Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Luật Giá Trị: Nội Dung, Tác Động, Biểu Hiện Và Ảnh Hưởng mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Số lượt đọc bài viết: 5.849
Vận dụng quy luật giá trị trong thực tiễn là yếu tố chi phối cơ chế thị trường cũng như chi phối tới một số quy luật kinh tế khác. Đồng thời, các quy luật kinh tế khác này cũng là biểu hiện yêu cầu của quy luật về giá trị mà thôi.
Những yêu cầu cơ bản của quy luật giá trị
Yêu cầu thứ nhất: Theo quy luật giá trị, sản xuất hàng hóa tất yếu sẽ được thực hiện theo những hao phí lao động xã hội cần thiết hay được hiểu là cần tiết kiệm lao động (bao gồm cả những lao động quá khứ và lao động sống). Điều này nhằm khẳng định: đối với một loại hàng hóa thì giá trị thực tế của nó phải được tính nhỏ hơn hoặc bằng với thời gian lao động mà xã hội cần để sản xuất ra sản phẩm đó.
Yêu cầu thứ hai: Đó là trong trao đổi hàng hóa, mọi thứ phải được tuân theo nguyên tắc ngang giá. Điều này có nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí cho người sản xuất (chi phí này tất nhiên sẽ phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết). Đồng thời, trao đổi hàng hóa còn phải đảm bảo tạo ra lợi nhuận để có thể tái sản xuất mở rộng.
Tác động chính của quy luật giá trị
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Quy luật giá trị có tác động điều tiết sản xuất hàng hóa trong hai trường hợp cụ thể như sau:
Nếu một hàng hóa nào đó được bán ra thị trường với giá cả cao hơn giá trị của nó, hàng hóa bán chạy và được lãi cao thì những người sản xuất sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, họ sẽ đầu tư thêm tư liệu sản xuất cũng như sức lao động. Ngoài ra, những người sản xuất mặt hàng khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này ngay sau đó. Vì vậy, tư liệu sản xuất cùng với sức lao động của ngành này sẽ tăng lên nhanh chóng và quy mô sản xuất cũng được mở rộng. Do đó, đây cũng được coi là một ví dụ về quy luật giá trị.
Ngược lại, biểu hiện của quy luật giá trị còn được thể hiện đó là nếu như một mặt hàng được đưa ra thị trường với mức giá thấp hơn giá trị của nó thì chắc chắn sẽ bị lỗ vốn. Trước tình hình đó, bắt buộc người sản xuất phải ngừng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất mặt hàng này. Bên cạnh đó, họ cũng có thể chọn chuyển sang sản xuất mặt hàng khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Do vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này sẽ giảm đi trông thấy còn ở ngành khác lại tăng lên đáng kể. .
Quy luật giá trị giúp kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý sản xuất và nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm
Trình bày nội dung của quy luật giá trị, các bạn có thể thấy rằng mỗi loại hàng hóa sẽ được sản xuất trong những điều kiện cơ bản khác nhau. Vì vậy, mức hao phí lao động cá biệt cũng hoàn toàn không giống nhau. Tuy nhiên trên thị trường, các loại hàng hóa đều phải được trao đổi dựa trên mức hao phí lao động xã hội cần thiết.
Điều này chứng tỏ rằng người sản xuất hàng hóa nào trong quy luật giá trị sử dụng mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn và ngược lại. Vì vậy, đây là yếu tố có khả năng kích thích người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật cũng như hợp lý hóa sản xuất và cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện biện pháp tiết kiệm,…với mục đích nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
Tương tự như vậy, quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa cũng sẽ làm cho những người sản xuất hàng hóa có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết khi bán ra sản phẩm sẽ phải chịu thua lỗ và ngày càng nghèo đi. Thậm chí, họ có thể rơi vào tình trạng phá sản và trở thành những người đi làm thuê cho các chủ lao động. Đây cũng chính là hệ quả tất yếu của quy luật giá trị trong thực tiễn sản xuất hiện nay.
Please follow and like us:
Nội Dung Và Tác Động Của Quy Luật Giá Trị?
Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị
– Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
– Yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Thứ nhất, theo quy luật này, sản xuất hàng hóa được thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết, nghĩa là cần tiết kiệm lao động (cả lao động quá khứ và lao động sống) nhằm: đối với một hàng hóa thì giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa
+ Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (tất nhiên chi phí đó phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết, chứ không phải bất kỳ chi phí cá biệt nào) và đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng.
– Sự tác động, hay biểu hiện sự hoạt động của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như: cạnh tranh, cung – cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên thị trường tách rời giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó hình là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Tác động của quy luật giá trị
– Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung – cầu.
* Nếu cung nhỏ hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.
* Nếu cung lớn hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.
* Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là “bão hòa”.
Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.
Như vậy, sự tác động trên của quy luật giá trị đã dẫn đến sự di chuyển sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các ngành sản xuất khác nhau. Đây là vai trò điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
+ Điều tiết lưu thông của quy luật giá trị cũng thông qua diễn biến giá cả trên thị trường. Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao, do đó làm cho lưu thông hàng hoá thông suốt.
