Xem Nhiều 6/2023 #️ Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? # Top 14 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Quản lý chất lượng dự án là khâu quan trọng trong công tác quản lý dự án. Quản lý chất lượng của dự án là tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý, là một quá trình nhằm đảm bảo cho dự án thoả mãn tốt nhất các yêu cầu và mục tiêu đề ra, nhằm nâng cao chất lượng dự án góp phần giảm chi phí sản xuất; tăng suất lao động; tăng lợi thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp.

Quản lý chất lượng dự án mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Quản lý chất lượng dự án tốt sẽ quyết định đến sự thành công của dự án, cụ thể:

Chúng đảm bảo có một kế hoạch đúng đắn để thực hiện các mục tiêu chiến lược.

Đảm bảo công việc đang được triển khai và thực hiện theo đúng tiến độ và mục tiêu đề ra.

Đảm bảo phát hiện và giải quyết kịp thời các rủi ro trong quá trình thực hiện dự án như: tranh luận, thiếu nguồn lực, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ kém, vượt ngân sách đã đề ra, tiến trình dự án chậm trễ,…

Đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng mục tiêu đề ra. Tránh sự mơ hồ và không tập trung – đảm bảo quá trình dự án được thực hiện xuyên suốt.

Đảm bảo tiến độ của dự án luôn được theo dõi và báo cáo liên tục.

Khách hàng có thể theo dõi những gì bạn làm có đúng với mục tiêu ban đầu không.

Học được từ những thành công và thất bại của các dự án trong quá khứ.

Cải tiến quan hệ giữa người thực hiện dự án với khách hàng, rút ngắn thời gian triển khai, giảm chi phí, tăng chất lượng và độ tin cậy, cải tiến năng suất lao động, phối hợp nội bộ tốt hơn, nâng cao tinh thần làm việc.

Lưu ý (*): Những lợi ích có được từ việc quản lý có thể sẽ mất mát nhiều nếu như không tiến hành quản lý một cách hệ thống và khoa học. Cách tốt nhất là áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng đã được thừa nhận như: bộ tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9000… và biết các công cụ quản lý chất lượng để cải tiến chúng.

Quy trình quản lý chất lượng dự án bao gồm những gì?

1. Lập kế hoạch chất lượng dự án (Project Quality Plan)

Đây là giai đoạn xác định các yêu cầu của dự án bao gồm: Tiến độ, chất lượng, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các yêu cầu kiểm tra và nghiệm thu…từ đó lên định hướng để hoàn thiện các yêu cầu này. Lập kế hoạch quản lý chất lượng dự án phải phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, hệ thống quản lý chất lượng hiện hành và khai thác sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có…

Những yếu tố đầu vào để lập kế hoạch quản lý: phạm vị dự án, chính sách chất lượng của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn và quy định trong lĩnh vực chuyên môn có ảnh hưởng đến chất lượng dự án.

Nội dung của công tác lập kế hoạch quản lý gồm:

Thiết lập cơ cấu tổ chức của dự án

Thiết lập tiến độ tổng và tiến độ chi tiết

Xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu chất lượng dự án.

Xác định những yêu cầu quan trọng của dự án ở mỗi cột mốc về thời gian.

2. Kiểm soát thực hiện dự án (Project execution control)

Quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đến các thành viên theo kế hoạch và ngân sách dự án được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo và giải trình tất cả các vấn đề của dự án với quản lý cấp cao hơn.

3. Thực hiện đảm bảo chất lượng dự án (Perform Quality Assurance)

Đảm bảo chất lượng là quá trình kiểm tra đánh giá để đảm bảo tất cả các công việc đã và đang thực hiện của dự án luôn đúng với các quy định của pháp luật; các yêu cầu của khách hàng; quy định của hệ thống tài liệu của công ty và của dự án. Việc đánh giá này thông thường được tiến hành ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa của dự án để có những biện pháp cải tiến và điều chỉnh kịp thời. Lợi ích của quá trình này là nhằm đảm bảo tất cả các dự án đều thực hiện đúng theo quy định của công ty, để đảm bảo chất lượng các dự án được kiểm soát đồng đều nhau và giúp quản lý dự án hạn chế những sai sót gây rủi ro cho công ty và dự án.

