Cập nhật thông tin chi tiết về Thói Hư Tật Xấu Người Việt: Khôn Lỏi mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một người đã sống qua ở Nhật cho biết người Nhật trong khi giao thiệp, nhất là trong khi làm kinh tế cũng có nhiều quái chiêu không thể thương được. Đầu cơ, móc ngoặc, hối lộ, nói chung là đi đường tắt… trò gì cũng có cả. Nhiều người trong đám dân đi chào mời tiếp thị (gọi là “mizu shobai”), như có bùa mê thuốc lú, làm cho người ta phải xiêu lòng, rồi sau mới biết mình bị lừa.
Bài viết so sánh: “Cái tinh ma thâm độc của họ khác với cách xảo trá ngô nghê hay dối quanh của người Việt, nên lúc đầu rất khó nhận ra”.
Hơn bù kém, thấy đáng buồn hơn vui. Người bị lừa vừa bật cười vừa bực mình – đến lừa mà cũng vụng dại, thì còn làm được cái gì nên hồn (!).
Người nước ngoài thường nhận xét nói chung người Việt mình thông minh lanh lợi. Nhưng họ cũng thấy ngay sự nhạy cảm nhanh nhẹn trong phản ứng này không dựa trên một sự suy nghĩ chắc chắn mà có gì đó nông nổi vội vã. Trong sự chủ động lại như mang sẵn yếu tố thị động.
Bản thân chúng ta không phải không biết điều đó.
Trong tiếng Việt từ “khôn” không hàm ý sâu sắc trong tư duy và uyên bác trong kiến thức, mà ngã sang một sự tính toán lặt vặt dễ gây phản cảm.
Đó là nghĩa của “khôn” trong những câu tục ngữ “khôn ăn người, dại người ăn”, “khôn văn tế, dại văn bia”, “khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”, “khôn sống, mống chết”, “khôn nên quan, gan nên giàu”, “khôn ngoan chẳng lọ thật thà – lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy”…
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “khôn” là khả năng suy xét để một người tìm ra một cách xử sự có lợi nhất, tránh được những gì có hại đến quyền lợi các mặt của anh ta. Khôn lỏi – ranh ma – láu cá… đều là thực dụng và vụ lợi.
Tuy không dùng đến từ khôn, nhưng câu “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau” thật đã thâu tóm đủ cái tài tính toán của người mình và minh họa cho định nghĩa nói trên.
Tồn tại trong suốt lịch sử, công thức này đã thành một thứ “chân lý mặc định”, người Việt dùng nó để “minh triết bảo thân” và việc truyền dạy trong các gia đình được xem là hoàn toàn tự nhiên. Không ai mang nó ra phê phán bao giờ. Gặp một người hành động theo nguyên tắc đó, chúng ta hoàn toàn thông cảm, trong bụng hiểu rằng ai cũng phải xử sự thế thôi, trông người khôn ta phải học theo để khi khác áp dụng.
Cả trong truyện kể dân gian lẫn trong chính sử, người xưa còn ghi lại nhiều mưu mẹo vặt của người mình trước sứ Tàu. Nguyễn Văn Tố trong Đại Nam dật sử (1944) kể khi tiếp Tống Cảo, Lê Hoàn cho xua trâu bò của dân ra để dọa, gọi là quan ngưu, không đầy một nghìn nói khoe là mười vạn. Đấy là khi cần khoa trương thế lực. Còn nói tới việc khoe trí khôn, hẳn ai cũng nhớ sự tích Trạng Quỳnh thi vẽ: Quỳnh chấm cả mười đầu ngón tay vào mực để vẽ giun.
Về khoản khôn ngoan ranh vặt thì Trạng Quỳnh là cả một tượng đài vĩnh viễn. Trong danh sách những điển hình của tính cách Việt, nhân vật này bao giờ cũng đứng đầu sổ.
Thời xã hội mới bước sang giai đoạn xã hội hóa, Nguyễn Công Hoan được biết tới như một ngòi bút giàu chất An Nam bậc nhất. Người Việt trong các tác phẩm của ông đôi khi cũng ngớ ngẩn, ngờ nghệch, nhưng phổ biến và được ông diễn tả hơn cả là loại láu cá và rất giỏi biến báo trong đối xử. Như viên tri châu nọ, trong truyện sáu mạng người, sau khi bắn nhầm mấy người dân đi hái thuốc, thì vu cho người ta là giặc khách để báo lên quan trên lấy thưởng. Như gã nhà giàu nọ, có ông chú từ quê lên chơi, muốn đuổi, liền kêu ầm lên mất ví để buộc ông ta phải bỏ về sớm. Và như trường hợp cụ Chánh Bá có đôi giày cũ, nhân đi ăn giỗ, bắt thằng nhỏ vứt béng ra sau vườn, để bắt vạ nhà chủ, buộc người ta mua đền đôi giày mới.
Các nhân vật nông dân của Nguyễn Khải loại như Tuy Kiền cũng nổi tiếng là ranh ma. Trong việc tính toán giành lấy một chút lợi riêng, họ ở vào thế yếu. Luôn luôn họ phải che giấu, lẩn tránh và tìm ra mưu mẹo để tự khẳng định. Họ thường hiện ra vừa đáng yêu, vừa đáng ghét.
So với “khôn lỏi, “ranh vặt”, thì “tinh tướng” có nghĩa hơi khác một chút, nó được dùng để chỉ những người không những đã khôn mà còn muốn phô ra để cho người khác biết. Đọc Ngô Tất Tố hẳn ai cũng nhớ mẩu chuyện Làm no hay là cái ăn trong những ngày nước ngập. Cái việc khoe rằng, mình có sáng kiến chế biến đất ra đủ các loại thức ăn chính là dấu hiệu của một lối xử thế tinh tướng, dù ở đây, người ta thấy ghét thì ít mà tội nghiệp nhi
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Hư Tật Xấu
Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu – Bài mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: thói hư tật xấu.
(Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).
2. Thân bài a. Giải thích
Thói hư tật xấu: là những thói quen không tốt, mặt trái của xã hội, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự.
* Biểu hiện của thói hư tật xấu
Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở… Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh, chửi tục,…
* Tác hại của thói hư tật xấu
Khiến con người đánh mất đi những bản chất vốn có của mình, đi theo những điều sai trái không được xã hội công nhận.
Đánh mất bản thân, đánh mất nhiều cơ hội quý giá.
Bị xã hội kì thị,…
Học sinh tự lấy dẫn chứng để làm minh chứng cho những thói hư tật xâu trong bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
Gợi ý: hiện tượng mạng Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng,…
Trong xã hội, bên cạnh những người có thói hư tật xấu vẫn còn nhiều người tốt bụng, biết yêu thương, sống có lí tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp,… những người này xứng đáng được tuyên dương và ca ngợi.
3. Kết bài
Khái quát lại tác hại của thói hư tật xấu đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu – Bài mẫu 2 (Nghiện Internet)
1. Mở bài
Trong cuộc sống, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người hình thành cho mình những thói quen, trong đó có thói quen tốt và cũng không ít những thói quen xấu cần phê phán.
Một trong những thói quen xấu cần phê phán trong giới trẻ hiện nay là nghiện Internet.
2. Thân bài
*Khái niệm “thói hư tật xấu” và tật nghiện Internet.
“Thói” là lối, cách sống, cách hoạt động không tốt được lặp lại lâu ngày thành quen. “Tật” là thói quen xấu, khó sửa. “Thói hư tật xấu” là cách sông, cách hành động sai lầm được lặp đi lặp lại thành thói quen khó sửa.
Tật nghiện Internet là việc lên mạng Internet để làm những việc vô bổ, thậm chí gây tổn hại đến cuộc sống về mọi mặt. Tật nghiện Internet đã trở thành một thói quen, một niềm ham mê đến lú lẫn, mất hết lý trí.
* Nhận diện thực tế:
– Điều kiện hình thành thói quen xấu:
+ Ngay cả ở các vùng nông thôn, dịch vụ Internet cũng trở nên rất phổ biến. Mật độ các cửa hàng không dày đặc như ở thành phố sông muốn tìm không phải là việc khó khăn.
+ Đối tượng khách hàng của dịch vụ này rất đa dạng, trong đó phần lớn là thanh niên, học sinh của các cấp học THCS, THPT đến sinh viên các trường cao đẳng; đại học.
Văn mẫu Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu
Khi đất nước đang ngày càng phát triển và hòa nhập với kinh tế thế giới thì có rất nhiều cơ hội đặt ra. Cần phải biết nắm bắt thời cơ cũng như điều kiện thuận lợi để phát triển mình. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều thách thức còn tồn tại, ủ mầm cần được phát hiện và triệt tiêu. Một trong những thách thức đó chính là thói hư tật xấu.
Thói hư tật xấu ở thời đại nào, xã hội nào cũng có những khi nhu cầu của con người ngày càng cao, kinh tế phát triển thì dường như nó càng lây lan mạnh hơn. Thói hư tật xấu chính là những thói quen không tốt, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của đất nước, những hành vi vô văn hóa, thiếu lịch sự. Tất cả sẽ tạo thành thói quen và dần dần hình thành tính cách không tốt của bản thân người đó. Thói hư tật xấu chỉ là một từ ngữ gói gọn rất nhiều hành vi không đúng, vi phạm xã hội, vi phạm nhân phẩm.
Biểu hiện của thói hư tật xấu không hề hiếm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rất nhiều khi đi trên đường, trong nhà trường, nơi công sở…Có thể kể đến một số biểu hiện cụ thể như: trộm cắp, hút thuốc lá, chích ma túy, chơi bời, vô văn hóa, thiếu lịch sự với bố mẹ và những người xung quanh. Những hình vi này từ mức thấp nhất sẽ dần hình thành nên thói quen khó bỏ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội cũng như nhân cách của con người đó.
Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe những câu văng tục, chửi thề ngay khi đi trên đường. Có thể họ không chửi ai cụ thể, chỉ là câu cửa miệng nhưng đây là điều không nên, vì nó làm mất đi sự thanh lịch và nét đẹp văn hóa giao tiếp.
Gần đây nạn trộm cắp đang diễn ra khá phức tạp ở lứa tuổi còn rất trẻ. Chắc chắn bạn đã từng gặp nhiều em học sinh cấp 2, cấp 3 bị công an xã gọi đến làm việc vì tội trộm cắp tài sản để tiêu xài cũng như thỏa mãn một số nhu cầu cá nhân. Đáng nhẽ ra lứa tuổi này cần được giáo dục và rèn luyện đến nơi đến chốn, ý thức của các em cần phải hiểu biết nhưng các em đã tự hủy hoại đi nhân phẩm bằng những hành vi xấu như thế này.
Không chỉ dừng lại ở đó, các em vì quá trẻ nên rất dễ bị những người lớn tuổi hơn, ranh ma hơn dụ dỗ làm những việc sai trái. Từ việc trộm cắp vặt, các em đã bị lôi kéo vào đường dây cướp giật có tổ chức. Các em bị sa vào vũng bùn, ở đó các em thành những kẻ đầu đường xó chợ, trắng trợn cướp bóc, rồi chích hút…Tất cả những hành vi đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu mà có thể các em vẫn ước chừng được trước.
Tương lai của các em, nhân phẩm của các em sẽ chẳng mấy chốc bị hủy hoại trong bàn tay của chính mình. Điều này thật đáng buồn biết bao.
