ của con người (như lắc đầu, gật đầu, nhắm mắt, trợn mắt, chỉ tay, giơ tay, khoanh tay, chắp tay, cười, khóc, nhảy…), tín hiệu và ký hiệu (như đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng, bảng chỉ dẫn, biểu tượng…) cũng được con người dùng để biểu đạt những ý nghĩ nào đó của tư duy, tức cũng là ngôn ngữ. Vì ngôn ngữ là cái biểu đạt tư duy, nên ngôn ngữ là công cụ để con người suy nghĩ; là phương tiện để con người giao tiếp với nhau, truyền đạt tư duy cho nhau.

Ngôn ngữ và tư duy không thể tồn tại tách rời nhau. Quá trình chuyển hóa từ vượn thành người trong lịch sử hàng chục vạn năm trước đây về thực chất là quá trình chuyển hóa từ động vật chưa có tư duy thành động vật có tư duy, từ động vật chưa có ngôn ngữ thành động vật có ngôn ngữ. Mỗi người khi mới sinh đều chưa có tư duy và ngôn ngữ, đến sáu tuổi tư duy và ngôn ngữ về cơ bản mới hình thành. Ngôn ngữ của con người ngày càng phát triển. Ngôn ngữ càng phát triển thì càng thúc đẩy tư duy của con người phát triển. Ngược lại, tư duy của con người càng phát triển thì càng thúc đẩy ngôn ngữ phát triển.

Tư duy được tạo thành từ các ý (ý nghĩ) khác nhau. Khái niệm và phán đoán là các hình thức cơ bản của tư duy. Mỗi khái niệm và mỗi phán đoán là một ý. Khái niệm và phán đoán là sự phán ánh của đối tượng. Ngôn ngữ là sự biểu đạt của tư duy. Từ và câu là các hình thức của ngôn ngữ; và là sự biểu đạt của khái niệm và phán đoán. Từ là sự biểu đạt của khái niệm. Câu là sự biểu đạt của phán đoán. Mỗi câu được tạo thành bởi nhiều từ; trong đó có chủ từ và vị từ. Từ và câu biểu hiện ở chữ và tiếng, nhưng không phải chữ nào và tiếng nào, cụm chữ nào và cụm tiếng nào cũng là từ và câu. Một chữ (chữ viết), một cụm chữ, một tiếng (tiếng nói), một cụm tiếng có thể là một từ, một câu, cũng có thể không phải là một từ, một câu. Trong tiếng nói và chữ viết của mỗi nước, mỗi từ đều có một cách viết và một cách đọc; mỗi câu cũng đều có một cách viết và một cách đọc. Ví dụ, trong tiếng Việt, chữ “chuỗng” và tiếng “chuỗng” không phải là một từ (vì chữ đó và tiếng đó không có nghĩa, tức là không được dùng để biểu đạt khái niệm nào). Như vậy, nói đến tư duy thì phải nói đến đối tượng mà tư duy phản ánh, phải nói đến các hình thức của tư duy như khái niệm, phán đoán; nói đến tư duy thì phải nói đến ngôn ngữ, các hình thức của ngôn ngữ, trong đó có tiếng, cụm tiếng, chữ, cụm chữ, từ, câu.

Vì khái niệm và phán đoán là các hình thức của tư duy, nên mỗi khái niệm và mỗi phán đoán (nếu đúng) đều giống nhau ở mọi người. Ví dụ, khái niệm “ngựa”, khái niệm “động vật”, phán đoán “ngựa là động vật” ở mọi người trên thế giới từ xưa đến nay đều giống nhau, nhưng được biểu đạt bởi nhiều từ và nhiều câu khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ. Ví dụ 1: khái niệm “ngựa” trong Tiếng Việt được biểu đạt bởi từ “ngựa”; từ “ngựa” được thể hiện bởi chữ “ngựa” và tiếng “ngựa”. Khái niệm “ngựa” trong Tiếng Anh lại được biểu đạt bởi tiếng khác và chữ khác. Ví dụ 2: phán đoán “ngựa là động vật” trong Tiếng Việt được biểu đạt bởi cụm chữ “ngựa là động vật” và cụm tiếng “ngựa là động vật”; còn trong Tiếng Anh nó lại được biểu đạt bởi cụm chữ khác và cụm tiếng khác.

Tư duy có quy tắc của tư duy. Quy tắc của tư duy bao gồm quy tắc của khái niệm, quy tắc của phán đoán, quy tắc của suy luận. Đối với khái niệm, quy tắc của tư duy đòi hỏi chúng ta cần phân biệt ngoại diên của khái niệm với nội hàm của khái niệm. Mỗi khái niệm đều có một ngoại diên và nội hàm xác định. Công thức chung của khái niệm là: (A = a + b + c). Trong đó, A là một khái niệm; a, b, c là ba nội dung tạo thành nội hàm của khái niệm A. Nếu A = a + b + c, B = a + b + c, thì A và B trùng nhau về ngoại diên và đồng nhất về nội hàm; khi đó, A và B chỉ là hai từ đồng nghĩa, cùng được dùng để biểu đạt khái niệm “a + b + c”. Nếu A = a + b + c, B = a + b + c + d, thì ngoại diên của A bao hàm ngoại diên của B. Nếu A = a + b + c – d, B = a + b + c + d, thì A và B loại trừ nhau về ngoại diên. Nếu A = a + b, B = a + c, C = a + b + c, thì A và B có một phần trùng nhau về ngoại diên, phần ngoại diên trùng nhau đó là ngoại diên của C. Nếu A là một khái niệm nào đó, thì phủ định của khái niệm ấy (7A) cũng là một khái niệm; phủ định của phủ định của khái niệm ấy (77A) cũng là một khái niệm; A và 77A là hai khái niệm đồng nhất.

