Xem Nhiều 3/2023 #️ Thống Kê Kinh Tế (P4: Thống Kê Giá Trị Sản Xuất) # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Thống Kê Kinh Tế (P4: Thống Kê Giá Trị Sản Xuất) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thống Kê Kinh Tế (P4: Thống Kê Giá Trị Sản Xuất) mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giá trị sản xuất (GO – Gross Output) là chỉ tiêu phản ánh giá trị toàn bộ sản phẩm là kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

GDP khác GO ở chỗ nếu GDP loại bỏ chi phí trung gian thì GO tính tất. Ví dụ một nhà máy sản xuất ô tô để có được một ô tô thành phẩm trị giá 100.000 usd thì cần nguyên liệu đầu vào như thép, sắt, lốp ô tô, động cơ,… của các nhà cung cấp A, B, chúng tôi tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng thì chỉ tính giá trị tạo thêm của nhà máy đó bằng 100.000 trừ tổng chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào. Trong khi đó nếu tính GO thì sẽ tính luôn là 100.000 usd.

Chính vì vậy khi tính GO sẽ xuất hiện việc tính trùng, nhưng ưu điểm của GO là khả năng tính nhanh và chính xác. Ví dụ nếu tính GO của khối DN sản xuất của một tỉnh thì chỉ cần cộng gộp toàn bộ doanh thu bán ra của tỉnh đó, các số liệu này đã sẵn sàng vì nó là cơ sở để tính thuế.

Nguyên tắc của tính GO như sau:

– Tính theo nguyên tắc thường trú : nhằm tránh tính trùng về mặt địa lý

– Tính theo thời điểm sản xuất: nhằm tránh tính trùng về mặt thời gian. Để tính GO của năm 2013, tới thời điểm 31/12 người ta sẽ tính toàn bộ hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu của DN. Như vậy nếu sp hoàn thiện vào 2013, bán vào 2014 thì sẽ được tính vào 2013 và không được tính vào 2014.

– Tính theo giá hiện hành và giá so sánh: là giá của năm tính GO và giá của năm cơ sở (Việt Nam năm cơ sở mới nhất là 2010)

– Tính toàn bộ giá trị sản phẩm: là không trừ đi các chi phí trung gian; giá trị 100.000 thì tính luôn là 100.000.

– Tính toàn bộ kết quả sản phẩm: tính cả thành phầm lẫn sản phẩm dở dang.

Phương pháp tính GO:

Sẽ có hai tham số cần tính ở đây là 1.Giá và 2. Khối lượng Sản phẩm/dịch vụ

GO theo giá cơ bản = Doanh thu thuần SP chính + Trợ cấp + Thu bán sp phụ + Thu cho thuê TS (kô kể đất), máy móc, thiết bị có người điều khiển + thu bán phế liệu, sp tận thu + TSCĐ tự trang, tự chế + Chênh lệch thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, sp dở dang (cuối kỳ – đầu kỳ)

Go theo giá nhân tố = Tổng chi phí sx kinh doanh theo yếu tố + Trợ cấp + Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lãi vay phải trả + Giá trị TSCĐ tự trang, tự chế

GO theo giá sản xuất = GO theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm phát sinh phải nộp (bao gồm VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu)

GO của DN thương nghiệp, phân phối điện, du lịch, kinh doanh BĐS:

GO theo giá cơ bản = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán ra (hoặc vốn tài chính đã đầu tư) + trợ cấp.

