Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Trỗi Dậy Của Định Nghĩa Internet Of Thing mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chúng ta đều muốn làm cho cuộc sống của mình đơn giản hoá và dễ dàng hơn Và một định nghĩa mới đó là Internet Of Thing ra đời để định nghĩa những thiết bị kết nối internet gắn liền với cuộc sống thường nhật của con người.CES 2016, triển lãm công nghệ thường niên tại Las Vegas chứng kiến nhiều công nghệ Internet Of Thing hơn bao giờ hết. Tương lai đã tới – Công nghệ có nghĩa với cuộc sống con người.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của thiết bị thông minh
Sau khi làm tốt những gì cốt lõi nhất, các thiết bị công nghệ giờ đây phải đáp ứng nhu cầu mới của con người. Tất cả thiết bị đều phải kết nối xuyên suốt với nhau, phục vụ cho cuộc sống của con người không chỉ ở bên ngoài, mà căn nhà của họ giờ đây còn phải thông minh.
Internet Of Thing – định nghĩa được đặt ra cho giai đoạn phát triển tiếp theo của các thiết bị thông minh kết nối internet. Con người có thể điều khiển, kiểm soát tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống bằng các thiết bị công nghệ hay nói cách khác công nghệ phải gắn liền với những hoạt động nhỏ nhất và khiến nó dễ dàng hơn.
CES 2016 – Cột mốc Internet Of Thing
CES thường niên được tổ chức tại Las Vegas năm nay được đánh dấu là kì CES 2016 nổi bật nhất từ trước đến nay vì chủ đạo là các công nghệ Internet Of Thing. Trong đó không thể phủ nhận sự nổi bật của các công nghệ mà Samsung mang đến CES 2016.
Samsung không chỉ giới thiệu từng sản phẩm mới riêng lẻ mà chính những sản phẩm đó đóng vai trò mắt xích kết nối với nhau trong hệ sinh thái Internet Of Thing của Samsung. Các công nghệ của Samsung đặt con người ở trung tâm, các thiết bị công nghệ phục vụ cho cuộc sống con người, và làm cuộc sống dễ dàng hơn.
Một hệ sinh thái nhà thông minh được Samsung tạo ra tại CES 2016, đặc biệt các sản phẩm gia dụng của Samsung được tích hợp sâu công nghệ Internet Of Thing. Trung tâm của ngôi nhà với tủ lạnh Family Hub, người dùng dễ dàng quản lí quản lí thực phẩm, mua sắm trực tuyến, kết nối với các thành viên trong gia đình, thậm chí bạn có thể đứng ở siêu thị và kết nối với tủ lạnh của mình để chắc rằng bạn không quên thứ gì cho buổi tối.
Hơn nữa, Family Hub có thể chiêu đãi khách của bạn bằng những bài nhạc du dương từ dàn loa tích hợp, hay không để bạn bỏ lỡ chương trình đá bóng yêu thích từ chức năng Screen Mirroring từ SmartTV. Các thành viên trong gia đình của bạn cũng có thể sử dụng Family Hub như một nơi để chia sẻ ảnh yêu thích. Trước đây, bạn có nghĩ với 1 chiếc tủ lạnh bạn có thể làm mọi thứ như vậy hay không?
Tủ lạnh Family Hub được giới thiệu tại hội chợ công nghệ CES 2015 giúp người dùng dễ dàng quản lí quản lí thực phẩm, mua sắm trực tuyến, kết nối với các thành viên trong gia đình
Hay cả với máy giặt AddWash mới, quần áo của bạn có thể được bỏ vào ngay cả khi máy đang giặt, và thời gian giặt chỉ mất 50% so với trước đây. Các công nghệ mới của Samsung bổ trợ con người ở mọi mặt của việc giặt giũ.
Ở máy giặt cửa trên Samsung activewash™ Top Load Washer với bảng điều khiển Mid Control, bồn giặt activewash™ có kích thước lớn hơn và sâu hơn để cung cấp một không gian tối ưu hơn cho công đoạn giặt sơ bằng tay.
