Cập nhật thông tin chi tiết về Quản Trị Môi Trường Trong Giai Đoạn Phát Triển Mới mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Quản trị môi trường trong giai đoạn phát triển mới
15/06/2017 14:24
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng vẫn chưa thật sự bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, tài nguyên thiên nhiên chưa được coi là nguồn lực đặc biệt quan trọng cần khai thác hợp lý và hiệu quả để đảm bảo duy trì giá trị sử dụng cho thế hệ tương lai.
Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo giá trị sử dụng cho thế hệ tương lai
Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 về Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Nhóm các Đối tác phát triển cho Việt Nam, phần lớn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay dựa trên khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất gia tăng không kiểm soát; tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng; rừng tự nhiên bị tàn phá để lấy gỗ; trữ lượng cá bị đánh bắt cạn kiệt; tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, không khí và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nếu tình trạng này không thể cân bằng thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ thì kết quả cuối cùng sẽ là sự gia tăng áp lực đối với phát triển của toàn xã hội, khi các lợi ích tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp tổn thất về sức khỏe con người, suy thoái chất lượng môi trường và suy giảm khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn.
Mặt khác, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, sự thay đổi lượng mưa làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, hay các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn… Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp khả thi, tìm kiếm những công cụ mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có thể biến những thách thức thành cơ hội phát triển bền vững.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. 5 năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO; tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP với phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… do đó sẽ hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam với chi phí thấp để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với BĐKH, đồng thời gia tăng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ đối diện với nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường nội địa, có thể kèm theo nguy cơ gia tăng nguồn tiềm tàng trực tiếp gây thảm họa môi trường…
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy các chính sách thương mại, TN&MT có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và góp phần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và BVMT. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững, cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu BVMT.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và BVMT phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật và khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT của Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày càng hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác.
Trong bối cảnh đất nước ngày càng gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, rõ ràng là Việt Nam cần có một chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hợp lý để đảm bảo nguồn lực phát triển lâu dài.
Chính sách pháp luật về TN&MT cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm định hướng và thúc đẩy sử dụng tối ưu và bảo vệ nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hóa trong nước xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia; đồng thời ngăn cản được những hàng hóa không thân thiện với môi trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hòa với yêu cầu của các hiệp định môi trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Bên cạnh đó, cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính sách, pháp luật nói chung và về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, BVMT nói riêng.
Sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới sự phát triển vì con người. Những yếu tố đó được thực hiện trong môi trường chính trị ổn định, là cơ hội cho triển khai thực hiện “Tăng trưởng xanh”, trụ cột hướng tới phát triển bền vững.
Nếu biết phát huy lợi thế nguồn vốn tự nhiên, khắc phục được những tồn tại hạn chế của các nước trên thế giới đã gặp phải, Việt Nam không chỉ đạt mục tiêu phát triển bền vững mà còn có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo ra thế ổn định về mặt chính trị, góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao vừa đạt được sự bền vững môi trường cũng như sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
TS. Lê Hoàng Lan
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 6/2016
Khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo giá trị sử dụng cho thế hệ tương lai
Theo báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 về Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Nhóm các Đối tác phát triển cho Việt Nam, phần lớn tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay dựa trên khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất gia tăng không kiểm soát; tài nguyên nước ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng; rừng tự nhiên bị tàn phá để lấy gỗ; trữ lượng cá bị đánh bắt cạn kiệt; tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, tăng trưởng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm nước, không khí và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Nếu tình trạng này không thể cân bằng thông qua tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng các tiến bộ công nghệ thì kết quả cuối cùng sẽ là sự gia tăng áp lực đối với phát triển của toàn xã hội, khi các lợi ích tăng trưởng kinh tế không đủ bù đắp tổn thất về sức khỏe con người, suy thoái chất lượng môi trường và suy giảm khả năng sản xuất của hệ sinh thái trong dài hạn.
