Xem Nhiều 3/2023 #️ Quy Định Về Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch # Top 4 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Quy Định Về Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

♦ Căn cứ pháp lý: Luật Du lịch 2017; Nghị định 168/2017/NĐ-CP; Nghị định 142/2018/NĐ-CP;

1. Các loại hình cơ sở lưu trú du lịch

– Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.

+ Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

+ Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;

+ Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;

+ Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

– Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

– Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.

– Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.

– Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch.

– Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.

– Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:

– Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

– Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.

3. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch

– Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung.

– Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường.

– Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

– Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh.

– Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

– Có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh.

– Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.

– Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, phòng tắm, vệ sinh chung.

– Có tủ thuốc cấp cứu ban đầu.

– Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách.

Cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Điều Kiện Đối Với Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú

Luật du lịch 2005;

Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú:

Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

Một số ngành nghề dịch vụ lưu trú Qúy khách hàng có thể tham khảo

5510

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Chi tiết:

– Khách sạn;

– Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

– Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

– Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú tương tự

5590

Cơ sở lưu trú khác. Chi tiết:

– Ký túc xá học sinh, sinh viên;

– Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm;

– Nhà trọ cho công nhân, toa xe đường sắt cho thuê trọ

5610

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

5621

56210

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới)

5629

56290

Dịch vụ ăn uống khác. Chi tiết:

-Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.;

– Hoạt động nhượng quyển kinh doanh ăn uống;

– Cung cấp suất ăn theo hợp đồng;

– Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;

– Hoạt động của các căng tin và hàng ăn tự phục vụ trên cơ sở nhượng quyền.

Các điều kiện cụ thể đối với các loại hình dịch vụ lưu trú:

Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú phải tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo quy định pháp luật.

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn dưới 51% vào công ty Việt Nam kinh doanh ngành nghề không có điều kiện Một trong những hình thức đầu tư vào Việt Nam của

Các doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động thường có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh hoặc mở rộng mô hình kinh doanh. Một trong những phương thức mà

Dịch vụ phân phối là hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa, sản phẩm trên thị trường. Do đó, hoạt động phân phối được các nhà đầu tư rất quan tâm,

Trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 chưa có hiệu lực, công ty muốn sử dụng dấu pháp nhân cần phải liên hệ với cơ quan Công an để khắc và được cấp chứng

Thị trường bất động sản tại Việt Nam đang khởi sắc trở lại, đặc biệt là tại hai thành phố lớn: thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với rất

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Taxi

Dịch vụ taxi đangg dần trở thành một lĩnh vực phổ biến hiện nay không chỉ ở các thành phố lớn mà đã mở rộng ra nhiều địa phương trên toàn nước. Tuy nhiên đây lại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ này phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. Vậy điều kiện, thủ tục xin cấp phép kinh doanh vận tải taxi như thế nào? Công ty luật Việt An sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ năm 2008;

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ taxi

Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ taxi phải đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện riêng đối với kinh doanh dịch vụ taxi. Cụ thể như sau:

Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện sau:

Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh, cụ thể:

a) Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;

b) Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

Lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con của chủ hộ kinh doanh).

Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên.

Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức, quản lý:

Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của xe;

Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh, chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy định;

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

Ngoài điều kiện chung về vận tải bằng xe ô tô, Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ taxi cần phải đáp ững các điều kiện sau:

Xe taxi phải có sức chứa từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).

Xe taxi có niên hạn sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt; không quá 12 năm tại các địa phương khác.

Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì.

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải đăng ký và thực hiện sơn biểu trưng (logo) không trùng với biểu trưng đã đăng ký của đơn vị kinh doanh vận tải taxi trước đó và số điện thoại giao dịch cho các xe thuộc đơn vị.

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có trung tâm điều hành, duy trì hoạt động của trung tâm điều hành với lái xe, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe thuộc đơn vị.

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe; riêng đối với đô thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.

Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ taxi

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi trước khi hoạt động phải được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vận tải bằng xe taxi.

Bước 1: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn và nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao;

Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các loại giấy tờ trong hồ sơ; yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.

Bước 3: Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì tiến hành đi kiểm tra thực tế.

Trường hợp xét thấy hồ sơ không đạt yêu cầu thì lập phiếu hướng dẫn yêu cầu bổ sung.

Bước 4: Trả kết quả

Sau 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp.

Định Nghĩa Du Lịch Mạo Hiểm Là Gì ? Điều Kiện Để Kinh Doanh Du Lịch Mạo Hiểm

Moblie Menu Closed Tin tứcSự kiệnChương trình Xúc tiến Du lịchTài nguyên Du lịchThông tin Du lịchThông tin Hữu ích Trang chủDU LỊCHTin tứcTin quốc tế In

Du lịch mạo hiểm – Xu hướng đang phát triển mạnh trên thế giới

Du lịch mạo hiểm là một trong những xu hướng du lịch tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, theo bà Yolanda Perdomo, Giám đốc Chương trình Hợp tác của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO Affliate Members Programme).

Những năm vừa qua, ngày càng có nhiều khách du lịch đến những điểm đến mới, ít nổi tiếng để khám phá những trải nghiệm mới lạ. Nhiều quốc gia đang rất coi trọng phát triển du lịch mạo hiểm bởi những lợi thế về sinh thái, văn hóa và kinh tế của loại hình du lịch này.