Bạn có thể dễ dàng ngâm và giặt sơ quần áo với tia nước trong bồn rồi đưa quần áo và nước trực tiếp vào lồng giặt để bắt đầu chu trình giặt.
Máy giặt AddWash mới, quần áo của bạn có thể được bỏ vào ngay cả khi máy đang giặt, và thời gian giặt chỉ mất 50% so với trước đây
Và ước mơ điều khiển máy hụt bụi đi vệ sinh khắp ngôi nhà trong lúc đang tận hưởng bộ phim yêu thích cũng đã thành hiện thực với Samsung POWERbot. Tính năng kết nối không dây thông minh Smart Control Wi-Fi cho phép người dùng điều khiển chuyển động của máy từ xa bằng điện thoại thông minh.
Tính năng Chọn & Thực hiện “Select & Go™” tạo ra một bản đồ ảo của toàn bộ ngôi nhà trên ứng dụng điện thoại thông minh của bạn, với mỗi căn phòng có thể được đặt tên riêng. Từ bản đồ này bạn sẽ chọn các khu vực hoặc phòng cụ thể trong nhà có thể cần vệ sinh, rồi nhấn vào một khu vực hoặc phòng để máy di chuyển đến đó. Hệ thống dẫn đường kỹ thuật số nâng cao giúp máy “thấy được” hành trình của mình và vệ sinh sạch sẽ ngôi nhà để bạn không cần động đến ngón tay.
Tính năng kết nối không dây thông minh Smart Control Wi-Fi của Samsung POWERbot cho phép người dùng điều khiển chuyển động của máy từ xa bằng điện thoại thông minh.
Công nghệ gắn kết với cuộc sống con người, làm cho cuộc sống dễ dàng hơn thì những sáng tạo công nghệ đó mới thật sự có nghĩa. Đó cũng chính là những gì Samsung muốn mang đến cho người dùng của mình. Cuộc sống dễ dàng hơn với công nghệ của Samsung.
Theo VienamNet
Internet Of Things Là Gì ? Cấu Trúc Của Một Hệ Thống Internet Of Things
Internet of things là gì ?
Thuật ngữ Internet of things (viết tắt là IoT) được hiểu một cách đơn giản là một mạng lưới vạn vật kết nối với nhau thông qua Internet. Chúng bao gồm các đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình và tất cả có khả năng truyền tải hay trao đổi thông tin hay dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và quan trọng hơn là sự có mặt của Internet. Nói đơn giản IoT là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối mọi thứ lại với nhau với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng chúng ta đang sử dụng các loại thiết bị có ứng dụng thuật ngữ này hàng ngày đấy. Đó là các kết nối Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, cảm biến hồng ngoại…Thông qua các thiết bị điện tử gia dụng, điện tử thông minh như điện thoại, máy tính bảng, ipad, tivi thông minh, nhà thông minh, tai nghe, bóng đèn hay nhiều thiết bị khác nữa. Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu trên thế giới hiện nay dự báo rằng đến năm nay tức 2020. Trên thế giới sẽ có hơn 50 tỷ đồ vật, thiết bị, máy móc,…được kết nối internet với nhau và dĩ nhiên là trong tương lai con số này còn tăng lên nữa. Và số liệu thống kê cụ thể ở năm 2020 như sau:
50 ngàn tỷ Gb dữ liệu đã được sử dụng.
Có hơn 25 tỷ hệ thống nhúng cũng như hệ thống thông minh khác
Đem lại nguồn thu nhập 4 tỷ USD
Có 4 tỷ người kết nối với nhau thông qua các hình thức kết nối từ IoT
Sản xuất và phát triển hơn 25 triệu ứng dụng
Lịch sử phát triển và hình thành của hệ thống Internet of things (IoT)
Thuật ngữ ” Internet of things”( viết tắt là IoT) dạo gần đây xuất hiện khá nhiều và thu hút không ít sự quan tâm chú ý của thế giới công nghệ. Vì sự bùng nổ của IoT trong tương lai sẽ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống, công việc và xã hội loài người. Thực tế thì Internet of things đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên mãi đến những năm 1999 cụm từ IoT mới được đưa ra bởi Kevin Ashton, Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như một số loại cảm biến khác.
