Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Thực Ai Cũng Có Tế Bào Ung Thư mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo định nghĩa của Viện ung thư quốc gia Mỹ: Ung thư là quá trình trong đó các tế bào ung thư tăng sinh, phân chia không được kiểm soát và có khả năng xâm lấn sang các tổ chức bên cạnh. Các tế bào ung thư có thể di căn tới các phần khác của cơ thể thông qua đường máu và hệ bạch huyết.
Nguyên nhân của ung thư rất đa dạng. Tế bào bình thường có thể trở thành tế bào ung thư là do quá trình tích lũy các khiếm khuyết di truyền hay các đột biến gen. Bệnh lý truyền nhiễm, yếu tố môi trường ô nhiễm và độc hại, lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh… là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tổn thương DNA và do đó dẫn đến ung thư.
Trong cuộc sống của bất kỳ một cá nhân nào đó đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi một hay nhiều các yếu tố nguy cơ kể trên. Tuy nhiên, một cơ thể khỏe mạnh, thông qua hệ thống miễn dịch, luôn đảm bảo sự cân bằng nhằm kiềm chế sự phát triển và lây lan các tế bào bất bình thường (tế bào tiền ung thư hay tế bào ung thư) hoặc tiêu diệt chúng.
Giáo sư Keith Scott-Mumby, người được coi là một Columbus trong y học nói rằng: “Nhiều người, tôi là một trong số họ nhìn nhận ung thư về cơ bản là một bệnh của hệ thống miễn dịch. Đặc biệt trong thế giới hiện đại của chúng ta, có quá nhiều độc tố. Bạn không có cách nào để ngăn chặn tế bào bị thương tổn hay trở thành các tế bào bất thường”.
“Nhưng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể làm được điều đó. Chúng sẽ bắt và nhanh chóng tiêu diệt các tế bào bất thường. Vì vậy bạn hãy làm mọi thứ để giúp hệ miễn dịch của bạn trở nên khỏe mạnh. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên biết những loại dinh dưỡng tốt có thể làm được điều đó”.
2. Tế bào ung thư hiện diện trong cơ thể khoảng 6-10 lần trong cả cuộc đời của mỗi người.
3. Khi hệ miễn dịch khỏe mạnh, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt, ngăn chặn sự tăng sinh hình thành khối u.
4. Khi một người bị ung thư, điều đó có nghĩa người đó có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nặng hoặc do các yếu môi trường độc hại, lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh.
5. Một cách hiệu quả để chiến đấu lại với ung thư là làm cho tế bào ung thư bị đói bằng cách không cung cấp những thức ăn cần thiết cho nó tăng sinh và phát triển.
“3 nguyên tắc vàng” giúp tiêu diệt tế bào ung thư: 1. Chế độ ăn uống phòng ngừa ung thư
Có thể nói chắc chắn rằng không có cách nào tốt hơn giữ cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh bằng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Vì vậy hãy đặt câu hỏi cho chính mình rằng “Bạn đã thực sự có một chế độ ăn hợp lý để phòng ngừa ung thư chưa?”. Và đây là những gợi ý hết sức cần thiết.
– Tăng cường chế độ ăn với rau, hoa quả tươi, ngũ cốc và các thực phẩm nhiều chất xơ.
Ngoài ra tất cả các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A (carot, đu đủ, cà chua, khoai lang, bí đỏ), vitamin C (cam, cherry, Kiwi, dâu tây), vitamin E (quả bơ, đu đủ, hạt điều, lạc, hạt hướng dương, hạnh nhân…) cũng là những thực phẩm có khả năng chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa ung thư.
– Tăng cường bổ sung vitamin D.
Ngoài vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ cơ xương, vai trò của vitamin D trong phòng ngừa nhiều loại ung thư và bệnh lý truyền nhiễm đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng.
Hơn 90% vitamin D trong cơ thể được tổng hợp trong da dưới ánh nắng mặt trời. Còn lại rất ít được hấp thu từ ăn uống vì vậy chế độ ăn hàng ngày không thể đảm bảo được sự đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu kết hợp giữa Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 và Trường đại học Tuebingen (Germany) đăng tải trên tạp chí BMC Infectious diseases cho biết, khoảng 90% người khỏe mạnh bị thiếu hụt loại vitamin này (nồng độ vitamin D huyết tương<30ng/ml).
– Không ăn nhiều đường và chất ngọt bởi vì đây là nguồn thức ăn giúp phát triển khối u. Đường chứ không phải là protein mới là thứ mà khối u cần để phát triển vì vậy người bị ung thư vẫn cần protein có trong thịt để tăng cường sức khỏe chống lại ung thư. Tuy nhiên cần chú ý là không nên ăn nhiều thịt đỏ mà nên ăn thịt gà và cá thay vì thịt bò và thịt lợn.
