Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Mới Về Việc Cấm Uống Rượu/Bia Khi Lái Xe Có Gì Khác Biệt? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày càng có nhiều tai nạn do lái xe say rượu/bia xảy ra trên toàn quốc.
Theo Khoản 8 Điều 8, Luật Giao Thông đường bộ năm 2008, các hành vi sau bị nghiêm cấm:
Điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
Điều khiển xe môtô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, tại văn bản pháp luật này, việc uống bia/rượu trước/trong khi lái xe ôtô bị cấm triệt để, nhưng với người điều khiển môtô, xe gắn máy, nồng độ cồn cho phép (dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở), tức là không cấm hoàn toàn.
Khoản 18 Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ định nghĩa: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Trong khi đó, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng lấy các quy định từ Luật Giao Thông đường bộ năm 2008 để đưa ra các mức phạt tương ứng.
Và những điểm mới tại quy định mới có trong Luật Phòng, Chống tác hại của rượu, bia vừa được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019 vừa qua (Khoản 6 Điều 5) trong việc quy định nghiêm cấm hành vi uống rượu/bia khi lái xe được nâng lên như sau:
Cấm điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều này có nghĩa là mở rộng phạm vi nghiêm cấm tuyệt đối việc đi xe máy, môtô, thậm chí cả xe máy điện khi đã uống rượu/bia.
Trong vụ tai nạn tại Bình Định làm chết 4 người, tài xế ô tô đã uống rượu bia trước khi cầm lái.
Rất nhiều người dân có ý thức đã tự đưa ra các hình thức cảnh báo thể hiện quyết tâm loại bỏ tình trạng lái xe khi đã uống rượu bia.
Trước mắt, chắc chắn sẽ phải sửa đổi các quy định (Luật) cấm các hành vi lái xe mà đã uống rượu bia, bao gồm cả các phương tiện ôtô và xe máy.
Tiếp đến các quy định về xử phạt hành chính (hiện tại là Nghị định 46/2016/NĐ-CP) cũng sẽ phải có những thay đổi mới cho phù hợp.
Điều 5. Xử phạt người Điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Khoản 6, điểm a: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Khoản 8 điểm b: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Khoản 9 điểm a: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
Cả hai vi phạm đều có hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng.
Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Khoản 6: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Khoản 8 điểm c: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Việt Hưng
Ngày Mai, Quy Định Cấm Lái Xe Sau Khi Uống Rượu Bia Có Hiệu Lực
Cấm triệt để tất cả các phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
Cấm toàn bộ các phương tiện “Đã lái xe – không được uống rượu, bia”
Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) vừa được ban hành, kể từ ngày 01/01/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe điện…) và giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn…) khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Trước đó, Luật hiện hành cho phép người điều khiển phương tiện tham gia giao thông dù trong người có nồng độ cồn, đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy được phép tham gia giao thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn dưới ngưỡng 50 miligam/100 mili-lít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí.
Như vậy, với quy định mới sẽ cấm hoàn toàn và không còn quy định khung nồng độ cồn. Luật cũng quy định rõ các khái niệm “rượu” và “bia”. Cụ thể, nồng độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, còn bia tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được đo bằng số mili-lít ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch tại 20 độ C.
Cấm ép, xúi giục, lôi kéo người khác uống rượu, bia
Đáng chú ý, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có điều khoản nghiêm cấm xúi giúc, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia đang được nhiều người quan tâm.
Cụ thể, các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, siên viên uống rượu, bia ngay trước hoặc trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập…
Bộ Y tế cũng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Ngoài các địa điểm cấm theo điều 10 được quy định trong luật, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia gồm: công viên; trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, nhà chờ xe buýt; rạp chiếu phim, nhà hát; sân vận động, nhà thi đấu thể thao.
Mặc dù “Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia” chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 tới đây nhưng hiện các văn bản hướng dẫn dưới luật về hành vi này (cụ thể là Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông) vẫn chưa có. Dự kiến thời gian tới đây, các hành vi vi phạm này sẽ sớm được cập nhật để có chế tài xử phạt để đồng bộ các văn bản phạm quy trong cuộc sống.
4 Điều Cấm Kỵ Khi Giải Rượu
Nước chanh không có tác dụng giải rượu vì nó là axit. Khi đó, nước chanh dễ làm tổn thương dạ dày bởi các quý ông uống rượu ít khi ăn cơm hay các chất tinh bột.
