Xem Nhiều 5/2023 #️ Quy Định Về Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp # Top 8 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Quy Định Về Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Căn cứ pháp lý

Luật Việc làm năm 2013;

Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động tham gia ký kết các hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc sau phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Hợp đồng lao động xác định thời hạn

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Mức tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Tại doanh nghiệp cả người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:

Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;

Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.

Trong đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, với mức lương đóng tối đa như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng.

Tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp 2021

Mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu năm 2021

Theo quy định tại điểm 2.6  khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động như sau:

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Theo quy định của pháp luật hiện nay, lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 như kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Tiền lương Quốc gia; tức mức lương tối thiểu vùng 2021 vẫn sẽ giữa như năm 2020 là: Vùng 1 giữ nguyên 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là  3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của năm 2021

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 sẽ là 20 tháng lương cơ sở.

Hiện nay theo Nghị định 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở của năm 2021 vẫn giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2014 thì người lao động nhận được 04 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm:

Trợ cấp thất nghiệp.

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

Hỗ trợ Học nghề.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau

Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động  đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người lao động chết.

Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (nhưng không được quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng).

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (Mẫu tải văn bản);

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động;

Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

Quyết định thôi việc;

Quyết định sa thải;

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Sổ bảo hiểm xã hội.

Về thủ tục đăng ký để hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động thực hiện 04 bước sau:

Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm.

Bước 2: Đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo ngày ghi trong phiếu hẹn.

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.

Một số trường hợp đặc biệt

Người lao động được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện trong những trường hợp sau:

Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp theo nội dung tại Quyết định.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Trong đó:

Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.

Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qúa 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Một người chỉ được nhiều lần tiền trợ cấp thất nghiệp nhưng chỉ được hưởng tối đa tổng không quá 12 tháng.

Những quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, về thủ tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Công ty Luật Việt An – Tiễn sĩ, Luật sư: Đỗ Thị Thu Hà sẽ nêu và tư vấn giúp các bạn qua video này: Cơ sở pháp lý, Luật áp dụng, Đối tượng nào được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, Thủ tục bao gồm những gì, Cách tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào, Và những lưu lý khi làm thủ tục thất nghiệp được Ts. Ls Đỗ Thị Thu Hà hướng dẫn các bạn qua video sau:

Thất Nghiệp Và Bảo Hiểm Thất Nghiệp

Thất nghiệp là hiện tợng tất yếu, khách quan trong nền kinh tế thị trờng, nhng nếu tỷ lệ thất nghiệp vợt quá giới hạn cho phép thì nó sẽ trở thành vấn đề xã hội gay cấn, để lại hậu quả trên các mặt kinh tế, xã hội, tâm lý. Chính vì vậy, bảo hiểm thất nghiệp ra đời nh một yếu tố đóng vai trò thăng bằng trong nền kinh tế, đối với ngời lao động, ngời sử dụng lao động, đối với Nhà nớv và xã hội. Thế nhng ở nớc ta mới chỉ có chế độ trợ cấp mất việc hoặc thôi việc, và các chế độ này đang bộc lộ một số nhợc điểm. Thực trạng đó đòi hỏi cần sớm có một chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam mà không nên tìm các giải pháp tình thế.