Đối với suy luận, quy tắc của tư duy đòi hỏi chúng ta phải phân tích cấu trúc của suy luận. Suy luận là tìm ra phán đoán mới từ các phán đoán đã có. Các phán đoán đã có là tiền đề của suy luận. Phán đoán mới là kết luận của suy luận. Để có kết luận đúng thì tiền đề suy luận phải đúng và cách suy luận phải đúng. Công thức của suy luận là: “vì a + b + c nên d”. Trong đó, a + b + c là tiền đề của suy luận; d là kết luận của suy luận. Suy luận có thể đi từ chung đến riêng hoặc từ riêng đến chung. Suy luận đi từ chung đến riêng là suy luận diễn dịch. Suy luận đi từ riêng đến chung là suy luận quy nạp. Suy luận trong tranh luận nhau là chứng minh. Khi khẳng định một phán đoán nào đó là đúng hay sai, thì chúng ta cần phải chứng minh vì sao chúng ta khẳng định phán đoán đó là đúng hoặc sai. Chứng minh phán đoán A là đúng đồng nghĩa với chứng minh phán đoán 7A là sai. Công thức của phép chứng minh cũng là công thức của suy luận (“vì a + b + c nên d”); tuy nhiên trong đó, a + b + c được gọi là các luận cứ của phép chứng minh; d được gọi là luận đề của phép chứng minh. Khi chứng minh một phán đoán nào đó là đúng hay sai thì: – cần phải xác định đúng nội dung của phán đoán ấy (nói cách khác, nếu chưa hiểu nội dung của một luận điểm nào đó thì không được cho rằng luận điểm đó là đúng hoặc sai, nếu chưa hiểu được đúng câu hỏi thì chưa được trả lời); – cần phải đưa ra các lý do (căn cứ, luận cứ); – các lý do đưa ra phải đúng, đủ và phải được kết hợp (luận chứng) một cách hợp lý. Bác bỏ (phê phán, phản biện) một phán đoán nào đó cũng là chứng minh, bởi vì khi bác bỏ một ý kiến nào đó thì chúng ta phải chứng minh rằng ý kiến đó là sai.

Giống như tư duy, ngôn ngữ cũng có quy tắc. Ngôn ngữ chung có quy tắc của ngôn ngữ nói chung. Mỗi ngôn ngữ riêng lại có quy tắc của ngôn ngữ đó. Tuy nhiên, quy tắc của mọi ngôn ngữ cũng đều phải phù hợp với quy tắc của tư duy. Bởi vì, từ là sự biểu đạt của khái niệm, câu đơn là sự biểu đạt của phán đoán đơn, câu phức là sự biểu đạt của phán đoán phức. Để sử dụng đúng một từ và một câu nào đó (dù câu đơn hay câu phức), chúng ta cần phải xác định được cấu trúc của khái niệm và phán đoán được biểu đạt ở từ và câu ấy. Nói rộng hơn, để sử dụng đúng ngôn ngữ cả ở hình thức tiếng nói và hình thức chữ viết, chúng ta cần phải xác định được cấu trúc của các khái niệm và phán đoán. Nếu không xác định đúng cấu trúc của khái niệm và phán đoán được biểu đạt bởi từ và câu được sử dụng, thì bài nói hoặc bài viết sẽ lủng củng, không rõ ràng, không lôgic, gây hiểu lầm. Chúng ta viết và nói vì muốn truyền đạt tư duy của mình cho người khác. Nếu người nghe và người đọc không hiểu được hoặc hiểu lầm tư duy của chúng ta, thì bài viết và bài nói của chúng ta là không thành công.

Khái niệm và phán đoán được biểu đạt bởi từ và câu, cụ thể hơn bởi chữ và tiếng. Tuy nhiên, giữa khái niệm và phán đoán với chữ và tiếng có quan hệ phức tạp. Tính phức tạp trong quan hệ giữa khái niệm với chữ và tiếng thể hiện ở những điểm sau. Thứ nhất, một khái niệm có nhiều tiếng nói và nhiều chữ viết. Ví dụ, khái niệm “Mặt Trời” là sự phản ánh của đối tượng Mặt Trời. Khái niệm “Mặt Trời” trong tư duy của mọi người trên thế giới đều giống nhau, nhưng nó được biểu đạt bằng những tiếng nói khác nhau và những chữ viết khác nhau (tùy theo từng dân tộc, từng địa phương, từng thời điểm). Trong Tiếng Việt, khái niệm “Mặt Trời” được biểu đạt bởi chữ “Nhật” và tiếng “Nhật”, chữ “Mặt Trời” và tiếng “Mặt Trời”. “Nhật” và “Mặt Trời” là hai từ khác âm đồng nghĩa. Trên thế giới, khái niệm “Mặt Trời” được biểu đạt bởi hàng nghìn chữ khác, và hàng chục nghìn tiếng khác. Thứ hai, nhiều khái niệm có một tiếng nói và một chữ viết. Ví dụ: trong Tiếng Việt, chữ “nhật” và tiếng “nhật” được dùng để biểu đạt cả khái niệm “nhật” và khái niệm “ngày”. Từ “nhật” trong Tiếng Việt là từ đa nghĩa (đồng âm khác nghĩa). Thứ ba, nhiều khái niệm có nhiều chữ viết nhưng chỉ có một tiếng nói. Ví dụ: trong Tiếng Việt, khái niệm “ca” (một loại đồ dùng trong gia đình) được biểu đạt bởi chữ “ca”; khái niệm “k” (một loại bệnh) được biểu đạt bởi chữ “k”; nhưng chữ “ca” và chữ “k” được đọc như nhau. Nói cách khác, trong tiếng Việt, hai chữ “ca” và “k” được phát âm giống nhau, hai chữ này được dùng để biểu đạt hai khái niệm khác nhau. Ví dụ khác, trong Tiếng Việt chữ “cuốc” và chữ “quốc” được phát âm giống nhau nhưng được dùng để biểu đạt hai khái niệm khác nhau. Thứ tư, một khái niệm có một chữ nhưng có nhiều tiếng nói. Ví dụ, trong Tiếng Việt chữ “lôgic học” (được dùng để biểu đạt một khoa học) có nhiều cách phát âm khác nhau cùng được chấp nhận (do chưa có quy định thống nhất). Nó có thể được đọc là: lo-gíc học”, “lô-gíc học” “lo-gích học”, “lô-gích học”. Ví dụ khác, chữ “HDI” có thể đọc là: “hát-đê-i”, “hát-dê-i”, “hát-đi-ai”, “ết-đi-ai”. Đối với những chữ vay mượn từ ngôn ngữ khác thường có tình trạng đọc không thống nhất.