Cứ say rượu là uống nước chanh đá
Anh Vũ Quốc Công trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, tâm sự, mỗi lần uống rượu về là anh lại uống một ly nước chanh đá. Anh nghĩ đó là cách giải rượu tốt nhất.
Gần đây, khi đi khám, bác sĩ phát hiện anh có một vết loét to ở dạ dày. Bác sĩ cho hay, thủ phạm chính là ly nước chanh anh hay uống mỗi khi say rượu.
Không chỉ anh Công mà rất nhiều người tin rằng khi uống bia, rượu đã ngà ngà thì nên uống tiếp cốc nước chanh để nhanh tỉnh rượu.
Chị Lê Hường trú tại Khâm Thiên, Hà Nội lúc nào cũng tự hào vợ đảm. Chồng chị làm kinh doanh, tiếp khách tuần vài ngày. Hôm nào anh cũng về nhà trong tình trạng say, mệt nhũn vì rượu.
Nước chanh không có tác dụng giải rượu mà nó là axit.
Thương chồng, chị Hường lại đi lấy chanh, mật ong rồi pha nước để anh uống với hi vọng giã rượu nhanh hơn. Đến khi chồng chị đi viện khám vì men gan tăng cao, chị Hường hỏi bác sĩ về cách cho chồng uống nước chanh sau khi uống rượu, bác sĩ khẳng định đây là cách hại chồng chứ không phải yêu chồng. Với cách làm này, chị có thể làm tổn thương dạ dày, thực quản của chồng.
Tại trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, anh Trần Văn D. 43 tuổi, trú Thành Trì, Hà Nội bị ngộ độc rượu ethanol được đưa vào cấp cứu ở bệnh viện từ hai hôm trước.
Người nhà cho biết, sau khi uống rượu say, anh nằm ngủ, không ăn uống gì. Chỉ khi mẹ anh lên kiểm tra, thấy con thở yếu, người có dấu hiệu lả đi, gia đình vội vàng đưa đi viện.
Vợ anh kể lại, như mọi lần chồng đi uống rượu về, uống xong cốc nước chanh, cả nhà yên tâm là giải rượu xong, nên để yên cho anh ngủ. Nào ngờ anh bị ngộ độc rượu.
Chỉ cần đánh từ khoá “giải rượu nhanh”, rất nhiều chị em chia sẻ bí quyết uống nước chanh đá. Không ít mẹ bỉm sữa cũng thử cách này cho chính mình, thấy dễ chịu, nên coi đó là biện pháp giải rượu nhanh nhất.
Bia rượu là thứ thức uống không thể thiếu trong các ngày vui như lễ tết, liên hoan… Tuy nhiên cũng có có rất nhiều người vì vui hết mình mà đã quá chén, khiến cơ thể rơi vào trạng thái say, làm cho cuộc vui nhanh tàn.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, thói quen uống rượu xong uống nước chanh rất phổ biến, không chỉ cánh mày râu mà ngay cả chị em phụ nữ cũng tin thế.
Cồn trong dạ dày gặp thêm axit sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu có thể gây loét dạ dày.
Theo bác sĩ Nguyên, rất nhiều người phải nhập viện sau khi uống rượu say lại làm thêm cốc nước chanh. Nước chanh không có tác dụng giải rượu mà nó là axit. Khi đó, nước chanh dễ làm tổn thương dạ dày bởi các quý ông uống rượu ít khi ăn cơm hay các chất tinh bột. Cồn trong dạ dày gặp thêm axit sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, lâu có thể gây loét dạ dày.
Khi say rượu, bất cứ ai cũng phải nhớ 4 KHÔNG:
Bởi vì khi uống rượu say cố tình gây nôn, thức ăn rất dễ sặc vào phổi có thể gây viêm phổi, suy hô hấp.
Không ra ngoài nhanh vì lúc đó mạch máu đang giãn và ra ngoài gặp thời tiết thay đổi có thể gây choáng, gây bất tỉnh.
Không được uống thuốc giải rượu vì nghiên cứu hiện nay của y học chưa có loại thuốc nào giải được rượu hay giảm được cơn say rượu.
# Top 10 Loại Nước Uống Giải Rượu Bia Tốt Nhất
Nhu cầu công việc, cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta phải uống rượu bia. Cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu về top 10 các loại nước giải rượu bia…
Uống nhiều rượu bia gây độc cho cơ thể như thế nào?