Thất nghiệp đợc coi là hiện tợng tất yếu của nền kinh tế thị trờng. Tuy nhiên, do ảnh hởng của ý thức hệ và nhận thức xã hội nên vấn đề thất nghiệp, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp đợc các nhà kinh tế học lý giải rất khác nhau. Ngời đầu tiên nghiên cứu về thất nghiệp là Uyliam Petty1. Do ảnh hởng của chủ nghĩa trọng thơng nên Uyliam Petty cho rằng, để giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì phải đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài để thu hút lực lợng lao động thừa trong xã hội (đây cũng là một nguyên nhân để các nớc t bản mở rộng thuộc địa). Tuy nhiên, Adam Smith mới là ngời nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, ông đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Cùng với Ricardo, Adam Smith khẳng định rằng, nạn nhân khẩu thừa (tức thất nghiệp) là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trờng. Adam Smith cho rằng, việc sử dụng máy móc đã gạt bớt công nhân ra khỏi quá trình sản xuất. Đồng thời, sự biến động của sản xuất làm cho công việc của ngời lao động trở nên bấp bênh, dễ bị thất nghiệp. Ngoài ra, do sự tích tụ t bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa t bản nên những ngời sản xuất nhỏ dễ bị phá sản làm tăng đội quân thất nghiệp. Adam Smith còn cho rằng, sự can thiệp quá mức của Nhà nớc làm cản trở việc di chuyển của ngời lao động giữa các ngành trong thị trờng lao động, làm ảnh hởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thêm tình trạng thất nghiệp. Sau Adam Smith và Ricardo, nhà kinh tế học Keynes trong ” Lý thuyết về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã nghiên cứu rất sâu về thất nghiệp trên cơ sở phân tích cung – cầu về lao động trong thị trờng và các mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Keynes thừa nhận vấn đề thất nghiệp không phải là những hiện tợng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt đợc cân bằng của hệ thống kinh tế. Theo ông, nạn thất nghiệp sẽ tồn tại dới dạng ” bắt buộc“, là một trạng thái mà trong đó ” tổng cung về lao động của những ngời lao động muốn làm việc thì tại mức tiền lơng danh nghĩa đó nếu lớn hơn khối lợng làm việc hiện có“. Ông cho rằng, để giảm thất nghiệp thì cần phải tạo nhiều chỗ làm việc trên cơ sở tăng đầu t cho sản xuất. Lý thuyết của Keynes mặc dù còn những phiến diện và hạn chế của lịch sử nhng những luận điểm mà ông nêu ra vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay.

Khi nền kinh tế thị trờng phát triển ở mức cao, các lý thuyết về việc làm và thất nghiệp của Keynes và các nhà kinh tế học trớc đó đã tỏ ra bất lực trớc tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng mà các biện pháp nêu trong lý thuyết của họ đã không khắc phục đợc. Nhiều nhà kinh tế học đã đa ra những lý thuyết mới về thất nghiệp, phân tích các nguyên nhân và các tác động kinh tế, tác động xã hội của thất nghiệp. Một trong số các nhà kinh tế đa ra lý thuyết mới về thất nghiệp đó là Samuelson2. Ông đã phân tích cung-cầu về lao động để thấy rõ bản chất của thất nghiệp: “Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại”. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của dân giảm. Trong những thời kỳ nh vậy, nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hởng đến tình cảm và cuộc sống của gia đình trong nhân dân. Một thiệt hại nghiêm trọng nữa do thất nghiệp đa lại

đó là sự mất đi về số lợng là những khoản lãng phí to lớn nhất trong nền kinh tế hiện đại.

Dới giác độ của thị trờng lao động, theo tính chất đầy đủ của việc làm, ngời ta chia ra ngời có đủ việc làm, ngời thiếu việc làm và ngời thất nghiệp. Những khái niệm này đợc định nghĩa khác nhau ở từng nớc. Riêng khái niệm thất nghiệp hiện nay cũng rất khác nhau. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số ngời trong lực lợng lao động muốn làm việc, nhng không thể tìm đợc việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành.

Không phải ở tất cả các quốc gia, thất nghiệp đều xuất hiện dới một dạng thống nhất, mà ngợc lại nó đợc thể hiện dới các loại hình thức khác nhau. Nên việc tiến hành phân loại chúng là một việc làm hết sức cần thiết, nó vừa mang tính lý luận và thực tiễn. Qua việc phân loại sẽ giúp chúng ta hiểu thêm đợc bản chất của vấn đề, từ đó có những chính sách thích hợp.

Thất nghiệp đợc phân loại dựa trên một số căn cứ sau:

– Căn cứ vào ý chí của ngời lao động thì thất nghiệp đợc chia làm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.

+ Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp tạm thời do ngời lao động chỉ đi làm việc với mức lơng cao, hay nói cách khác, những ngời thất nghiệp tự nguyện là những ngời không chấp nhận một mức lơng hiện hành trên thị trờng, nên không nhận việc mà trở nên thất nghiệp.