Mặt khác, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) như nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng, xâm nhập mặn, sự thay đổi lượng mưa làm cho hạn hán và lũ lụt trở nên trầm trọng hơn, hay các sự kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn… Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc đã và đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp khả thi, tìm kiếm những công cụ mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng để có thể biến những thách thức thành cơ hội phát triển bền vững.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. 5 năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO; tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP với phạm vi rộng hơn, bao gồm cả các thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ… do đó sẽ hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường sẽ góp phần hỗ trợ Việt Nam với chi phí thấp để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với BĐKH, đồng thời gia tăng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ đối diện với nguy cơ bị cạnh tranh khốc liệt ngay tại thị trường nội địa, có thể kèm theo nguy cơ gia tăng nguồn tiềm tàng trực tiếp gây thảm họa môi trường…
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy các chính sách thương mại, TN&MT có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và góp phần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và BVMT. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững, cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, các nước đang phát triển rất quan tâm tới việc loại bỏ khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm nhập khẩu không tuân thủ các quy trình sản xuất, các sản phẩm không phù hợp với yêu cầu BVMT.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên và BVMT phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Tham gia hội nhập, chính sách và pháp luật và khai thác, sử dụng tài nguyên và BVMT của Việt Nam sẽ chịu tác động và ảnh hưởng của pháp luật các nước thành viên khác. Những ràng buộc đó góp phần định hướng cho chính sách điều tiết của Việt Nam ngày càng hài hòa với các quy tắc và tiêu chuẩn được thừa nhận rộng rãi ở các nước khác.
Trong bối cảnh đất nước ngày càng gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu, rõ ràng là Việt Nam cần có một chiến lược quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững và hợp lý để đảm bảo nguồn lực phát triển lâu dài.
Chính sách pháp luật về TN&MT cần có những quy định cụ thể đối với các hoạt động kinh tế trong nước nhằm định hướng và thúc đẩy sử dụng tối ưu và bảo vệ nguồn tài nguyên và hỗ trợ hàng hóa trong nước xâm nhập được những thị trường khó tính, vượt qua được các rào cản về môi trường của các quốc gia; đồng thời ngăn cản được những hàng hóa không thân thiện với môi trường xâm nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Cơ chế pháp lý phải thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp và hài hòa với yêu cầu của các hiệp định môi trường đa phương của các khối kinh tế mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Bên cạnh đó, cần nỗ lực nghiên cứu kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu để tìm hiểu về các rào cản thương mại nảy sinh từ các tiêu chuẩn môi trường của nước ngoài. Việt Nam cần áp dụng triệt để nguyên tắc phát triển bền vững thể hiện ở đường lối và chính sách, pháp luật nói chung và về khai thác sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, BVMT nói riêng.
Sau 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới sự phát triển vì con người. Những yếu tố đó được thực hiện trong môi trường chính trị ổn định, là cơ hội cho triển khai thực hiện “Tăng trưởng xanh”, trụ cột hướng tới phát triển bền vững.
Nếu biết phát huy lợi thế nguồn vốn tự nhiên, khắc phục được những tồn tại hạn chế của các nước trên thế giới đã gặp phải, Việt Nam không chỉ đạt mục tiêu phát triển bền vững mà còn có thể rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo ra thế ổn định về mặt chính trị, góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao vừa đạt được sự bền vững môi trường cũng như sự công bằng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
TS. Lê Hoàng Lan
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 6/2016
Phát Triển Văn Hóa Nhà Trường Ở Trường Trung Học Phổ Thông Trong Giai Đoạn Mới
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
Lê Thị Phương Nhung
Trường THPT Võ Văn Kiệt, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Tóm tắt
Lãnh đạo các trường trung học phổ thông cần phải có hiểu biết về văn hóa nhà trường, đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức về văn hóa nhà trường để triển khai các biện pháp quản lý cụ thể xây dựng văn hóa tổ chức trường mình. Xác định thật rõ ràng các giá trị mà nhà trường muốn vươn tới. Xây dựng chuẩn người thầy, chuẩn học sinh, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn cảnh quang sư phạm…bằng các hình thức: nội quy, quy định các hoạt động giáo dục cụ thể trong nhà trường theo hướng văn hóa nhà trường lành mạnh và hiệu quả.