Năm 1999, Kevin Ashton lần đầu tiên đề cập đến Internet of Things tại buổi thuyết trình của công ty Procter & Gamble.
Năm 2000 – 2013, Internet of things (IoT) được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực đời sống như đồ gia dụng, thiết bị chăm sóc sức khỏe. Một số sản phẩm tiêu biểu như: Fibit – đồng hồ theo dõi sức khỏe, máy tạo nhịp tim không dây, dịch vụ vận chuyển hàng không,…
Năm 2014, số lượng thiết bị di động và máy móc kết nối với internet vượt dân số thế giới lúc bấy giờ.
Và cuối cùng đến năm 2015, các mô hình robot IoT, trang trại IoT được công bố và đưa vào ứng dụng cũng như phát triển cho đến ngày nay.
Cấu trúc của một hệ thống Internet of things (IoT)
Với một hệ thống IoT chúng sẽ bao gồm 4 thành phần chính đó là thiết bị hay còn gọi là (Things), tram kết nối hay cổng kết nối (Gateways), hạ tầng mạng hay các điện toán đám mây (Network and Cloud) và bộ phân tích và xử lý dữ liệu (Services-creation and Solution Layers).
Thông thường các cảm biến sẽ có nhiệm vụ cảm nhận các tín hiệu từ môi trường như nhiệt độ, áp suất, ánh sáng, chuyển động, tia nhiệt,…Và chuyển chúng thành các dạng dữ liệu trong môi trường internet. Sau đó các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra các thay đổi theo ý của người tiêu dùng. Và dĩ nhiên thì quá trình này diễn ra khá nhanh, hiện nay chúng thường được ứng dụng thông qua các app trên điện thoại hay trên máy vi tính, laptop,…
Các đặc tính cơ bản của Internet of things (IoT)
Hệ thống IoT sẽ bao gồm các đặc trưng như sau:
Tính không đồng nhất: các thiết bị trong IoT là không đồng nhất vì nó có phần cứng khác nhau cũng như network khác nhau. Các thiết bị giữa các network có thể tương tác với nhau nhờ vào sự liên kết của các network.
Tính kết nối liên thông (interconnectivity): với hệ thống IoT thì bất cứ điều gì, vật gì, máy móc gì cũng có thể kết nối với nhau thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.
Sẽ có quy mô lớn: Sẽ có một số lượng rất lớn các thiết bị, máy móc, được quản lý và giao tiếp với nhau. Số lượng này lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng các thông tin được truyền bởi thiết bị sẽ lớn hơn nhiều so với được truyền bởi con người.
Có thể thay đổi linh hoạt: các trạng thái của các thiết bị điện tử, máy móc có thể tự động thay đổi như ngủ và thức dậy, kết nối hoặc bị ngắt, vị trí thiết bị đã thay đổi, và tốc độ đã thay đổi… Hơn nữa, số lượng thiết bị có thể tự động thay đổi tùy vào cách mà chúng ta muốn.
Các yêu cầu của một Internet of things (IoT)
Các yêu cầu để có thể trở thành một IoT sẽ rất cao và khắc khe. Chính vì thế mà để có thể thỏa mãn thì cần phải có các tiêu chí như sau:
Có kết nối dựa trên sự nhận diện
Có nghĩa là các đồ vật, máy móc, thiết bị hay gọi chung là “Things” phải có tên hay địa chỉ ID riêng biệt. Hệ thống IoT cần hỗ trợ các kết nối giữa các “Things”, và kết nối được thiết lập dựa trên định danh (ID) của Things.
Khả năng quản lý
Khả năng bảo mật
Dịch vụ thỏa thuận
Dịch vụ này để có thể được cung cấp bằng cách thu thập, giao tiếp và xử lý tự động các dữ liệu giữa các “Things” dựa trên các quy tắc được thiết lập bởi người vận hành hoặc tùy chỉnh bởi các người dùng.
