Xem Nhiều 3/2023 #️ Thái Độ Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Marketing Trực Tiếp Của Dn # Top 11 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thái Độ Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Marketing Trực Tiếp Của Dn # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thái Độ Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Marketing Trực Tiếp Của Dn mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thái độ là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn tới hành vi của người tiêu dùng. Để thay đổi một phần thái độ nào đó, cần phân tích và tác động đến những thành phần ảnh hưởng đến thái độ. Trên cơ sở tổng hợp lý thuyết và nghiên cứu định lượng, kết quả cho thấy: 5 nhân tố đề xuất đều có ảnh hưởng đến thái độ người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm phát triển hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian tới.

Từ khoá: Hành vi người tiêu dùng, marketing trực tiếp, doanh nghiệp bán lẻ.

1. Đặt vấn đề

Marketing trực tiếp là một công cụ truyền thông marketing ngày càng phổ biến đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Đây là một công cụ truyền thông đem lại hiệu quả vượt trội so với những công cụ truyền thông khác, do sử dụng các phương tiện truyền tin trực tiếp và kêu gọi sự phản hồi ngay lập tức. Kỷ nguyên mới của công nghệ số tạo ra những phương tiện và cách thức truyền thông marketing trực tiếp hiệu quả với chi phí thấp. Bài nghiên cứu về thái độ người tiêu dùng Hà Nội đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ nhằm đánh giá tác động của các yếu tố thông tin truyền thông, độ tin cậy, sự phiền nhiễu, sự tiện ích và sự cho phép tới thái độ của người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp. Đó là cơ sở để các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội nâng cao hiệu quả trong hoạt động marketing trực tiếp thời gian tới.

2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

” Markeing trực tiếp là tổng thể các chương trình truyền thông mà doanh nghiệp thực hiện nhằm tạo ra những cuộc trao đổi có hiệu quả với người mua, hướng mọi nỗ lực vào khán thính giả mục tiêu qua một số phương pháp khác nhau nhằm mục đích tạo ra các phản ứng đáp lại của khách hàng tiềm năng qua điện thoại, thư, email hay một cuộc viếng thăm nào đó của khách hàng.” (Phillip Kotler, 2016, trang 579). Quan hệ khách hàng chính là trọng tâm của hoạt động marketing trực tiếp. Phương tiện của marketing trực tiếp bao gồm: thư trực tiếp và catalog, phương tiện phát sóng, phương tiện in ấn, telemarketing, và internet. Đây là những phương tiện tạo cơ hội tương tác trực tiếp giữa người gửi tin và người nhận tin. Do vậy, doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu thường xuyên tương tác không bị giới hạn về không gian. Thông điệp truyền thông được cá nhân hóa dựa trên những dữ liệu về khách hàng tạo khả năng phản hồi cao, giúp doanh nghiệp đạt đến một cuộc trao đổi có giá trị.

Đối với doanh nghiệp bán lẻ, đối tượng khách hàng mục tiêu của họ chủ yếu là người tiêu dùng cuối cùng. Trong thời đại công nghệ bùng nổ và phổ cập như ngày nay, một bộ phận doanh nghiệp bán lẻ đã tìm đến marketing trực tiếp để nâng cao năng lực cạnh tranh của họ. Với một sự đầu tư phù hợp cho cơ sở dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp bán lẻ có thể lựa chọn phương tiện truyền thông và thiết kế thông điệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng tiêu dùng cá nhân. Nhờ duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, doanh nghiệp bán lẻ sẽ hiểu được bản chất phản ứng của từng khách hàng để tạo ra sự tùy chỉnh trong chiến lược marketing (sản phẩm, giá, phân phối) hiệu quả nhất. Sự tăng trưởng nhanh chóng của marketing trực tiếp trên thị trường B2C những năm gần gây tại một số thị trường lớn trên thế giới (thị trường Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản) cho thấy đây sẽ là xu hướng phát triển của marketing trực tiếp trong một tương lai gần.