Abstract
Leaders of the High Schools must know how to apply the knowledge about school culture to implement specific measures management to built organizational culture in their school. Define clearly the values that the school wants to reach. Constructin g teachers standard, students standard, managers standard, and pedagogical standards … in the forms: rules and regulations of the specific educational activities in schools to have wholesome school culture and effectiveness.
Từ khóa: phát triển, văn hóa nhà trường, trường trung học phổ thông
1. Đặt vấn đề
Trong đời sống xã hội, văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nó bao gồm những giá trị, niềm tin và những hành vi mong đợi. Nếu con người nhận thức được, tác động và quản lý nó theo hướng tích cực thì nó trở nên lành mạnh. Đối với một tổ chức cũng vậy, có một nền văn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức (VHTC) và ngày nay việc xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các tổ chức. Nhà trường cũng là một tổ chức, xây dựng VHTC nhà trường chính là xây dựng văn hóa nhà trường (VHNT); xây dựng tốt sẽ giúp cho trường học thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục; sẽ tạo ra các dấu ấn riêng, để hình ảnh trường này không lẫn lộn với hình ảnh trường khác và tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục trong tình hình đổi mới hiện nay. Mặt khác, việc xây dựng VHNT còn góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD & ĐT đã đề ra. Câu hỏi đặt ra là người hiệu trưởng thực sự “biến mỗi mét vuông trong nhà trường đều có ý nghĩa giáo dục” chưa? Điều gì đã tạo ra sự khác biệt về giá trị, uy tín, chất lượng giáo dục giữa các nhà trường? Tất cả những vấn đề trên chính là việc xây dựng VHTC ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQTW (Trung ương 8) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Việc nghiên cứu thực trạng VHTC ở các trường THPT trong huyện để đưa ra các biện pháp quản lý đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương, để tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong, tạo nên một tổ chức hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội, hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện, biến nhà trường thành một trung tâm văn hóa, giáo dục trên từng địa phương là vấn đế cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Thế nào là xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường?
Trước tiên cần tìm hiểu thuật ngữ “VHTC”; thuật ngữ “VHTC” xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 và trở nên hết sức phổ biến sau năm 1982. Đề cập đến khái niệm này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Theo Tác giả Trần Kiểm: “VHTC là quan niệm giá trị cơ bản của tổ chức được toàn thể các thành viên trong tổ chức tự giác chấp nhận. Nó quy định cung cách tư duy, cung cách hành động của mọi thành viên trong tổ chức, đến mức trở thành những thói quen, nếp nghĩ của mỗi người. Đây cũng là tài sản chung, là truyền thống của tổ chức. Một tổ chức mạnh là tổ chức tạo được một nền văn hóa của nó gồm những quan niệm giá trị cơ bản, ý thức trách nhiệm của tất cả các thành viên trong tổ chức, một không khí tâm lý thúc đẩy mọi người phấn đấu, bảo đảm cho tổ chức luôn luôn thành công, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của tổ chức.” [5]
Khi nói về VHTC thì giống như một tảng băng trôi bao gồm bề nổi, phần hữu hình là các chuẩn mực được hiện hữu hóa và quy tắc hóa trong đời sống làm việc và phần chìm là giá trị, niềm tin, trông đợi (kỳ vọng), khó nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường nhưng lại quyết định toàn bộ phần nổi. Và khi nói đến VHTC trong nhà trường chúng ta thường gọi là VHNT hay còn gọi là văn hóa học đường. Tác giả Phạm Minh Hạc nhấn mạnh đến việc xây dựng VHNT bằng giáo dục giá trị được thể hiện qua ba mặt của VHNT: cơ sở vật chất, môi trường giáo dục và giao tiếp ứng xử. Xây dựng một hệ giá trị trong nhà trường để mọi thành viên đồng thuận lấy đó làm mục tiêu đạo đức xã hội, giá trị nhân cách hay chúng ta còn gọi là dạy người, bên cạnh dạy chữ và dạy nghề [3]. Còn theo quan niệm của tác giả khác thì VHNT được đánh giá qua:
– Mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường: giữa người dạy và người học; giữa người lãnh đạo và giáo viên; giữa các đồng nghiệp.