Quan hệ giữa phán đoán với chữ và tiếng cũng có tính phức tạp giống như quan hệ giữa khái niệm với chữ và tiếng. Cụ thể, trong quan hệ đó: một phán đoán có nhiều tiếng nói và nhiều chữ viết, nhiều phán đoán có một tiếng nói và một chữ viết, nhiều phán đoán có nhiều chữ viết nhưng chỉ có một tiếng nói, một phán đoán có một chữ viết nhưng có nhiều tiếng nói. Trường hợp một phán đoán có nhiều tiếng nói và nhiều chữ viết là trường hợp các câu khác nhau có cùng một ý. Các câu khác nhau có cùng một ý là các câu khác nhau cùng được dùng để biểu đạt một phán đoán hoặc được dùng để biểu đạt các phán đoán tương đương nhau. Ví dụ, “không có sách thì không có tri thức”, “nếu không có sách sẽ không có tri thức”, “nếu không có sách thì không có tri thức”, “không có tri thức nếu không có sách”, “muốn có tri thức thì phải có sách”, “nếu có tri thức thì có sách”, “không phải rằng không có sách mà vẫn có tri thức”, “hoặc là phải có sách hoặc là không có tri thức”, “hoặc là không có sách hoặc là có tri thức” là 9 câu khác nhau nhưng có cùng một ý. Những câu như vậy có thể thay thế cho nhau. Đối với những câu có cùng một ý thì chỉ cần sử dụng một câu trong số đó. Nhưng muốn biết các câu nào đó có cùng một ý hay không, chúng ta cần phải xác định được cấu trúc của các phán đoán được biểu đạt ở các câu ấy. Nói cách khác, khi sử dụng ngôn ngữ thì chúng ta phải hiểu được tư duy. Hiểu được các quy tắc của tư duy là để sử dụng ngôn ngữ một cách đúng đắn. Sử dụng ngôn ngữ một cách đúng đắn là để trình bày đúng đắn nội dung của tư duy. Chúng ta cần trình bày đúng đắn nội dung của tư duy để người nghe và người đọc bài nói và bài viết của chúng ta hiểu đúng được điều chúng ta muốn nói và muốn viết.

3. Tiếng Việt từ cách tiếp cận của lôgic học

Tiếng Việt gồm có tiếng nói Việt và chữ viết Việt. Tiếng nói Việt và chữ viết Việt là tiếng nói và chữ viết của người Việt (người Kinh). Tiếng nói Việt xuất hiện cách đây hàng chục nghìn năm, bởi vì khi người Việt xuất hiện thì tiếng nói Việt cũng xuất hiện. Người Việt sử dụng chữ viết mới cách đây vài nghìn năm. Chữ viết được người Việt sử dụng lúc đầu là chữ Hán, sau đó là chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Ở Việt Nam hiện nay, có 54 dân tộc (sắc tộc), trong đó dân tộc đông người nhất là dân tộc Kinh. Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đó đều có một tiếng nói riêng, nhưng một số dân tộc vẫn chưa có chữ viết riêng.

Chữ viết Việt thời xưa là chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán là chữ của người Hán. Người Việt và người Hán tuy cùng sử dụng chữ Hán nhưng đọc khác nhau. Chữ Nôm là chữ do người Việt sáng tạo ra trên cơ sở chữ Hán. Chữ Hán và chữ Nôm khó học, khó nhớ. Vì thế, trong thời phong kiến, hầu hết người dân không biết đọc và biết viết chữ Hán và chữ Nôm. Chữ Hán và chữ Nôm không những khó học, khó nhớ, mà còn khó biểu đạt được tư duy phong phú của người Việt. Chữ Hán và chữ Nôm không thể biểu đạt được nhiều bài ca dao, bài hát, bài thơ của người Việt. Vì thế, người ta chỉ có thể truyền miệng cho nhau các bài ca dao, bài hát, bài thơ này. Cách truyền miệng rất hạn chế, rất dễ làm sai lệch nội dung tư duy. Nhiều bài ca dao, bài hát, bài thơ đã bị thất truyền vì những người thuộc lòng bài ca dao, bài hát, bài thơ rất ít, và không phải bao giờ cũng được truyền lại được cho hậu thế.

Chữ viết Việt hiện nay là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là chữ tượng thanh (chứ không phải là chữ tượng hình như chữ Hán và chữ Nôm), có thể ghi lại được bất kỳ tiếng nói nào của người Việt, thậm chí có thể ghi lại được cả tiếng nói có ngữ điệu tinh tế. Chữ Quốc ngữ dễ viết, dễ đọc, dễ học, dễ nhớ. Chính vì thế, hầu hết người Việt Nam hiện nay đều biết đọc và biết viết chữ Quốc ngữ chỉ sau vài tháng học. Chữ Quốc ngữ là công cụ thuận lợi cho hoạt động tư duy; là tài sản vô giá của Việt Nam mà không phải quốc gia nào ở Đông Á cũng có được. Người có công lớn trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là Alexandre de Rhodes (phiên âm Hán Việt là A Lịch Sơn Đắc Lộ, sinh 15 tháng 3 năm 1591, mất 5 tháng 11 năm 1660), một nhà truyền giáo Dòng Tên và một nhà ngôn ngữ học người Pháp. Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ điển Việt-Bồ-La dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Sự kiện này được coi là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Ngoài ra, Alexandre de Rhodes còn soạn cuốn Phép giảng tám ngày, một tác phẩm văn xuôi, phản ảnh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ XVII. Hai tác phẩm này đã khai sinh ra chữ Quốc ngữ cho người Việt [7].

Theo quy định của Nhà nước Việt Nam, chữ Quốc ngữ hiện nay có 29 chữ cái và 5 dấu thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã). Nếu kết hợp 29 chữ cái và 5 dấu thanh, thì sẽ có 89 chữ cơ bản (viết thường) là: a, à, á, ạ, ả, ã, ă, ằ, ắ, ặ, ẳ, ẵ, â, ầ, ấ, ậ, ẩ, ẫ, b, c, d, đ, e, è, é, ẹ, ẻ, ẽ, ê, ề, ế, ệ, ể, ễ, g, h, i, ì, í, ị, ỉ, ĩ, k, l, m, n, o, ò, ó, ọ, ỏ, õ, ô, ồ, ố, ộ, ổ, ỗ, ơ, ờ, ớ, ợ, ở, ỡ, p, q, r, s, t, u, ù, ú, ụ, ủ, ũ, ư, ừ, ứ, ự, ử, ữ, v, x, y, ỳ, ý, ỵ, ỷ, ỹ. Trên sách báo hiện nay, nhiều người còn sử dụng cả 4 chữ cái tiếng Anh như f, j, w, z (như trong các từ: wifi, zalo, file, film, festival, sóng FM, máy fax, đèn flash, cafe, quần jeans, áo jacket, nhạc jazz, súng DKZ, xí nghiệp Z751, UNICEF, FAO, IMF, FIFA, WTO, WHO, WB). Trong số 89 chữ cơ bản nói trên, một số chữ cơ bản được đọc (phát âm) giống nhau. Ví dụ: “c”, “k” và “q” được đọc giống nhau; “i” và “y” được đọc giống nhau. Chữ cơ bản là chữ có một thành phần. Nhiều chữ cơ bản khi được ghép lại sẽ thành chữ đa thành phần. Ví dụ 1: ba, bà, bá, bả, bạ, bã, ân, ần, ấn, ận, ẩn, ẫn là các chữ hai thành phần. Ví dụ 2: ban, bàn, bán, bản, bạn, bãn, cân, cần, cấn, cận, cẩn, cẫn là các chữ ba thành phần. Nhiều chữ kết hợp lại sẽ thành cụm chữ. Một chữ và một cụm chữ có một âm (tiếng) và một cụm âm (cụm tiếng) tương ứng. Ví dụ, “ăn cơm” là một cụm chữ gồm hai chữ và hai âm; “con cò bay lả bay la” là một cụm chữ gồm sáu chữ và sáu âm. Một chữ, một âm có thể là một từ, một cụm chữ và một cụm âm cũng có thể chỉ là một từ. Ví dụ, “cơm” là một chữ, một âm và cũng là một từ; “nhà ở” là một cụm hai chữ, cụm hai âm và cũng chỉ là một từ; “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là một cụm chín chữ, cụm chín âm, nhưng cũng chỉ là một từ.