Thái độ là 1 trong 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của người tiêu dùng (4 yếu tố tâm lý cơ bản gồm: động cơ, nhận thức, niềm tin và thái độ). Thái độ được hiểu là những đánh giá, cảm xúc và những khuynh hướng hành động tương đối nhất quán về một sự vật, hiện tượng hay một ý tưởng nào đó [1]. Những đánh giá này rất khó thay đổi vì chúng dẫn dắt con người hành động theo một thói quen khá bền vững trong suy nghĩ và khi hành động. Để thay đổi một phần thái độ nào đó cần phân tích và tác động đến những thành phần ảnh hưởng đến thái độ.

Sự phiền nhiễu của các hoạt động marketing là các chương trình marketing được sử dụng gây ra cảm giác khó chịu, bị xúc phạm của người tiêu dùng (Ducoff,1996). Một chương trình bị cho là gây phiền nhiễu sẽ dẫn tới người tiêu dùng đánh giá thấp giá trị của nó (Brackett và Carr, 2001).

Tiện ích do hoạt động marketing trực tiếp mang lại khiến người tiêu dùng hài lòng hơn so với mua sắm tại cửa hàng (Maynard và Taylor, 1996). Bên cạnh đó, sự cho phép của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thái độ của họ tới hoạt động marketing nếu họ không cho phép đối với hoạt động marketing đó (Tsang và cộng sự, 2004).

2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Kế thừa các mô hình nghiên cứu trước và dựa trên những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động truyền thông marketing, thái độ của người tiêu dùng trẻ đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội chịu tác động của các nhân tố theo mô hình đề xuất như sau:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ

Các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:

Giả thuyết H1: Giá trị thông tin của thông điệp có tác động cùng chiều đến thái độ của người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Giả thuyết H2: Độ tin cậy của phương tiện marketing trực tiếp có tác động cùng chiều đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Giả thuyết H3: Sự phiền nhiễu do hoạt động marketing trực tiếp mang lại có tác động ngược chiều đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Giả thuyết H4: Sự tiện ích do hoạt động marketing trực tiếp mang lại có tác động cùng chiều đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Giả thuyết H5: Sự cho phép nhận thông điệp marketing trực tiếp có tác động cùng chiều đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3. Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thu về được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0 qua các bước: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tương quan và hồi quy.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kiểm định thang đo

Kết quả đánh giá kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Tất cả các thang đo đều thỏa mãn điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA. Độ tin cậy của các thang đo được tổng trong Bảng 1.

Bảng 1. Kết quả kiểm định thang đo Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích trong ma trận tương quan Pearson cho thấy các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,01). Vì vậy, tất cả các biến sẽ được sử dụng trong phân tích hồi quy.

4.3. Phân tích hồi quy

Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố (biến độc lập: thông tin, độ tin cậy, sự phiền nhiễu, tiện ích, sự cho phép) tác động tới thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp (biến phụ thuộc) của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội để kiểm định mô hình nghiên cứu. Phương pháp này cho phép xây dựng mô hình tương quan với nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và đánh giá sự phù hợp của mô hình thông qua hệ số R 2 và R 2 hiệu chỉnh. Phương trình hồi quy được ước lượng dựa trên số liệu thu thập được qua kết quả điều tra 276 mẫu.

Kết quả sau hồi quy đạt được hệ số R 2 hiệu chỉnh là 0,633 cho thấy: thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ chịu sự tác động của 5 yếu tố xây dựng, còn lại 36,7% do các nhân tố khác ảnh hưởng. Hệ số Durbin – Watson bằng 2,032 cho thấy các biến độc lập không có hiện tượng tương quan với nhau. Trị số thống kê F của mô hình có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 cho thấy, mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra tổng thể. Hệ số VIF đều nhỏ hơn 2 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các thành phần không xuất hiện trong mô hình nghiên cứu.

Mô hình hồi quy được viết như sau:

Trong đó: Y là thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

X 1: Tính thông tin; X 2: Độ tin cậy; X 3: Sự phiền nhiễu; X 4: Tiện ích; X 5: Sự cho phép; E: phần dư.

Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram với giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean = -7,62E – 16) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (0,993). Vậy, giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

5. Kết luận và đề xuất

Đề tài nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố tác động đến thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mức độ tác động của từng yếu tố như sau:

Tính thông tin của thông điệp truyền thông marketing trực tiếp có ảnh hưởng tới thái độ của người tiêu dùng đối với hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp, có hệ số hồi quy là 0,179. Những thông tin được gửi tới người tiêu dùng phải phù hợp với đúng đối tượng, được trình bày thú vị để tạo sự thu hút và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng, đồng thời đem lại giá trị hữu ích cho họ.

Độ tin cậy có tác động thuận chiều tới những đánh giá của người tiêu dùng về hoạt động marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ với hệ số hồi quy 0,167. Sự tin cậy của người tiêu dùng có được có thể do kinh nghiệm của bản thân hoặc được người quen giới thiệu. Do vậy, doanh nghiệp bán lẻ cần tìm cách giao tiếp thường xuyên, tạo sự gần gũi, tin tưởng của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu.

Nghiên cứu này đã xác định được một số nhân tố tác động tới thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp của doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, với cách lấy mẫu thuận tiện. Quy mô mẫu còn nhỏ so với tổng thể người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố. Do vậy, tính đại diện của mẫu nghiên cứu còn hạn chế. Nghiên cứu chưa đề cập đến các khía cạnh khác có thể ảnh hưởng tới thái độ người tiêu dùng đối với marketing trực tiếp như tính cá nhân, tính tương tác, đặc điểm nhân khẩu học, kinh nghiệm mua hàng trực tiếp,… Đây cũng chính là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo.

Trần Minh Đạo (2018), Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

Brian Thomas, Matthew Housden (2017), Direct and digital marketing in practice, Third Edition, Bloomsbury Business.

Ducoffe R H. (1996), Advertising Value and Advertising on the Web, Journal of Advertising Research, No.17, pp 1-18.

Brackett L K, Carr B N (2001), Cyberspace Advertising vs. Other Media: Consumer vs. Mature Student Attitudes, Journal of Advertising Research, No.41, pp 23 – 32.

Goldsmith R.E., Lafferty B.A., Newell A.J. (2000), The Impact of Corporate Credibility and Celebrity Credibillity on Consumer Reaction to Advertisment and Brand, Journal of Advertising, Vol.29, pp 43 – 54.

Michael L. Maynard, Charles R. Taylor (1996), A Comparative Analysis of Japanese and US Atttitudes toward Direct Marketing, Journal of Direct Marketing, Vol.10, pp 34 – 44.

Tsang M M, Ho S C, Liang T P (2004), Consumer Attitudes Toward Mobile Advertising: An Empirical Study, International Journal of Electrionic Commerce, No.8, pp 65 – 78.

STUDYING THE CONSUMER ATTITUDE TOWARDS DIRECT MARKETING ACTIVITIES OF RETAIL ENTERPRISES IN HANOI

Master. HOANG THI THANH

Abstract:

University of Transport Technology

Attitude is a fundamental factor that greatly influences consumer behavior. It is necessary to analyze and influence components that impact on the attitude in order to change an attitude. By reviewing theories and doing quantitative researches, this study finds that there are five factors all influence the consumer attitude towards direct marketing activities of retail enterprises in Hanoi. The study also proposes some policy implications to improve direct marketing activities of retail enterprises in the near future.

Keywords: Consumer behavior, direct marketing, retail enterprises.

Khai Thuế Thu Nhập Dn Đối Với Hoạt Động Chuyển Nhượng Vốn

Trình tự thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp

Bước 1: Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai quyết toán theo năm.

+ Trường hợp (1) bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế, chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Trường hợp (2) Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.

Bước 2: Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận:

+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

+ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.

+ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

+ Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.

+ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

+ Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

–Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

i) Trường hợp (1): hồ sơ gồm: Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Mẫu số 06/TNDNban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTC.

ii) Trường hợp (2): hồ sơ gồm:

Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC;

Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.

Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

Bản chụp chứng nhận vốn góp;

Chứng từ gốc của các khoản chi phí.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết :Không phảitrả kết quả cho người nộp thuế.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục thuế

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:Hồ sơ gửi đến cơ quan thuế không có kết quả giải quyết.