– Môi trường sư phạm của nhà trường phải là môi trường sống trong lành, sạch sẽ và không có tiếng ồn. Môi trường mang yếu tố thẩm mỹ không chỉ thể hiện qua cách ăn mặc của thầy cô, của học sinh mà còn qua hình thức của ngôi trường, các phòng học, logo, ..
Xây dựng VHNT là xây dựng văn hoá của một tổ chức nên xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định. Vì vậy, xây dựng VHNT là xây dựng cho người học có phong cách học tốt, người dạy có phong cách dạy tốt, quan hệ thầy trò là quan hệ của tình bạn đạo đức. Ngoài ra nhà trường cần đảm bảo kết cấu tinh thần và kết cấu vật chất đều có giá trị, phát triển và vận động hài hòa với nhau.
3. Tác dụng của việc xây dựng văn hóa nhà trường
Theo chúng tôi, xây dựng và phát triển VHNT là quá trình tạo dựng các hình thái vật chất và tinh thần, tạo nên các giá trị, bản sắc riêng của mỗi nhà trường. Xây dựng VHNT là xây dựng nền nếp làm việc, dạy và học một cách khoa học, có kỉ cương, dân chủ; vì vậy có những tác dụng sau
3.1. Văn hoá nhà trường tạo động lực làm việc
Động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình nhưng có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế. Cụ thể:
– VHNT giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm;
– VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tập thể sư phạm, giữa giáo viên và học sinh; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh;
– VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người trong lực lượng xã hội xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường.
3.2. Văn hoá nhà trường hỗ trợ điều phối và kiểm soát
VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên.
Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lý trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn.
3.3. Văn hóa nhà trường hạn chế tiêu cực và xung đột
VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột.
3.4. Nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường
Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức, rõ ràng là VHTC đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển tốt hơn.
4. Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông
4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông
Trước tiên là nhận thức của cán bộ giáo viên, gia đình học sinh; bởi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường là những người trực tiếp tham gia xây dựng VHNT, vì vậy cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức xây dựng VHNT. Mặt khác gia đình và xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh nhất là việc hình thành và phát triển nhân cách, văn hóa. Nếu môi trường giáo dục của gia đình không nề nếp, không văn hóa; môi trường xã hội không lành mạnh, thì khó có thể tạo ra những học sinh có nhân cách, văn minh và lịch sự.
Thứ hai là điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa của địa phương
Điều kiện kinh tế của địa phương sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường bởi kinh tế địa phương phát triển, đồng nghĩa với điều kiện kinh tế gia đình cũng phát triển, học sinh có điều kiện học tập rèn luyện tốt hơn.
Môi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng văn hóa của mỗi nhà trường, mỗi học sinh vì nhà trường và học sinh không thể đứng trong môi trường khép kín, mà luôn vận động, chịu sự tác động bên trong lẫn bên ngoài của môi trường sống.
Thứ ba là cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục
VHNT có điều kiện phát triển mạnh khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường và được các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo. Mặt khác, công tác này sẽ được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục.