Một chữ chỉ có một âm tương ứng, trong đó có chữ nguyên âm và chữ phụ âm. Những chữ nguyên âm và những chữ phụ âm được sử dụng để đánh vần. Ngoài 89 chữ và âm cơ bản nói trên, một số chữ khác (như: oa, òa, óa, ọa, ỏa, õa, oe, òe, óe, ọe, ỏe, õe, uy, ùy, úy, ụy, ủy, ũy, ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi, qu, ia, ìa, ía, ịa, ỉa, ĩa, ie, ìe, íe, iẹ, ỉe, ĩe,…) cũng được sử dụng để đánh vần. Các nhà ngôn ngữ học chưa có sự thống nhất trong việc xác định các chữ nguyên âm và các chữ phụ âm được sử dụng để đánh vần. Tuy nhiên, cách tạo chữ và cách đọc chữ trên cơ sở các nguyên âm và các chữ phụ âm là đặc trưng của Tiếng Việt hiện nay. Cách tạo chữ này giúp cho chúng ta, nhất là cho trẻ em người Việt, dễ học Tiếng Việt. Nếu viết đúng và đọc đúng các chữ nguyên âm và các chữ phụ âm nói trên (khoảng hơn 100 chữ), thì chúng ta sẽ dễ dàng đọc được và viết được mọi chữ khác 4. Trong Tiếng Việt, có một số trường hợp tuy nói giống nhau nhưng viết khác nhau (như: c và k, ca và ka, i và y, si và sy, sĩ và sỹ, cuốc và quốc,…); có một số trường hợp tuy viết giống nhau nhưng nói khác nhau (ví dụ: “logic học”, “HDI”,…). Ngoài ra, tùy theo từng vùng, từng miền, một chữ có thể được đọc theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung trong Tiếng Việt, nói như thế nào thì viết như thế ấy, viết như thế nào thì nói như thế ấy. Đây là một ưu điểm của Tiếng Việt. Do Tiếng Việt có ưu điểm đó nên những người đã nói được tiếng Việt, đã thuộc các chữ nguyên âm và chữ phụ âm, thì sẽ dễ dàng viết và đọc được chữ Quốc ngữ.

4. Giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ và giáo dục tư duy cho trẻ em

Giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ em là việc được xã hội đặc biệt quan tâm. Cha và mẹ, nhất là mẹ, có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục tiếng mẹ đẻ nói riêng cho con của mình. Từ hàng nghìn năm nay, kể từ khi gia đình hình thành, mẹ bao giờ cũng là giáo viên đầu tiên và quan trọng nhất của con mình. Giáo dục quan trọng nhất cho trẻ em là giáo dục cho trẻ em biết cách đối xử đúng đắn với mọi người, có ý thức trách nhiệm đối với xã hội; sau đó mới là giáo dục cho trẻ em biết nói, biết đọc và biết viết. Trẻ em sáu tuổi đã hình thành nhân cách rồi, đã biết sống có văn hóa rồi. Việc giáo dục để trẻ em có được điều đó là rất công phu, công lao đó chủ yếu thuộc về mẹ của trẻ em. Công lao chủ yếu trong việc giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em cũng thuộc về mẹ của trẻ em, dù cho họ không biết chữ. Bởi vì, tiếng mẹ đẻ không phải chỉ là chữ viết, mà còn là tiếng nói. Từ lúc con mình mới sinh, mẹ đã giáo dục con của mình rồi. Khi con được vài tháng tuổi, mẹ và con đã giao tiếp được với nhau (chẳng hạn, ở một số việc, mẹ nói con đã hiểu, con nói mẹ đã hiểu). Bình thường, trẻ em ba tuổi có thể giao tiếp lưu loát với mẹ, hiểu được nhiều câu chuyện, thuộc được nhiều bài hát và bài thơ, nói được nhiều câu dài; trẻ em sáu tuổi đã nói tương đối lưu loát, đã giao tiếp được ở mức độ cơ bản, đã biết cách đối xử đúng đắn với mọi người. Trẻ em có hiểu biết như vậy là nhờ có sự giáo dục của mẹ của mình.