2. Tăng cường hoạt động thể chất
Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được. Một nghiên cứu lớn nhất được tiến hành bởi Viện Ung thư Quốc Gia (Mỹ) trên hơn 1.4 triệu người cho biết hoạt động thể dục thể thao thường xuyên làm giảm nguy cơ 13 loại ung thư phổ biến ở người.
Mối liên hệ giữa vận động thể dục thể thao và giảm nguy cơ nhiều loại ung thư có thể được giải thích bởi một số cơ chế chính sau:
– Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tác nhân truyền nhiễm.
– Các hoạt động thể chất giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn giúp vận chuyển oxy tới tất cả các tổ chức. Tế bào ung thư không được phát triển tại môi trường giàu oxy vì oxy có thể giết các tế bào ung thư.
– Kiểm soát cân nặng, ngăn chặn béo phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với nhiều loại ung thư, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch… Theo ước tính mỗi năm có hơn 500 nghìn ung thư được chẩn đoán liên quá đến béo phì.
– Tăng dòng máu tới các cơ quan như gan, thận và ruột giúp tăng cường thải trừ một cách hiệu quả các chất thải và chất độc mà có thể là nguyên nhân tiềm tàng dẫn tới ung thư ra khỏi cơ thể.
3. Trẻ hóa, phục hồi năng lượng và lối sống lành mạnh
– Luôn biết cách cân bằng một cách hợp lý giữa công việc và nghỉ ngơi, thư giãn giúp giải tỏa stress. Sự kết hợp chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập luyện và một giấc ngủ chất lượng là cách phục hồi năng lượng của bạn tốt nhất sau một ngày làm việc căng thẳng, từ đó tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự nhen nhóm phát triển của tế bào ung thư.
– Nói không với thuốc lá và rượu. Tránh xa các độc tố trong môi trường như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…Hạn chế tiếp xúc với các nguồn phát bức xạ, chỉ chụp XQ kiểm tra khi cần thiết. Không ăn thức ăn mà bản thân không tin tưởng về độ an toàn và chất lượng, đặc biệt khi có mùi bất thường hay nấm mốc…
– Tiêm phòng đầy đủ phòng chống các bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus, human papillomavirus (HPV) bởi đây là các nguyên nhân gây ung thư gan và cổ tử cung rất phổ biến ở Việt Nam.
2. Nghiem Xuan Hoan et al. Association of vitamin D deficiency with hepatitis B virus – related liver diseases. BMC infectious diseases 12/2016
3.”Moore SC, et al. Leisure-time physical activity and risk of 26 types of cancer in 1.44 million adults. JAMA Internal Medicine. May 16, 2016″
4. Winzer BM, Whiteman DC, Reeves MM, Paratz JD. Physical activity and cancer prevention: a systematic review of clinical trials. Cancer Causes and Control 2011; 22(6):811-826. [PubMed Abstract]
5. Melina Arnold et al. Global burden of cancer attributable to high body-mass index in 2012: a population-based study Lancet Oncology November 26, 2014
Bạn đang xem bài viết:
Ung Thư Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Tế Bào Ung Thư Và Tế Bào Bình Thường
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Tường Huân – Bác sĩ ung bướu – Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Ung thư có thể xuất hiện ở gần như bất kỳ đâu trong một ngàn tỷ tế bào của cơ thể. Bình thường, các tế bào lớn lên và phân chia để hình thành tế bào mới, là cách thức mà cơ thể người sinh trưởng và phát triển. Tất yếu, các tế bào cũ sẽ dần già đi hoặc bị tổn hại, chết đi, và được thay thế bởi các tế bào mới.
Khi ung thư xuất hiện, quá trình tự nhiên bị phá vỡ. Các tế bào ngày càng trở nên bất thường, các tế bào già cũ không chết đi mà tiếp tục phát triển, liên tục sản sinh các tế bào mới. Chúng cứ thế nhân lên không kiểm soát, và cuối cùng tạo thành khối bất thường mà chúng ta gọi là khối u.
Rất nhiều loại ung thư hình thành khối u đặc, đa số có bản chất là các khối mô đặc. Các loại ung thư máu, ví dụ như leukemia, lại thường không xuất hiện dưới hình thức u đặc.
Các khối u trong ung thư có tính chất ác tính, có nghĩa là chúng có khả năng xâm lấn ra xung quanh. Trong quá trình phát triển lớn lên, các tế bào ung thư có thể đi xa tới các vùng khác của cơ thể thông qua hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết, hình thành khối u mới tách biệt hoàn toàn với khối u ban đầu, gọi là di căn.
