Cập nhật thông tin chi tiết về Số Phức Và Các Khái Niệm Cơ Bản mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
SỐ PHỨC LÀ GÌ
Trong tiếng Anh sô’ phức có nghĩa là Complex Number. Từ complex cũng có nghĩa là phức hợp. Có nghĩa sô’ phức bao gồm nhiều thành phần để cấu tạo nên nó. Cụ thể tập sô’ phức gồm các sô’ có dạng a+bi. Trong đó a và b là các số thực và i là đơn vị ảo thỏa mãn i²=-1.
Nội dung chính của chương số phức:
Công thức số phức thường dùng
Bài tập số phức đầy đủ các dạng
Giải phương trình số phức như thế nào?
Tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức như thế nào ?
PHẦN THỰC PHẦN ẢO CỦA SỐ PΗỨC
Với mỗi sô’ phức z=a+bi (a, b∈R) thì a được gọi là phần thực của z. Trong 1 số sách tham khảo ký hiệu là Rez. Do đó số có phần thực bằng 0 còn được gọi là số thuần ảo.
Các câu hỏi nhận biết về sô’ phức trong đề thi các năm đôi khi chỉ là hỏi về phần thực phần ảo là gì. :))
Đọc kỹ phần trên sẽ thấy thật dễ dàng để chọn được đáp án B phải không nào?
MÔ ĐUN CỦA SỐ PΗỨC
SỐ PΗỨC LIÊN HỢP
Với mỗi sô’ phức z=a+bi (a, b∈R) thì sô’ phức liên hợp của z là
BIỂU DIỄN HÌNH HỌC CỦA SỐ PHỨC
Mỗi sô’ phức z=a+bi (a, b∈R) được đặt tương ứng với điểm M(z)=(a;b) trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Tương ứng này là 1 song ánh. Do đó các bài toán về hình học và các bài toán về sô’ phức có thể chuyển hóa qua lại cho nhau.
Các khái niệm tương ứng cũng được thể hiện trên hình sau:
Hình chiếu của M(z) lên trục Ox là phần thực của z. Do đó trục Ox còn gọi là trục thực. Các số thực đều được biểu diển bởinằm trên trục Ox. Hình chiếu của M(z) lên trục Oy là phần ảo của z. Do đó trục Oy còn gọi là trục ảo. Các số thuần ảo đều được biểu diễn bởi điểm nằm trên trục Oy. Sô’ z và sô’ phức liên hợp của z được biểu diễn bởi 2 điểm đối xứng nhau qua trục thực. Mô đun của z chính là khoảng cách giữa điểm M(z) và gốc tọa độ.
ARGUMENT CỦA SỐ PΗỨC
Giả sử M(z) là điểm biểu diễn cho z. Khi đó góc giữa tia Ox và tia OM(z) được gọi là argument của z.
Chúc các em thành công!
Internet Và Các Khái Niệm Cơ Bản
Lịch sử ra đời của Internet – Một số mốc đáng chú ý
Năm 1969, mạng ARPAnet của bộ Quốc phòng Mỹ được thành lập. (ARPA là viết tắt của từ Advanced Research Projects Agency – Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp, net tiếng Anh có nghĩa là mạng) với mục tiêu là:
Là một mạng máy tính có khả năng chịu đựng các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn công và phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động).
Mạng cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác.
Năm 1982, bộ giao thức TCP/IP được thành lập (TCP/IP=Transmission Control Protocol/ Internet Protocol). Đây là giao thức giúp cho các máy có thể dễ dàng truyền thông với nhau và cũng chính là giao thức chuẩn trên Internet cho đến ngày nay.
Năm 1986 NSFnet liên kết 60 đại học Mỹ và 3 đại học châu Âu. Điểm quan trọng của NSFnet là mạng này cho phép mọi người cùng sử dụng.
Năm 1991, tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử Châu Âu CERN, Tim Berners Lee triển khai thành công dịch vụ World Wide Web (WWW). Chính nhờ dịch vụ này mà người sử dụng tìm thấy ở mạng máy tính toàn cầu có nhiều điều hấp dẫn.
Năm 1993 NSF lập InterNIC cung cấp nhiều dịch vụ mới, khái niệm Internet, mạng thông tin toàn cầu được hình thành.
Ngày nay Internet thực sự là mạng máy tính của toàn cầu với việc cho phép mỗi người đều tìm thấy ở đó dịch vụ mà mình cần đến.
Tháng 12 năm 1997, Việt Nam chính thức tham gia kết nối vào mạng lưới toàn cầu Internet.
Phân biệt World Wide Web (WWW) và Internet
WWW là một dịch vụ triển khai trên Internet. Người ta thường nói WWW là dịch vụ trang tin toàn cầu. Như vậy, WWW chỉ là một phần của Internet.