Trình bày các quy tắc cơ bản của tư duy là nội dung cơ bản của môn lôgic học. Ở Việt Nam hiện nay (và ở nhiều nước khác), môn lôgic học mới chỉ được giảng dạy cho sinh viên đại học. Tuy nhiên, nhiều sinh viên vẫn không hiểu và không biết vận dụng thành thạo các quy tắc của tư duy. Sở dĩ có chuyện đó không phải là vì các quy tắc cơ bản của tư duy có nội dung phức tạp, mà là vì các quy tắc đó đã bị làm phức tạp hóa. Các quy tắc cơ bản của tư duy nhẽ ra cần phải được trình bày đơn giản và cần phải được dạy cho trẻ em ở bậc tiểu học. Bởi vì, điều đó sẽ giúp cho trẻ em có được phương pháp tư duy đúng đắn ngay từ nhỏ. Ở bậc tiểu học (không chỉ ở Việt Nam, mà cả ở nhiều nước khác), việc dạy ngôn ngữ đã bị làm tách rời với việc dạy các quy tắc của tư duy; điều đó không những làm hạn chế sự phát triển tư duy của trẻ em, mà còn làm hạn chế sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Nếu ở bậc tiểu học vì các lý do nào đó mà các quy tắc cơ bản của tư duy không được dạy cho trẻ em, thì ở nhà, cha mẹ nên dạy cho con mình các quy tắc cơ bản của tư duy. Bởi vì, hiểu biết các các quy tắc cơ bản của tư duy rất quan trọng đối với trẻ em; trong khi đó việc dạy các quy tắc cơ bản của tư duy lại rất đơn giản, mọi người lớn đều dễ dàng dạy được nội dung các quy tắc ấy. Nếu trẻ em không được dạy các quy tắc cơ bản của tư duy ở bậc tiểu học, thì khi lớn lên họ sẽ dễ mắc các lỗi sơ đẳng của tư duy. Các lỗi đó ví dụ là: sử dụng khái niệm mà không hiểu nội dung của khái niệm, sử dụng từ mà không hiểu nghĩa của từ, sử dụng câu mà không hiểu nghĩa của câu, nói mà không biết điều mình nói, viết mà không biết điều mình viết, chưa hiểu câu hỏi mà vẫn trả lời, không hiểu quan điểm của người khác mà vẫn ca ngợi hoặc phê phán họ, tuy cho rằng một điều nào đó là đúng nhưng lại không chứng minh vì sao điều ấy là đúng, tuy cho rằng một điều nào đó là sai nhưng lại không chứng minh vì sao điều ấy là sai. Sự vi phạm các quy tắc của tư duy còn thể hiện ở những lỗi như: nói huyên thuyên, nói lòng vòng, nói vòng vo, nói luẩn quẩn, nói lan man, nói nửa vời, nói nửa chừng, nói lạc đề, nói cùn, nói bừa, nói ẩu, nói để mà nói, nói không có sách mách không có chứng, nói lấy được, nói cho xong chuyên, nói lời nhưng lại nuốt lời, nghĩ một đằng nhưng lại nói một nẻo, nói vậy nhưng không nghĩ vậy, giận cá chém thớt, nói không nhất quán, nói ba phải, nói tự mâu thuẫn với mình, khẳng định một điều gì đó nhưng đồng thời lại phủ định điều ấy hoặc phủ định hệ quả tất yếu từ điều đó, v.v.. Những lỗi này khá phổ biến ở người lớn. Khi đã dạy các quy tắc cơ bản của tư duy cho cho trẻ em ở bậc tiểu học, thì không cần dạy lại các quy tắc đó cho sinh viên ở bậc đại học và sau đại học nữa. Tuy nhiên, ở bậc đại học, cần dạy cho sinh viên về phép biện chứng. Phép biện chứng chính là lôgic học biện chứng. Phép biện chứng và lôgic học biện chứng là hai từ khác nhau được dùng để chỉ một môn khoa học duy nhất; do đó, không cần hai từ, chỉ cần một trong hai từ đó. Lôgic học biện chứng là lôgic học cao cấp. Lôgic học đang được giảng dạy ở bậc đại học hiện nay là lôgic học sơ cấp. Lôgic học biện chứng cung cấp cho chúng ta phương pháp tư duy sâu sắc hơn so với các phương pháp tư duy mà lôgic học sơ cấp cung cấp. Dạy phép biện chứng (= dạy lôgic học biện chứng) có ý nghĩa quan trọng đối với những người muốn nghiên cứu các vấn đề của “thế giới rộng lớn”. Còn đối với những người chỉ muốn nghiên cứu những vấn đề “thuộc phạm vi của bốn bức tường trong gia đình”, thì những kiến thức về các quy tắc cơ bản của tư duy được trình bày ở môn lôgic học sơ cấp (và cần được dạy ở bậc tiểu học) cũng đủ cho họ sử dụng rồi 5.

Thông thường, khi vào lớp một, trẻ em mới được dạy đọc và viết chữ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều gia đình (không chỉ ở Việt Nam) đã dạy đọc và viết chữ mẹ đẻ, thậm chí dạy cả ngoại ngữ, cho trẻ em năm tuổi. Nhiều trẻ em năm tuổi đã biết đọc và biết viết chữ. Vậy, có nên dạy cho trẻ em học đọc và học viết chữ trước khi vào lớp một hay không? Có hai ý kiến khác nhau về vấn đề này. Ý kiến thứ nhất cho rằng không nên như vậy. Ý kiến thứ hai cho rằng nên như vậy. Ý kiến thứ hai không phải là vô lý.

Để trả lời câu hỏi “có nên dạy cho trẻ em học đọc và học viết chữ trước khi vào lớp một hay không?”, chúng ta cần phải căn cứ vào tình huống cụ thể. Ví dụ, đối với chữ Quốc ngữ và đối với trẻ em người Việt ở các thành phố hiện nay, bố mẹ nên dạy cho trẻ em học đọc và học viết chữ trước khi vào lớp một. Còn đối với trẻ em người Việt ở các nông thôn hiện nay, hoặc đối với trẻ em các dân tộc thiểu số, thì không nên dạy cho trẻ em học đọc và học viết chữ Quốc ngữ trước khi vào lớp một. Bởi vì, trẻ em người Việt trước khi vào lớp một đã nói được lưu loát tiếng Việt; chữ Quốc ngữ là chữ dễ đọc và dễ viết; mọi người lớn đều có thể dễ dàng dạy cho trẻ em đọc và viết chữ Quốc ngữ. Hơn nữa, ngày nay ở thành phố của Việt Nam, đời sống vật chất sung túc hơn, trình độ dân trí cao hơn, phương tiện thông tin thuận lợi hơn, việc dạy trẻ em Việt đọc và viết chữ Quốc ngữ càng dễ dàng hơn.

Tiếng Việt dưới hình thức tiếng nói gắn liền với lịch sử phát triển lâu dài hàng chục nghìn năm của người Việt. Tiếng nói Việt có khả năng biểu đạt rõ ràng tư duy phong phú của người Việt, kể cả đối với tư duy khoa học sâu sắc và tinh tế, đồng thời là công cụ sắc bén cho người Việt trong hoạt động tư duy. Chữ viết Việt hiện nay (chữ Quốc ngữ) là loại chữ viết đơn giản, dễ đọc, dễ viết, dễ ghi được tiếng nói Việt, dễ tương thích với các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, dễ hội nhập quốc tế. Tiếng Việt (dưới hình thức tiếng nói và chữ viết) là tài sản tinh thần vô giá của người Việt. Người Việt cần trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt. Trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt cũng là trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển tư duy, văn hóa, tâm hồn của người Việt.