Không giống các khối u ác tính, u lành tính không có tính xâm lấn, dù đôi khi u lành tính cũng có kích thước rất lớn. Khi loại bỏ u bằng phẫu thuật, u lành tính thường không tái phát (trong khi u ác tính rất hay tái phát). Tuy nhiên không phải lúc nào u lành tính cũng vô hại, ví dụ như trường hợp u não lành tính có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
2. Sự khác nhau giữa tế bào bình thường và tế bào ung thư
Tế bào ung thư khác biệt hẳn so với tế bào bình thường ở nhiều phương diện, điều đó cho phép chúng có khả năng nhân lên vô hạn và xâm lấn ra xung quanh. Một điểm khác biệt rất quan trọng giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường, là tế bào ung thư kém biệt hóa hơn. Trong khi các tế bào bình thường sinh ra, lớn lên, trưởng thành và biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau, tế bào ung thư lại kém hoặc không biệt hóa. Và đó là lí do giải thích tại sao tế bào ung thư lại có thể phân chia, nhân lên vô độ – điều mà tế bào bình thường không có.
Thêm nữa, tế bào ung thư không bị ảnh hưởng bởi “hiệu lệnh” dừng phân chia của cơ thể, và chúng cũng thoát khỏi một quá trình gọi là “chết theo chương trình” (apoptosis) – vốn là cách cơ thể đào thải những tế bào không cần thiết.
Các tế bào ung thư có thể tác động vào vi môi trường xung quanh nó, bao gồm các tế bào bình thường, các phân tử và các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u. Nghĩa là, các tế bào ung thư có khả năng kích thích các tế bào bình thường hình thành các mạch máu nhằm cung cấp ô xy, chất dinh dưỡng và đào thải chất cặn bã để nuôi dưỡng, phát triển khối u.
Các tế bào ung thư cũng có khả năng qua mặt hệ miễn dịch của cơ thể. Bình thường hệ miễn dịch của cơ thể con người có nhiệm vụ chống lại sự viêm nhiễm, cũng như đào thải những tế bào bất thường hoặc những tế bào đã bị hư hại. Tuy nhiên tế bào ung thư lại có khả năng “ẩn mình” trước hệ miễn dịch của cơ thể, qua đó không bị tiêu diệt.
Không những qua mặt hệ miễn dịch, khối u còn có thể sử dụng hệ miễn dịch để tồn tại và phát triển. Ví dụ khối u có thể lợi dụng một số tế bào miễn dịch phát tín hiệu giả, nhờ đó mà hệ miễn dịch sẽ không tiến hành loại bỏ những tế bào ung thư.
3. Khi ung thư xâm lấn và di căn
Ung thư có khả năng xâm lấn ra xung quanh, và đặc biệt, hình thành khối u mới ở một vị trí cách biệt hoàn toàn so với vị trí của khối u ban đầu, gọi là ung thư di căn. Quá trình tế bào ung thư di chuyển tới vị trí khác để hình thành khối u mới gọi là di căn.
Tên của ung thư di căn cũng như loại tế bào ung thư di căn hoàn toàn giống với ung thư ban đầu. Ví dụ, ung thư vú tạo các khối u di căn tại phổi, sẽ có tên gọi là ung thư vú di căn, không phải ung thư phổi.
Về mặt giải phẫu bệnh, các tế bào ung thư di căn thường giống như tế bào ung thư ở khối u ban đầu. Hơn nữa, ở cấp độ phân tử, tế bào ung thư di căn và tế bào ung thư ở khối u ban đầu cũng giống nhau, chẳng hạn như có cùng sự biến đổi trên nhiễm sắc thể.
Quá trình điều trị có thể giúp kéo dài sự sống cho những bệnh nhân bị ung thư di căn. Thông thường mục đích điều trị nhắm tới việc kiểm soát sự phát triển của ung thư cũng như giảm nhẹ các triệu chứng mà nó gây ra. Các khối u di căn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, và đa số bệnh nhân ung thư tử vong là do các hậu quả của di căn.
4. Những thay đổi của mô tế bào mà không phải ung thư
Tăng sản: xảy ra khi các tế bào trong một mô phân chia nhanh hơn bình thường, dẫn tới số lượng tế bào tăng nhanh. Tuy nhiên về mặt giải phẫu bệnh, tổ chức mô và tế bào vẫn bình thường. Tăng sản do nhiều nguyên nhân và điều kiện gây ra, trong đó có các kích thích mạn tính.
Loạn sản: là tình trạng nghiêm trọng hơn so với tăng sản. Trong loạn sản, không những số lượng tế bào tăng nhanh, mà về mặt giải phẫu bệnh, mô và tế bào cũng trở nên bất thường. Và nếu độ bất thường càng lớn, thì nguy cơ tiến triển thành ung thư càng cao. Một số loại loạn sản cần được theo dõi và điều trị, ví dụ: một nốt ruồi bất thường trên da (loạn sản hắc tố) có thể tiến triển thành ung thư hắc tố (dù phần lớn trường hợp sẽ không xảy ra như vậy).