Như vậy, sự biến động của giả cả trên thị trường không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế, mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế hàng hoá.
– Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
– Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
chúng tôi
Ảnh Hưởng Của Môi Trường Lên Sự Biểu Hiện Gen
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN – KIỂU HÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG.
1. Thí nghiệm
– Thí nghiệm 1: Ở hoa anh thảo (Primula sinensis)
P t/c: Hoa đỏ x Hoa trắng
F 1: Toàn đỏ
F 2: 3 đỏ : 1 trắng
+ Cây hoa đỏ thuần chủng có KG: AA
+ Cây hoa trắng thuần chủng có KG: aa (1)
– Thí nghiệm 2: Giống thỏ tuyết Hymalaya có bộ lông trắng muốt toàn thân, các phần nhô ra như tai, bàn chân, đuôi và mõm lại có lông màu đen.
Nếu cạo phần lông trắng ở cùng sống lưng và áp nước đá vào chỗ đó thì sau đó lông mọc lên có màu đen.
Nếu cạo phần lông đen vùng mõm, tai và đưa các chỗ đó lên nhiệt độ cao hơn thì sau đó lông mọc lên có màu trắng.
– Thí nghiệm 3: Ở người, bệnh pheninketo niệu do một gen lặn nằm trên NST quy định, gây rối loạn quá trình chuyển hóa axit amin phenylalanin có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ. Nếu trẻ mắc bệnh được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng với lượng phenylalanin hợp lý thì trẻ có thể phát triển bình thường.
2. Kết luận
– Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
– Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối
– Với cùng một kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau cho những kiểu hình khác nhau.
– Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen.
– Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.
– Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
– Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng.
II. THƯỜNG BIẾN
1. Khái niệm thường biến
2. Đặc điểm của thường biến
– Chỉ biến đổi kiểu hình.
– Không biến đổi kiểu gen.
– Xảy ra đồng loạt theo một hướng xác định.
– Không di truyền được.
– Không có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống.
– Chỉ có giá trị thích nghi.
Ví dụ:
– Lá cây rau mác trong 3 môi trường cho 3 dạng lá khác nhau:
+ Môi trường trên cạn: lá có hình mũi mác.
+ Môi trường dưới nước: có thêm lá hình bản dài.
+ Môi trường chìm trong nước: chỉ có lá hình bản dài.
– Thỏ, chồn, cáo ở xứ lạnh:
+ Mùa đông: lông trắng, dày.
+ Mùa hè: lông vàng , thưa.
3. Ý nghĩa: Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình để tồn tại trước môi trường luôn thay đổi (có ý nghĩa gián tiếp đối với quá trình tiến hoá).
III. MỨC PHẢN ỨNG
1. Khái niệm mức phản ứng
– Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 KG tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 KG. (Giới hạn thường biến của kiểu gen)
Ví dụ: Con tắc kè hoa
– Trên lá cây: Da có hoa văn màu xanh của lá.
– Trên đá: Da có màu hoa của rêu đá.
– Trên thân cây: Da có màu hoa nâu.
Tập hợp các kiểu hình trên của một con tắc kè (một KG) tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng.
2. Đặc điểm
– Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 KG mỗi gen có mức phản ứng riêng.
– Có 2 loại mức phản ứng:
Mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng về số lượng như: năng suất sữa, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng, sữa.
Mức phản ứng hẹp: là những tính trạng chất lượng như: tỉ lệ bơ sữa…
* Phương pháp xác định mức phản ứng:
– Mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.
– Mức phản ứng di truyền được cho đời sau vì do KG quy định
– Mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tùy theo kiểu gen của từng cá thể. Ví dụ năng suất tối đa của giống lúa tám thơm đột biến là 5,5 tấn/ha, nhưng của giống DR2 là 9,5 tấn/ha.
– Kiểu gen quy định mức phản ứng, khả năng về năng suất của giống. Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống. Như vậy để nâng cao năng suất cần có kỹ thuật chăm sóc cao đồng thời với việc làm thay đổi vốn gen (cải tạo giống).
– Để xác định mức phản ứng của 1 KG cần phải tạo ra các cá thể sinh vật có cùng 1 KG, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác định mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành:
– Tập hợp các kiểu hình 1, 2, 3,…n nói trên của kiểu gen 1 tương ứng với n môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của kiểu gen 1.
3. Sự mềm dẻo về kiểu hình
– Hiện tượng một KG có thể thay đổi KH trước những điều kiện MT khác nhau gọi là sự mềm dẻo về KH.
– Sự mềm dẻo về kiểu hình là do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của MT.
– Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào KG.
– Mỗi KG chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.
IV. Vai trò của giống và kỹ thuật trong chăn nuôi và trồng trọt
– Giống (đặc trưng bởi kiểu gen): quy định khả năng về năng suất của giống vật nuôi hay cây trồng.
– Kỹ thuật sản xuất (điều kiện môi trường nhất định): quy định năng suất cụ thể (kiểu hình) của giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy định.
– Năng suất (bao gồm các tính trạng số lượng cấu thành) là kết quả tác động cảu cả giống và kỹ thuật. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kỹ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại khi đạt đáp ứng yêu cầu của kỹ thuật sản xuất mà muốn vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.