Đang xem: Du lịch mạo hiểm là gì

Khái niệm du lịch mạo hiểm

Không có một khái niệm đồng nhất cho du lịch mạo hiểm. Theo Tổ chức Du lịch Mạo hiểm Thương mại (Adventure Travel Trade Association) (ATTA), du lịch mạo hiểm là chuyến đi có ít nhất hai trong ba yếu tố sau đây: hoạt động thể lực, môi trường tự nhiên và trải nghiệm văn hóa. Cũng giống như những loại hình du lịch khác, du lịch mạo hiểm có thể được trải nghiệm ở trong nước hoặc ra nước ngoài, có chuyến nghỉ qua đêm và không dài quá một năm.

Du lịch mạo hiểm trái ngược hoàn toàn so với du lịch đại trà (mass tourism). Tuy nhiên khái niệm của du lịch mạo hiểm có thể trùng với một số loại hình du lịch khác cũng nhấn mạnh vào môi trường tự nhiên, văn hóa và tính bền vững như du lịch sinh thái, du lịch trách nhiệm, du lịch cộng đồng và du lịch tình nguyện.

Đặc điểm của du lịch mạo hiểm

Báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) về du lịch mạo hiểm năm 2014 có đưa ra một vài đặc điểm của loại hình du lịch này như sau:

Du lịch mạo hiểm giúp phục hồi những điểm đến chịu thiên tai và xung đột chính trị.ATTA đưa ra báo cáo từ các nhà điều hành tour du lịch mạo hiểm cho thấy họ thường xuyên tổ chức tour đến những điểm đến như Colombia, Bắc Triều Tiên, Iran, Rwanda và các điểm đến chịu ảnh hưởng của thiên tai và xung đột chính trị khác. Khách tham gia du lịch mạo hiểm chấp nhận rủi ro và ưa thích những điểm đến ít người lui tới để có những trải nghiệm độc đáo.

Thu hút khách có khả năng chi trả cao. Khách du lịch mạo hiểm sẵn sàng chi trả cao cho những trải nghiệm độc đáo và thú vị. Những nhà điều hành tour du lịch mạo hiểm cho biết trung bình khách hàng của họ trả 3000 đô cho một chuyến đi trong thời gian trung bình là 8 ngày.

Đóng góp cho nền kinh tế địa phương.Nghiên cứu cho thấy chỉ có 5% trong tổng số chi phí khách du lịch trả cho một tour du lịch đại trà (mass tourism) tại các nước đang phát triển đóng góp vào nền kinh tế của điểm đến (United Nations Environment Programme). Trong khi đó con số này của du lịch mạo hiểm trong năm 2014 theo ATTA là 65.5%.

Du lịch mạo hiểm khuyến khích điểm đến tuân thủ các nguyên tắc hoạt động bền vững. Những nhà xây dựng chính sách và thực hiện du lịch mạo hiểm tuân thủ theo các nguyên tắc bảo vệ môi trường bền vững vì họ hiểu rằng đánh mất môi trường tự nhiên và trải nghiệm văn hóa ý nghĩa đồng nghĩa với điểm đến của họ sẽ đánh mất tính cạnh tranh.

Các loại hình du lịch mạo hiểm

Bảng 1: Các loại hình du lịch mạo hiểm, xếp loại theo ATTA

Hoạt động

Loại hình

Thám hiểm khảo cổ

Dễ

Tham gia vào lễ hội/hội chợ địa phương

Khác

Backpacking

Dễ

Quan sát chim muông

Dễ

Cắm trại

Dễ

Chèo thuyền ca nô

Dễ

Thám hiểm hang động

Khó

Leo núi (đá/băng)

Khó

Đi thuyền (cruise)

Khác

Các hoạt động văn hóa

Khác

Du lịch sinh thái

Dễ

Chương trình giáo dục

Dễ

Các hoạt động bền vững với môi trường

Dễ

Câu cá

Dễ

Làm quen với người dân địa phương

Khác

Đi bộ leo núi

Dễ

Cưỡi ngựa

Dễ

Săn bắn

Dễ

Chèo thuyền kayak

Dễ

Học ngôn ngữ mới

Khác

Lặn biển

Dễ

Trekking

Khó

Tour đi bộ

Khác

Thăm bạn bè/gia đình

Khác

Thăm các di tích lịch sử

Khác

Du lịch hoạt động tình nguyện

Dễ

Thị trường khách du lịch mạo hiểm

Trong năm 2012, khách du lịch quốc tế vượt ngưỡng một tỷ người. Du lịch mạo hiểm là một trong những loại hình du lịch phát triển mạnh mẽ và lượng khách du lịch mạo hiểm cũng ngày càng tăng lên. Điều tra toàn cầu về thị trường du lịch mạo hiểm tiến hành vào năm 2010 bởi ATTA, Đại học Geogre Washington và công ty Xola Consulting cho thấy giá trị toàn cầu của du lịch mạo hiểm là 89 tỉ đô. Điều tra năm 2013 chỉ ra rằng 42% khách du lịch tham gia vào những chuyến đi mạo hiểm, đưa giá trị của loại hình du lịch này lên 263 tỉ đô, tăng 195% trong vòng 2 năm. Sự tăng trưởng này là do sự tăng lên của khách du lịch quốc tế nói chung và của khách du lịch mạo hiểm nói riêng, cũng như sự gia tăng của mức chi tiêu trung bình.