4. Kiểm soát chất lượng dự án (Control Quality)

Đây là bước khá quan trọng trong quá trình quản lý chất lượng dự án để đảm bảo dự án được hoàn thành và bàn giao cho khách hàng đúng với các yêu cầu của dự án, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án dựa và tuân thủ theo kế hoạch kiểm tra và nghiệm thu đã được thống nhất với khách hàng. Lợi ích của quy trình này là nhằm ngăn chặn các lỗi xảy ra trong quá tình thực hiện để đảm bảo cho sản phẩm hoàn thiện đúng yêu cầu của khách hàng để nghiệm thu và cũng là cơ sở số liệu cho việc cải tiến và đánh giá tính hiệu quả hiệu quản của hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ của công ty.

5. Kiểm soát hồ sơ nghiệm thu và bàn giao (Project document Control, final inspection and hand-over)

Đây là bước tưởng chừng như thường bị “lãng quên” nhất nhưng lại là bước vô cùng quan trọng; nó giúp kiểm soát đúng và đủ các hồ sơ cho các hoạt động kiểm tra nghiệm thu; bàn giao và thuận tiện cho việc quyết toán tiền với khách hàng nhanh chóng

Quản lý chất lượng dự án nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Nếu dự án không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều tranh cãi với mục tiêu không rõ ràng, thiếu nguồn lực, lập kế hoạch không thực tế, rủi ro cao, chất lượng sản phẩm kém, các dự án phải trả ngân sách và thậm chí chậm chí chậm tiến độ,…Chính vì vậy, hãy liên hệ ngay với Công ty LAVAN chúng tôi để được tư vấn, giải đáp chi tiết ngay trong hôm nay!

Chia sẻ bài viết:

Iso 9001 Là Gì? Tại Sao Iso 9001 Lại Quan Trọng Với Doanh Nghiệp

ISO 9001 là một thuật ngữ khá quen thuộc. Đặc biệt là với những doanh nghiệp đã và đang sử dụng hệ thống quản lý chất lượng. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế giúp cho doanh nghiệp vận hành hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Vậy ISO 9001 là gì? Tại sao iso 9001 lại quan trọng với doanh nghiệp?

Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là gì? ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế phát triển và ban hành được sử dụng và công nhận trên toàn thế giới. Nó xác định một tập hợp các yêu cầu quản lý chất lượng. Các yêu cầu này có thể được tìm thấy trong bảy phần sau:

Bối cảnh của tổ chức

Sự lãnh đạo

Hoạch định

Hỗ trợ

Thực hiện

Đánh giá kết quả thực hiện

Cải tiến

ISO 9001 cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng của một doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. 

Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 9001?

ISO 9001 được biết đến như là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987. Nó quy định các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Các tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của Anh. 

ISO 9001 là một tiêu chuẩn chung cho các tổ chức hoạt động trên toàn thế giới. Đồng thời, nó cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng của một doanh nghiệp, mang lại lợi thế to lớn khi giao dịch với các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Vì tiêu chuẩn giống nhau ở mọi quốc gia, chứng nhận ISO 9001 cho thấy Hệ thống quản lý chất lượng của công ty tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001.

ISO đã công bố phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn vào năm 1987 và sau đó họ đã xuất bản phiên bản cập nhật của ISO 9001 vào năm 1994. ISO đã cập nhật lại tiêu chuẩn vào năm 2000, 2008 và lên phiên bản hiện tại vào năm 2015. Phiên bản này đã đưa ra một khái niệm mới về tiêu chuẩn và Hệ thống quản lý chất lượng và thay thế hành động bằng tư duy dựa trên rủi ro.

Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001?

Từ khi ra đời đến nay, tiêu chuẩn ISO 9001 trải qua 5 phiên bản: ISO 9001:1987, ISO 9001:1994, ISO 9001:2000, ISO 9001:2008 và ISO 9001:2015 (phiên bản hiện hành mới nhất thay thế các phiên bản cũ trước đó chính thức hết hiệu lực).

– ISO 9001:1987 (Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)

– ISO 9001:1994 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng – Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật)

– ISO 9001:2000 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu)

– ISO 9001:2008 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu)

– ISO 9001:2015 (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng – Các yêu cầu). Đây là phiên bản hiện hành mới nhất thay thế phiên bản ISO 9001:2008 hết hạn vào tháng 9/2018. 