Phân Tích Và Phản Biện Nội Dung Quy Luật Lượng Chất
Quy luật lượng chất của Triết học Mác-Lênin, theo như những gì nó được trình bày trong sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 10 thì tôi thấy có rất nhiều điểm mơ hồ mà tôi muốn làm sáng tỏ trong bài viết này.
Mơ hồ ngay từ khái niệm lượng – chất
Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản,vốn có của sự vật hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật hiện tượng khác.Đó là nguyên văn định nghĩa về chất trong sách. Giả thử khái niệm trên là đúng thì nếu như có hai sự vật, hiện tượng có tất cả những thuộc tính cơ bản, vốn có giống nhau thì chúng ta sẽ không thể phân biệt được hai sự vật, hiện tượng đó. Nếu hai sự vật, hiện tượng đó không phải là hai thứ phân biệt, thì chúng phải là một.
Nếu bạn bắt gặp tình huống này, bạn có coi hai quả cầu bạn nhìn thấy là một quả?
Tương tự như vậy đối với nhân vật Batman, bạn có cho rằng Batman và Bruce Wayne là một?
Đó là định nghĩa về lượng trong sách giáo khoa GDCD lớp 10. Sách còn dẫn ra hai ví dụ về lượng của sự vật:
Đối với mỗi phân tử nước (H2O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức 2 nguyên tử Hydro và một xuyên tử Oxy
Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy
Ở đây, tôi nhận thấy khái niệm này còn mơ hồ hơn cả khái niệm chất. Chúng ta đang đề cập tới khía cạnh lượng của “sự vật – hiện tượng”, mà sự vật hiện tượng ở đây bao hàm rất rộng, cả những gì là vật chất cầm nắm được cho đến những thứ vô hình, trừu tượng như suy nghĩ, lời nói, cảm xúc. Nếu như lượng của một vật chất cụ thể nào đó có thể tương đối dễ để hình dung ra, thì lượng của những thứ như suy nghĩ, cảm xúc, lời nói lại rất khó để hình dung ra chứ chưa nói đến việc xác định chính xác.
Quy luật lượng chất – Mơ hồ, mơ hồ và mơ hồ!
Trong sách có ghi: “Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất và lượng đều là thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, không thể có chất và lượng “thuần túy” tồn tại bên ngoài các sự vật hiện tượng, cũng như không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.”
Có đúng là như vậy không? Để phân biệt Cái ghế với các sự vật hiện tượng khác, ta cần dựa vào điều gì, chất liệu, cân nặng, số lượng chân, kích thước, hay thời gian, địa điểm làm ra chiếc ghế đó? Tất cả đều không phải, mà ta chỉ cần quan tâm đến một điều duy nhất, là chức năng của nó: nếu nó cho phép ta ngồi lên được thì đó được coi là ghế, chấm hết. Ta không cần quan tâm đến lượng của nó là gì, chỉ cần chất thuần túy là đủ để phân biệt rồi.
Trong sách tiếp tục ghi: “Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay.
Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là độ. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.”
Trong khái niệm lượng đề cập ở phía trên, biểu hiện của lượng có thể là rất nhiều khía cạnh khác nhau như: trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều) của sự vật và hiện tượng
Vậy thì một câu hỏi được đặt ra là, có phải bất kì biểu hiện nào của lượng thay đổi cũng sẽ dẫn đến chất thay đổi, hay chỉ có những biểu hiện nhất định nào đó của lượng mà thôi?
Nếu được đun nóng đến 100 độ C, nước sẽ bốc hơi, đó là vì nhiệt độ của nước đã vượt qua điểm nút, vậy thì nếu ta mang xô nước đó lên một độ cao khác, di chuyển sang một nơi khác hay đổ thêm nước khác vào thì nước đó có thay đổi gì hay không? Có thể nước cũng sẽ biến chất đấy, nhưng cái độ cần thiết để khiến nước vượt qua điểm nút và biến chất rất khó để xác định.
Từ đây, ta rút ra một bài học là muốn chất thay đổi, ta cần thay đổi đúng biểu hiện của lượng thì mới có kết quả. Một người muốn nâng cao cải thiện trình độ tiếng Anh thì người ấy cần tăng cường thời gian ôn luyện môn tiếng Anh chứ không phải tích cực đi chơi đá bóng.
Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng?
Có thật là như vậy không? Tôi biết có những sự biến đổi về chất không hề xuất phát từ sự thay đổi về lượng (theo như định nghĩa đã nêu). Ví dụ, cùng có số lượng nguyên tử C, H, O như nhau (), nhưng chúng ta có tới hai chất khác nhau là Saccarozo và Mantozo.
Còn nữa, vẫn là số lượng các mảnh ghép như vậy, nhưng bạn có cho rằng đồ vật trong hình bên phải có nhiều giá trị hơn hẳn đồ vật bên trái?
Bạn đang xem bài viết Quy Luật Giá Trị: Nội Dung, Tác Động, Biểu Hiện Và Ảnh Hưởng trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!