Thường xuuyên sử dụng bia rượu, con người sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe sau đây:
Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể làm giảm đột ngột số lượng hồng cầu trong máu giúp vận chuyển oxy để nuôi cơ thể, gây ra tình trạng thiếu máu. Những người thiếu máu vì rượu thường bị các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và kém minh mẫn…
Những người “nát rượu” sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, vú và vùng trực tràng cao hơn người bình thường. Nguy cơ ung thư lại càng tăng ở những người vừa nghiện rượu bia vừa hút thuốc lá.
Rượu sẽ làm cho các tiểu cầu trong máu có khuynh hướng tạo thành cục máu đông (huyết khối), nguyên nhân dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Rượu cũng có thể gây ra bệnh cơ tim, làm cho cơ tim suy yếu và làm loạn nhịp tim.
Những chất độc trong rượu là gánh nặng cực kỳ lớn cho gan. Người nghiện rượu lâu năm dễ bị xơ gan do mô gan biến thành sẹo và mất chức năng hoạt động. Đặc biệt, phụ nữ uống rượu dễ có nguy cơ xơ gan hơn nam giới.
Người càng lớn tuổi thì bộ não sẽ càng teo lại, trung bình 1,9% mỗi thập niên. Đó là một chu trình bình thường ở những người không uống rượu. Tuy nhiên, đối với những người nghiện rượu, tốc độ teo lại của một số vùng trọng điểm trong não tăng nhanh hơn, dẫn đến mất trí nhớ và một số triệu chứng khác như suy giảm khả năng tính toán, phán xét và khả năng giải quyết vấn đề.
Gout là một loại bệnh hình thành do sự tích tụ axit uric ở các khớp và gây ra đau đớn. Ngoài yếu tố di truyền, rượu và chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quyết định gây ra bệnh Gout. Những người bệnh Gout uống nhiều rượu sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Khi đi vào cơ thể, dạ dày là trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Trong vòng 5 phút, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ được khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày (bao tử), do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh về dạ dày với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu dạ dày.
Top [10] loại nước uống giải rượu bia nhanh chóng
Rượu bia gây nhiều tác hại cho sức khỏe, tuy nhiên vì thói quen và nhu cầu mà nhiều người vẫn phải uống rượu bia. Sau khi uống rượu, nhiều người thường sử dụng các loại nước để giảm say và hạn chế độc hại tấn công cơ thể. Trong đó, phải kể đến 10 loại nước giúp giải rượu bia nhanh và hiệu quả sau đây:
Nước điện giải ion kiềm với cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ, chỉ 0.5nm, bằng 1/5 phân tử nước bình thường nên sẽ dễ được hấp thu qua màng tế bào, từ đó giúp giải độc cho các tế bào nhanh chóng, hiệu quả hơn tất cả các loại nước thông thường.
Bên cạnh đó, với đặc tính là giàu tính kiềm, nước điện giải ion kiềm có thể giúp trung hòa lượng axit cao do rượu bia tạo ra trong cơ thể. Nước điện giải ion kiềm pH 8.5 – 9.5 sẽ hóa giải được lượng cồn trong máu và trung hòa một phần axit từ rượu qua các phản ứng hóa học trong cơ thể, từ đó, tăng gấp đôi hiệu quả giải độc rượu bia.
Nước điện giải ion kiềm hỗ trợ giải độc rượu bia như thế nào?
TOP 10+ model máy lọc nước ion kiềm tốt nhất thị trường VIỆT & Bảng giá 2021
Nước chanh khi vào cơ thể sẽ có tính kiềm, giúp trung hòa aixt trong rượu, đồng thời lượng vitamin và muối có trong nước chanh muối sẽ giúp kích thích dạ dày nhanh chóng tiêu hóa các chất cồn trong rượu, bia. Nước chanh là một chất lợi tiểu làm sạch đường ruột, cung cấp chất bổ cho gan để đào thải độc tố…
Vì vậy khi say rượu bia uống nước hanh sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, đào thải cồn ra ngoài nhanh hơn qua việc đi tiểu, sẽ giúp giải rượu nhanh hơn.
Uống nước chanh là cách giải rượu bia quen thuộc mà dân gian thường dùng
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc. Vì vậy, nước đậu xanh, cháo hoặc chè đậu xanh có tác dụng giải rượu rất nhanh, hiệu quả. Uống nước đậu xanh thì cảm giác mệt mỏi, đau đầu vào hôm sau cũng không còn.
Nước ép cóc chứa nhiều vitamin, giúp làm giảm cơn đau đầu, nhức mỏi cơ thể khi say rượu. Không chỉ vậy, đối với những người không say, nước uống cóc cũng rất bổ dưỡng và tốt cho cơ thể.