Thói hư tật xấu trong xã hội hiện nay diễn ra với tốc độ chóng mặt, rất khó kiểm soát. Nếu không kịp thời ngăn chặn tình trạng trên thì chắc chắn rằng xã hội này ngày càng loạn lạc. Cơ quan chức năng, chính quyền cần có biện pháp cụ thể vừa răn đe, vừa khuyên nhủ để đưa các em trở về với cuộc sống thường ngày, hòa nhập cộng đồng.
Để ngăn chặn, làm hạn chế những thói hư tật xấu ảnh hưởng không tốt đến xã hội và bản thân bạn thì đòi hỏi nhận thức của mỗi người cần được nâng cao. Đây chính là điều tiên quyết có thể giúp bạn vượt qua những cám dỗ đề hòa nhập xã hội, hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn.
Thế hệ trẻ hiện nay cần nhận thức rõ được thói hư tật xấu sẽ có sức công phá lớn như thế nào để tránh và không sa vào. Đó chính là ý thức và bản lĩnh của mỗi người.
Như vậy thói hư tật xấu ngày càng diễn ra phức tạp trong xã hội. Bởi vậy yêu cầu mọi người cần phải có sự kiên nhẫn chống lại cái xấu, rèn luyện bản thân mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu – Bài mẫu 2
Trên các phương tiện truyền thông luôn liệt kê rất nhiều thói hư tật xấu cần phải sửa đổi của con người ngày nay. Thói hư tật xấu vẫn luôn là chủ muôn thủa để con người nói về và bàn tán.
Thói hư tật xấu là tính cách không tốt đã thành nếp. Nói cách dễ hiểu hơn thói hư tất xấu là tất cả các thói quen, tính cách của con người, tập thể ảnh hưởng đến người khác, tập thể khác hay thậm chí là văn hóa và xã hội. Thói hư thật xấu không dành cho một độ tuổi mà con người nào cũng có thể dính vào một thói hư tật xấu nhất định.
Thói hư tật xấu ở lứa tuổi trẻ em, ví dụ như vô lễ với người lớn tuổi, khóc hay ăn vạ đòi bằng được điều gì đó nếu không đạt được. Với lứa tuổi sinh viên, học sinh thói xấu cụ thể nhất là thói lười biếng, không chịu học tập, dễ sa vào tai tệ nạn như hút thuốc, trộm cướp… Người trung tuổi có thể nghiện bài bạc, lô đề… Thói hư tật xấu cũng có thể chia ra theo môi trường. Môi trường ở gia đình họ hàng ví dụ như con cái không quan tâm, báo hiếu cha mẹ. Môi trường nhà trường có thể thói không ngoan ngoãn lễ phép, học chống đối của học trò. Môi trường công sở, thói đi muộn, nói xấu nhau trong giờ, không tận tâm làm việc. Môi trường thiên nhiên như vứt rác bừa bãi… Tất cả mọi nơi, mọi hoàn cảnh đều có những thói hư tật xấu nhất định. Thói hư tật xấu ấy có thể chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhưng phần lớn lại ảnh đến người khác cần loại bỏ một cách triệt để. Chúng ta có thể phân tích một thói hư tật xấu là nghiện thuốc lá. Theo như một số liệu, nước ta nằm trong top những nước sử dụng thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư phổi. Ngoài gây tác hại cho bản thân, hút thuốc còn gây tác hại cho người xung quanh. Người vợ khi hít nhiều khói thuốc sẽ có khả năng bị ung thư không kém người hút thuốc, con cái sinh ra dễ bị mắc các bệnh, sức đề kháng yếu, nguy hiểm hơn có thể là bị chậm phát triển hoặc ung thư… Tàn thuốc có thể vô tình làm bỏng trẻ em hoặc gây cháy nổ. Vậy hút thuốc có hại cho chính bản thân và những người xung quanh thì có nên hay không ?
Để kể về thói hư tật xấu trong xã hội thì nhiều vô kể, vậy nó xuất phát từ đâu? Con người luôn muốn thỏa mãn cho bản thân (sự lười biếng, ham muốn không tốt…) nhưng vô tình gây họa cho người khác, sự vật khác mà không hay biết hoặc thậm chí là mặc kệ. Thói hư tật xấu sinh ra từ sự ích kỷ của con người hoặc do suy nghĩ chưa chính chắn mà hành động thiếu suy nghĩ.
Thói hư tật xấu gây ra hậu quả lớn làm cho xã hội chậm phát triển, một số là giảm sút sức khỏe, ôi nhiễm môi trường… Điều ấy không ai mong muốn. Hành động tuy nhỏ nhưng lại gây ra góp nên hậu quả lớn, vậy mọi người cần làm gì? Vì thói hư tật xấu là tính cách không tốt đã thành nếp. Khi bắt đầu làm điều gì đó chúng ta cảm thấy sai lầm thì không nên lặp lại. Mọi thứ cần có sự suy nghĩ chính chắn để hành động.
Hãy suy nghĩ cho bản thân, gia đình, bạn bè, tập thể giảm triệt để những thói hư tật xấu không tốt. Chúng ta xứng đáng có một thế giới văn minh.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu – Bài làm 3
Thói hư tật xấu là điều không thể tránh khỏi trong xã hội loài người. Điều quan trọng là chúng ta nhận thức về chúng như thế nào và làm gì để thay đổi chúng?
Ở mỗi khía cạnh chúng lại có những ảnh hưởng tiêu cực khác nhau đến đời sống con người, ở đây, xin được bàn về một thói tật thường hay gặp ở người Việt Nam mà như nhà nghiên cứu Vương Tri Nhân trong một lần trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tiền phong đã đề cập: “Thói xấu nhất của người Việt Nam là sợ nói về thói xấu của mình”. Suy xét thói xấu này để thấy được một thói xấu có ảnh hưởng lớn như thế nào trong việc kìm hãm sự phát triển của con người và xã hội, nhất là một xã hội hiện đại ngày nay.