Khả năng cộng tác
Khả năng này cho phép hệ thống IoT có khả năng tương tác qua lại giữa các network và Things một cách dễ dàng.
Khả năng tự quản của network
Chúng sẽ bao gồm tự quản lý, tự cấu hình, tự khắc phục lỗi, tự tối ưu hóa và tự có cơ chế bảo vệ. Điều này cần thiết để network có thể thích ứng với các tên mền ứng dụng khác nhau, môi trường truyền thông khác nhau, và nhiều loại thiết bị khác nhau,…
Các khả năng dựa vào vị trí (location – based capabilities)
Plug and play
Hệ thống IoT bắt buộc các “Things” phải được plug – and – play một cách dễ dàng và tiện dụng. Điều này giúp dễ dàng cho việc mới bắt đầu sử dụng
Ứng dụng nổi bật của hệ thống Internet of things (IoT)
Có thể nói IoT có mặt trong hầu hết các lĩnh vực đời sống của chúng ta hiện nay từ văn hóa, du lịch, giáo dục, y học, truyền thông,…Tất cả các lĩnh vực trên đều được ứng dụng từ các thành tựu của IoT cả. Như trước đây nếu chúng ta muốn thông tin liên lạc với nhau thì không còn cách nào khác đó là viết thư và truyền thư thông qua người giao nhận. Còn bây giờ thì thông qua các thiết bị thông minh, chúng được kết nối với nhau thông qua hệ thống wifi, 3G hay các ứng dụng riêng của từng hãng. Chưa đầy 10s chúng ta đã có thể gửi tin nhắn đến một người hay nhiều người khác. Bên cạnh đó thì còn có nhiều ứng dụng khác như:
Quản lý môi trường.
Quản lý hệ thống máy móc
Hệ thống mua sắm trực tuyến
Hệ thống kiểm soát an ninh
Nhà thông minh
Ứng dụng quản lý toàn bộ thiết bị cá nhân thông qua việc động bộ
Các vấn đề của một hệ thống Internet of things (IoT)
Đi đôi với sự tiện ích và thực dụng thì bao giờ cũng kèm theo những bất cập cả. Và hệ thống IoT cũng không phải là ngoại lệ đúng không nào. Thật vậy, trong hệ thống chúng ta sẽ thấy những khó khăn mà hiện tại chưa được khắc phục triệt để . Có thể đến một số như:
Chưa có nền tảng và ngôn ngữ chung
Như trên mình có trình bày thì một hệ thống IoT sẽ được kết nối với nhau thông qua các Things tức là các thiết bị, máy móc, điện tử,…Tuy nhiên với từng thiết bị IoT thì lại được lập trình trên một nền tảng cũng như ngôn ngữ riêng. Điều này rất khó khăn trong vấn đề giao tiếp qua lại giữa các thiết bị. Đã có giải pháp là dùng đến giao thức, tuy nhiên thì các giao thức lại chưa hoàn toàn đồng nhất nên dẫn đến tình trạng thông tin không được xử lý hoặc xử lý sai. Không chỉ vậy, nền tảng của các thiết bị cũng không đồng nhất, do vậy nên khá phức tạp khi thực hiện tùy chỉnh hoặc liên kết các thiết bị.
Hàng rào subnetwork
Các thiết bị IoT chủ yếu kết nối đến máy chủ trung tâm quản lý. Tuy nhiên mỗi hệ thống IoT lại có một subnetwork (mạng con) riêng, và các thiết bị giữa các subnetwork khác nhau chưa hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau. Và bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể tích hợp và trao đổi thông tin giữa chúng khi cần thiết.
Chi phí cao
Thiết kế, độ bền, bản quyền dữ liệu,…. đòi hỏi chi phí khá cao khi sản xuất các thiết bị IoT, điều này làm giảm độ phủ sóng của công nghệ hiện đại này, chỉ một bộ phận người dùng có thể tiếp cận và thường xuyên sử dụng chúng.