4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông
Thứ nhất, cần bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức nhà trường
Để tiến hành giải pháp nầy, hiệu trưởng trường THPT cần tiến hành:
– Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao nhận thức về VHTC ở trường THPT cho các thành viên trong nhà trường, trong đó: Xây dựng các mục tiêu phấn đấu để nâng cao nhận thức về VHNT, xây dựng tính chuyên nghiệp, năng lực thích ứng trong tổ chức và kỹ năng hợp tác… – Tổ chức thực hiện kế hoạch nói trên bằng các hoạt động cụ thể: Thiết lập bộ máy tổ chức, phân công con người, xây dựng các quy chế và cơ chế hoạt động của bộ máy và từng thành viên trong trong bộ máy đó. Xác định nghĩa vụ và quyền hạn của mỗi thành viên trong tổ chức đã được thiết lập; Phân bổ nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian cho từng nội dung hoạt động nâng cao nhận thức về VHNT hiệu quả cho các lực lượng tham gia giáo dục trong nhà trường.
– Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ, nhóm và cá nhân, đồng thời thường xuyên khuyến khích, động viên khi họ tham gia vào việc nâng cao nhận thức về tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm phát triển văn hóa lành mành và hiệu quả ở đơn vị mình. Thực hiện việc uốn nắn ngay khi họ có những sai lệch trong việc thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức về VHTC trong nhà trường THPT.
– Đánh giá các tổ, nhóm và cá nhân khi họ thực hiện tham gia vào việc nâng cao nhận thức về tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm phát triển VHNT lành mạnh và hiệu quả bằng cách thiết lập các chuẩn đánh giá về mức độ thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức cho mọi thành viên nhằm phát triển VHNT.
Tìm hiểu nguyên nhân những mặt đạt được hoặc chưa đạt được trong việc nâng cao nhận thức, từ đó hiệu trưởng nhà trường tiến hành ra các quyết định quản lý để phát huy các mặt mạnh, điều chỉnh các lệch lạc hoặc xử lý các vi phạm trong việc nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng tham gia về giáo dục của nhà trường về tổ chức và quản lý các hoạt động nhằm phát triển VHNT.
Thứ hai, cần thực hiện khai thác và cung ứng các nguồn lực để phát triển văn hóa nhà trường
– Hiệu trưởng tổ chức các hoạt động để làm tăng khả năng cảm nhận và sự quan tâm của các thành viên về những gì đang diễn ra xung quanh nhà trường, cụ thể là:
+ Lồng ghép với các buổi sinh hoạt truyền thống của nhà trường, hiệu trưởng có thể lấy các ý kiến phát biểu của các thành viên trong nhà trường về sứ mệnh của nhà trường, về thái độ của lãnh đạo trường đối với mọi người, về sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong nhà trường, … nhằm tìm hiểu bầu không khí nhà trường hiện có.
+ Tăng cường các buổi gặp gỡ, trao đổi với các thành viên trong nhà trường để tìm kiếm những ý tưởng, quan điểm, qua đó hiệu trưởng sẽ tập hợp được một hệ thống giá trị có ích cho sự phát triển nhà trường trong tương lai.
+ Cần phải phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các mục tiêu phát triển VHNT THPT với các kế hoạch khác trong chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với mục tiêu chung của đơn vị mình.
– Tùy thuộc mức độ của từng loại nhiệm vụ, thông tin và từng vị trí, quyền hạn của mỗi thành viên, hiệu trưởng nhà trường có thể ủy quyền, trao quyền hoặc là giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, … để các thành viên trong nhà trường quản lý và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất.
– Nhà trường phối hợp với các ban ngành, các lực lượng hổ trợ giáo dục ở địa phương tham gia, tổ chức các lễ kỷ niệm của địa phương, chăm sóc các di tích văn hóa lịch sử, tham gia các lễ hội dân gian của địa phương. Các hình thức tổ chức các hoạt động phải phong phú, đồng thời nó phải có ý nghĩa nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của địa phýőng vŕ tác động tới nhận thức, tình cảm của giáo viên, học sinh đối với quê hương.