Thói hư tật xấu là những biểu hiện tiêu cực trong lối sống, suy nghĩ, hành động của con người. Con người không thể hoàn thiện, “mười phân vẹn mười”, nhưng vấn đề là những thói tật của họ ở mức độ nào, có thể tạm chấp nhận, có thể tha thứ, có ảnh hưởng nhiều đến những người xung quanh cũng như trong xã hội hay không? Thói xấu là như vậy, nhưng thừa nhận thói xấu của mình để thay đổi lại là điều không phải ai cũng làm được, bởi vì người ta rất sợ phải nghe người khác nói về cái xấu của mình, dù là nó ở mức độ nào, có đúng hay không? Sợ người khác nói về cái xấu của mình tất biểu hiện của một tính cách nhút nhát, không tự tin vào bản thân cũng như những gì mình đã làm. Đó còn là biểu hiện của một người không có tinh thần cầu thị, luôn chỉ biết chấp nhận hiện tại, mà không thể vượt thoát ra khỏi chính mình và những nhược điểm của mình để hoàn thiện bản thân.
Xưa nay những lời nói hoa mĩ, bay bổng, ngọt ngào bao giờ cùng dễ lọt tai. Những lời nói thật mà là những sự thật mất lòng thì giống như trái đắng, khó để có thể thấy ngon lành được. Thế nên người ta vẫn tránh và cảm thấy khó chịu khi phải nghe chúng. Người Việt Nam quan niệm, nói ra thói xấu của mình là “vạch áo cho người xem lưng”. Tất nhiên cùng phải bàn đến việc nói trong trường hợp nào và với tinh thần như thế nào nhưng không thể vì thế mà “lờ” đi những khuyết điểm của bản thân và người khác. Thói xấu là những cái đáng bị phê phán; phê phán về cái xấu là một diều cần thiết. Lỗ Tấn cách đây cả thế kỉ từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước. Lỗ Tấn đã dám nhắc đến những cái mà ông gọi là “quốc dân tỉnh”, để mong là một bác sĩ chữa bệnh tinh thần cho con người. Gô-gôn, Pu-skin, Sê-khốp nói đến một “kiếp người nhỏ bé” trong xã hội Nga thể kỉ XIX, chỉ biết sống với những toan tính, ước mơ nhỏ nhoi, chui vào trong cái bao của riêng mình, sống cuộc đời thừa, vô nghĩa lí. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kì cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự viết sách phê bình đường lối chính trị của mình là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu (Tự phán) và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ (Tự chi trích). Nhưng tự phê phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) ở đầu thế kỉ XX, Khi viết bài cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kì “Đăng cổ tùng báo” dưới bút danh Đào Thị Loan ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc… Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương tạp chí” trong hai năm 1913 và 1914, ông mở chuyên mục mang tên “Xét tật mình”, Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hỏa đất nước cũng như lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam đồng thời góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước, vừa thấp kém lạc hậu thời bấy giờ. Nhũng đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh thật nghiêm khắc, Các nhà hoạt động chính trị cũng không hề né tránh, Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can… có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc cũng từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như sĩ diện, giấu dốt, thích làm quan của người mình. Vì sĩ diện, vì giấu dốt mà rất sợ khi nói về khuyết điểm của mình cũng như khi người khác nói về chúng.
Phê phán thói xấu sợ nói về thói xấu của mình trong mồi con người nghĩa là ta đã dám nhìn thẳng vào gương để tự soi mình, vạch ra nhưng thói hư tật xấu của bản thân mình từ đó mới mong có thể khắc phục được chúng. Tự phê phán có thể coi là một thứ vũ khí để tu thân. Điều này làm ta ý thức sâu sắc hơn việc dũng cảm nhìn nhận ra những yếu kém sẽ mang lại sức vươn lên mạnh mẽ cho một dân tộc. Đất nước đang ngày càng phát triển để hội nhập cùng thế giới. Công cuộc đổi mới được khởi động bằng nguyên lí: “Hãy nhìn thẳng vào sự thật” hoàn toàn cần thiết và phù hợp với tinh thần tự phê phán, nhìn nhận một cách đúng đắn các thói hư tật xấu và cố gắng thay đổi chúng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người cũng như dân tộc, tránh phiến diện và tuyệt đối hóa. Suy rộng ra, phải trở về nguyên lí: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” – con người sinh ra, về căn bản đều là tốt cả. Những cái xấu, những cái đi ngược với thiện tính của con người không thuộc về những tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong một hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái “thiện căn” của mình, Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là có tinh thần cầu thị là một thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng tồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ “giáo dục” trong bài thơ “Nửa đêm” của Hồ Chí Minh:
“Ngủ thời ai cũng như lương thiệnTỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiềnHiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên”
Tự phê phán thói hư tật xấu là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Thế hệ trẻ cần phải là người ý thức được điều này một cách sâu sắc, cố gắng khẳng định mình đồng thời cũng nhận thức được những thói xấu của mình và có thái độ thiện chí, cầu thị trong việc tiếp nhận ý kiến góp ý của người khác, đó chính là điều cần thiết đối với con người hiện đại.
Nhà văn Nga Sê-khôp đã từng nói: Một con người sẽ tốt hơn nếu ta nói cho anh ta biết anh ta là người thế nào… Hãy để người Việt Nam được đến với thế giới trong một hình ảnh ngày càng đẹp đẽ và hoàn thiện hơn.
Nghị luận xã hội về thói hư tật xấu – Bài làm 4
Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.
Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói: “Không!”.
Tại sao chúng ta lại phải nói “Không!” với các tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tành hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.
Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.
Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.
Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.
Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết: “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.
Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.
Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu: “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía: “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.
Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo: “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.
Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân: do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường là những cú “hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong đời. Hơn bốn ngàn thứ hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run… phần lớn người nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “miếng da lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.
Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả trăm ngàn một tháng; thuốc “xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra khói? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện thuốc lá khá cao so với khu vực và toàn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm họa đáng sợ!
Thứ ba là tác hại của ma túy, gồm thuốc phiện, cần sa, heroin và nhiều loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma túy ngày nay phần lớn lại ở độ tuổi thanh niên đang phát triển thể lực và trí lực để chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Lúc đầu cũng có thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thỏa mãn tính tò mò mà thử chơi cho biết với suy nghĩ là một, hai lần thì không thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là bạn đã trao tính mạng của mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thỏa mãn cơn nghiện? Những kẻ nghiện ngập có thể làm tất cả. Từ chôm đồ nhà đến chôm đồ hàng xóm. Rồi lừa cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng từ. Không ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã tiền không được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội khác kéo theo tệ nghiện ngập: ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của,… và kinh khủng hơn cả là nguy cơ bệnh SIDA, dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này. Chính vì vậy, khi đã nghiện ma túy là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.
Thứ tư là văn hóa phẩm độc hại (sách có nội dung xấu, băng, đĩa hình đồi trụy…). Tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật.
Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng, không lo tu chí học hành mà đua đòi ăn chơi sa đọa, rủ nhau tham gia vào những trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma túy, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay đọc cũng cuốn sách độc hại. Rồi đàn đúm đánh lộn, đua xe gây rối an ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thông… Tất cả những thói xấu đó nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.
Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển.
Ngày xưa, ông cha ta đã dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Có thể coi những tệ nạn trên là “mực”, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.
Như trên đã phân tích, tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch, tốt đẹp hơn.
Radio Log 2: 6 Thói Quen Xấu Của Người Việt Học Tiếng Anh
Trước khi nói về thói quen này, mình sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện ngụ ngôn.
Ở một ngôi trường kia, có một thầy giáo rất giỏi và có rất đông học sinh theo học. Các trò càng học càng thấy ngưỡng mộ kiến thức uyên thâm của thầy. Và trong một ngày nọ, một học sinh đứng lên hỏi thầy.
“Thưa thầy, xin thầy cho con biết con phải học như thế nào, và học trong bao lâu nữa mới học được hết chữ của thầy ạ.”
Thầy không nói gì, lấy một quả táo trên bàn điềm nhiên ngồi ăn một cách rất ngon lành, xong rồi nhè bã táo ra một tờ giấy rồi đưa cho trò và nói “Em ăn hết quả táo này đi, rồi thầy sẽ trả lời cho em.”
Cậu học trò kia lưỡng lự rồi nói “Quả táo này thầy ăn hết rồi, chỉ còn lại bã, còn gì đâu mà ăn ạ?”
Lúc đó thầy giáo mới từ tốn trả lời “Những gì tôi dạy cho các em cũng giống như chỗ bã táo này, nếu như các em muốn biết thế nào là kiến thức thực sự, hãy tự đi tìm lấy những trái táo cho riêng mình.”
Thật vậy, rất nhiều người Việt học tiếng Anh luôn có thói quen xấu là ý lại và quá lệ thuộc vào giáo viên. Thầy đưa cho trái táo nào là ăn hết trái táo đó, không chịu tự đi tìm lấy những trái táo cho riêng mình. Thầy dạy cho từ nào biết từ đó, giao bài tập nào làm hết bài tập đó mà không tìm tòi gì thêm. Chính việc chúng ta không mở rộng các kênh tiếp nhận kiến thức khác ngoài kênh từ giáo viên làm cho trình độ tiếng Anh của ta tăng tiến rất chậm chạp. Hơn nữa trong bối cảnh giáo viên ngoại ngữ ở nước ta phần đông chưa đạt chuẩn, một cô dạy sai hàng trăm trò đọc sai viết sai, nếu như không chủ động mở rộng và đối chiếu kiến thức thì những lỗi sai đó sẽ nằm ngủ rất lâu trước khi bị phát hiện. Không chỉ riêng trong học tiếng Anh và trong tất cả các môn học, các lĩnh vực khác, những người học tốt là những người không những làm chủ những gì giáo viên truyền đạt mà còn biết tìm tỏi, học hỏi thêm nhiều ngoài phạm vi trường học, lớp học, giờ học.
Các bạn có biết mình là ai ko? Dù bạn giàu có hay chưa giàu có, bạn xinh đẹp hay chưa phẫu thuật thẩm mỹ……..thì bạn vẫn là một sản phẩm không có bản sao trên thế giới này ngay cả khi bạn có anh chị em sinh đôi. Vậy nên đừng lệ thuộc và chờ đợi thầy cô, hãy chủ động tìm lấy những trái táo thơm ngon nhất cho chinh mình.
Thực ra, thói quen xấu này không phải do tự chúng ta mà có mà do lỗi của cách dạy ngoại ngữ ở nước ta hiện nay, đặc biệt trong các trường phổ thông. Khi còn học ở nhà trường, chương trình dạy và cách dạy của các thầy cô thường quá chú trọng vào thi và kiểm tra ngữ pháp, từ vựng là chính dẫn đến hiện trạng là phần đông người học tiếng Anh ở Vietnam hiện nay đọc và viết khá tốt trong khi nghe và nói lại chưa được như mong muốn.