2 Trên thế giới hiện có gần 3.000 tiếng nói khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi sắc tộc, thậm chí mỗi vùng miền có thể có tiếng nói khác nhau. Ở Việt Nam có 54 dân tộc và nhiều vùng miền; mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng; mỗi vùng miền cũng thường có tiếng nói với ngữ điệu riêng. Trong đó, tiếng nói chính thức ở Việt Nam là tiếng nói được sử dụng bởi Đài Tiếng nói Việt Nam (phát thanh từ Hà Nội).

3 Nhờ có chữ viết nên con người có thể truyền đạt tư duy cho nhau một cách gián tiếp, tư duy của nhiều người thời cổ đại có thể truyền lại được cho thế hệ hôm nay. Chữ viết có thể là chữ viết tượng hình (như chữ Hán), hoặc là chữ viết tượng thanh (như chữ Anh). Số lượng chữ viết trên thế giới tuy ít hơn số lượng tiếng nói, nhưng không phải là số nhỏ. Chữ viết được ghi chủ yếu trong sách. Sách có các dạng như: sách bằng tre, sách bằng gỗ, sách bằng vải, sách bằng giấy, sách điện tử.

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tiếng Việt 1, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Tiếng Việt 1, Tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[3] Nguyễn Thiện Giáp (2018), Từ và từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[4] Nguyễn Ngọc Hà (1999), “Tính phức tạp trong việc sử dụng các thuật ngữ triết học”, Tạp chí Triết học, số 5.

[5] Nguyễn Ngọc Hà (2015), “Đơn gián hóa định nghĩa thuật ngữ”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2.

[6] Nguyễn Văn Hòa (2014), Giáo trình Lôgích học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[7] https://vi.wikipedia.org/wiki/Alexandre de Rhodes, Truy cập ngày 2/9/2018.

[8] http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Su-phat-trien-ngon-ngu-cua-tre–truoc-tuoi-den-truong-Ky-cuoi-10273, Truy cập ngày 2/9/2018.

Tác giả: chúng tôi Nguyễn Ngọc Hà Nguồn: Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 – 2018

Tổng Quan Về Những Đặc Điểm Chính Của Ups

Bộ lưu điện hay còn gọi là UPS (Uninterruptible Power System) – đơn giản là hệ thống pin ắc quy dự phòng, bình thường thì nạp đầy pin ắc quy, khi mất điện thì lấy pin ắc quy này ra sử dụng.

Bộ lưu điện UPS bao gồm: Ắc qui, bộ chỉnh lưu/nạp ắc quy, bộ nghịch lưu, khóa chuyển mạch tĩnh.

– UPS là giải pháp cho những tải nhạy, yêu cầu cao về điện áp:

+ Không có bất kỳ loại nhiễu nào trong nguồn dự phòng;

+ Sẵn sàng được sử dụng trong trường hợp mất điện;

+ Các sai số phải nằm trong giới hạn cho phép. .

Chỉ thị và điều khiển các tham số quy định

I. Các thành phần trong hệ UPS trong Data center:

 1. Ắc quy:

Cấu tạo ắc quy: Cấu tạo từ nhiều pin được nối liền với nhau.

– Ắc quy kiềm: Có lỗ thông hơi nhằm:

+ Phóng thích khí ôxy và hydro được tạo ra trong các phản ứng hóa học khác nhau;

+ Hình thành chất điện phân bằng cách cho thêm nước cất;

+ Đặc điểm:

    * Tuổi thọ cao;

    * Thời gian tự hành dài;

    * Phải được lắp đặt trong các phòng đặc biệt.

– Ắc quy kín : ắc quy chì, chất điện phân là dung dịch acid sunfuric có tỷ lệ tái tạo khí trên 95% vì thế chúng không cần thêm nước khi hoạt động.

+ Đặc điểm:

    * Không cần bảo trì

   * Vận hành dễ dàng

   * Có thể lắp đặt trong tất cả các phòng

Với ắc quy chì thông thường thì mức ngừng l 1,67V cho mỗi ngăn; hay l 10V cho cả 6 ngăn.

– Đại lượng đo: Ah (Ampe / giờ). Khi dòng điện phát ra càng lớn thì thời gian phát điện càng nhỏ nhưng thời gian giảm rất nhanh chứ không theo tỉ lệ nghịch với dòng điện.

2. Bộ chỉnh lưu/nạp điện ắc quy :

Chuyển đổi năng lượng AC ở ngõ vào bộ lưu điện UPS thành năng lượng DC cung cấp cho inverter và ắc quy trong tất cả các chế độ hoạt động.

Dòng điện ngõ vào giới hạn từ 110% đến150% dòng danh định của UPS.

3. Bộ nghịch lưu (Inverter):

Nhận điện áp DC ở ngõ vào chuyển thành tín hiệu AC cung cấp cho thiết bị tải với các điều kiện ngõ ra được xác định trong thông số kỹ thuật của UPS.

4. Khóa chuyển mạch tĩnh (Static switch):

Khóa chuyển mạch tĩnh sẽ tự đồng chuyển tải sang lưới điện ở ngõ vào của UPS, nếu điện áp đầu vào của bộ lưu điện nằm trong dãi hoạt động được xác định trong thông số kỹ thuật của nó, khi UPS có sự cố xay ra hay bị quá tải. Nếu điện áp đầu vào của bộ lưu điện UPS không nằm trong dãi hoạt động, việc chuyển sang bypass sẽ không được thực hiện.

5. Hoạt động của bộ lưu điện UPS:

a) Chế độ on-line (normal operation):

Khi ngõ vào của bộ chỉnh lưu / sạc ắcqui (rectifier / charger) được cấp điện AC, bộ rectifier/charger của UPS sẽ chuyển đổi năng lượng AC ở ngõ vào thành năng lượng DC cung cấp cho bộ nghịch lưu (inverter) đồng thời nạp ắcqui. Bộ inverter của UPS sẽ chuyển đổi năng lượng DC thành AC để cung cấp nguồn điện ổn định, chất lượng cao cho tải.

 b) Hoạt động bằng ắc quy (battery backup):

Khi nguồn điện cung cấp cho UPS bị gián đoạn hay không đáp ứng yêu cầu đầu vào của UPS, inverter của UPS sẽ sử dụng năng lượng của ắc quy, chuyển đổi thành điện áp xoay chiều cung cấp cho tải liên tục, không gián đoạn. Bộ inverter của bộ lưu điện UPS sẽ cung cấp nguồn xoay chiều cho tải trong thời gian tối thiểu là 10 phút.