Trường hợp nghiêm trọng hơn nữa là carcinoma tại chỗ (carcinoma in situ). Dù đôi lúc nó được gọi là ung thư, nhưng về bản chất nó chưa phải ung thư, bởi những tế bào bất thường không xâm lấn quá khỏi màng đáy của mô khởi đầu, nghĩa là nó không xâm lấn ra xung quanh như các tế bào ung thư. Tuy nhiên carcinoma tại chỗ dễ tiến triển thành ung thư nên cần được điều trị.
5. Các loại ung thư
Hiện nay có hơn 100 loại ung thư khác nhau. Việc đặt tên cho các loại ung thư thường dựa vào mô hoặc cơ quan nơi ung thư khởi phát, ví dụ: ung thư phổi khởi phát từ các tế bào phổi. Bên cạnh đó, tên ung thư cũng dựa vào loại tế bào hình thành nên, ví dụ như tế bào biểu mô hay tế bào vảy.
5.1 Carcinoma
Carcinoma là loại ung thư phổ biến nhất. Nó được khởi phát từ các tế bào biểu mô, là những tế bào bao phủ bề mặt phía trong và phía ngoài của cơ thể. Có rất nhiều loại tế bào biểu mô khác nhau, và do đó mỗi loại carcinoma có một tên riêng:
Adenocarcinoma là ung thư hình thành từ tế bào biểu mô chế tiết dịch và chất nhầy. Các mô chứa tế bào biểu mô dạng này thường được gọi là mô tuyến. Đa số ung thư vú, đại tràng, và tuyến tiền liệt là adenocarcinoma.
Carcinoma tế bào đáy (Basal cell carcinoma) là loại ung thư bắt nguồn từ lớp tế bào đáy của biểu bì – lớp ngoài cùng của da người.
Carcinoma tế bào vảy (Squamous cell carcinoma) là ung thư hình thành từ tế bào vảy, là một loại tế bào biểu mô của da, tuy nhiên tế bào vảy cũng hiện diện ở nhiều cơ quan khác, như đường tiêu hóa, phổi, bàng quang, thận,… Dưới kính hiển vi, tế bào vảy có dạng dẹt, giống vảy cá. Carcinoma tế bào vảy đôi khi còn được gọi là carcinoma dạng biểu bì.
Carcinoma tế bào chuyển tiếp (Transitional cell carcinoma) là loại ung thư hình thành từ mô biểu mô có tên mô chuyển tiếp. Loại mô này được tạo bởi rất nhiều lớp tế bào biểu mô lớn nhỏ khác nhau, xuất hiện ở các cơ quan như bàng quang, niệu quản, bể thận, và một vài cơ quan khác. Một số ung thư của bàng quang, niệu quản, thận thuộc loại carcinoma tế bào chuyển tiếp.
5.2 Sarcoma
Sarcoma là những ung thư hình thành trong xương và mô mềm, bao gồm cơ, mỡ, mạch máu, mạch bạch huyết, và mô xơ (chẳng hạn như gân và dây chằng).
Osteosarcoma là loại ung thư xương phổ biến nhất.
Sarcoma mô mềm hay gặp nhất là sarcoma cơ trơn (leiomyosarcoma), sarcoma Kaposi, u mô bào sợi ác (malignant fibrous histiocytoma), sarcoma mỡ (liposarcoma), và sarcom sợi bì lồi (dermatofibrosarcoma protuberans).
5.3 Leukemia
Bệnh bạch cầu (Leukemia) là ung thư bắt nguồn từ những mô tạo huyết của tủy xương. Những ung thư này không hình thành khối u đặc. Thay vào đó, một lượng khổng lồ tế bào bạch cầu bất thường hiện diện trong máu và tủy xương, lấn át các tế bào máu bình thường, dẫn tới nhiều hậu quả như các mô bị thiếu cung cấp ô xy, quá trình đông máu rối loạn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn,…
Có bốn loại bệnh bạch cầu (leukemia) hay gặp, được phân nhóm dựa trên tính chất cấp tính hay mạn tính, và loại tế bào máu mà ung thư khởi phát.
5.4 Lymphoma
Lymphoma là loại ung thư bắt nguồn từ các tế bào lympho (tế bào T và tế bào B). Những tế bào bạch cầu này thuộc hệ miễn dịch, có vai trò chống lại sự nhiễm khuẩn. Với lymphoma, các tế bào lympho bất thường xuất hiện ngày càng nhiều trong các hạch bạch huyết và hệ bạch huyết cũng như ở các cơ quan khác trong cơ thể.