Thực tế là chúng ta đang học ngược, ở nước ngoài và các nước bản xứ, ngữ pháp tiếng Anh thường chỉ được dạy sau khi bạn đã nghe và nói được tương đối, hàm lượng thời gian dành cho ngữ pháp thường là rất ít trong các giờ học, và luôn luôn chỉ được dạy sau khi đã nghe nói và thực hành giao tiếp. Lý do vì sao bạn có biết không? Bởi vì ngữ pháp của mọi ngôn ngữ đều chỉ là một bộ những nguyên tắc, quy tắc có thể ghi nhớ và áp dụng. Đó là kiến thức hữu hạn. Riêng với ngữ pháp tiếng Anh, bạn chỉ cần học và thực hành chăm chỉ, đúng phương pháp trong vòng 6 tháng hoặc nhiều nhất là 1 năm là có thể nắm vững và sử dụng tốt. Nhưng đối với người nước ngoài học tiếng Anh, đích đến quan trọng nhất, đích đến cuối cùng là sự tự tin trong giao tiếp thì đòi hỏi bạn một thời gian dài lâu hơn nhiều. Và để đạt được kỹ năng giao tiếp thuần thục bằng tiếng Anh bạn chỉ có một con đường duy nhất: luyện tập – luyện tập và tập luyện. Chính vì cách học “trọng ngữ pháp” của người Việt mà đôi khi chúng ta cảm thấy kém tự tin khi nói, sợ rằng mình nói sai ngữ pháp. Nhưng bạn cũng nên biết rằng dù bạn có nói sai ngữ pháp, nhưng ngữ âm chuẩn người bản xứ hoàn toàn vẫn có thể hiểu bạn. Vì sao? Vì ngữ pháp là nguyên tắc và cứng nhắc, trong khi thực tế giao tiếp cuộc sống thì không có chỗ cho những điều cứng nhắc đó.
Vậy nên quan điểm học và dạy tiếng Anh của mình là: Thà nói sai còn hơn không nói. Thà viết sai còn hơn không viết. Cứ nói cứ viết đến khi nào đúng thì thôi.
Gọi là học ngược vì chúng ta phần đông đều bị dạy sai quy trình tiếp nhận ngôn ngữ. Chúng ta học ngữ pháp và từ vựng sau đó nhảy thẳng sang học viết – học nói. Như thế là một cách học vô cùng sai lầm. Đó là lý do vì sao khi bạn đọc một bài báo viết bằng tiếng Anh của Việt Nam và một bài báo tiếng Anh của nước ngoài mặc dù viết về cùng một nội dung nhưng cách viết rất khác nhau. Một phần là vì sự khác biêt trong tư duy và văn hóa, nhưng một phần là vì hệ quả của việc học ngược. Đúng ra, chúng ta luôn phải học đọc trước khi học viết, và học nghe trước khi học nói, trong quá trình đó, chúng ta tích lũy ngữ pháp và từ vựng. Cách học ngược hiện nay giống như việc bạn được giao cho một đống nguyên vật liệu và một công thức cứng nhắc, sau đó bắt bạn nấu một món ăn mà bạn hoàn toàn chưa được ăn thử. Tất nhiên là bạn sẽ vẫn nấu được, có điều món ăn mà bạn nấu ra sẽ không được ngon như món được yêu cầu. Vậy nên, đọc và nghe – cũng chính là cách chúng ta “nếm thử” ngôn ngữ bản xứ trước khi bắt chước cách nấu của họ bằng nói và viết. Sửa chữa các học ngược này như thế nào, sẽ được bàn tới cụ thể trong một Radio Log khác.
Đây là một thói quen rất xấu và điển hình của rất nhiều người Việt học tiếng Anh, chính vì không xác định được mục tiêu học, không có động lực rõ rang để học, và không chọn được một cách học đúng đắn và phù hợp……..dẫn đến việc nhiều người học đã dễ dàng đầu hàng ngay những khó khăn đầu tiên xuất hiện. Kinh nghiệm cá nhân của mình thấy rằng: Mọi thứ trước khi trở nên Dễ nó đều Khó. Khi bạn thu nhận một điều gì đó mới, rất khó để bạn có thể làm quen với nó ngay trong ngày một ngày hai, tất cả chỉ là thử thách. Cái vui của việc học ngoại ngữ cũng giống như chuyện bạn xách cần đi câu cá, bạn phải ngồi rất lâu, rất kiên trì bên mặt nước, thật chú tâm trong yên lặng để có thể đạt được kết quả. Sự khác biệt duy nhất là, đi câu bạn có thể về không, vì trong hồ không có cá, hoặc mồi của bạn không ngon. Còn học tiếng Anh, chỉ cần bạn đủ kiên trì và câu đúng cách, chắc chắn bạn sẽ thu được điều gì đó, nếu không là cá voi cá mập, chắc bạn sẽ vẫn thu được cá rô cá diếc. Điều quan trọng là : Đừng dễ dàng bỏ cuộc. Những lúc bạn muốn bỏ cuộc nhất, hãy làm thử theo cách này xem “Hãy tưởng tượng trong rạp chiếu phim đang chiếu một bộ phim nước ngoài, bạn sẽ là người đầu tiên có thể bật cười ngay khi nghe một câu thoại hài hước của nhân vật, trong khi cả rạp lại cười sau bạn 5s vì họ còn bận đọc phụ đề.” “Hãy tưởng tượng bạn có thể tự tin ứng đáp, cười nói với người nước ngoài giữa một đám đông không hiểu bạn và người kia đang nói gì”. Tiếng Anh chừng nào còn khó tức là nó còn thú vị. Và chừng nào nó hết khó, tức là bạn đã bắt đầu vào cuộc đua đi tìm những điều thú vị lớn hơn.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc chiến lược học tập chẳng phải là cách học hay sao? Không, đó là hai điều hoàn toàn khác nhau, cách học hay phương pháp học chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược học tập. Hãy hình dung, bạn muốn đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, bạn sẽ phải trả lời vô số câu hỏi trước khi đi “Where” “When” “Why”……..trong khi cách học chỉ trả lời được câu hỏi “How”. Chiến lược học tập là tập hợp câu trả lời cho tất cả những câu hỏi đó. Phần đông chúng ta đều lao đi học tiếng Anh như một bản năng. Cá nhân mình luôn nghĩ rằng, học cái gì cũng giống như một sự đầu tư để nâng cấp bản thân mình, và đã là đầu tư thì luôn phải có chiến lược và sự tính toán để sao cho hiệu quả nhất, có lời nhất. Chúng ta ít khi tự hỏi mình những câu hỏi cụ thể như “Tôi đang học tiếng Anh vì tôi muốn cái gì?”, “Đến bao giờ, ngày nào tháng nào năm nào tôi sẽ đủ trình độ đọc bài báo tiếng Anh này” “Làm thế nào để tôi có thể tăng tốc quá trình học tiếng Anh nhanh hơn?”, “Trình độ tiếng Anh của tôi đang ở đứng ở đâu trong thang bậc đánh giá chung, số 5 hay số 6 hay sô 9/10???”. Không trả lời những câu hỏi đấy một cách trung thực và nghiêm túc nhất với chính mình, thì chúng ta vẫn sẽ học như người vừa đi vừa mò trong đường hầm tối. Rất tốn kém thời gian và tiền bạc, trong khi cả hai thứ đó đều là hữu hạn và chúng ta luôn rất cần.