Internet bao hàm tất cả thiết bị cấu thành (phần cứng) và các dịch vụ triển khai trên đó (phần mềm) bao gồm dịch vụ trang tin toàn cầu (WWW), dịch vụ truyền tệp tin (File Transfer Protocol – FTP), dịch vụ thư tín điện tử (Email) và dịch vụ nhóm thông tin (Newsgroup).
WWW bao gồm các trang thông tin có ký tự, hình ảnh và các hiệu ứng…mà bạn có thể xem bằng các trình duyệt web (Web browser), ví dụ như Microsoft Internet Explorer (IE) hoặc Netscape Navigator.
HTTP (HyperText Transfer Protocol)
HTTP là viết tắt của HyperText Transfer Protocol, giao thức truyền tệp tin siêu văn bản. Trình duyệt web sử dụng giao thức này để truy xuất và tải về các trang thông tin và các hình ảnh từ máy chủ. Chính vì vậy mà bạn có thể thấy ở ở tiêu đề địa chỉ trang thông tin nào cũng mở đầu bằng http.
Ví dụ, bạn có thể sử dụng trình duyệt web truy xuất vào trang thông tin của Đại học Quốc gia Hà Nội bằng cách gõ vào ô địa chỉ http://www.vnu.edu.vn.
URL (Uniform Resource Locator)
URL (Uniform Resource Locator), bộ định vị tài nguyên thống nhất. Cấu trúc của URL bao gồm: Tên của giao thức (thường là HTTP hoặc FTP), sau đó là địa chỉ mà bạn muốn kết nối đến, rồi đến vị trí của tài nguyên cần truy xuất.
ISP (Internet Service Provider)
ISP, nhà cung cấp dịch vụ Internet, là nơi bạn đăng ký thuê bao hoặc đăng ký sử dụng nếu muốn có quyền truy xuất dịch vụ Internet. ISP sẽ giúp bạn kết nối với Internet thông qua đường dây điện thoại hoặc đường dây thuê bao số tốc độ cao. Ở Việt Nam, danh sách các ISP có thể kể đến như VDC, FPT, Vietel, Netnam…
FTP (File Transfer Protocol)
FTP, giao thức truyền tệp tin, là cách thức để truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác qua mạng Internet. Giao thức này thường được sử dụng để tải về hoặc đưa lên Internet các tệp tin có dung lượng lớn.
Bạn có thể không cần quan tâm cách thực hiện của FTP mà trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần nhấn chuột vào một liên kết cho phép tải về tệp tin trong trang web thì trình duyệt sẽ thực hiện các thao tác truyền FTP cho bạn. Điều bạn cần quan tâm là cần phải tải về tệp tin có tên là gì hoặc mình sẽ đặt tên mới cho tệp tin là gì và sẽ lưu trữ nó ở đâu trong máy của mình.
Các chương trình FTP thông dụng giúp bạn có thể nhập vào địa chỉ của máy chủ cần truy xuất tới, tên và mật khẩu đăng nhập (nếu có) và các giao diện để bạn có thể dễ dàng tải về hoặc đưa lên các tệp tin của mình, ví dụ chương trình Total Commander, WSFTP, CuteFTP…
Trình duyệt web là gì?
Trình duyệt web là phần mềm giúp bạn có thể xem được thông tin từ các website trên Internet. Có rất nhiều trình duyệt web khác nhau, ví dụ như trình duyệt web Internet Explorer (IE), Netscape Navigator/Communicator (Netscape), Opera, MyIE2, Mozilla FireBird, Avant… trong đó phổ biến hơn cả là phần mềm trình duyệt IE
Mỗi phần mềm trình duyệt đều có các phiên bản khác nhau, phiên bản mới nhất là phiên bản có nhiều tính năng hơn các phiên bản trước đó. Tuy nhiên, các chức năng sử dụng cơ bản của trình duyệt như lùi (back), tiến (forward), làm tươi (refresh)… đều giống nhau và người dùng chỉ cần biết sử dụng một loại trình duyệt là có thể rất dễ dàng học cách sử dụng các trình duyệt khác để có thể truy xuất và xem các thông tin trên Internet.
Các trình duyệt web thông dụng: IE Opera …và Netscape
Máy tìm kiếm tìm kiếm là gì?
Máy tìm kiếm là một hệ thống cho phép tìm kiếm các thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng. Người dùng muốn tìm thông tin trên Internet chỉ cần truy xuất vào địa chỉ của máy tìm kiếm, gõ từ khóa hoặc nội dung cần tìm và đợi máy tìm kiếm trả về kết quả. Thông thường, màn hình làm việc mặc định của máy tìm kiếm chính là trang chủ của website chứa máy tìm kiếm đó.
Máy tìm kiếm có các chức năng lưu trữ thông tin về các website trên Internet. Nó chỉ bao gồm thông tin về các website được người dùng dẫn hướng cụ thể, hoặc các website mà nó tự tìm thấy. Chính vì vậy mà các máy tìm kiếm này không bao gồm thông tin của tất cả các website trên mạng. Có nhiều máy tìm kiếm của nhiều hãng khác nhau và kết quả trả về là khác nhau kể cả khi người dùng sử dụng cùng một từ khóa.