Thứ ba, cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp các tổ chức đoàn thể trong công tác phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và nhà nước trong nhà trường nhằm thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước; thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, trong đó có công tác quản lý xây dựng VHNT. Đồng thời, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường. Tăng cường sự phối hợp các tổ chức đoàn thể trong công tác quản lý phát triển VHNT cũng nhằm mục đích thống nhất về mặt tư tưởng, công tác tổ chức, phân công, xây dựng kế hoạch; kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã xây dựng; đảm bảo cho công tác quản lý phát triển VHNT đạt hiệu quả
Cần tạo được niềm tin vững chắc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh vào đường lối lãnh đạo của đảng; tạo nên những ấn tượng, giá trị tình cảm sâu sắc, tốt đẹp đối với nhà trường.
Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cả năm học và định kỳ cho nhà trường. Đặc biệt, quan tâm xây dựng cụ thể các chuẩn mực đạo đức, hành vi văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý, giáo viên và đội ngũ tham gia công tác quản lý xây dựng VHNT.
Kết hợp hài hòa giữa vai trò của tổ chức đảng với việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường trong công tác phát triẻn VHNT.
5. Kết luận
Công tác phát triẻn VHNT là nhiệm vụ quan trọng trong các trường phổ thông. Tuy nhiên trong thời gian qua, một số nơi chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức đến nhiệm vụ này, chưa xem nhiệm vụ này là một trong những nhiệm vụ cần tập trung. Với mong muốn giúp cho công tác phát triẻn VHNT ở trường THPT đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; qua bài viết này chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo ngành giáo dục sẽ đưa công tác phát triẻn văn hóa nhà trường ở các trường phổ thông thành một nội dung trong hoạt động kiểm tra nội bộ của trường, đồng thời là một nội dung trong thanh kiểm tra đơn vị trường học. Phối hợp với các lực lượng giáo dục để thực hiện công tác tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triẻn văn hóa trong nhà trường cho nhân dân biết, cùng chung tay, phối hợp với gia đình, nhà trường làm tốt công tác này. Kêu gọi sự hỗ trợ tối đa về cơ sở vật chất để xây dựng được môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp biến mỗi mét vuông trong nhà trường đều có ý nghĩa giáo dục cao nhất…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Công Khanh (2009), Chuyên đề văn hóa nhà trường, Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường phổ thông Việt Nam, Hà Nội.
Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Thông tin tác giả
Họ và tên: Lê Thị Phương Nhung
Cơ quan công tác: Trường THPT Võ Văn Kiệt, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Địa chỉ liên lạc: Ấp Trung Tín, Thị Trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Điện thoại: 0917.895634 Email: [email protected]
Tác giả đăng ký mua 5 cuốn gởi về Lê Thị Phương Nhung
Trường THPT Võ Văn Kiệt, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long
Startup Là Gì? 4 Giai Đoạn Phát Triển Của Startup Bạn Cần Biết
Tuy nhiên cũng có khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm startup cũng như những vấn đề xung quanh khởi nghiệp. Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết ngày hôm nay.
Startup là gì?
Startup là hình thức kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong điều kiện không chắc chắn, đây cũng là giai đoạn đầu tiên của một công ty. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, startup chính là khởi nghiệp. Nguồn vốn để khởi nghiệp được cung cấp để duy trì hoạt động cho công ty thường do người sáng lập đầu tư.
Startup trong giai đoạn đầu thường có quy mô nhỏ, khả năng tiêu thụ tấp và chi phí cao nên thường không ổn định, vì thế người khởi nghiệp cần phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm. Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới có chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ” được rất nhiều người quan tâm. Đây cũng là nơi để startup có khả năng gọi vốn lên đến hàng triệu đô từ các Shark khi tham gia chương trình.
Mục tiêu của startup
Mục tiêu hàng đầu của startup là điều chỉnh quy mô kinh doanh sao cho phù hợp với thực tại, xác lập được mô hình khả thi, vững vàng để có thể tạo ra lợi nhuận, tiêu chuẩn hóa và mở rộng hơn nữa. Vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, tìm kiếm khách hàng cũng như nâng cao giá trị thương hiệu là vấn đề sau khi đã ổn định mô hình kinh doanh. Nếu startup xác định sai mục tiêu thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị thất bại rất lớn.