Tên mẫu đơn, tờ khai (nếu có):+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Mẫu số 06/TNDNban hành kèm theo Thông tư số 151/2014/TT-BTCđối với trường hợp (1); + Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC đối với trường hợp (2);

–Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): trường hợp người nộp thuếlựa chọn và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

–Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012

+ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

+ Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;

+ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;

+ Điều 16, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014của Bộ Tài chínhhướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.

+ Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Nguồn: chúng tôi

Đăng ký thành viên để ưu tiên nhận các cẩm nang về kế toán, thuế, quản trị doanh nghiệp và các kỹ năng làm việc mới nhất.

Marketing Trực Tiếp Là Gì ? Cùng Tìm Hiểu Marketing Trực Tiếp

Rate this post

Marketing trực tiếp là gì

Có hai bí quyết nét điểm đặc biệt chính để phân biệt marketing trực tiếp với các loại hình marketing khác. Đầu tiên là nó nỗ lực để gửi thông điệp trực tiếp đến với người tiêu dùng mà không dùng đến các phương tiện marketing phi trực tiếp. Nó dùng hình thức marketing thương mại (thư trực tiếp, email, chào hàng qua điện thoại,..) với người tiêu dùng hay doanh nghiệp. Dấu hiệu thứ hai là nhấn mạnh vào những góp ý mang tính tích cực có thể theo dõi và đo đạc được từ người tiêu dùng.

Thuật ngữ marketing Trực Tiếp (Direct Marketing) được lần thứ nhất sử dụng vào năm 1967 trong một bài diễn văn của Lester Wunderman, ông là người đi tiên phong sử dụng các kỹ thuật marketing trực tiếp cho các nhãn hiệu như American Express và Columbia Records.Các công cụ của marketing trực tiếp

XEM THÊM Bitcoin là gì? và kinh doanh bitcoin ảo như thế nào?

Các công cụ marketing trực tiếp

Gửi thư trưc tiếp tới khách hàng

Gọi điện trực tiếp

Điện thoại giúp doanh nghiệp và khách hàng trò chuyện trực tiếp với nhua dễ dàng và không gặp phải nhiễu. Tiếp cận với người tiêu dùng mới thông qua chiến dịch marketing trực tiếp qua điện thoại, lưu lại số máy để tạo ra cơ sở dữ liệu, chiều lòng cho chiến dịch sms sau này là cảm hứng tuyệt vời.

Mail trực tiếp đến khách hàng

Mail khác với thư classic, nó nhanh nhạy và đơn giản hơn. Mail góp phần đặc biệt trong chiến dịch marketing trực tiếp, giúp doanh nghiệp hiểu người sử dụng họ muốn gì, quảng bá thoongtin marketing marketing mau chóng và nhận góp ý dễ dàng.

Các phiếu thăm dò khách hàng trực tiếp

Marketing trực tiếp còn gồm có việc cung cấp và phản hồi thông tin qua các phiếu điều tra người sử dụng. Đối với các công ty dịch vụ, Việc này làm cho họ tìm ra những sai sót và sửa chữa để hoàn thiện.

Điểm bán hàng là một địa điểm trong marketing trực tiếp. Dùng điểm sale để giúp gây ấn tượng tới người mua bằng các chiêu khuyến mãi, tặng quà, tặng voucher sẽ tạo động lực mua hàng lớn lao.

Tổ chức sự kiện ngoài trời cho người tiêu dùng

Unilever là công ty quan trọng thành công trong việc tổ chức các sự kiện ngoài trời và thu hút được nhiều người tiêu dùng, marketing trực tiếp trong việc giới thiệu được mặt hàng. Ví dụ như với nhãn hàng Omo, sự kiện ngoài trời “Không ngại vết bẩn” chủ đạo là bí quyết tiếp cận tới người tiêu dùng tốt nhất và thu lại đạt kết quả tốt về tiếng tăm.

Lợi ích của marketing trực tiếp

Đối với người mua

Việc mua hàng thông qua website hay thư điện tử cực kì dễ dàng và tiện lợi. Bí quyết thức này tiết kiệm thời gian. Người tiêu dùng có thể chọn sản phẩm tại nhà, có thể hiểu biết nhiều sản phẩm/dịch vụ mà không cần tốn thời gian gặp nhân viên sale. Thêm vào đấy, họ còn được tư vấn trực tiếp về các sản phẩm, dịch vụ mà mình chú ý thông qua các dịch vụ săn sóc và hỗ trợ khách hàng.