Điểm cải tiến của ISO 9001:2015 so với các phiên bản cũ là việc tiếp cận tư duy dựa trên rủi ro. Cách tư duy này sẽ giúp tổ chức xác định các yếu tố có thể là nguyên nhân làm các quá trình và hệ thống quản lý của tổ chức chệch khỏi kết quả được hoạch định. Nhờ vậy, tổ chức có thể đưa ra cách kiểm soát phòng ngừa nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tận dụng tối đa cơ hội khi nó xuất hiện. ISO 9001:2015 áp dụng quy trình “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động” để điều chỉnh chất lượng hàng hóa, dịch vụ.

Đồng thời, ISO 9001:2015 cũng có sự thay đổi trong các nguyên tắc quản lý chất lượng, cụ thể: 

– Sự lãnh đạo;

– Sự tham gia của mọi người;

– Tiếp cận theo quá trình;

– Cải tiến;

– Quyết định dựa trên bằng chứng;

– Quản lý mối quan hệ.

Tại sao ISO 9001 lại quan trọng với doanh nghiệp?

ISO 9001 được áp dụng rộng rãi phổ biến trên thế giới. Khi có được chứng nhận ISO 9001, chứng tỏ doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế. Các doanh nghiệp áp dụng ISO 9001 để chứng minh rằng doanh nghiệp bạn có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng .

Tiếp cận theo quá trình

Phương pháp tiếp cận theo quy trình là trọng tâm của tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Cách tiếp cận này mang lại những lợi ích đơn giản cho các doanh nghiệp. Việc phác thảo bản đồ các quy trình của doanh nghiệp, xác định sơ đồ các hoạt động, số liệu thu phí và kết quả giúp chính thức hóa các quy trình để các hành động hiệu quả hơn, các bài học được rút ra và thời gian cũng như chi phí được tối ưu hóa.

Tư duy lặp đi lặp lại là cơ sở của tiêu chuẩn ISO. Vòng lặp Kế hoạch-Thực hiện-Kiểm tra-Hành động (PDCA) là mô hình thích hợp nhất khi cần điều chỉnh và linh hoạt để có được kết quả nhất quán và chấp nhận các thay đổi dựa trên đó cho lần lặp tiếp theo. Trên thực tế, mô hình này là một cơ hội để không hoàn tác những gì đã và đang được thực hiện. Đây là yếu tố thành công then chốt của một doanh nghiệp.

Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro được thúc đẩy bởi tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Đây là một trong những phương pháp hay nhất hữu ích và mạnh mẽ nhất cho doanh nghiệp. Nó thúc đẩy nhân viên gặp gỡ và xác định rủi ro của từng dự án, đánh giá từng rủi ro và tranh luận về những hành động giảm thiểu thích hợp nhất là gì, để giảm tác động hoặc sự xuất hiện của những rủi ro lớn.

Kết quả là, nếu và khi rủi ro trở thành hiện thực (bất chấp các biện pháp phòng ngừa), sẽ có ít phản ứng cảm tính hơn và nhiều hành động chống trả chuyên nghiệp hơn. Điều này sẽ củng cố đội và tối đa hóa cơ hội thành công.

Hướng vào khách hàng

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, phần thưởng bổ sung của việc được chứng nhận ISO 9001 là thực tế đơn giản là nó cho phép các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng yêu cầu tiêu chuẩn đó để tiến hành kinh doanh.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 mang lại lợi ích gì? 

ISO 9001 đem đến rất nhiều lợi ích vượt trội và thiết thực không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn cho cả khách hàng. Cụ thể như sau: 

Lợi ích của ISO 9001 đối với doanh nghiệp

– Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.

– Củng cố uy tín của lãnh đạo.

– Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng.

– Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.

– Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.

– Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất.

– Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.

– Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

– Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.

– Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.

– Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.

– Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.

Lợi ích của ISO 9001 đối với khách hàng

– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.

– Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.

– Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.

– Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

– Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.

– Tăng uy tín trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.

– Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.

– Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.

Đặc biệt, ISO 9001 là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường – ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe – OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001… 

Có thể bạn chưa biết?