Bên cạnh đó, phần cứng và phần mềm của thiết bị thường đi chung với nhau, người dùng chưa thể tự do kết hợp thiết bị của mình với công ty khác hoặc phần mềm khác đã được cải tiến. Các thiết bị thường được đồng bộ nên khi thay chi tiết lẻ rất phức tạp.
Tác động đến Xã hội
Theo một nghiên cứu khác, phần lớn các thiết bị IoT sử dụng các kim loại nặng và kim loại đất hiếm, các hóa chất có độc tính cao. Linh kiện điện tử thường chôn ở những bãi rác thông thường. Chính vì vậy nhu cầu khai thác kim loại đất hiếm tăng, chi phí cho con người và môi trường cũng không hề nhỏ.
IoT và Quản lý dữ liệu
Với một lượng thiết bị khổng lồ như vậy, thì IoT sẽ chứa các dữ liệu ở đâu và việc dọn dẹp, xử lý sẽ như thế nào? Cần phải tách biệt việc lưu trữ thô và nhu cầu lưu trữ lâu dài với nhu cầu truy cập nhanh vào thông tin về dữ liệu. Theo nhà phân tích của IDC Natalya Yezhkova, 87 exabyte dung lượng lưu trữ sẽ được chuyển đến các hệ thống xử lý (workload) IoT vào năm 2021. Các trung tâm dữ liệu sẽ phải được thiết lập để xử lý tất cả những dữ liệu này.
Hướng phát triển tiếp theo của hệ thống Internet of things (IoT)
Với những lợi ích to lớn mà IoT đã mang lại thì nhu cầu về một định hướng phát triển lâu dài là điều hiển nhiên phải có. Thông qua đó chúng sẽ được nghiên cứu và phát triển hơn nhằm giải quyết những vấn đề mà hiện tại chúng ta chưa giải quyết cũng như chưa tối ưu được. Và cụ thể thì chúng ta có thể tham khảo qua một số định hướng về các lĩnh vực khác nhau như:
Công nghệ True Wireless kết nối thiết bị không dây
Các hình thức và giao thức kết nối hiện tại đa số là thông qua dây, chúng rất bất tiện và có nguy cơ gây sự cố trong quá trình vận hành. Việc sử dụng công nghệ không dây đa dạng sẽ giúp chi phí sản xuất thiết bị IoT giảm. Các công nghệ mới như SIgfox, LoraWAN, 3GPP xuất hiện bên cạnh Wimax, Bluetooth, Wifi, LTE,… được sử dụng để liên kết các phần khác nhau của IoT.
Nhà thông minh (Smart home)
Nhà thông minh cũng là một trong các dự định trong tương lai của hệ thống IoT. Chúng không chỉ hiện đại, sang trọng mà còn đậm chất tương lai. Tuy nhiên theo hiện nay các thiết bị Smart home đang có giá thành khá cao so với mức thu nhập bình quân của chúng ta, không phải ai cũng có thể sở hữu. Việc thay thế cũng như tối ưu các linh kiện hiếm và đắt đang là mục tiêu của các công ty công nghệ IoT để phủ nhanh IoT ra khắp thị trường.
Thành phố thông minh (Smart City)
Mô hình thành phố được áp dụng công nghệ thông tin – điện tử viễn thông – tự động hóa nhằm nâng cao năng lực quản lý chính quyền, nâng cao chất lượng cuộc sống. Điều này đòi hỏi mạng lưới thiết bị đồng nhất, không chỉ trách nhiệm của một mà còn nhiều công ty công nghệ cùng nghiên cứu và thiết lập.
Lĩnh vực y tế – chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe là đối tượng tiềm năng của IoT. Những thiết bị thông minh hỗ trợ cho hoạt động khám chữa và điều trị tại bệnh viện, phòng khám, có thể điều chỉnh theo chuyển động và kích thước bệnh nhân mà không cần can thiệp từ con người. Bên cạnh đó các thiết bị giám sát, theo dõi, kiểm tra sức khỏe từ xa luôn là sản phẩm mà người dùng mong đợi.