Ở Việt Nam, các máy tìm kiếm sau đây có thể hỗ trợ tìm kiếm trên nhiều loại tài liệu tiếng Việt khác nhau: http://www.panvietnam.com và http://www.vinaseek.com .
Kết quả tìm được
Kết quả trả về là danh sách các website có chứa cụm từ bạn đang cần tìm. Mỗi kết quả bao gồm tiêu đề trang web có chứa cụm từ đó, nội dung tóm tắt của đoạn có chứa cụm từ đó trong website và địa chỉ liên kết tới trang có chứa từ đó. Đây là các thông tin cho phép bạn có thể đánh giá và sau đó quyết định nên đến trang này hay trang kia. Nhấn chuột vào tiêu đề các trang kết quả, bạn sẽ đến được với trang web mình cần.
Cookie là gì?
Cookie là các thông tin lưu trong máy của bạn do các website bạn đã từng truy nhập ghi vào. Các thông tin này được lưu trong các file văn bản nhỏ, bao gồm các thông tin về quá trình truy xuất web của bạn hoặc các thông tin cá nhân mà bạn đã từng khai báo với trang web đó.
Ưu điểm của cookie là sau khi bạn đã đăng nhập vào một hệ thống nào đó, lần sau bạn sẽ không phải đăng nhập lại nữa, nếu bạn cho phép website đó sử dụng cookie để lưu trữ các thông tin này. Ngoài ra, một số trang web cho phép đưa bạn đến ngay trang mà bạn đang truy nhập dở dang từ lần trước nhờ đọc các thông tin trong cookie trong máy của bạn. Như vậy, cookie giúp bạn có thể truy xuất nhanh hơn, tiện dụng hơn, đúng theo các sở thích cá nhân hơn.
Nhược điểm của cookie là dễ bị lợi dụng. Người khác sử dụng máy của bạn hoàn toàn có thể đăng nhập hệ thống như vai trò của bạn. Chưa kể, các virút hoặc các chương trình lấy trộm thông tin sẽ dựa vào cookie để kiểm soát xem bạn đã từng đi đâu, làm gì và có những thông tin gì…
Các tệp tin cookie trong máy tínhInternet cache là gì?
Thông tin từ Internet về tới máy tính sẽ được lưu trữ tại một vùng trong ổ cứng máy tính của bạn, sau đó mới hiển thị ra màn hình. Vùng lưu trữ này gọi là vùng nhớ đệm thông tin trên Internet (Internet Cache). Do vậy, nếu đã từng mở một trang web nào đó ra rồi thì khi bạn quay lại website đó thì các thông tin sẽ được tải ngay từ vùng nhớ đệm này và chỉ cập nhật những phần thay đổi.
Ưu điểm của vùng nhớ đệm là tốc độ truy xuất rất nhanh (nếu bạn đã từng vào một trang, nhất là trang có nhiều ảnh và sau này có nhu cầu truy xuất lại) do không phải tải toàn bộ thông tin từ Internet. Vùng nhớ đệm còn giúp bạn có thể xem lại các thông tin mà bạn đã từng truy xuất nhờ kết hợp với các chức năng history (lịch sử) và work offline (làm việc không trực tuyến) sẽ nói ở phần sau.
Nhược điểm của vùng nhớ đệm là đôi khi khiến người dùng phải xem các thông tin đã cũ nếu không để ý các thông số ngày tháng. Để tránh điều này, bạn cần thỉnh thoảng sử dụng chức năng làm tươi (refresh, sẽ nói ở phần sau) để có thể luôn luôn lấy được những thông tin mới nhất từ phía máy chủ.
Ngoài ra, vùng nhớ đệm cũng là nơi trú chân của virút khi bắt đầu lây lan vào máy tính của bạn thông qua con đường Internet. Như vậy, bạn cần chú ý và quản lý vùng nhớ đệm thật tốt.
Các tệp tin trong vùng nhớ đệm Internet CacheMột Số Định Nghĩa Và Khái Niệm Cơ Bản
Lý thuyết điều chỉnh tự động là môn khoa học nghiên cứu những nguyên tắc thành lập hệ tự động về những quy luật của các quá trình xảy ra trong hệ thống. Nhiệm vụ chính của ngành khoa học này là xây dựng những hệ tự động tối ưu và gần tối ưu bằng những biệt pháp kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu các vấn đề thuộc về tĩnh học và động học của hệ thống đó. Những phương pháp hiện đại của lý thuyết điều chỉnh tự động giúp chúng ta chọn được cấu trúc hợp lý của hệ thống, xác định trị số tối ưu của thông số, đánh giá tính ổn định và những chỉ tiêu chất lượng của quá trình điều chỉnh.