+ Thất nghiệp không tự nguyện là những ngời mong muốn làm việc với mức lơng hiện hành vào thời điểm đó, nhng vẫn không tìm đợc việc làm.

Phân loại thất nghiệp dựa trên căn cứ ý chí của ngời lao động giúp chúng ta phân định một cách rạch ròi các đối tợng đợc hởng trợ cấp thất nghiệp, từ đó bảo đảm cho quá trình quản lý và chi trả trợ cấp cho đối tợng này diễn ra nhanh chóng và chính xác, đáp ứng đợc yêu cầu của ngời lao động.

– Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, ngời ta chia thất nghiệp thành 3 loại: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp tiềm tàng, thất nghiệp dai dẳng.

+ Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, do thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi ở, hoặc trong thời gian mới tốt nghiệp ra trờng cha xin đ- ợc việc. Thất nghiệp tạm thời xảy ra ngay cả khi nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Phần lớn những ngời thất nghiệp tạm thời là những ngời thất nghiệp tự nguyện.

+ Thất nghiệp tiềm tàng: là tình trạng ngời lao động ở nông thôn không có việc làm trong một thời gian, vì không đúng mùa nông nghiệp. Loại thất nghiệp tiềm tàng này đang ngày càng phát triển, nhất là ở các nớc cha phát triển hoặc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Phân loại dựa vào thời gian thất nghiệp tạo điều kiện để Nhà nớc xây dựng đợc các kế hoạch sắp xếp, bố trí thêm công việc cho ngời lao động, dần dần đảm bảo hạn chế thời gian để trống của họ. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vì có nh vậy, chúng ta mới tránh đợc những tiêu cực trong xã hội do thất nghiệp là nguyên nhân chính gây ra ” nhàn c vi bất thiện“.

+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa “cung” và “cầu” về lao động ở một số ngành hay một số vùng kinh tế.

+ Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi tổng mức cầu về lao động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thấp hơn tổng mức cung về lao động, tức là tơng ứng với thời kỳ suy thoái trong chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế thị trờng. Với cách phân loại này, Nhà nớc có thể đa ra đợc những chính sách u tiên, u đãi đối với một số ngành nghề đang cần thu hút lao động, hoặc nâng cao một số yêu cầu đối với ngời lao động làm việc trong một số ngành nghề đã quá d thừa về nhân công, từ đó lấy lại thế cân bằng giữa các ngành nghề và tránh sự suy thoái của nền kinh tế. Nếu Nhà nớc thực hiện tốt nhiệm vụ này thì thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp cơ cấu sẽ đợc hạn chế đợc một bớc.

Thất nghiệp dẫn đến “cú sốc” giảm sút thu nhập của hộ gia đình và mọi hậu quả tiêu cực đi kèm theo.ở Ba Lan, theo điều tra xã hội học năm 1991, 93% những gia đình có ngời thất nghiệp không đạt thu nhập ở mức nhu cầu tối thiểu của xã hội, 52% gia đình thuộc diện nghèo đói3. Rất tiếc, ở Việt Nam cha tiến hành điều tra về tình trạng thu nhập của những hộ gia đình có ngời bị thất nghiệp, nhng chắc chắn rằng họ đang phải ” vật lộn” với cuộc sống để duy trì sự tồn tại của mình.

– Chí phí bằng tiền (chủ yếu là tiền từ ngân sách và các quỹ xã hội)

– Lãng phí sản phẩm xã hội do không sử dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có của sản xuất xã hội.

Tăng nhanh thất nghiệp trở thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất của x∙ hội. Thất nghiệp không chỉ đồng nghĩa với tình trạng vật chất ngày càng xấu đi mà còn kèm theo những hậu quả tâm lý – xã hội mà ngời thất nghiệp cũng nh xã hội phải gánh chịu.

Những kết quả điều tra xã hội học và nghiên cứu kinh nghiệm chỉ ra rằng, ngời mất việc làm sẽ trải qua giai đoạn diễn biến tâm lý nhất định. Giai đoạn đầu là sự lạc quan và tin tởng tìm đợc chỗ làm việc mới; giai đoạn này thờng ngắn. Giai đoạn tiếp theo là thời kỳ bi quan và mất dần hy vọng. Thời gian thất nghiệp kéo dài dẫn đến vô vọng và buông xuôi số phận, ngời thất nghiệp mặc cảm với chính mình, suy giảm tinh thần và khả năng tự tìm việc làm, phôi phai dần những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã có.