Có bạn đã hỏi mình, “Vì sao em học ở trường rất tốt, nhưng cứ về nhà em rất lười, học không thể vào được”. Đó là vì bạn đã quá nuông chiều bản thân mình, ở nhà làm cho bạn không cảm thấy có môi trường và không khí học tập. Bạn hãy tự hỏi xem “Một ngày bạn học ở trường bao nhiêu tiếng và ở nhà bao nhiêu tiếng?”. Rõ ràng bạn sẽ thấy là thời gian bạn ở nhà vẫn nhiều hơn ở trường. Suy cho cùng, trường học chỉ là ranh giới của kỉ luật, thầy cô là khuôn phép giám sát kỉ luật đó. Nếu ai cũng tự kỉ luật được, thì người ta đã chẳng mở trường học làm gì? Tuy nhiên, mình đã học được một cách rất hay từ một câu chuyện về nhà văn Nguyễn Tuân để sửa thói quen xấu của chinh mình. Nhà văn khi không đến cơ quan hay sau khi nghỉ hưu, ông cũng rất đúng giờ, ăn mặc quần áo nghiêm chỉnh như đang đi làm và ngồi vào bàn làm việc rất nghiêm túc. Còn như Victo Hugo, ông luôn đứng viết trong rất nhiều năm cho đến khi hoàn thành kiệt tác Những người khốn khổ. Bạn có cảm thấy mình thiếu kỉ luật trong việc tự học tiếng Anh không? Hãy thử xem những cách này xem???
Xin cảm ơn thời gian của các bạn và hẹn gặp lại ở tuần sau.
Hoàng Huy. Bản quyền thuộc về English For All (EFA)
Cách Chuyển Hóa Thói Quen Xấu
Trong mỗi con người luôn có sự tồn tại song song hai mặt thiện và ác. Nếu như mặt thiện được ví như con thuyền dẫn lối cho con người đi đến bến bờ hạnh phúc và thành công thì mặt xấu chính là những tảng băng trôi nguy hiểm gây ra bao khó khăn và thất bại ở đời.
Những thói quen đó dù lớn dù nhỏ như hút thuốc, uống rượu, trộm cắp, đánh nhau, hay chửi bới hoặc nói dối, lừa lọc kẻ khác… đều có những tác động nhất định và cản trở cuộc sống tốt đẹp của chúng ta.
Chính vì vậy, nếu muốn cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn thì trước hết con người phải học cách thay đổi những thói quen xấu, những suy nghĩ tiêu cực mà hằng ngày chúng ta thường hành xử. Tuy nhiên, chuyển hóa thói quen xấu thì đòi hỏi con người cần phải nhận thức được thói quen xấu của mình, biết đặt ra mục đích cụ thể để tạo động lực, tránh xa môi trường cũ và thật kiên trì, dũng mãnh trên suốt con đường tu nghiệp.
Đức Phật đã từng dạy: “Chúng ta đang là những gì của chúng ta nghĩ” và không ai khác ngoài chính suy nghĩ – những thói quen xấu của chúng ta đã tạo nên nghiệp ác cho cuộc đời mình.
Nhận thức được thói quen xấu của mình
Đức Phật khuyên dạy các Phật tử phải biết “xét mình” trong mọi hoàn cảnh. Xét mình để trở nên sáng suốt hơn, nhận thức được lẽ đúng điều sai trong mỗi hành động để từ đó có cách sửa chữa kịp thời. Chỉ có khi nào chúng ta biết nhận ra cái sai, ý thức được mức độ hậu quả mà nó mang lại thì lúc đó ý muốn được thay đổi mới nảy sinh và con đường chuyển hóa mới thật sự bắt đầu.
Tuy nhiên, để làm được việc tự xét mình và nhìn nhận lỗi lầm của chính bản thân thì không phải ai cũng làm được. Biết chắc ai cũng có thói quen xấu đó. Nhưng bởi vì cái tôi chi phối – sợ xấu hổ, sợ người khác chê cười, hoặc do nhận thức kém, có suy nghĩ đổ lỗi “tại cái này, tại cái kia” nên thực tế đã có rất nhiều người sai lầm trong nhận thức về thói quen xấu của mình.
Đức Phật khuyên dạy các Phật tử phải biết “xét mình” trong mọi hoàn cảnh.
Con người sinh ra trên cõi đời này muốn tồn tại thì phải học cách thích nghi, nương theo điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống. Không có quy luật ngược lại: thế giới chiều theo ý ta. Chính vì thế hãy luôn luôn nhìn lại mình theo lời Phật dạy, sẵn sàng dẹp bỏ cái tôi khi cần thiết để dám nhìn vào cái sai – những thói quen xấu của mình để có cách sửa chữa. Chỉ có như vậy con người mới có thể hòa nhập vào thế giới và nắm giữ được hạnh phúc trong cuộc đời.