Tiền thân của môn khoa học kỹ thuật điều chỉnh tự động ngày nay là kỹ thuật và lý thuyết điều chỉnh máy hơi nước bắt đầu vào thời kỳ Cách mạng công nghiệp của Chủ nghĩa Tư Bản.
Năm 1765 xuất hiện một cơ cấu điều chỉnh công nghiệp đầu tiên đó là bộ điều chỉnh tự động mức nước trong nồi hơi của Nhà cơ học Nga U – U – (((((((( (Pôlzunốp ). Hệ thống điều chỉnh mức nước này được thể hiện sơ lược trên hình vẽ sau:
Hình 1.1. Bộ điều chỉnh mức nước trong nồi hơi
Gần 20 năm sau, năm 1784 Jame Watt nhà cơ học người Anh đã nhận bằng sáng chế về bộ điều tốc máy hơi nước kiểu con quay ly tâm. Về nguyên lý điều chỉnh thì bộ điều tốc của Jame Watt không khác so với bộ điều chỉnh mức nước của Polzunốp, nhưng khác hoàn toàn về cấu tạo và mục đích ứng dụng.
Hình 1.2 Bộ điều chỉnh tốc độ quay của tuốc bin
Nguyên lý hoạt động:
Chuyển động quay của trục máy hơi nước được chuyển một cách tỷ lệ thành chuyển động của con quay ly tâm. Hai quả trọng khi chuyển động quay quanh trục đứng tạo ra lực ly tâm và nhờ hệ thống thanh truyền lực, kéo theo sự chuyển dịch của con trượt M lên phía trên cho đến khi cân bằng với lực lò xo L . Như thế độ dịch chuyển của con trượt M liên hệ chặt chẽ với tốc độ quay y của máy hơi nước, cánh tay đòn l1, l2 làm chuyển dịch trục van điều chỉnh theo hướng chống lại chiều thay đổi tốc độ quay của máy hơi nước. Như vậy tốc độ quay của máy hơi nước được giữ ở một giá trị cân bằng nào đó phụ thuộc vị trí cơ cấu định trị Z.
Các bộ điều chỉnh của Pôlzunốp và của Jame Watt đều tạo ra sự chuyển động van điều chỉnh chỉ nhờ vào năng lượng trực tiếp của cơ cấu đo nên có tên gọi là các bộ điều chỉnh trực tiếp.
Theo yêu cầu phát triển công suất của thiết bị, các bộ phận của van điều chỉnh có kích thước và trọng lượng ngày càng tăng. Do vậy lực cản đối với các bộ phận chuyển động cũng tăng theo tới mức các bộ điều chỉnh trực tiếp không đủ công suất để hoạt động. Mặt khác chúng không có khả năng duy trì chính xác giá trị đại lượng điều chỉnh khi thay đổi phụ tải (thay đổi công suất). Hiện tượng đó gọi là độ không đồng đều của qúa trình điều chỉnh hay điều chỉnh có độ sai lệch dư (có sai số tĩnh học). Thực vậy khi đối tượng mang phụ tải mới, cánh mở của cơ quan điều chỉnh phải có vị trí mới tương ứng (phụ tải càng lớn, cần lưu lượng hơi, nước càng lớn. Muốn vậy cửa thoát của van điều chỉnh phải mở càng rộng). Để giảm độ không đồng đều người ta đã cố gắng tăng tỷ số của cánh tay đòn l1/l2. Song tăng tỷ số đó đến một giá trị nào đó thì gặp hiện tượng lạ đối với kỳ thời sản xuất máy hơi nước cuối thế kỷ 18.
Đó là hịện tượng mất ổn định hệ thống điều chỉnh tự động, khi đạûi lượüng đều chỉnh dao động tới biên độ tăng không ngừng.
Hình 1.3 Hệ thống điều chỉnh mất ổn định
Mọi biện pháp đấu tranh với hiện tượng mất ổn định của hệ thống điều chỉnh bằng cách giảm ma sát của các khớp nối hoặc cải tiến cơ khí khác đều không đem lại kết quả. Vì vậy đã xảy ra thời kỳ đình trệ sự phát triển của máy hơi nước. Sự kiện khủng khiếp trên đã gây ảnh hưởng lớn tới mức lôi cuốn sự chú ý của các nhà bác học lớn thế kỷ 19. Công trình giải quyết vấn đề ổn định được J-C Maxwell với tiêu đề ” về các bộ điều chỉnh ” công bố năm 1868 đã là tiên đề cho các tiêu chuẩn ổn định sau này ra đời. Nhưng do một số giả thiết đơn giản hóa vấn đề và kết luận xa thực tế lúc bấy giờ nên ý nghĩa của công trình không được các chuyên gia đương thời nhìn thấy.
Cho đếïn cuối thế kỷ 19 mới có giải pháp hữu hiệu cho bài toán về chế độ điều chỉnh ổn định không có sai lệch dư trong các máy hơi nước công suất lớn. Theo giải pháp đó trong thành phần của bộ điều chỉnh có thêm cơ cấu khếch đại lực (trợ động cơ) để làm chuyển dịch van điều chỉnh và cơ cấu phản hồi phụ để thay đổi điều chỉnh động học của bộ điều chỉnh.