Đối với người bán

– Có thể xác định khách hàng tiềm năng vượt trội hơn.

– Thông điệp bán được cá nhân hóa và khách hàng hóa.

– Có khả năng tạo ra những quan hệ liên tục với mỗi người tiêu dùng.

– Có khả năng đến với người tiêu dùng tiếm năng vào những thời điểm phù hợp và được chào đón nhiều hơn.

– Đối thủ chung ngành không coi được những kế hoạch của công ty dành riêng cho người sử dụng.

– Đánh giá được đạt kết quả tốt vì có khả năng đo đạc giận dữ của khách hàng.

XEM THÊM Tình cũ không rủ cũng tới, cô gái lộ bản chất đào mỏ khi bạn trai trúng Vietlott

Xem Trực Tiếp Thái Lan Vs Uae Ở Đâu?

– VietNamNet cập nhật lịch thi đấu, link xem trận đấu giữa Thái Lan vs UAE ở lượt trận thứ 4 bảng G, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.

Video bàn thắng Thái Lan 2-1 UAE:

Bàn thắng: Dangda 26′, Ekanit 51′ – Mabkhout 45′

Đội hình ra sân:

Thái Lan: Siwarak, Nitipong, Tom Bihr, Tanaboon, Bunmathan, Sarach, Phitiwat, Supachok, Ekanit, Sasalak, Dangda.

UAE: Khalid Eisa, Almenhali, Hasan Saleh, Khalifa Mubarak, Al Attas, Ahmed Barman, Hassan Ali, Abdulrahman, Al Hammadi, Ali Mabkhout, Ali Saleh.

Cuộc so tài giữa Thái Lan vs UAE diễn ra vào lúc 19h00 ngày 15/10, trên sân vận động Thammasat.

Để phục vụ quý độc giả, VietNamNet cập nhật link xem và tường thuật trực tiếp trận đấu giữa Thái Lan vs UAE.

Thái Lan (áo đỏ) từng cầ hòa 1-1 UAE ở Asian Cup 2019

Đội bóng xứ Chùa vàng muốn giành ít nhất một điểm để đua tranh cho một trong hai vị trí dẫn đầu nhưng điều này xem ra cũng không phải dễ.

Thái Lan đã hòa Việt Nam trên sân nhà và thắng Indonesia ở trận đấu thứ 2 của mình, đây không phải thành tích quá tệ nhưng ở trận đấu thứ 3 họ sẽ phải đối đầu với đội bóng được đánh giá mạnh nhất bảng là UAE.

Đội bóng chủ nhà chắc chắn sẽ tận dụng ưu thế sân bãi để giành kết quả tốt trước các vị khách đến từ Trung Đông, qua đó hy vọng bảo toàn được vị trí thứ 2 của mình sau lượt đấu này.

Về phần mình, UAE khá may mắn khi nằm chung bảng với 4 đội bóng khu vực Đông Nam Á, những đội bóng được đánh giá yếu hơn họ khá nhiều. Đội bóng của HLV Bert van Marwijk đã thắng cả 2 trận đầu tiên trước Malaysia và Indonesia, 2 đội bóng được đánh giá yếu nhất bảng.

Đến làm khách trên sân của Thái Lan, hiển nhiên các cầu thủ UAE cũng hướng đến một chiến thắng tiếp theo. Với thực lực mạnh hơn thì đây không phải nhiệm vụ quá khó đối với đội bóng này và nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục có 3 điểm mà mình cần.

Tại VCK Asian Cup hồi đầu năm nay, Thái Lan đã xuất sắc cầm hòa 1-1 trước UAE để cùng đại diện của Tây Á “dắt tay nhau” vào vòng 1/8.

Bạn đang xem bài viết Thái Độ Người Tiêu Dùng Đối Với Hoạt Động Marketing Trực Tiếp Của Dn trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!