Lymphoma có hai loại chính:
Lymphoma Hodgkin: trong loại lymphoma này có sự xuất hiện của một loại tế bào lympho bất thường tên là Reed – Sternberg (thường có nguồn gốc từ tế bào B).
Lymphoma không Hodgkin: gồm một tập hợp lớn những ung thư khởi phát từ các tế bào lympho, có thể là tế bào B hoặc tế bào T. Tiến triển của bệnh nhanh hay chậm tùy từng bệnh.
5.5 Đa u tủy xương (Multiple myeloma)
Đa u tủy xương là ung thư khởi nguồn từ tương bào – một loại tế bào miễn dịch. Tương bào bất thường sinh ra từ tủy xương và hình thành khối u trong xương. Đa u tủy xương còn có tên khác là bệnh Kahler.
5.6 Ung thư hắc tố (Melanoma)
Ung thư hắc tố bắt nguồn từ các tế bào hắc tố, là những tế bào chuyên sản sinh ra melanin – chất tạo nên màu sắc da. Đa số ung thư hắc tố xuất hiện trên da, nhưng cũng có thể xuất hiện tại những mô khác như mắt.
5.7 U não và tủy sống
Có rất nhiều loại u não và tủy sống khác nhau. Tên của khối u được đặt dựa trên loại tế bào tạo nên u và vị trí khởi phát đầu tiên của u trong hệ thần kinh trung ương, ví dụ như u tế bào sao bắt nguồn từ những tế bào thần kinh đệm hình sao. Các khối u não có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư).
5.8 Các loại khối u khác
U tế bào mầm (Germ Cell Tumors)
U tế bào mầm là loại u có nguồn gốc từ những tế bào mà sau này phát triển thành trứng hoặc tinh trùng. Những khối u này có thể xuất hiện tại bất kỳ đâu trong cơ thể và cũng có thể là lành tính hoặc ác tính.
U thần kinh nội tiết (Neuroendocrine tumors)
U thần kinh nội tiết hình thành từ những tế bào chế tiết nội tiết tố vào trong máu để đáp ứng lại các tín hiệu thần kinh. Những khối u này (có thể lành tính hoặc ác tính) sẽ chế tiết nhiều nội tiết tố hơn bình thường, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
U carcinoid
U carcinoid là một loại u thần kinh nội tiết. Chúng phát triển chậm, thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (đặc biệt là trực tràng và tiểu tràng). U carcinoid có thể lan tới gan và những nơi khác trong cơ thể, và tiết ra các chất như serotonin hay prostaglandin, gây nên hội chứng carcinoid.
Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Tường Huân đã có 20 năm kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán và điều trị phẫu thuật và hóa trị bệnh lý ung thư. Bác sĩ Huân từng có thời gian công tác dài tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 đến 2017 và hiện nay công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park từ tháng 03/2017.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Ung Thư Là Gì? – Sàng Lọc Ung Thư
1- KHÁI NIỆM
Định nghĩa: ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [1].
2- SỰ KHÁC NHAU GIỮA TẾ BÀO UNG THƯ VÀ TẾ BÀO LÀNH
Một số đặc tính cơ bản của bệnh ung thư [2]
Tính chất xâm lấn: Khối u xâm lấn vào các tổ chức xung quanh giống như hình “con cua” với các càng cua bám chặt vào tổ chức xung quanh, phá hủy tổ chức lành, không di động khi sờ nắn. Cũng vì thế người ta lấy biểu tượng chống ung thư là một người cầm kiếm chiến đấu với con cua. Đây là đặc tính quan trọng nhất của bệnh ung thư giúp phân biệt với các u lành tính là các u vỏ bọc, ranh giới rõ, không xâm lấn, di động khi sờ nắn.
Tính chất di căn: Di căn là hiện tượng một hay nhiều tế bào ung thư di chuyển từ vị trí nguyên phát sang vị trí mới, cách vị trí nguyên phát một khoảng cách nào đó, tiếp tục quá trình tăng trưởng tại vị trí mới và cuối cùng gây tử vong. Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh song chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn (hình 1).
Hình 1: Tính chất di căn của tế bào ung thư
Tính chất tái phát: Một trong những đặc tính căn bản của ung thư là hay tái phát sau điều trị dù đã điều trị triệt căn, bệnh có thể khỏi song có tỷ lệ tái phát nhất định. Tùy từng bệnh và giai đoạn bệnh mà tỷ lệ tái phát khác nhau. Tái phát sau điều trị có thể là tái phát tại chỗ, tại vùng, di căn xa ở các vị trí khác. Tái phát sau điều trị luôn là vấn đề trăn trở đối với các bác sĩ điều trị, ảnh hưởng tới kết quả điều trị và tâm lý người bệnh. Tuy nhiên một số trường hợp tái phát vẫn có thể điều trị khỏi. Tái phát thường xảy ra vào những năm đầu sau điều trị, nên theo dõi định kỳ sau điều trị trong thời gian 5 năm đầu là rất quan trọng nhằm phát hiện sớm tái phát để điều trị kịp thời, hy vọng mang lại hiệu quả cao hơn.
3- QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH UNG THƯ
Ung thư là bệnh mạn tính. Mỗi loại ung thư đều trải qua nhiều biến cố theo thứ tự thời gian. Từ 1 tế bào, qua quá trình khởi phát dẫn đến những biến đổi mà không thể khồi phục kết quả là hình thành ung thư. Nếu không có sự sửa chữa hoặc có nhưng không kết quả thì cuối cùng ung thư sẽ có biểu hiện trên lâm sàng và dẫn đến tử vong. Bệnh sử tự nhiên của ung thư chính là tổng những quá trình diễn biến theo thời gian, trong đó tiến triển tự nhiên của ung thư có thể chia thành 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn tiền ung thư và tiền lâm sàng: chiếm 75% thời gian bệnh sử tự nhiên với 30 lần nhân đôi tế bào đạt số lượng 109 tế bào tương đương với thể tích 1 cm3 trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Giai đoạn lâm sàng: chiếm 25% thời gian tiến triển tự nhiên với sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng [2].
4- PHÂN LOẠI CÁC BỆNH UNG THƯ
Bệnh ung thư được phân ra làm 3 nhóm chính: ung thư biểu mô, ung thư mô liên kết và ung thư tổ chức đặc biệt [3]:
o Ung thư biểu mô (carcinoma): từ các tế bào biểu mô của các tạng, các cơ quan. Ví dụ như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, đại trực tràng, gan…
o Ung thư tổ chức liên kết (sarcoma): từ các tế bào của tổ chức liên kết của cơ thể. Ung thư tổ chức liên kết bao gồm ung thư tế bào xơ, ung thư tế bào mỡ, ung thư tế bào sụn, ung thư xương,… Ung thư của cơ quan tạo huyết (máu, hạch lympho) là một dạng đặc biệt của ung thư tổ chức liên kết (hematosarcoma).
o Ung thư tổ chức đặc biệt:
Màng não
Thần kinh
Sợi thần kinh
Ung thư nguyên bào thần kinh
Ung thư máu
Ung thư hắc tố
Ung thư tổ chức bào thai: chửa trứng xâm nhập, ung thư nguyên bào nuôi
5- CÁC TRIỆU CHỨNG BÁO HIỆU UNG THƯ
Là những dấu hiệu lâm sàng xuất hiện tương đối sớm có thể giúp chẩn đoán sớm được một số bệnh ung thư. Các dấu hiệu này thường nghèo nàn, ít đặc hiệu, ít ảnh hưởng tới người bệnh nên dễ bị bỏ qua [4]
Ho kéo dài là triệu chứng báo hiệu của ung thư phế quản.
Xuất huyết, tiết dịch bất thường báo hiệu nhiều bệnh ung thư như chảy máu bất thường âm đạo báo hiệu ung thư cổ tử cung; ỉa ra máu, nhầy báo ung thư đại trực tràng; chảy dịch bất thường đầu núm vú báo động ung thư vú.
Thay đổi thói quen đại, tiểu tiện báo động ung thư đại trực tràng, ung thư tiết niệu sinh dục.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài là triệu chứng sớm của ung thư đường tiêu hóa.
Đau đầu, ù tai 1 bên là dấu hiệu sớm của ung thư vòm mũi họng.
Nói khó báo động ung thư thanh quản, nuốt khó báo động ung thư thực quản.
Nổi u, cục cứng, phát triển nhanh báo động ung thư vú, ung thư phần mềm.
Vét loét dai dẳng khó liền báo động ung thư môi, lưỡi, dạ dày..
Thay đổi tính chất, kích thước nốt ruồi báo hiệu ung thư hắc tố.
Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau báo động hạch ác tính.
6- CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ
Đặc tính của tổ chức và tế bào ung thư là phát triển mạnh tại chỗ, xâm lấn ra các vùng xung quanh, di căn xa vào hệ thống bạch huyết và các cơ quan. Vì thế để điều trị bệnh có hiệu quả, thường phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có chỉ định điều trị riêng của nó, song có thể tóm tắt một cách ngắn gọn [5]:
o Phẫu thuật là phương pháp điều trị tại chỗ. o Xạ trị là phương pháp điều trị tại vùng. o Hoá chất – nội tiết – miễn dịch là những phương pháp điều trị toàn thân
TÓM TẮT
Khái niệm: Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể
Đặc tính cơ bản của bệnh ung thư đó là tính xâm lấn, di căn và tái phát
Quá trình tiến triển bệnh ung thư qua nhiều giai đoạn trong đó có giai đoạn tiền lâm sàng và giai đoạn lâm sàng
Phân loại bệnh ung thư gồm hai loại chính là ung thư biểu mô, ung thư tổ chức liên kết và ung thư tổ chức đặc biệt.