c) Nạp ắc quy (battery recharge):

Khi nguồn điện ở ngõ vào của bộ lưu điện UPS được khôi phục, bộ nạp ắc quy sẽ cung cấp năng lượng lại cho bộ inverter mà không gây gián đoạn cho tải, đồng thời sẽ tự động nạp điện lại cho ắc quy.

d) Bypass tự động (via the static bypass):

– Khi UPS bị quá tải (ngắn mạch, dòng tải lớn, etc.) hay inverter ngưng họat động (do người sử dụng điều khiển hay tự động), UPS sẽ ngay lập tức chuyển sang nguồn AC bypass (thông qua khóa chuyển mạch tĩnh) để cung cấp nguồn điện cho tải;

– UPS sẽ cung cấp điện lại cho tải (do người sử dụng điều khiển hay tự động) các điều kiện họat động của UPS được phục hồi.

e) Bypass bằng tay (via the manual bypass):

Bộ lưu điện UPS sẽ có hệ thống bypass do người sử dụng điều khiển, và được sử dụng trong trường hợp cần bảo trì. Hệ thống sẽ cách ly bộ lưu điện UPS nhưng vẫn liên tục cung cấp nguồn cho tải thông qua nguồn AC bypass. Việc chuyển đổi sang chế độ bypass bằng tay do người sử dụng thực hiện và không gây gián đoạn cho tải.

f) Downgrade:

Circuit breakers được sử dụng để cách ly ắc quy khỏi rectifier/charger và charger để thuận tiện hơn trong việc bảo trì.

Tiếp Cận Địa Thi Học Từ Góc Độ Triết Học

Chính Roger Caillois, vào một ngày nọ, đã từng so sánh tính phản xạ thái quá của triết học, thứ triết học mà người ta vẫn quen thực hành, với việc ngà của loài voi ma-mut tự cuốn tròn lại : nói khác đi, đó là triệu chứng « hết đường », « ngõ cụt », biểu hiện của việc thiếu hụt một trường sức mạnh thật sự. Đó cũng là cảm tưởng mà rất nhiều bản văn triết học mang lại cho người đọc và có thể cũng chính vì lẽ đó mà thời gian gần đây, có biết bao kẻ học đòi làm triết gia đã đổi hướng sang dân tộc học, xã hội học, hay thậm chí là cả tham luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, cần phải nói rằng, ngay trong nội tại của hoạt động triết học theo đúng nghĩa của nó thì ngay từ cuối thể kỉ 19 và trong suốt thể kỉ 20, cũng đã có những chuyển dịch, những đổi thay tâm điểm, những biến đổi topo mang tính nền tảng sâu sắc hơn và cũng lí thú hơn rất nhiều.

Điều này có lẽ cũng lại khởi điểm cùng Nietzsche, người đã tạo ra hình mẫu lí tưởng của một triết gia-nghệ sĩ điển hình. Và dù phê phán một cách triệt để thi ca và các thi nhân, cũng chính ông là người luôn thể hiện bản thân như một « nhà thi sĩ – thi sĩ cho đến tận cùng giới hạn của từ đó » và luôn tuyên bố rằng « hiện tượng người nghệ sĩ là hiển nhiên và tường minh nhất ». Trong đánh giá chủ quan của tôi, cả sự nghiệp triết học của Nietzsche, vốn tự thân nó đã thấm đầy day dứt và mâu thuẫn, chính là một sự quá độ đến sự hiển nhiên và tường minh đó. Cũng chính như thế mà Nietzsche, dù bản thân không hề hứng thú, đã từng đi xuyên qua « vùng trung lập » của thuyết hư vô để ngược dòng tìm đến trước cả thời của thuyết siêu hình (kết giao với những tư tưởng tiền-Xô-crat, đặc biệt là Héraclite), để rồi cố bước vào một không gian lý học không bị ngự trị bởi bất kì lí tưởng siêu nghiệm nào : Thượng đế, Ý tưởng (hay Quan niệm)… Quả vậy, ở Nietzsche có một sự siêu nghiệm, đó là Siêu nhân : « Siêu nhân, hay cái vượt trên cả con người, đó là ý nghĩa của thế gian ». Thiết nghĩ, huyền thuyết này, bởi đích thực không sai khi gọi nó như thế, đối với Nietzsche mà nói, chính là một phương tiện để tiếp tục sống, để sống-trên-tất cả-những gì còn lại. Tuy thế, khi ông nói trên quan điểm Siêu nhân, như trong Zarathoustra đã từng nói thế, diễn thuyết của ông nghe sao trống rỗng, thiếu nội dung, hoàn toàn rơi vào lối nói khoa trương trữ tình. Rất có thể trong bản thân khái niệm « ý nghĩa của trần gian » cũng còn lại chút tàn dư của tư tưởng mục đích, thậm chí là của thần học.  Rất có thể đấy không phải là ý nghĩa, cũng chẳng phải số phận (ở đây, tôi nghĩ đến Ecce homo), mà là một cảm giác sống cô đặc. Có thể kể đến ở đây một trong nhiều nhận xét thiên tài và vô cùng khai sáng của Nietzsche : « Xung quanh người anh hùng, tất cả đều trở nên bi kịch ; xung quanh thánh nhân, tất cả đều biến thành thơ trào phúng ; xung quanh thần linh, tất cả đều trở thành thế gian trần tục ». Trong quan niệm của tôi, tư tưởng-cuộc sống của Nietzche nằm giữa bi kịch và thơ trào phúng. Có chăng, cái thiếu hụt ở đây là một sự vận dụng, dàn xếp thi học, hay một cái nhìn thi học về thế gian (mà hoàn toàn gạt bỏ được huyền thuyết). Nhưng điều tôi ghi nhận lại được từ Nietzsche, bên cạnh cách phân tích văn hóa triệt để của ông, đó là ông đã phác ra một nền mỹ học khác (« Một ý nghĩa của sự vĩnh cửu và sự ít phương tiện ») cũng như hình mẫu của nhà tư tưởng-thi sĩ.