Bảo mật thông tin và dữ liệu
Để có thể triển khai mô hình IoT tới những nơi quan trọng, các doanh nghiệp cần tăng cường hệ thống bảo mật cho các thiết bị. Nếu chẳng mai các dữ liệu doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức bị mất đi sẽ gây ra các hậu quả không lường.
Những Điều Cần Biết Về Định Nghĩa Internet Of Things
Bộ vi xử lý đủ rẻ và tiết kiệm năng lượng là đủ để kết nối hàng tỷ thiết bị. Việc sử dụng thẻ RFID – chip năng lượng thấp có thể giao tiếp không dây – đã giải quyết được một số vấn đề này, cùng với sự sẵn có ngày càng cao của internet băng thông rộng và mạng di động và mạng không dây. Việc áp dụng IPv6 sẽ cung cấp đủ địa chỉ IP cho mọi thiết bị trên thế giới có thể sẽ cần – cũng là một bước cần thiết để IoT mở rộng quy mô. Kevin Ashton đã mở đầu cho định nghĩa Internet of Things vào năm 1999, mặc dù phải mất ít nhất một thập kỷ nữa để công nghệ bắt kịp tầm nhìn.
Gắn thêm thẻ RFID vào các thiết bị đắt tiền để giúp theo dõi vị trí của chúng là một trong những ứng dụng IoT đầu tiên. Nhưng kể từ đó, chi phí cho việc thêm cảm biến và kết nối internet vào các đối tượng đã tiếp tục giảm và các chuyên gia dự đoán rằng chức năng cơ bản này một ngày có thể chỉ tốn 10 xu, giúp kết nối gần như mọi thứ với internet.
IoT ban đầu thú vị nhất đối với kinh doanh và sản xuất, trong đó ứng dụng của nó đôi khi được gọi là machine-to-machine (M2M), nhưng giờ đây người ta nhấn mạnh vào việc lấp đầy nhà cửa và văn phòng của chúng ta bằng các thiết bị thông minh, biến nó thành thứ gì đó phù hợp với hầu hết tất cả mọi người.
Vậy định nghĩa Interne of Things- IoT là gì?
Định nghĩa Internet of Things, Internet vạn vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt: IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là “thiết bị kết nối” và “thiết bị thông minh”), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu. Mỗi vật được nhận dạng riêng biệt trong hệ thống điện toán “nhúng” và có khả năng phối hợp với nhau trong cùng hạ tầng Internet hiện hữu.
Ứng dụng định nghĩa Internet of Things trong cuộc sống
Một số ứng dụng của định nghĩa Internet of Things trong thực tế có thể kể ra một số thứ như sau:
Quản lí chất thải phế liệu.
Quản lí và lập kế hoạch quản lí đô thị.
Quản lí môi trường.
Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp.
Mua sắm thông minh.
Quản lí các thiết bị cá nhân.
Đồng hồ đo thông minh,dây đeo thông minh…
Tự động hóa ngôi nhà thông minh.
Có thể thấy Internet of Things tác động lên hầu hết các lĩnh vực: quản lý hạ tầng, y tế, xây dựng và tự động hóa, giao thông…. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế, thiết bị IoT có thể được sử dụng để cho phép theo dõi sức khỏe từ xa và hệ thống thông báo khẩn cấp.
Tóm lại, định nghĩa Internet of Things trong tương lai sẽ không còn xa lạ. Và IoT đang và chắc chắn sẽ tạo ra những biến chuyển rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh cũng như công nghệ và trong tất cả các lĩnh vực. Đối với những người đã có kinh nghiệm hoạt động IoT, cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh tốc độ ấy, tạo tiền đề cho việc phát triển sau này.
Iot Internet Of Things Là Gì?
Khái niệm IoT Internet of Things là gì?
Thực tế, iot Internet of things là gì? đã manh nha xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước. Tuy nhiên mãi đến năm 1999 cụm từ IoT mới được đưa ra bởi Kevin Ashton, ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn toàn cầu cho RFID (một phương thức giao tiếp không dây dùng sóng radio) cũng như một số loại cảm biến khác.