Các triệu chứng báo hiệu sớm bệnh ung thư: Ho kéo dài ,xuất huyết, tiết dịch bất thường, thay đổi thói quen đại, tiểu tiện, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau đầu, ù tai 1 bên, nói khó, nổi u, cục cứng, phát triển nhanh, vét loét dai dẳng khó liền, thay đổi tính chất, kích thước nốt ruồi, nổi hạch bất thường
Các phương pháp chính điều trị bệnh ung thư bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa (hoá chất, nội tiết, miễn dịch…)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/cancer.
Hanahan D, Weinberg RA (January 2000). “The hallmarks of cancer”. Cell. 100 (1): 57–70. doi:10.1016/s0092-8674(00)81683-9.
The Cell: A Molecular Approach. 2nd edition.Cooper GM, Sunderland (MA): Sinauer Associates; 2000. The Development and Causes of Cancer.
http://www.afro.who.int/news/7-warning-signs-cancer.
Cancer Therapeutics. DeVita, Hellman, and Rosenberg’s Cancer: Principles & Practice of Oncology (Cancer Principles and Practice of Oncology)
Polyp Có Phải Là Ung Thư Không?
Polyp thường xuất hiện trong đại tràng, dạ dày với số lượng từ vài cái cho đến hàng nghìn cái. Tình trạng bệnh lý này khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của tình trạng tổn thương này.
1. Polyp là gì? Polyp có phải là ung thư không?
Polyp là một dạng tổn thương có hình dáng giống với một khối u nhưng không phải là u, nó có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời.
Polyp có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí trong cơ thể như dạ dày, ruột non, đạt trực tràng. Trong đó polyp đại tràng có tỷ lệ ung thư cao nhất. Một người mắc bệnh này có thể có hàng chục, hàng trăm thậm chí có đến hàng nghìn polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng và có thể kèm theo hàng chục polyp khác ở ruột non, dạ dày.
2. Polyp có biểu hiện như thế nào?
Tùy thuộc vào vị trí của khối polyp mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.
2.1. Polyp đại tràng
Thông thường, bệnh nhân bắt đầu có các khối polyp to nhỏ khác nhau trong đại tràng từ tuổi dậy thì nhưng hiếm khi xuất hiện triệu chứng trước tuổi 33.
Có tới hơn 2/3 tổng số bệnh nhân bị polyp không có triệu chứng. Số còn lại thường có biểu hiện như:
Dễ bị tiêu chảy.
Có người bị tiêu chảy xen kẽ với táo bón.
Có người đi ngoài phân có lẫn máu.
Có một số ít trường hợp đi ngoài bình thường nhưng lại có biểu hiện đau quặn bụng dọc theo khung đại tràng.
Có một số bệnh nhân có biểu hiện giống viêm dạ dày mạn tính với triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu.
Khi số lượng polyp trong đại tràng quá nhiều, cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột già có polyp để tránh nguy cơ chuyển thành ung thư đại tràng.
Với số lượng polyp không quá nhiều, từ 50 – 60 khối polyp thì có thể cắt bỏ triệt để qua nội soi đại tràng.
Polyp đại tràng có mức độ phổ biến cao hơn bệnh polyp dạ dày, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 5 – 6% dân số. Những yếu tố làm khởi phát bệnh như là:
Yếu tố cơ địa.
Do di truyền.
Tuổi cao, trên 60 tuổi.
Người béo phì.
Hút thuốc lá.
Uống nhiều bia rượu.
Chế độ ăn nhiều chất béo.
Thiếu chất xơ.
Thiếu calcium.
Thiếu Selenium.
Polyp đại tràng có hai dạng thường gặp đó là polyp tăng sản và polyp tuyến.
Polyp tăng sản:
Dạng này thường có kích thước nhỏ.
Hay gặp ở đoạn cuối của đại tràng: trực tràng và đại tràng Sigma.
Dạng polyp tăng sản rất ít khi trở thành ác tính.
Polyp tuyến:
Có tới 2/3 tổng số polyp đại tràng là polyp tuyến.
Đa số chúng không phát triển thành ung thư, mặc dù chúng có tiềm năng này.
Polyp tuyến lại thường được phân loại theo kích thước, hình dáng và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết.