Mất việc làm sẽ dẫn đến không thể thoả mãn những nhu cầu cơ bản nh: nhu cầu hoạt động trong một tổ chức, tiếp xúc với môi trờng ngoài gia đình, có cơ hội tự đánh giá và so sánh với những thành viên khác của tổ chức, định hớng hoạt động và tổ chức cơ cấu thời gian trong ngày, trong tuần…

Để thoát khỏi ” tam giác đen” này là rất khó khăn.

Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò không chỉ đối với cá nhân ngời lao động, doanh nghiệp mà còn đóng vai trò thăng bằng trong nền kinh tế

– Đối với ngời lao động: Bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Trợ cấp thất nghiệp chính là khoản đợc sử dụng để giúp ngời lao động có đợc một cuộc sống tơng đối ổn định sau khi bị mất việc. Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất nghiệp kích thích ngời thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Do đó, bảo hiểm thất nghiệp vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng.

– Đối với ngời sử dụng lao động: do có bảo hiểm thất nghiệp, nên khi thất nghiệp xảy ra; họ không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc làm cho ngời lao động. Hơn nữa, khi ngời lao động biết rõ việc đợc trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm việc hơn. Điều này khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất.

– Đối với x∙hội: chế độ trợ cấp thất nghiệp là một chính sách xã hội. Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và ngợc lại nó làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn

Thất nghiệp tác động rất lớn đến tinh thần, tâm lý. Để ngăn chặn và hạn chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi ngời lao động bị mất việc làm, thì có lẽ không có biện pháp nào phát huy tác dụng nh chính sách trợ cấp thất nghiệp. Rõ ràng với chính sách này ngời lao động cũng yên tâm phần nào về cuộc sống để dồn sức lo tìm kiếm một công việc mới, ổn định dần và tiến đến việc cải thiện đời sống của gia đình mình trong tơng lai.

– Đối với Nhà nớc:bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào cũng tồn tại một đội quân thất nghiệp với mức độ và tỷ lệ khác nhau. Thờng trong giai đoạn hng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp và trong giai đoạn khủng hoảng thì tỷ lệ này sẽ cao. Nếu có bảo hiểm thất nghiệp, gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp xảy ra. Mặt khác, khi đã có trợ cấp thất nghiệp, Nhà nớc không còn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, không phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân thất nghiệp gây ra.

Nh vậy, việc hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội là việc làm hết sức cần thiết vì quyền đợc bảo hiểm x∙hội là một trong những quyền cơ bản của con ngời. Trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948, có đoạn: ” Tất cả mọi ngời với t cách là thành viên của xã hội có quyền đợc hởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó đợc đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con ngời...”. Điều 25 có ghi: ” Mỗi ngời có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và gia đình, có quyền đợc bảo đảm trong trờng hợp thất nghiệp“.

Việc làm và giải quyết việc làm nhằm hạn chế thất nghiệp cũng là một phạm trù thuộc quyền con ngời: ” Tự do thoát khỏi nỗi sợ hãi về đói nghèo đã đợc tuyên bố nh là khát vọng cao cả nhất của loài ngời“6. ” Mọi ngời đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, đợc có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và đợc bảo vệ chống lại thất nghiệp“7.

Ông Rơ-nê Đuy-mông, một chuyên gia ngời Pháp trong cuốn “Một thế giới không thể chấp nhận đợc” đã nói: ” Đối với tôi, dù mầu sắc chính trị thế nào, quyền đầu tiên của con ngời là quyền đợc sống, quyền đợc ăn, sinh ra từ quyền đợc làm việc; nếu con ngời bị khai trừ ra khỏi xã hội hiện đại, bị tớc quyền đợc làm việc là một hình thức ám sát trá hình“. Nh vậy, quyền đợc bảo hiểm xã hội, quyền đợc làm việc là một trong những quyền cơ bản của con ngời. Nó không những đợc quy định ở trong pháp luật quốc gia mà còn đợc quy định trong pháp luật quốc tế. Sự ra đời của chế độ trợ cấp thất nghiệp đã biến quyền con ngời, quyền công dân trở thành hiện thực.