Đặt ra mục đích để tạo động lực
Để chuyển hóa được thói quen xấu, khi đã nhận thức về nó một cách rõ ràng và có khao khát muốn thay đổi trước hết chúng ta phải xác định đó là một việc khó khăn. Chính vì thế, cần có kế hoạch, đặt ra mục đích rõ ràng để có động lực hành động.
Trên thực tế, không phải một người nào có ý muốn chuyển hóa thói quen xấu cũng đều thành công. Có những người nghiện rượu không bao giờ bỏ được rượu. Có những con nghiện game, nghiện ma túy cả đời vẫn cứ dính vào game và ma túy không bao giờ thoát ra được mặc dù không biết bao nhiêu lần đeo gông cùm, xích sắt trong trại cai nghiện… Chính bởi vì mục đích ban đầu của họ đặt ra không rõ ràng và còn yếu ớt chưa đủ tạo động lực để dẫn đến thay đổi.
Mỗi chúng ta hãy đặt ra những mục đích cao cả, hướng đến những điều tốt như noi gương đức Phật, các vị Bồ Tát hay đọc Kinh niệm chú… để chúng ta có thêm động lực và ý chí trên con đường chuyển hóa thói quen xấu của mình.
Để chuyển hóa được thói quen xấu chúng ta phải biết đặt ra mục đích cụ thể dựa trên nhận thức sâu sắc. Nếu không thay đổi thì hệ quả tất nhiên theo luật nhân quả là sẽ gặp báo ứng. Còn nếu mục đích của chúng ta chỉ vì danh dự, vì lời nói của người này, vì bác sỹ nói thế kia mà bản thân trong tâm chưa thật sự giác ngộ thì không bao giờ chúng ta thành công trên con đường tu tập.
Mỗi chúng ta hãy đặt ra những mục đích cao cả, hướng đến những điều tốt như noi gương đức Phật, các vị Bồ Tát hay đọc Kinh niệm chú… để chúng ta có thêm động lực và ý chí trên con đường chuyển hóa thói quen xấu của mình.
Tránh xa môi trường xấu
Cổ nhân có câu “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” là để nói đến sự tác động của môi trường sống đến hành động của con người. Chính vì thế một khi chúng ta đã xác định sẽ thay đổi thói quen xấu thì tuyệt đối phải tránh xa những môi trường dung chứa thói quen xấu đó.
Ví như một người muốn bỏ rượu thì đừng bao giờ đi đến quán nhậu. Người muốn bỏ thuốc thì đừng bao giờ để mình ngửi hoặc nhìn thấy bao thuốc… Nếu không thể tách biệt thì chúng ta không thể nào quên được nó, bởi nó cứ hiện diện nhắc nhớ đường mòn và mời gọi nhu cầu chúng ta quay trở lại.
Cổ nhân có câu “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” là để nói đến sự tác động của môi trường sống đến hành động của con người.
Chính vì thế, nếu thật sự muốn từ bỏ thói quen xấu, chúng ta phải biết tìm cho mình một môi trường mới hoàn toàn không “chứa chấp” nó như nhà chùa để tu tập. Các Phật tử có thể đến chùa đọc Kinh, niệm Phật hoặc tham gia nhiều hoạt động lành mạnh khác để quên đi thói quen xấu; đồng thời cũng giúp mình xây dựng những thói quen mới, tốt và có ích hơn cho cuộc đời.
Có ý chí kiên trì và nỗ lực hết mình
Việc chuyển hóa thói quen, đặc biệt thói quen xấu cần hiểu là một con đường gian nan và nhiều trắc trở.
Một nhà tâm lý học thế giới có lần đã ví sự kiềm chế của con người và nhu cầu – thói xấu của con người giống như người quản tượng và con voi. Có nghĩa là sức lực kiềm chế những nhu cầu của chúng ta trong cuộc sống là có giới hạn- chỉ như người quản tượng mà thôi. Trong khi đó, những nhu cầu để dẫn ta đến với thói quen xấu là quá lớn và mạnh: như con voi. Chính vì thế trên một con đường dài điều phục thói quen xấu đòi hỏi chúng ta phải hết sức khéo léo và có tinh thần dũng mãnh, nỗ lực không ngừng.
Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ kiềm chế trong đau khổ mà không thật sự giác ngộ thì đến một lúc nào đó con voi đó cũng sẽ quật ngã được chúng ta.
Chỉ có khi chuyển hóa được thói quen xấu của mình thì con người mới trở nên tốt đẹp – hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc đời.
Đối với chúng ta, nếu xuất phát từ ý nguyện chân thành và thật sự giác ngộ thì lúc đó chúng ta mới có đủ ý chí và lòng kiên trì tu tập để đạt đến thành công. Lòng kiên trì đó biểu hiện ở chỗ, dù có thất bại bao nhiêu lần nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ từ bỏ. Đức Phật đã từng nói người biết lỗi mà sửa là một trong hai hạng người đáng quý nhất trên đời. Chính vì vậy, thay đổi thói quen xấu để cuộc sống tốt đẹp hơn không bao giờ là quá muộn đối với một ai.
Và nếu như việc chuyển hóa thói quen xấu quá khó khăn thì chúng ta hãy thực tập đi từng bước một. Các Phật tử có thể thay đổi dần dần, chăm đọc Kinh Phật, niệm chú, đi chùa, làm việc thiện…
Tuy nhiên nếu trên con đường ấy có xảy ra thất bại thì chúng ta cũng không nên nản chí. Hãy bắt đầu lại từ đầu, tiếp tục nỗ lực và kiên trì đừng bao giờ từ bỏ. Vì chỉ có khi chuyển hóa được thói quen xấu của mình thì con người mới trở nên tốt đẹp – hạnh phúc và thành công hơn trong cuộc đời.
Minh Chính (Tổng hợp)
Bạn đang xem bài viết Thói Hư Tật Xấu Người Việt: Khôn Lỏi trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!