Khách du lịch mạo hiểmcó69% đến từ châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Trong hai năm 2009 và 2010, khách du lịch từ Nam Mỹ đi những chuyến mạo hiểm khó đã tăng từ 1.4% lên 8% số lượng chuyến đi. Khách du lịch đi những chuyến mạo hiểm dễ trong cùng khoảng thời gian cũng tăng 5%.

Đặc điểm khách du lịch mạo hiểm

Một phần nhỏ khách du lịch mạo hiểm đi du lịch một mình, 21% đi du lịch với bạn bè, 37% đi cùng bạn đời, và 30% đi du lịch cùng gia đình, bao gồm cả trẻ con. Khách du lịch mạo hiểm đánh giá vẻ đẹp tự nhiên của điểm đến là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn điểm đến, xếp tiếp sau là các hoạt động sẵn có và khí hậu.

Theo nghiên cứu thị trường du lịch mạo hiểm năm 2013, 57% khách du lịch mạo hiểm là nam giới và 43% là nữ giới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2014, tập trung vào các nhà điều hành tour thì 53% khách của họ là nữ giới và 47% là nam giới. Cũng trong nghiên cứu năm 2013, 37% khách du lịch mạo hiểm có bằng đại học, 11% có bằng trên đại học, và thu nhập bình quân hàng năm của khách du lịch mạo hiểm là 46,800 đô.

Có nhiều lý do để khách du lịch tham gia du lịch mạo hiểm, những lý do được đưa ra chủ yếu là để nghỉ ngơi, khám phá vùng đất mới, bên gia đình và khám phá những nền văn hóa khác nhau.

56% khách du lịch mạo hiểm được điều tra cho biết họ tự sắp xếp cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên khách du lịch mạo hiểm vẫn sử dụng các dịch vụ như người hướng dẫn, người điều hành tour nhiều hơn so với khách du lịch không mạo hiểm.

Bảng 2: Cách thức khách du lịch mạo hiểm chuẩn bị cho chuyến đi

Nghiên cứu online

69%

Tham vấn bạn bè và gia đình

64%

Đặt trực tuyến vé máy bay hoặc khách sạn

36%

Xem chương trình giới thiệu về điểm đến

28%

Tham khảo trên báo và tạp chí

26%

Tham khảo qua công ty du lịch

25%

Mua sách hướng dẫn

25%

Đặt qua nhà điều hành tour

17%

Đặt qua công ty du lịch

17%

Tham khảo qua tổ chức marketing hoặc quảng bá du lịch

12%

Không chuẩn bị gì trước chuyến đi

12%

Khác

9%

Triển vọng phát triển du lịch mạo hiểm tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch mạo hiểm với địa hình ¾ là đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hang động đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia rộng lớn, và bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam.Đỉnh Fansipan, khu vực đỉnh Mã Pì Lèng, dãy Liang Biang là những điểm lý tưởng cho các hoạt động leo núi. Hệ thống hang động thu hút sự chú ý của những người ưa mạo hiểm trên khắp thế giới như tại Phong Nha – Kẻ Bàng với độngPhong Nha – Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng. Bờ biển dài và các hòn đảo đẹp là địa điểm thuận lợi cho nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm như lặn biển, đua thuyền buồm, lướt ván. Hệ thống sông và hồ dày đặc lại là tiềm năng cho các tour du lịch chèo thuyền, vượt thác,… Ngoài lợi thế về địa hình, Việt Nam còn có lợi thế to lớn về văn hóa với 54 dân tộc, nhiều phong tục tập quán, lễ hội vẫn được duy trì và gìn giữ.Một số hoạt động du lịch mạo hiểm đã bắt đầu được thực hiện tại các địa điểm này đang được ưa chuộng trong thị trường khách quốc tế và nội địa.

Đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế về địa hình, cảnh quan tự nhiên và văn hóa, sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước cho loại hình du lịch mạo hiểm vẫn đang ở giai đoạn đầu. Việc triển khai các chương trình du lịch mạo hiểm thường khó khăn vì thời gian làm thủ tục dài, chi phí lớn và đòi hỏi hướng dẫn viên du lịch phải được đào tạo bài bản.Với nguồn tài nguyên phong phú phù hợp phát triển du lịch mạo hiểm, nhằm đón đầu đáp ứng các xu hướng đang phát triển mạnh của thị trường khách, ngành du lịch cần có chiến lược dài hạn và những đầu tư thỏa đáng để phát huy được tiềm năng của duy lịch mạo hiểm và phát triển loại hình này một cách bền vững./.

Mã Pì Lèng, Hà Giang

Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lưu Trú Du Lịch trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!