Theo định nghĩa từ Wikipedia cho biết:
Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
Hay có thể hiểu một cách đơn giản IoT Internet of Things là gì? thì đó là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau.Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wifi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại,… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác.
Mạng lưới kết nối khổng lồ, vô tận này đem đến nhiều lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Xe hơi thông minh hay nhà thông minh là những ví dụ điển hình. Hãy tưởng tượng bạn vừa thức dậy, lập tức chiếc đồng hồ báo thức báo hiệu cho máy cà phê, đồng thời rèm cửa cũng tự động được kéo và vòi hoa sen cũng tự động mở nước cho bạn. Một ví dụ khác, bạn bị trễ buổi họp vì kẹt xe, chiếc xe hơi của bạn sẽ lập tức gửi tin nhắn thông báo đến nhân viên của bạn hoặc tìm một hướng đi khác.
Trên diện rộng, một khi công nghệ đã phát triển đến một tầm cao mới nó có thể biến thành phố thành các siêu đô thị thông minh nhằm giải quyết các vấn đề như thiếu hụt năng lượng, quản lý rác thải. Khả năng ứng dụng IoT vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta là vô tận.
Việt Nam đón đầu xu hướng IoT Internet of Things như thế nào?
Về nền tảng kết nối IoT, với chiến lược đến 2020 về cơ bản mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân sở hữu một điện thoại thông minh và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên IoT trước thì Việt Nam sẽ là một trong số ít những nước đảm bảo tốt cho hạ tầng kết nối IoT. Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là hạ tầng viễn thông tốt, có một số doanh nghiệp viễn thông mạnh có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Bộ thông tin và Truyền thông cũng đã quy hoạch đủ số điện thoại, địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT.
IoT là một ngành công nghiệp, mà đầu tiên là ngành công nghiệp sản xuất sensor. Điện thoại di động đã là một ngành công nghiệp khổng lồ vì mỗi người dân đề sở hữu một chiếc điện thoại, tổng đầu máy lên đến 6-7 tỷ máy. Nhưng IoT lớn hơn rất nhiều, nó sẽ là hàng trăm, hàng nghìn tỷ thiết bị. Việt Nam cần đi thẳng vào sản xuất thiết bị IoT phải bắt đầu từ làm chủ thiết kế, tích hợp thành sản phẩm thương mại hoàn chỉnh, làm chủ công nghệ cốt lõi. Đó là cơ hội cho ngành công nghiệp IoT Việt Nam.
Mặt khác, tâm điểm của IoT Internet of Things là gì? đó chính là việc xây dựng các nhà máy thông minh (Smart Factory). Thế nhưng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tiếp cận với cuộc cách mạng được xác định là sẽ thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới. Các nhà máy sản xuất đang tìm kiếm giải pháp công nghệ hiện đại trong nền công nghiệp 4.0 nhằm mục đích giám sát và sáng tạo ra các nhà máy thông minh của riêng họ.
ITG là đối tác đáng tin cậy triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp và chiến lược công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 trong việc ứng dụng IoT vào trong nhà máy sản xuất. Là giải pháp ERP Việt đầu tiên ứng dụng IoT vào nhà máy sản xuất, đứng số 1 Việt Nam về chuyên biệt cho các ngành (bao bì, cơ khí, dược phẩm,…) được thiết kế, phát triển bài bản theo chuẩn mực quốc tế và triển khai thành công cho nhiều doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam.
Như vậy, để phát triển công nghệ IoT các doanh nghiệp Việt Nam dù là tư nhân hay nhà nước cần hiểu rõ IoT Internet of Things là gì? Từ đó, phải đi trước đầu tư, phải tạo ra công việc để thu hút những người có kinh nghiệm về lĩnh vực IoT từ đó trở thành hạt nhân tạo ra nguồn nhân lực cho Việt Nam. Cách tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất là tạo ra công việc thách thức. Việc sẽ tạo ra người. Việc vĩ đại sẽ tạo ra người vĩ đại.
Bạn đang xem bài viết Sự Trỗi Dậy Của Định Nghĩa Internet Of Thing trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!