Ngày 24/09/2020 ISOCERT được Bộ khoa học và công nghệ văn phòng công nhận chất lượng (BOA) cấp chứng chỉ công nhận mã số VICAS 067 – QMS. ISOCERT được công nhận có đủ năng lực tiến hành đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức chứng nhận phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 17021 -1:2015 và ISO/IEC 17021-3:2017

Điều đó có nghĩa rằng: GIấy chứng nhận ISO 9001:2015 mà ISOCERT cấp cho doanh nghiệp được công nhận và thừa nhận toàn cầu, trên giấy chứng nhận sẽ có dấu IAF (diễn đàn công nhận quốc tế), tôn chỉ hoạt động của IAF.  “Đánh giá 1 lần – Cấp 1 chứng chỉ – Được chấp nhận ở mọi nơi”

Logistics Là Gì? Lý Do Mà Logistics Lại Quan Trọng Với Mỗi Doanh Nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn nhỏ trên đều tập trung vào việc nghiên cứu và thiết kế sản xuất sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Nhưng sản phẩm đó sẽ chưa thực sự hoàn thiện nếu nó không đến được với người tiêu dùng, bởi đó mới chính là mấu chốt cuối cùng doanh nghiệp muốn hướng đến. Đây được xem như vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp, cùng tìm hiểu Logistics là gì và chức năng của marketing logistics cho doanh nghiệp.

Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm soát thủ tục giúp vận chuyển và lưu trữ hàng hóa. Nó bao gồm các dịch vụ và thông tin từ điểm xuất hàng đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Logistics có mục tiêu chính là đáp ứng thành công các yêu cầu của khách hàng.

Thuật ngữ logistics còn được sử dụng rộng rãi hơn nhằm tham khảo quá trình di chuyển tài nguyên, điều phối tài nguyên, con người từ một điểm này đến một điểm khác mà mình mong muốn.

Ngành công nghiệp logistics Việt nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ chóng mặt. Có đến 1500 công ty logistics tại Việt nam và nó còn tăng thêm rất nhiều trong tương lai. Vì thế ngành logistics có thể sẽ tạo ra việc làm cho rất nhiều người và tiềm năng cho những người đang theo học ngành này là vô cùng lớn.

Tuy nhiên thì ngành này cần những nỗ lực nhất định để thành công, bạn cũng cần trau dồi khả năng ngoại ngữ để hỗ trợ tốt hơn và hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Ngoại ngữ của bạn càng tốt thì bạn càng có bàn đạp tốt để tạo cho mình cơ hội trong ngành. Đặc thù của ngành này là phải di chuyển nhiều nên sẽ cần sự năng động, nhanh nhẹn, tỉ mỉ.

Dịch vụ khách hàng

Dự báo nhu cầu

Thông tin trong phân phối

Kiểm soát lưu kho

Vận chuyển nguyên vật liệu

Quản lý quá trình đặt hàng

Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho

Thu gom hàng hóa

Đóng gói, xếp dỡ hàng

Phân loại hàng hóa

Tại sao logistics lại quan trọng với mỗi doanh nghiệp

Doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp, nhà xử lý vận chuyển giúp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp cũng phải tiến hành việc phân phối hàng tồn kho hoặc hàng hóa bị trả lại, từ chối dịch vụ. Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp mà phần này sẽ đơn giản hoặc phức tạp. Đối với các thủ tục phức tạp hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê bên thứ ba để thực hiện dịch vụ.

Phân phối hàng hóa và lưu thông, trao đổi kinh tế thương mại trong và ngoài nước là điều thiết yếu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu hoạt động này có hiệu quả thì ngành sản xuất sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ đầu tư tập trung vào sản phẩm, dịch vụ. Còn nếu hoạt động này hoạt động không tốt thì doanh nghiệp sẽ chịu tác động tiêu cực lên toàn bộ quá trình sản xuất. Chính vì thế thì hệ thống Logistics vô cùng quan trọng và nó góp phần phân bổ các ngành sản xuất một cách hợp lý nhất và đảm bảo sự cân đối, tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.