Lý thuyết điều khiển và điều chỉnh tự động từ trước cho đến năm 30 của thế kỷ 20 phát triển chủ yếu trên cơ sở giải quyết các vấn đề do thực tế tự động hóa máy hơi nước đặt ra. Mà trung tâm của lý thuyết là vấn đề ổn định của hệ thống điều chỉnh.
Bắt đầu những năm 30 của thế kỷ 20 lý thuyết điều chỉnh tự động được trang bị các dụng cụ của phương pháp tần số rất phổ biến cho đến ngày nay như năm 1932 có t/c H.Niquits và 1938 có t/c của A.V.Mikhailov ..
Thực tế trong quá trình vận hành, các hệ thống điều khiển luôn luôn chịu sự ảnh hưởng của các tác động ngẫu nhiên. Từ những năm 40 – 60 của thế kỷ 20 bắt đầu và phát triển lý thuyết điều khiển trong điều kiện ngẫu nhiên.
Thời kỳ phát triển hiện đại ngày nay của lý thuyết điều khiển tự động và điều khiển quá trình nhiệt nói riêng dựa trên cơ sở ứng dụng máy tính và kỹ thuật vi xử lý .
Cũng như mọi ngành khoa họa khác, điều khiển học có những khái niệm và thuật ngữ riêng. Để xác định các khái niệm ta thống nhất các định nghĩa trong các thuật ngữ về điều khiến học như sau:
+ Nhiễu động:
Là các nhân tố ảnh hưởng xuất hiện từ môi trường xung quanh làm thay đổi đại lượng điều khiển một cách không mong muốn và là những tác động làm quá trình sản xuất không ổn định. Có hai loại nhiễu động:
Nhiễu động trong: là nhiễu động gây ra phía đầu vào.
Nhiễu động ngoài: là những nhiễu động gây ra từ phía phụ tải hay đầu ra của thiết bị.
+ Tác động điều chỉnh:
Là tác động khống chế từ bên ngoài để thay đổi đại lượng điều chỉnh theo hướng phù hợp với mục đích điều khiểøn, đưa quá trình sản xuất về trạng thái ổn định những tác động đó có thể do con người hay máy móc thực hiện trường hợp mà máy móc hoạt động hoàn toàn không có tác dụng của con người tham gia gọi là điều chỉnh tự động.
+ Đối tượng điều chỉnh:
Là nhóm thiết bị diễn ra quá trình cần điều chỉnh trong đó và chúng hoạt động tạo nên bản chất công nghệ của quá trình sản xuất.
+ Bộ điều chỉnh:
Là nhóm thiết bị tác động vào đối tượng điều chỉnh bằöng những tác động lệnh theo quy luật toán học nhất định nhằm duy trì chế độ làm việc định trước của hệ thống.
+ Cơ quan điều chỉnh:
Là những bộ phận để thực hiện truyền tác động từ bộ điều chỉnh đến đối tượng điều chỉnh.
+ Thông số (đại lượng) điều chỉnh:
Là những thông sốï của đối tượng cần phải giữ ở phạm vi cho phép hay đó cũng là thông số công nghệ xác định trạng thái của đối tượng kỹ thuật. Giá trị của thông số điều chỉnh mà ta cần phải giữ trong 1 giới hạn cho trước gọi là triû số qui định hay định trị.
Tập hợp đối tượng điều chỉnh và bộ điều chỉnh quan hệ với nhau theo một thuật toán nhất định gọi là hệ thống tự động điều chỉnh hay gọi tắt là hệ điều chỉnh.
Hình 1.4 Ví dụ về các bộ điều chỉnh
Hình ảnh của một hệ thống điều chỉnh tự động có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ chức năng thể hiện sự tương tác (biểu diễn bằng mũi tên) giữa các phần tử hay nhóm thiết bị (biểu diễn bằng khối chữ nhật). Trong hệ thống dưới sự ảnh hưởng của các nhiễu loạn từ môi trường xung quanh mức độ chi tiết của sơ đồ và các phần tử có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nhưng nhìn một cách tổng thể mọi hệ thống tự động đều được biểu diễn dạng sơ đồ chức năng gồm 2 phần tử cơ bản là đối tượng điều chỉnh và bộ điều chỉnh liên hệ với nhau bằng các đường thông tin có định hướng.
Hệ thống mà là đối tượng điều chỉnh và bộ điều chỉnh lập thành vòng kín có liên hệ ngược gọi là Hệ thống tự động khép kín.
Hệ thống mà mất 1 trong các liên hệ trên gọi là Hệ thống tự động hở.
Trong thực tế nghiên cứu và thiết kế hệ kín có độ phức tạp gấp bội so với hệ hở. Đối với hệ thống kín nổi bật lên vấn đề chính là tính ổn định của hệ thống và chất lượng điều chỉnh.