GO theo giá nhân tố = Tổng chi phí sxkd theo yếu tố + trợ cấp + Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD – Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lãi vay phải trả

GO theo giá sản xuất =GO theo giá cơ bản + thuế sp phát sinh phải nộp (VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu)

Đối với loại hình hành chính sự nghiệp như các bộ, sở, ủy ban, trung tâm hỗ trợ DN, trung tâm đào tạo,..:

GO = Tổng chi phí thường xuyên – Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và công trình hạ tầng – Chi chuyển nhượng thường xuyên + Khấu hao tài sản cố định

Hoặc GO = Tiền lương và các khoản tương tự lương + Chi về hàng hóa và dịch vụ (chi phí trung gian) + Khấu hao TSCĐ

Đối với hộ sản xuất nông, lâm thủy sản:

GO = Sản lượng x đơn giá bình quân năm

Với hộ sản xuất phi nông, lâm, thủy sản:

GO = Tổng số lao động hoặc sản xuất x Go bình quân/lao động hoặc hộ (đựoc tính theo kq điều tra chọn mẫu)

Comments

Nhân Viên Thống Kê Làm Gì? Những Điều Cần Biết Về Nhân Viên Thống Kê

Thống kê là gì?

Thống kê theo một nghĩa hiểu trừu tượng đó là ngành nghiên cứu lý thuyết và gồm các phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu cùng các hiện tượng cần quan sát. Đây là khái niệm thống kê được phân tích từ chuyên ngành kinh tế học. Thống kê được sử dụng trong ngành này kết hợp với nhiều số liệu để nghiên cứu hiện tượng kinh tế và kiểm định các lý thuyết kinh tế.

Còn khi là tên của một vị trí công việc, thống kê là xác định mức độ biến động, biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Hay hiểu một cách đơn giản, trong sản xuất thống kê chính là việc ghi lại một cách tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian yêu cầu, kết quả thống kê được thể hiện qua số lượng.

Nghiệp vụ thống kê rất cần thực hiện trong các nhà máy sản xuất, thay nhà lãnh đạo ghi nhận hiệu suất hoạt động mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm để đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty hay một tổ chức kinh doanh bất kỳ. Thống kê không chỉ có tác dụng trong lĩnh vực sản xuất mà nó còn xuất hiện ở hầu hết doanh nghiệp len lỏi trong các nghiệp vụ kế toán. Nhân viên kế toán cũng như một nhân viên thống kê, thực hiện công việc của nhân viên thống kê để tập hợp dữ liệu từ các phòng ban từ đó tiến hành phân tích, lập báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh. Nhân viên thống kê cũng chính là nguồn cung cấp dữ liệu thông tin cho nhân viên kế toán, hỗ trợ họ rất nhiều công việc.

2. Công việc thống kê làm gì trong sản xuất?

Công việc thống kê làm gì trong sản xuất?

Xuất hiện và thể hiện vai trò quan trọng nhất trong doanh nghiệp sản xuất, vị trí nhân viên thống kê mở ra cơ hội cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp cũng có thể làm việc trên văn phòng nhưng sau khi quá trình sản xuất kết thúc họ phải xuống nhà máy để xem xét tình hình , thống kê kết quả bằng những con số.

Nhân viên thống kê, làm việc trong phòng kế hoạch của công ty, ngoài việc tổng hợp con số sau quá trình sản xuất, họ còn dự báo bán hàng, đơn hàng, năng lực sản xuất của nhà máy để lên kế hoạch sản xuất phù hợp cho Công ty. Bên cạnh đó, từ số liệu thu thập được trong nội bộ, nhân viên thống kê phải phối hợp với phòng Marketing để lấy số liệu thống kê từ thị trường về nhu cầu khách hàng, lượng sản phẩm tiêu thụ để lên kế hoạch, dự báo số lượng sản xuất phù hợp đảm bảo tiết kiệm kinh phí, đạt lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Thống kê được tiến hành sau quá trình sản xuất với công việc cụ thể như:

– Thống kê mỗi ngày số liệu NVL đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất bao gồm: nguyên phụ liệu, thứ phẩm tái chế, thành phẩm chưa phải sản phẩm hoàn hảo phục vụ cho công đoạn sản xuất tiếp theo,…

– Thực hiện báo cáo tổng kết các số liệu thống kê, những sự cố bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất trong nhà máy và cách giải quyết cho ban lãnh đạo đồng thời theo dõi đôn đốc công nhân làm việc đảm bảo kịp tiến độ giao hàng, gia tăng uy tín của doanh nghiệp

– Lập báo cáo thống kê định kỳ theo quy định chế độ báo cáo thống kê caut Nhà nước và Công ty

– Thu thập số liệu rồi tổng hợp cung cấp cho nhà lãnh đạo, cho nhân viên kế toán để họ thực hiện các nghiệp vụ khác. Tiếp đó là tiến hành lưu trữ số liệu thống kê tổng hợp đồng thời đề xuất cho Công ty ý kiến đóng góp để cải tiến tình hình sản xuất khi cần thiết phục vụ cho sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp.