Polyp tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Vì vậy các khối polyp lớn cần phải sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn rồi gửi đi làm giải phẫu bệnh
Rất khó để phân biệt hai dạng polyp này nếu chỉ dựa trên hình ảnh nội soi, do đó các polyp tăng sản vẫn được cắt bỏ và gửi đi làm tế bào học giống như polyp tuyến.
Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất để phát hiện polyp đại tràng và tiến hành cắt bỏ khi phát hiện ra chúng. Ngoài ra, phương pháp chụp đại tràng cản quang cũng có thể phát hiện các khối polyp mặc dù độ chính xác không cao lắm.
2.2. Polyp dạ dày
Polyp dạ dày là các khối u lành tính, có kích thước từ 3-4mm cho đến 2 – 3 cm phát triển trên bề mặt dạ dày. Số lượng polyp dạ dày có thể chỉ là 1- 2 cái, nhưng cũng có khi đến 5 – 10 cái hoặc đến hàng chục cái. Theo các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 1% dân số mắc phải căn bệnh này.
Các triệu chứng thường gặp của polyp dạ dày đó là:
Đầy bụng, khó tiêu.
Đau tức vùng bụng trên rốn.
Khi các khối polyp có kích thước lớn sẽ gây chảy máu rỉ rả, gây nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
Tình trạng này nếu không được phát hiện và cắt bỏ polyp kịp thời, bệnh nhân sẽ bị thiếu máu mạn tính với các triệu chứng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xanh xao, sụt cân.
Nội soi dạ dày qua miệng hoặc qua mũi là phương pháp duy nhất để chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết dạ dày để xem polyp dạ dày có chuyển thành ung thư dạ dày hay không.
Nguyên nhân gây ra các loại polyp dạ dày đó là do:
Nhiễm vi khuẩn Hp.
Hút thuốc lá.
Uống rượu bia.
Dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày liều cao kéo dài trong nhiều năm.
Polyp dạ dày gồm có các dạng chính sau:
Polyp tăng sản:
Dạng này tạo thành một phản ứng viêm mạn tính trong các tế bào lót mặt trong của dạ dày.
Polyp tăng sản hầu như không có khả năng trở thành ung thư dạ dày. Tuy nhiên với những khối polyp tăng sản lớn, có đường kính trên 2cm thì có nguy cơ trở thành ung thư.
Polyp tuyến:
Hình thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của dạ dày.
Dạng này thường xảy ra ở những người bị hội chứng di truyền hiếm được gọi là bệnh polyp u tuyến gia đình.
U tuyến là loại polyp dạ dày phổ biến nhất.
Có nhiều khả năng trở thành ung thư dạ dày.
Như vậy polyp nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành ung thư, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy điều trị polyp bằng cách nào?
3. Cách điều trị polyp
Cách điều trị polyp nói chung là tiến hành cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi, nếu phát hiện ra có polyp. Nếu polyp quá to không thể cắt bằng nội soi, bác sĩ sẽ xử trí bằng phương pháp phẫu thuật.
Với những polyp to ở đại tràng đã chuyển sang ung thư giai đoạn sớm nếu khối polyp không quá to và chưa dính sâu vào thành ruột già thì bác sĩ vẫn có thể cắt được. Nếu ung thư xâm lấn gây ảnh hưởng đến các đoạn của ruột già thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ chúng.
Sau khi cắt polyp thành công qua nội soi, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nội soi kiểm tra lại trong vòng 3 – 6 tháng sau đó. Nếu bệnh nhân ổn định, sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra trong vòng 1 – 3 năm tiếp theo. Trong quá trình theo dõi, nếu phát hiện polyp tái phát, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối polyp tái phát qua nội soi.
4. Cách phòng tránh polyp
Không nên hút thuốc lá.
Không uống rượu bia.
Tăng cường tập thể dục.
Tránh tình trạng béo phì.
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Hạn chế ăn chất béo và thịt có màu đỏ.
Bổ sung thêm calcium từ thức ăn và sữa.
Như vậy, polyp không phải là ung thư và đa phần là lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp có thể hóa ác tính thành ung thư, do đó khi phát hiện có polyp cần phải được điều trị kịp thời và theo dõi để phòng tránh bệnh chuyển thành ung thư.
Đại tràng và dạ dày là hai cơ quan thường xuất hiện polyp nhất. Nội soi dạ dày, nội soi đại tràng vừa giúp chẩn đoán vừa là phương pháp điều trị polyp tốt nhất hiện nay. Với những trường hợp khối polyp lớn, không thể cắt qua nội soi, sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.
Khoa Nội soi – Tiêu hóa là một trong những chuyên khoa mũi nhọn tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bạn đang xem bài viết Sự Thực Ai Cũng Có Tế Bào Ung Thư trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!