Nguyên tắc giữ ổn định
Nguyên tắc giữ ổn định được thực hiện theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
a- Nguyên tắc bù tác động bên ngoài: (nguyên tắc điều chỉnh theo nhiễu động)
Sơ đồ cấu trúc:
Đối với hệ thống ta cần tìm quan hệ xác định sao cho Y = Yo = const
Đây là hệ thống hở nên có các nhược điểm như không có liên hệ nghịch nên có khi làm hệ thống mất khả năng làm việc, và các nhiễu khó đo được chính xác. Do đó hệ thống này ít được sử dụng.
b- Nguyên tắc điều chỉnh theo độ lệch:
Sơ đồ cấu trúc:
Ở hệ thống này tính hiệu ra Y (lượng được điều chỉnh) được phản hồi lại đầu vào và so sánh với tính hiệu vào tạo nên độ sai lệch.
Sai lệch sẽ tác động vào thiết bị điều chỉnh. Quá trình điều chỉnh sẽ kết thúc khi sai lệch bị triệt tiêu, lúc đó ta có tín hiệu ra Y – Yo.
c- Nguyên tắc điều chỉnh hỗn hợp:
Loại này tác động của hệ thống nhanh, độ tin cậy cao, nhưng giá thành lại cao.
Nguyên tắc điều chỉnh theo chương trình
Nguyên tắc điều chỉnh theo chương trình thường áp dụng do hệ thống hở và hệ thống kín. Nguyên tắc này dựa vào yêu cầu của tín hiệu ra y biến đổi theo thời gian với một chương trình nào đó, chẳng hạn như y = y(t). Dựa vào mô tả toán học của đối tượng điều khiển ta có thể xác định tín hiệu điều khiển.
Để đảm bảo bảo độ chính xác cao trong quá trình điều chỉnh theo chương trình người ta dùng hệ thống kín thực hiện theo 3 nguyên tắc:
Điều chỉnh theo sai lệch
Điều chỉnh theo nhiễu động
Âiãöu chènh theo phæång phaïp häùn håüp
Nguyên tắc điều chỉnh tự thích nghi (tự chỉnh định)
Khi cần điều chỉnh những đối tượng phức tạp hoặc nhiều đối tượng đồng thời mà phải đảm bảo cho một tín hiệu có giá trị cực trị hoặc một chỉ tiêu tối ưu nào đó, thì ta phải dùng nguyên tắc thích nghi.
Sơ đồ cấu trúc:
Nguyên tắc điều chỉnh tối ưu (điều chỉnh cực trị)
Yo = y ( t) Var là hàm chưa biết
Sơ đồ cấu trúc:
Hình 1.10 Thiết bị tính toán sản ra những tín hiệu là để điều chỉnh.
Lý thuyết điều chỉnh tự động nhằm giải quyết 2 nhiệm vụ chính:
Phân tích hệ thống
Nhiệm vụ này nhằm xác định đặc tính của tín hiệu ra của hệ thống, sau đó đem so sánh với những chỉ tiêu yêu cầu để đánh giá chất lượng, điều khiển của hệ thống đó.
Muốn phân tích hệ thống điều khiển tự động người ta dùng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để giải quyết 2 vấn đề cơ bản: vấn đề về tính ổn định của hệ thống và vấn đề chất lượng của quá trình điều khiển: quá trình xác lập trạng thái tĩnh và trạng thái động (quá trình quá độ).
Để giải quyết những vấn đề trên người ta thường dùng phương pháp mô hình toán học, tức là các phần tử của hệ thống điều khiển đều được đặc trưng bằng một mô hình toán và tổng hợp mô hình toán của các phần tử sẽ cho mô hình toán của toàn bộ hệ thống.
Xác định đặc tính ổn định của hệ thống thông qua mô hình toán của hệ thống với việc sử dụng lý thuyết ổn định trong toán học. Các bước để giải quyết bài toán ổn định là:
Lập mô hình toán của từng phần tử trong hệ thống (phương trình vi phân hoặc hàm truyền đạt).
Tìm phương pháp liên kết các mô hình toán lại với nhau thành mô hình toán của cả hệ thống.
Xét ổn định của hệ thống dựa vào lý thuyết ổn định.
Tuy nhiên việc lập mô hình toán của các phần và của hệ thống trong thực tế rất khó khăn, nên ta dùng phương pháp xét ổn định theo đặc tính thực nghiệm (đặc tính tần số hoặc đặc tính thời gian).
Giải quyết nhiệm vụ phân tích chất lượng quá trình điều khiển cũng có 2 phương pháp: trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua mô hình toán hoặc đặc tính động học thực nghiệm. Giải quyết vấn đề này thường là giải hệ phương trình vi phân, ví tích phân v.v… Ngoài ra trong lý thuyết điều khiển tự động, khi phân tích quá trình quá độ người ta còn dùng máy tính tương tự và máy tính số.