Phương pháp định giá startup
Định giá thông qua các khoản chi phí
Chi phí là những khoản tiền mà công ty phải bỏ ra để thanh toán cho việc sản xuất, dịch vụ kèm theo của mình. Ví dụ như những hoạt động nghiên cứu và sản xuất, startup phải trả tiền cho việc mua nguyên vật liệu, chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân công… Phương pháp này cho nhà đầu tư biết mức độ chi tiêu của doanh nghiệp như thế nào, điều này cũng phản ánh số lượng tài sản hữu hình mà công ty đang có được ở mức bao nhiêu. Tuy nhiên, phương pháp định giá thông qua khoản chi phí không thể xem xét được vấn đề tải sản vô hình cũng như tiềm lực của công ty trong tương lai.
Định giá thông qua các khoản chi phí
Phương pháp tiếp cận thị trường
Phương pháp tiếp cận thị trường thường được các nhà đầu tư đem ra so sánh với những công ty tương tự gần đây đã được mua lại trong doanh nghiệp. Tuy nhiên những startup thường có ý nghĩa là không có công ty nào có thể so sánh được, kể cả khi doanh thu tương đương nhưng cũng có những điều khoản bắt buộc startup không thể công khai. Do đó phương pháp này không thể sử dụng một mình để đánh giá quy mô và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Phương pháp tiếp cận dòng tiền
Đây là phương pháp mà các nhà đầu tư thường áp dụng để quyết định xem mức độ đầu tư vào doanh nghiệp là nhiều hay ít. Cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu được dựa vào dòng tiền dự kiến trong tương lai của công ty nhưng phương pháp này chỉ mang tính chất chủ quan. Nếu bạn thường xuyên theo dõi Thương vụ bạc tỷ, bạn sẽ thấy phương pháp tiếp cận dòng tiền của các shark đều dựa trên doanh số hiện tại của công ty.
Phương pháp tiếp cận dòng tiền
Phương pháp định giá theo giai đoạn phát triển
Đây là phương pháp định giá đơn giản và dễ hiểu nhất, các nhà đầu tư thiên thần nhìn vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và quyết định đầu tư. Những startup càng phát triển thì khả năng rủi ro càng thấp và được định giá công ty cao hơn, từ đó cơ hội gọi vốn được cao hơn.
Phương pháp định giá theo Berkus
Người sáng lập ra phương pháp định giá này là Dave Berkus, đây là phương pháp được áp dụng vào những doanh nghiệp chưa có doanh thu và hoàn toàn dựa trên sự phát triển của startup. Những startup hoạt động chưa có lời khi đi gọi vốn thì các nhà đầu tư sẽ áp dụng phương pháp này để định giá doanh nghiệp.
Phương pháp định giá theo Berkus
Những vấn đề pháp lý mà startup nhất định phải biết
Lựa chọn sai mô hình kinh doanh
Điều khoản sử dụng trang web
Điều khoản sử dụng trang web
Quyền sở hữu trí tuệ
Mặc dù vấn đề này không còn mới, tuy nhiên khi đăng ký kinh doanh, bạn nên đăng ký sở hữu trí tuệ để được pháp luật bảo hộ về sản phẩm. Việc vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam rất phổ biến khi tình trạng hàng nhái tràn lan khắp nơi. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ giúp bạn giữ gìn được tính sáng tạo, độc đáo có trong sản phẩm.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu của pháp luật
Khởi nghiệp là vấn đề rất nan giải, yêu cầu startup cần phải có đầu óc, có vốn và hiểu rõ mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, giấy phép kinh doanh, vốn để đáp ứng yêu cầu của pháp luật.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý theo yêu cầu của pháp luật
Điểm đột phá tạo nên thành công của một startup
Mặc dù số lượng startup ở nước ta rất nhiều nhưng để đạt được thành công thì không hề dễ chút nào. Một doanh nghiệp phát hiện ra một tiện ích mới cho khách hàng và cung cấp giải pháp an toàn sẽ giúp startup dễ dàng phát triển. Tuy nhiên cũng có những công ty không đổi mới sản phẩm nhưng vẫn được cho là startup thành công, đó là:
Startup cung cấp các sản phẩm thương mại điện tử thông qua nhiều kênh khác nhau
Startup tổng hợp các sản phẩm và dịch vụ hiện có
Startup tạo ra mô hình kinh doanh tương tự với GTGT
Hoặc startup nhắm vào thị trường mới với sản phẩm hoặc dịch vụ đã có trên thị trường.