Xem nhiều hơn tại: https://marketingai.admicro.vn/logistics-la-gi/

Tầm Quan Trọng Của Logistics Là Gì Đối Với Các Doanh Nghiệp

Cách đây khoảng 5 năm, có lẽ nghề Logistics vẫn chưa được nhiều người biết đến, phải cho đến khi ngành này được đưa vào chương trình học chính thức của ngành Kinh tế và phát triển mạnh cho đến ngày nay.

Nếu bạn không hiểu rõ về ngành này thì bạn rất dễ nhầm tưởng các công ty như giaohangtietkiem, giaohangnhanh chính là 1 công ty Logistics. Thực ra ngành Logistics lại mang ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.

Logistics là gì

Logistics thực ra chính là 1 thuật ngữ chuyên ngành có nguồn gốc từ Hy Lạp, dịch theo nghĩa tiếng Việt là “hậu cần”.

Bất kỳ 1 doanh nghiệp sản xuất nào muốn phát triển tốt đều phải có 1 chiến lược Logistics phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Một chiến lược Logistics tốt và phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được công sức, tiền bạc cũng như thời gian.

Ngày nay, Logistics trở thành 1 trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình đối với những đối thủ khác.

Quy trình Logistics cơ bản

Quy trình Logistics cơ bản tuy về bản chất thì khá đơn giản, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có quy mô càng lớn , nhất là với những doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài thì Logistics sẽ là một chiến lược cần có sự đầu tư rất lớn công sức và tiền bạc.

Các hoạt động cơ bản của Logistics bao gồm:

Phân loại hàng hóa

Đóng gói, xếp dỡ hàng

Thu gom hàng hóa

Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho

Quản lý quá trình đặt hàng

Vận chuyển nguyên vật liệu

Kiểm soát lưu kho

Thông tin trong phân phối

Dự báo nhu cầu

Dịch vụ khách hàng

Để giải được bài toán về kho bãi cùng với các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàn không luôn làm hao tổn không ít nhân lực của doanh nghiệp.Chính vì vậy mà ngành dịch vụ Logistics ra đời nhằm giúp cho các doanh nghiệp giảm tải được quá trình này.

Các hình thức của Logistics

1PL – First Party Logistics

Tức là doanh nghiệp sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động lưu kho, vận chuyển hàng hóa từ đầu vào cho đến khi được chuyển đến tay của người tiêu thụ cuối cùng.

2PL – Second Party Logistics

3PL – Third Party Logistics

3PL tức là doanh nghiệp sẽ chủ động thuê dịch vụ Logistics bên ngoài , sau đó cùng quản lý và thực hiện các hoạt động của Logistics.

4PL – Fourth Party Logistics

Doanh nghiệp sẽ thuê và bàn giao tất cả các công việc từ phân phối, quản lý và điều hành cho dịch vụ Logistics bên ngoài để tạo thành 1 chuổi Logistics có hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, với sự phát triển và bùng nổ mạnh mẽ của thương mại điện tử, 1 hình thức mới là 5PL ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp E-Commerce dễ dàng quản lý hàng hóa và thực hiện quá trình Logistics 1 cách thông minh hơn.

Khi mà thị trường trên thế giới ngày càng phát triển thì lĩnh vực Logistics đóng 1 vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp sẽ giành được chiến thắng nếu xây dựng được cho mình 1 hệ thống quản lý Logistics hiệu quả.

Vậy thì thực chất Logistics giúp được gì cho doanh nghiệp ?

Nhờ có Logistics mà các doanh nghiệp có thể giải được bài toán nguyên vật liệu vào cho đến đầu ra của sản phẩm 1 cách hiệu quả nhất.

Logistics giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí vận hành , chi phí vận chuyển từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã nhận ra được tầm quan trọng của Logistics, từ đó tập trung cây dựng và phát triển các chiến lược Logistics để đạt được những thành công lớn.

Không những vậy, Logistics còn là yếu tố hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp bằng cách đưa sản phẩm đến đúng thời điểm mà khách hàng đang có nhu cầu nhất, từ đó làm thỏa mãn khách hàng.

Với bài viết trên, hy vọng các bạn đã hiểu được vai trò cũng như những lợi ích của Logistics là gì đối với doanh nghiệp rồi phải không?

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Quản Lý Chất Lượng Dự Án Lại Quan Trọng Đối Với Doanh Nghiệp? trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!