Tổng hợp hệ thống
Tổng hợp hệ thống là vấn đề xác định thông số và cấu trúc của thiết bị điều khiển. Giải bài toán này thực tế là thiết kế hệ thống điều khiển tự động. Trong quá trình tổng hợp thường kèm theo bài toán phân tích. Đối với các hệ thống điều khiển tối ưu và tự thích nghi, nhiệm vụ tổng hợp thiết bị điều khiển giữ vai trò rất quan trọng. Trong các hệ thống đó, muốn tổng hợp được hệ thống, ta phải xác định algorit điều khiển, tức là phải xác định luật điều khiển U(t). Hệ thống điều khiển có yêu cầu chất lượng cao thì việc tổng hợp càng trở nên phức tạp. Trong nhiều trường hợp ta cần đơn giản hóa một số yêu cầu và tìm phương pháp tổng hợp thích hợp để thực hiện.
Để thiết kế một hệ thống điều khiển tự động, ta cần tiến hành các bước sau đây:
Xuất phát từ mục tiêu điều khiển, yêu cầu về chất lượng điều khiển và đặc điểm đối tượng được điều khiển ta xác định mô hình đối tượng điều khiển.
Từ mô hình, mục tiêu điều khiển, yêu cầu về chất lượng điều khiển, các nguyên lý điều khiển chung đã biết, khả năng các thiết bị điều khiển có thể sử dụng được hoặc chế tạo được, ta chọn một nguyên tắc điều khiển cụ thể. Từ đó lựa chọn các thiết bị cụ thể để thực hiện nguyên tắc điều khiển đã đề ra.
Trên cơ sở nguyên lý điều khiển và thiết bị được chọn, kiểm tra về lý thuyết hiệu quả điều khiển trên các mặt: khả năng đáp ứng mục tiêu, chất lượng, giá thành, điều kiện sử dụng, hậu quả v.v .. Từ đó hiệu chỉnh phương án chọn thiết bị, chọn nguyên tắc điều khiển hoặc hoàn thiện lại mô hình.
Nếu phương án đã chọn đạt yêu cầu, ta chuyển sang bước chế tạo, lắp ráp thiết bị từng phần. Sau đó tiến hành kiểm tra, thí nghiệm thiết bị từng phần và hiệu chỉnh các sai sót.
Chế tạo, lắp ráp thiết bị toàn bộ. Sau đó kiểm tra, thí nghiệm thiết bị toàn bộ. Hiệu chỉnh và nghiệm thu toàn bộ hệ thống điều khiển.
Networking – Một Số Khái Niệm Cơ Bản
Internet Protocol (IP)
và Packet
IP là một giao thức để truyền tải thông tin giữa hai hệ thống thông qua các packet. IP sẽ sử dụng các địa chỉ (IP Address) nguồn và đích để tạo ra các packet.
IP Packet được chia thành hai phần: header (thông tin điều khiển hay meta-data) và body (dữ liệu cần truyền tải). Thông tin điều khiển sẽ chứa các thông tin như: phiên bản (IPv4, IPv6), độ dài dữ liệu, kiểu giao thức (TCP, UDP,…), địa chỉ nguồn, đích, checksum (dùng để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu),… Dữ liệu truyền theo trong cac packet có thể bị mất, trùng lặp hoặc gửi đến sai thứ tự.
Để dễ hình dung, khái niệm này tương tự như một bức thư. Bạn viết một lá thư (data) và cho nó vào phong bì (packet), điền địa chỉ người nhận (Destination Address) và địa chỉ của bạn (Source Address). Và giống như một bức thư, bạn không thể biết packet có được gửi đến đích hay không, và cũng không có sự đảm bảo nào để bức thư bạn gửi trước sẽ đến đích trước.
Transmission Control Protocol (TCP)
Đây là giao thức trung gian hoạt động giữa chương trình ứng dụng và IP. TCP và IP là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa và là thành phần chính để tạo nên bộ giao thức TCP/IP. Nhiệm vụ của TCP là phát hiện các lỗi khi truyền tải dữ liệu của IP và yêu cầu gửi, sắp xếp lại, và giúp giảm sự quá tải trong mạng. Khi nhận được dữ liệu, TCP sẽ thực hiện lắp ráp lại các packet và chuyển tới chương trình ứng dụng. Do đó, TCP được gọi là giao thức “đáng tin cậy” (reliable) và hướng kết nối (connection-oriented). Điều này cũng khiến cho TCP trở nên chậm và không phù hợp trong các ứng dụng đòi hỏi sự truyền tải tức thời như VoIP.
UDP là một thành phần của TCP/IP và cũng là giao thức trung gian nằm bên trên IP. Giao thức này được dùng để truyền tải dữ liệu trên mạng thông qua các datagram. Không giống như TCP, dữ liệu được truyền bởi UDP không được đảm bảo đến được đích và theo thứ tự. Thay vào đó, UDP có tốc độ truyền tải nhanh hơn TCP và được sử dụng trong các ứng dụng để truyền tải media, VoIP, game online. Do không cần phải duy trì kết nối như TCP nên UDP được gọi là giao thức không hướng kết nối (connectionless hay stateless).