Sức ép về việc làm đối với nớc ta còn rất lớn. Vẫn còn một tỷ lệ cao số lao động cha có việc làm hay nói cách khác họ bị thất nghiệp8. Trong khi cha có bảo hiểm thất nghiệp để bù đắp một phần thu nhập do bị mất việc làm, theo quy định của Bộ luật Lao động, khi ngời lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì đợc trợ cấp mất việc, hoặc trợ cấp thôi việc, do doanh nghiệp chịu trách nhiệm thanh toán 100%. Những quy định này bộc lộ một số nhợc điểm sau:

– Bộ luật Lao động có quy định về chế độ trợ cấp mất việc làm (Điều 17) và trợ cấp thôi việc (Điều

42) nhng chế độ này cha đáp ứng đợc yêu cầu chung của nền kinh tế thị trờng, còn mang nhiều dấu ấn của thời kỳ bao cấp, nên bất cập cho ngời sử dụng lao động, ngời lao động và Nhà nớc.

– Tất cả các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho đến nay đều cha phải là chế độ bảo hiểm thất nghiệp, vì nó trả một lần cho ngời thôi việc mà mức trả nhiều hay ít lại phụ thuộc vào số năm làm việc, mức tiền lơng, kinh phí chi trả trợ cấp này lại do doanh nghiệp trả, không mang tính chất xã hội, không thể hiện trách nhiệm của cả 3 bên.

– Khi có nhiều ngời thôi việc, mất việc làm là lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên việc chi phí một khoản lớn trợ cấp cho số đông ngời lao động thờng là gánh nặng quá sức của doanh nghiệp. Do vậy, hoặc là doanh nghiệp không sòng phẳng trả cho ngời lao động, hoặc là trả rất nhỏ giọt.

– Khi ngời lao động mất việc làm, trớc mắt họ không có khoản thu nhập nào ngoài việc trông chờ vào khoản trợ cấp mất việc, thôi việc.

– Đối với Nhà nớc: khi doanh nghiệp không đủ tiền để trả trợ cấp thôi việc thì ngân sách nhà nớc phải đứng ra gánh vác trách nhiệm này. Nhà nớc cũng sẽ khó khăn về ngân sách khi nền kinh tế

đình đốn, nhiều doanh nghiệp phải sa thải lao động, do vậy việc chi trả trợ cấp cho lao động mất việc trong doanh nghiệp nhà nớc cũng sẽ là một gánh nặng.

– Do không có chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nên không có hệ thống tổ chức để đăng ký, theo dõi ng- ời thất nghiệp một cách thờng xuyên, cập nhật từ dới lên, nên không nắm đợc số ngời thất nghiệp, số ngời cần có việc làm một cách cụ thể để giúp cho Nhà nớc có chủ trơng chính sách chủ động để giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp.

Do vậy, cần sớm có một chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, không nên chỉ tìm các giải pháp tình thế. Để bảo hiểm thất nghiệp có tính khả thi cao, chúng ta phải lựa chọn hình thức và bớc đi thích hợp, làm từ đơn giản đến phức tạp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện dần./.

1. Nhàkinh tế học ngời Mỹ. Xem: Mạc Tiến Anh- Thất nghiệp và giải pháp- Tạp chí Bảo hiểm xã hội (tháng 11/2000).

5. Xem: PTS. Nguyễn Bá Ngọc- Hậu quả kinh tế xã hội của thất nghiệp – Tạp chí Lao động và xã hội (tháng 7/1999).

8. Xem: ” Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp “Mạc Tiến Anh- Tạp chí Lao động và Xã hội tháng 2/2002.

Các Loại Bảo Hiểm Theo Quy Định Của Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm

Các loại bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Bạn được lựa chọn những gói bảo hiểm nào khi mua bảo hiểm dịch vụ?