Các giai đoạn phát triển của startup
Bất kỳ một startup nào khi bắt đầu khởi nghiệp đều phải trải qua 4 giai đoạn là: Định hướng – Thử thách – Hòa nhập – Phát triển
Giai đoạn 1: Định hướng
Startup trong giai đoạn này cần phải lên kế hoạch thực hiện và ý tưởng cụ thể. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, chúng quyết định một nửa năng lực thành hay bại của một startup.
Giai đoạn 2: Thử thách
Kết thúc giai đoạn 1, các startup bắt đầu bước sang giai đoạn thử thách gian nan với rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động. Đây cũng là giai đoạn mà hầu hết các startup ở Việt Nam đều thất bại và thay đổi mô hình kinh doanh.
Giai đoạn 3: Hòa nhập
Sau khi thử thách, các công ty sẽ hồi phục và dần bắt đầu ổn định hơn với mô hình kinh doanh của mình. Hòa nhập là giai đoạn mà năng suất lao động trong công ty tăng lên, bắt đầu có doanh số và đạt được mục tiêu ngắn hạn.
Giai đoạn 4: Phát triển
Đây được mệnh danh là giai đoạn trong mơ của các startup, Co-founders đề ra các kế hoạch mục tiêu trong dài hạn và bắt đầu thực hiện theo đúng dự kiến với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Startup đều trải qua 4 giai đoạn phát triển
Rate this post
Môi Trường Và Sự Phát Triển Bền Vững
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiệt hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của họ. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong môi trường lành mạnh.
Các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn về kinh tể – xã hội khi giải quyết vấn đề môi trường: đây là các nước nghèo, chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học – kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu qủa của, chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép của dân số và sự gia tăng dân số nhanh, bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói, sự bóc lột tài nguyên của các công ti xuyên quốc gia… Các nước này đang lâm vào cái vòng luẩn quẩn: sự chậm phát triển – sự hủy hoại môi trường – sự bùng nổ dân số, đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn để tháo gỡ.
Định nghĩa đầu tiên về sự phát triển bền vừng được đưa ra vào năm 1987 bởi ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển WCED trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” và định nghĩa này được dùng phổ biến nhất hiện nay. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cùa hiện tại mà không làm thiệt hại đên khả năng cùa các thé hệ tương lai được thỏa mãn các nhu cầu của chính họ.
Cần nhận thức rằng định nghĩa trên về phát triển bền vững mang đậm màu sắc chính trị và đạo đức. Định nghĩa này cho thấy hi vọng của nhân loại về sự hòa hợp giữa môi trường và sự phát triển, là một định nghĩa rất lạc quan rằng loài người hoàn toàn có thể đạt được điều này.
Tại hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững năm 2002 tổ chức tại Johannesbug của Nam Phi đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt cùa sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và môi trường”.
Theo tác giả Tatyana P.Soubbotina thì sự phát triển bền vững không chỉ là tăng trưởng mà phát triển bền vững cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối”, có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mài, cần cân bằng giữa lợi ích giữa các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, và thực hiện điều này trên cả 3 lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau: kinh tế – xã hội và môi trường.
Bạn đang xem bài viết Quản Trị Môi Trường Trong Giai Đoạn Phát Triển Mới trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!