(Nguồn ảnh: http://learn-networking.com)
Unicast, Broadcast, Multicast và Anycast
Dựa vào số lượng điểm đích được nhận dữ liệu đồng thời, người ta chia ra ba phương thức chính truyền tải dữ liệu:
– Unicast là khái niệm chỉ sự truyền tải thông tin giữa hai điểm. Phương pháp này rất hạn chế trong việc truyền dữ liệu đến nhiều máy vì phải truyền nhiều lần và thiết lập nhiều kết nối.
– Broadcast là sự truyền tải đến tất cả các điểm. Tuy nhiên rất lãng phí băng thông bởi vì không phải tất cả các máy đều cần đến dữ liệu.
– Multicast được sử dụng để truyền dữ liệu từ một điểm đến một nhóm điểm, nhưng không phải tất cả.
TCP bị giới hạn chỉ sử dụng được Unicast. Trong đó UDP sử dụng được cả Unicast, Broadcast và Multicast.
Ngoài ra còn có phương thức Anycast, giống như broadcast và multicast, tuy nhiên anycast chỉ truyền đến điểm “gần nhất”.
Port
TCP và UDP sử dụng khái niệm cổng (port) cho mỗi loại ứng dụng gửi và nhận dữ liệu. Số hiệu cổng được lưu trữ trong một số 16 bit và có giá trị từ 0 đến 65535.
Các cổng được chia thành 3 loại theo phạm vi:
– Well-known port: 0-1023
– Registered port: 1024-49151
– Dynamic, private port: 49152–65535
Một số ví dụ Well-known port:
Bạn có thể xem danh sách các port sử dụng cho TCP và UDP tại:
List of TCP and UDP port numbers
(Nguồn ảnh: http://learn-networking.com)
Internet Socket
Socket là một điểm kết thúc (endpoint) trong tiến trình truyền tải dữ liệu hai chiều (giữa hai socket). Một endpoint đơn giản là một sự kết hợp giữa địa chỉ IP và port. Các thông tin mà một socket phải có bao gồm:
– Địa chỉ và port cục bộ
– Địa chỉ và port kết nối tới
– Giao thức: TCP, UDP, raw IP,…
Internet Socket được chia thành ba loại sau:
– Datagram socket: (connectionless socket) sử dụng giao thức UDP.
– Stream socket: (connection-oriented socket) sử dụng TCP hoặc SCTP (Stream Control Transmission Protocol)
– Raw socket: (Raw IP socket) chỉ có hiệu lực trên router hoặc các thiết bị mạng khác. Loại socket này cho phép truyền và nhận các packet trực tiếp giữa các ứng dụng, bỏ qua tất cả các tầng trung gian.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa TCP và UDP
TCP
UDP
Ordering: TCP rearranges data packets in the order specified. UDP does not order packets. If ordering is required, it has to be managed by the application layer.
Error Checking: TCP does error checking UDP does not have an option for error checking.
Header Size: TCP header size is 20 bytes UDP Header size is 8 bytes.
Usage: TCP is used in case of non-time critical applications. UDP is used for games or applications that require fast transmission of data. UDP’s stateless nature is also useful for servers that answer small queries from huge numbers of clients.
Function: As a message makes its way across the internet from onecomputer to another. This is connection based. UDP is also a protocol used in message transport or transfer. This is not connection based which means that one program can send a load of packets to another and that would be the end of the relationship.
Acronym for: Transmission Control Protocol User Datagram Protocol or Universal Datagram Protocol
Weight: TCP requires three packets to set up a socket connection, before any user data can be sent. TCPhandles reliability and congestioncontrol. UDP is lightweight. There is no ordering of messages, no tracking connections, etc. It is a small transport layer designed on top of IP.
Streaming of data: Data is read as a byte stream, no distinguishing indications are transmitted to signal message (segment) boundaries. Packets are sent individually and are checked for integrity only if they arrive. Packets have definite boundaries which are honored upon receipt, meaning a read operation at the receiver socket will yield an entire message as it was originally sent.
Speed of transfer: The speed for TCP in comparison with UDP is slower. UDP is faster because there is no error-checking for packets.
Examples: HTTP, HTTPs, FTP, SMTP Telnet etc… DNS, DHCP, TFTP, SNMP, RIP, VOIP etc…
Data Reliability: There is absolute guarantee that the data transferred remains intact and arrives in the same order in which it was sent. There is no guarantee that the messages or packets sent would reach at all.
Connection Reliable: Two way Connection reliable one way Connection Reliable
https://yinyangit.wordpress.com
Bình chọn
Share this:
In
Thư điện tử
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Bạn đang xem bài viết Số Phức Và Các Khái Niệm Cơ Bản trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!