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, trong đời sống hàng ngày luôn phát sinh những rủi ro đối với con người ở trên nhiều phương diện như sức khỏe, tài sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh,…Khi xảy ra những rủi ro này, mỗi người đều phải đối mặt với nguy cơ khó khăn đặc biệt là về vấn đề tài chính để giải quyết những về đó, điều này phát sinh nhu cầu chia sẻ rủi ro để giảm bớt gánh nặng trở nên cấp thiết hơn.

Nắm bắt được điều này, kinh doanh bảo hiểm xuất hiện cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân cũng như tổ chức mua bảo hiểm đảm bảo sự an toàn và ổn định về mặt tài chính khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm. Để đảm bảo hành lang pháp lý điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực này, Luật kinh doanh bảo hiểm đã ra đời. Vậy, hiện nay pháp luật quy định có những loại bảo hiểm nào? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, có thể hiểu một cách khái quát nhất về kinh doanh bảo hiểm chính là việc các doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực này nhằm mục đích lợi nhuận. Bản chất của hoạt động kinh doanh này chính là việc thông qua các loại hình bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, người có nhu cầu sẽ mua bảo hiểm mà mình cần và đóng phí cho doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro từ người mua và thực hiện việc trả tiền bảo hiểm cho người được bồi thường hoặc người thụ hưởng khi sự kiện bảo hiểm phát sinh.

Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cần hiểu rõ một số khái niệm sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm là những doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động là bảo hiểm, các doanh nghiệp này phải được thành lập và có cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động tuân theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Thứ hai, trong kinh doanh bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ thực hiện việc giao kết hợp đồng và có nghĩa vụ đóng phí với doanh nghiệp bảo hiểm, gọi chung là bên mua bảo hiểm. Người được bảo hiểm là người có tài sản, trách nhiệm dân sự hay tính mạng được bảo hiểm. Người thụ hưởng là người được chỉ định nhận tiền bảo hiểm đối với hợp đồng bảo hiểm về con người.

Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính mình hoặc mua cho người khác và mình đóng vai trò là người thụ hưởng.

Thứ ba, sự kiện bảo hiểm là cơ sở để phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp trong hợp đồng bảo hiểm chính là những sự kiện khách quan đã được các bên thỏa thuận hoặc được pháp luật quy định.

Thứ tư, để tham gia bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản phí cho doanh nghiệp bảo hiểm theo phương thức và lộ trình mà các bên đã thỏa thuận, đây gọi là phí bảo hiểm.

Theo quy định tại Điều 7 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổ sung năm 2010) và Hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, hiện nay có các loại bảo hiểm được phân loại như sau:

– Bảo hiểm trọn đời: Đây là hình thức bảo hiểm được người mua bảo hiểm lựa chọn cho trường hợp người được bảo hiểm phát sinh sự kiện chết trong suốt cuộc đời của họ.

– Bảo hiểm sinh kỳ: Ngược lại với bảo hiểm tử kỳ, đây là loại bảo hiểm sử dụng trong trường hợp người mua bảo hiểm ký hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm về sự kiện người được bảo hiểm sống đến thời hạn được thỏa thuận. Cụ thể khi người được bảo hiểm có thể sống đến thời hạn được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ được thanh toán bảo hiểm.

– Bảo hiểm tử kỳ: Đây là loại hình bảo hiểm có sự kiện bảo hiểm chính là người được bảo hiểm chết trong thời hạn được người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm

– Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ

– Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Là hình thức bảo hiểm khi người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định theo thỏa thuận của người mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thì người thụ hưởng sẽ được trả tiền bảo hiểm dịnh kỳ.

– Bảo hiểm hưu trí: Đây được coi là loại hình bảo hiểm được sử dụng khi người mua bảo hiểm có nhu cầu muốn bảo đảm về vấn đề an sinh cho người được mua bảo hiểm thông qua hình thức người được bảo hiểm sẽ được trả tiền bảo hiểm sau khi họ đạt độ tuổi xác định.

Thứ hai, bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm nằm ngoài phạm vi của bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm về tài sản, trách nhiệm dân sự,…và các loại hình khác. Cụ thể như:

– Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại

– Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không

– Bảo hiểm hàng không

– Bảo hiểm xe cơ giới

– Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu

– Bảo hiểm trách nhiệm

– Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính

– Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh

– Bảo hiểm nông nghiệp: Đây là hình thức bảo hiểm được áp dụng cho đối tượng là những người sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Theo đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong lĩnh vực này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện việc trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận.

– Nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh: Đây được coi là hình thức bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấp nhận những rủi ro của bên được bảo lãnh. Theo đó, bên được bảo lãnh sẽ trả một khoản phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ thay cho họ khi đến hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Ngược lại, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm theo như thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng.

Ngoài cách phân loại bảo hiểm theo lĩnh vực như ở trên, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 còn quy định về những loại hình bảo hiểm mang tính chất bắt buộc tại Điều 8 như sau:

Thứ nhất, đặc thù của bảo hiểm bắt buộc chính là việc xác định về điều kiện bảo hiểm, mức phí cũng như số tiền bảo hiểm tối thiểu sẽ không do các bên thỏa thuận mà do pháp luật quy định.

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách

– Bảo hiểm cháy, nổ.

Đối với bảo hiểm bắt buộc việc thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

– Các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung được kinh doanh về bảo hiểm bắt buộc phải đảm bảo việc bán bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm đã đáp ứng được điều kiện mua theo quy định, không được phép từ chối.

– Những cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc phải có nghĩa vụ tham gia. Việc cố ý không tham gia theo quy định sẽ có chế tài xử lý

Chào luật sư! Tôi đang có một vấn đề cần luật sư giải đáp như sau:

Tôi có phương tiện là xe máy, trong quá trình tham gia giao thông khi được kiểm tra hành chính, tôi có bị đồng chí cảnh sát giao thông xử phạt về lỗi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Cảnh sát giao thông có giải thích cho tôi đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có? Và tôi phải tham gia bảo hiểm này bằng cách nào? Vậy luật sư cho tôi được biết như vậy có đúng hay không?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổ sung năm 2010)

– Nghị định 73/2016/NĐ-CP

– Thông tư 22/2016/TT-BTC

Thứ nhất, căn cứ theo Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổ sung năm 2010) có quy định về bảo hiểm bắt buộc như sau:

1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;

b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác”.

Như vậy, căn cứ theo quy định này trường hợp của bạn là chủ của phương tiện nằm trong đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Thứ hai, Thông tư 22/2016/TT-BTC để tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới bạn có thể liên hệ đến doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm hoặc môi giới để tham gia:

4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:

b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.

c) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đó chấp thuận bằng văn bản và doanh nghiệp bảo hiểm phải đào tạo và cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo đúng quy định”.

Bảo Hiểm Là Gì ? Khái Niệm, Định Nghĩa Về Bảo Hiểm

Bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng, theo đó, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bổi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Việc trả tiền hoặc bồi thường được thể hiện bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm và người bảo hiểm.

Bảo hiểm có thể được phân chia làm nhiều loại. Căn cứ vào ý chí của các bên, bảo hiểm gồm hai loại: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm, bảo hiểm gồm có hai loại: bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 179/CP của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 17.12.1964. Tổng công ti bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) được thành lập ngày 25.01.1975, là cơ quan bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam gồm nhiều công tỉ ở các tỉnh, thành trực thuộc trung ương. Bảo Việt là thành viên của Hội đồng bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu miền tây nước Anh (WOE). Đây là hình thức tái bảo hiểm, một thông lệ phổ biến trên thế giới. Các công tí bảo hiểm quốc gia thường mua bảo hiểm của các công tỉ tái bảo hiểm quốc tế nhằm phân tán rủi ro mà mình chịu trách nhiệm bảo hiểm và chịu sự tổn thất.

Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kì họp thứ 8 thông qua ngày 09.12.2000 là văn bản pháp luật quy định có hệ thống về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, bên bảo hiểm là doanh nghiệp được tổ chức theo các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ti cổ phần, doanh nghiệp liên doanh với người nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Ngoài doanh nghiệp bảo hiểm là chủ thể trực tiếp kí hợp đồng với người tham gia bảo hiểm, kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm còn có doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức và cá nhân làm đại lí bảo hiểm.

Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!