Uống rượu say bị nôn không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn các khoáng chất cali, canxi, natri… Để giảm cảm giác mệt mỏi và bù ại những vi khoáng đã mất, bạn có thể uống một cốc nước ép cà chua chín. Cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất nói trên sẽ kịp thời bổ sung cho cơ thể.
Làm nước gừng tươi để giải rượu cực kỳ đơn giản mà hiệu quả, chỉ cần vài lát gừng tươi cùng với nước ấm. Gừng có tính ấm, nóng, cay khi sử dụng sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, giúp máu lưu thông tốt hơn nhờ đó giảm nồng độ cồn trong máu, giảm choáng váng, nhức đầu do rượu bia gây ra…
Uống nước gừng cũng là cách giúp giảm say, giải rượu hiệu quả
Nước gừng sẽ làm cho mạch máu lưu thông tốt hơn, giảm hiện tượng hình thành các cục máu đông khi uống rượu, giảm nồng độ cồn nhanh trong máu, loiạ bỏ các triệu chứng vàng đầu, đau đầu do rượu. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.
Nước mía cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê giúp bổ sung những khoáng chất đã mất khi say, làm giảm cảm giác mệt mỏi cho người say rượu.
Sau khi uống nhiều rượu bia, có thể dùng nước sắn dây để giải độc
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính bình, hơi mát, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, sinh tân… Theo Tây y, thành phần chính của bột sắn dây là tinh bột và các chất soybean flavone, isofvane có tác dụng làm giãn động mạch vành và động mạch não, ổn định đường trong máu, làm hết co giật cơ bắp, hạ nhiệt, giải khát… Chính vì thế, cả Đông y lẫn y học hiện đại đều công nhận bột sắn dây có tác dụng giải rượu thần kì.
Theo Y học cổ truyền, uống nước đậu đen có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giải phong nhiệt, giải độc, hạ khí, lợi tiểu. Do đó, người ta uống nước đậu đen để giải độc rượu bia.
Uống mật ong có tác dụng hỗ trợ chức năng gan giúp thanh lọc và thải độc rượu bia
Mật ong chứa natri và kali góp phần làm giảm cảm giác buồn nôn khi say rượu. Đồng thời, mật ong cung cấp fructose hỗ trợ chức năng gan, giúp gan dễ dàng chuyển hóa rượu.
Như vậy, ở trên là TOP 10 các thức uống giúp giải độc rượu bia một cách tốt nhất với các tác dụng cụ thể như lấy lại tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, làm giảm cảm giác mệt mỏi, uể oải khi say và ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm do rượu bia gây ra.
TUY NHIÊN, bạn cần phải lưu ý: Những loại thức uống trên không phải là “thần dược” có thể giải hết các độc tố do rượu bia gây ra. Cách tốt nhất là bạn cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ nhiều rượu bia, thay vào đó là nên sử dụng các loại nước tốt cho sức khỏe hơn như nước ép trái cây, nước lọc. Hoặc chỉ sử dụng một lượng ít rượu bia trong liều lượng cho phép như 1-2 ly rượu vang đỏ, 1/2 ly bia (chỉ khoảng 250ml)…
[Trước và sau khi uống rượu bia, bạn còn cần bổ sung thêm nước uống ion kiềm để giải độc, giảm say và nhất là ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi, nhức đầu sau khi tỉnh rượu. Đây là loại nước uống được người Nhật Bản khuyến khích sử dụng để chăm sóc và nâng cao sức khỏe hằng ngày] Uống ước ion kiềm mỗi ngày được xem là bí quyết giúp người Nhật Bản khỏe mạnh và sống trường thọ
Nếu bạn quan tâm đến loại nước quý này, bạn có thể liên hệ qua hotline 1800 7028 của Thế Giới Điện Giải để được tư vấn giải pháp và giải đáp các thắc mắc một cách chi tiết và chân thành.
NPP máy điện giải nước ion kiềm giàu hydro – Thế Giới Điện Giải TƯ VẤN NGAY Để nhận giá & ưu đãi tốt nhất, không mua không sao.
* Miền Bắc – Chi Nhánh Ba Đình:
* Miền Bắc – Chi Nhánh Thanh Xuân:
* 30 Đại lý nhượng quyền tại chúng tôi Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng: liên hệ tổng đài để biết thêm chi tiết.
Bạn đang xem bài viết Quy Định Mới Về Việc Cấm Uống Rượu/Bia Khi Lái Xe Có Gì Khác Biệt? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!