Chính hình mẫu này đã ám ảnh triết học trong suốt một thế kỉ dài. Qua hết tiểu luận này đến tiểu luận khác, chúng ta có thể thấy được biết bao nỗ lực trong lĩnh vực triết học nhằm khai thông ra một cái gì đó gần giống với một tư tưởng thi học. Hình dung của tôi là, nhìn một cách đại thể, thông qua sự phá vỡ của thuyết siêu hình, chúng ta bước ra khỏi lịch sử của chủ nghĩa siêu hình để bước đến một nền địa lí học tinh thần mới, đến một không gian lí học và thi học mới, dù rằng phải thừa nhận rằng điều đó không hề dễ dàng gì. Khi thảo ra như một lời mào đầu những dòng suy nghĩ này, nhất là khi vấn đề đề cập đến ở đây là mối quan hệ giữa triết học và thi ca, tôi nghĩ Heidegger chính là gương mặt không thể không nhắc đến. Cũng như Nietzsche, ông cũng đã từng cố thử đi theo lối mòn của một « tư tưởng nhập môn » để hướng về cái mà ông gọi là những « quản hạt nguyên lai hơn », về một « khoảng trời quang mây mà triết học không hề biết gì đến », về một nơi nằm ngoài những khuôn khổ đã được định sẵn và cũng không khai thác được.

Trên những con đường đó, Heidegger hiển nhiên đã gặp những triết học gia, mà chủ yếu theo tư tưởng tiền-Xô-crat, nhưng đặc biệt ông còn đối thoại với cả những nhà thơ, với những kẻ lang thang đi tìm một topo mới về bản thể như Hölderlin, Rilke, René Char. Những cuộc hội ngộ với các nhà thơ này làm cho ông cảm thấy họ đứng trên một mảnh đất nền tảng hơn, cơ bản hơn mảnh đất triết học, và trên hết, ông cảm thấy họ đã suy nghĩ và trải nghiệm xa hơn rất nhiều. Dù rất thận trọng trong việc duy trì một khoảng cách nào đó giữa triết học và thi ca (thay vì đánh đồng hai lĩnh vực), Heidegger sau này khi viết về mối giao du của ông với Hegel và Hölderlin, đã nói rằng ngay từ cuối thế kỉ 18, « trong khi nhà thơ […] đã đi qua và phá vỡ chủ nghĩa duy tâm tự biện thì Hegel mới chỉ đang trên đường định hình ra điều đó ». Tuy thế, chúng ta cũng không còn lạ gì việc tinh thần kiên tín tỉnh lẻ cùng sự sùng tín quê hương của Heidegger, điều mà tôi tuyệt đối không tán đồng, đã đưa nhà triết học Đức đến những địa hạt tế nhị nào.

Deleuze đã triển khai những ghi chú này đặc biệt là trong Nghìn cao nguyên (1980), rồi sau đó tóm lược lại trong Triết học là gì ? (1991). Ở đó, tác giả nói đến ngành…. địa-triết học : « Chủ thể và Khách thể vốn không đủ bởi chúng khiến người ta phỏng chừng không chính xác về tư duy. Tư duy không phải là một sợi dây căng ra nối giữa một chủ thể và một khách thể, cũng chẳng phải sự xoay vần của một trong hai thể quanh cái còn lại. Tư duy cần phải hiểu trong mối quan hệ giữa địa và địa hạt ». Nếu chỉ dừng ở đó thì địa thi học hoàn toàn phù hợp và có chỗ đứng. Lí thú không kém phần phải kể đến phép biện chứng của Deleuze về khái niệm và hình (mà ở đó ông nói đến một « nhân vật khái niệm »), cùng sự phân tích của ông về tình hình chính trị-văn hóa chung : « Chúng ta thiếu một bản hoạch định thực sự (một hoạch định nội tại) ». Tuy nhiên, khi Deleuze đi đến định nghĩa khái niệm « địa-triết học », khi ông nói rằng « Nietzsche đã sáng lập ra ngành địa-triết học trong khi tìm cách xác định những đặc tính quốc gia của nền triết học Pháp, Anh và Đức », nhận định của ông, từ quan điểm của chúng ta, thật sự rất đáng thất vọng. Bởi trước hết, nếu đúng là như thế thì ngành địa-triết học chỉ là một giai đoạn rất sơ khởi trong tư tưởng Nietzsche khi ông đi dạo trên cao nguyên Engadine hay dọc vịnh Gênes. Cùng điều đó, những luồng, những cường độ của Deleuze và Guattari có lẽ mang trong mình một cái gì đó náo nhiệt, bồn chồn, một cái gì đó sớm vội và thậm chí là mang tính tâm thần phân liệt.

Trong cuốn Họa đồ phân tích phân lập (1989), nếu như Félix Guattari ra sức nói đến tính tất yếu của việc phải « định vị lại một cách cơ bản con người đối với môi trường », đến « trường khả dĩ », đến ham muốn được « mở ra một cái gì đó dài lâu hơn là những sôi động điên cuồng, chốc lát và tự phát », thì ngược lại, sự « diễn ngôn hóa duy năng » của ông chỉ khiến người ta cảm thấy hoài nghi, nhất là khi điều đó cuối cùng đưa đến một thứ ngôn ngữ vừa không tưởng vừa trữ tình, giống kiểu : « Chỉ có sự cô đặc lại của tiếng nói thứ ba, theo nghĩa tự quy chiếu, – hay nói khác đi, sự chuyển giao từ kỉ nguyên đồng thuận thông tin đại chúng sang một kỉ nguyên bất đồng thuận hậu thông tin đại chúng -, mới cho phép mỗi người đảm nhận một cách đầy đủ nhất những tiềm tàng mang tính quy trình của mình, cũng như có thể biến đổi hành tinh này, nơi mà ngày nay 4/5 dân số sống không khác gì trong địa ngục, thành một thế giới của những phép màu kiến tạo ». Tôi cảm thấy run sợ khi nghĩ đến việc những tư tưởng có lẽ hoàn toàn đầy thiện ý tiến hành thực hiện những « phép màu kiến tạo » như vậy.

Đối diện với những ý kiến lệch lạc và phô trương này, tôi có thể thấu hiểu việc một vài nhà triết học, những người mà ít theo đuổi thuyết sức sống, ít duy năng một cách trữ tình, thường thích thú hơn khi ẩn mình đằng sau tấm màn bảo vệ của Chủ thể-Khách thể hay của luật và pháp lí. Tôi thông cảm với họ, đồng thời cũng luôn nhủ với bản thân. Tuy nhiên, thông cảm ở đây không phải bởi vì họ sẽ bỏ lỡ dịp may (về điều này thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng họ), mà bởi vì họ rất có thể sẽ bỏ lỡ tư duy, cuộc sống, thế gian.

Kenneth WHITE

(Trích từ Plateau de l’Albatros, 1994)

(Bản dịch của Huy Linh Dao)

Bạn đang xem bài viết Quan Điểm Về Những Định Nghĩa Của Từ Bi Và Những Tiếp Cận Của Khoa Học trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!