– Phân tích thống kê những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời gian yêu cầu thường là theo tháng, quý, năm,… tùy theo yêu cầu đặt ra của nhà lãnh đạo

Công việc của nhân viên thống kê không hề ít nhưng không khó thực hiện vì vậy so với các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao khác, mức lương dành cho lao động làm tại vị trí này không thể hơn nhưng so với công việc ít chuyên môn có tính chất công việc tương đương khách thì mức lương trung bình khoảng 7 triệu ở vị trí này lại khá hấp dẫn.

3. Công việc của nhân viên thống kê trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể

Ngành may mặc hiện nay

3.1. Nhân viên thống kê may mặc làm gì?

Ngành may mặc là một trong những khối ngành điển hình cho hoạt động kinh doanh sản xuất trong các nhà máy hiện nay. May mặc cũng đang có thị trường phát triển kinh doanh khá nở rộ khi nó trở thành nhu cầu thiết yêu không thể thiếu của con người. Khi nào nhu cầu sống của con người còn tiếp tục tăng thì khi đó lĩnh vực may mặc vẫn có “đất dụng võ”.

Trong nhà máy của các công ty may, vị trí nhân viên thống kê có trách nhiệm đảm nhận những công việc sau:

– Cập nhật số liệu vào phần mềm

– Nhận kế hoạch sản xuất, theo dõi cập nhật và giao cho các chuyền may, bộ phận may

– Theo dõi ngày bắt đầu và kết thúc của đơn hàng

– Làm đề nghị mua, lãnh và cấp phát các loại vật tư phục vụ sản xuất

– Tính lương sản phẩm của công nhân

– Những công việc khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo

3.2. Nhân viên thống kê thủy sản làm gì?

Lợi thế nhân viên thống kê trong lĩnh vực thủy sản khi nước ta có đường bờ biển dài, sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt số lượng lớn. Công ty thủy sản chủ yếu nằm ở khu vực gần biển, hoạt động chế biến thủy sản vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu sang nước ngoài tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn giải quyết đáng kể tình trạng thất nghiệp trong xã hội hiện nay. Trong đó vị trí nhân viên thống kê cũng đang mở ra nhiều cơ hội cho lao động. Công việc không mấy khó khăn chỉ cần bạn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về sức khỏe, làm việc trong thời gian dài, nhanh nhẹn, trung thực, và một số yêu cầu khác tùy theo tiêu chí tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp để thực hiện những công việc sau:

– Thống kê xuất nhập hàng hóa trong kho

– Tổng hợp, theo dõi đối chiếu số lượng xuất nhập hàng hóa hàng ngày và theo định kỳ rồi báo cáo công việc cho quản lý hay trưởng bộ phận

– Ghi nhận số liệu thống kê bán thành phần

– Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của quan lý, trưởng bộ phận

“Nông Sản Chất Lượng Cao” Như… Con Rơi Chưa Được Thống Kê

Gần đây, cụm từ “nông sản chất lượng cao” được sử dụng rất rộng rãi, thường xuyên tại các hội chợ, triển lãm ngành nông nghiệp, các đơn vị kinh doanh, xuất khẩu nông sản… Thậm chí, tại những hội nghị, hội thảo do cơ quan chức năng nhà nước tổ chức cũng rất hay nói “nông sản chất lượng cao”.

Đây cũng là mục tiêu hướng tới của toàn ngành nông nghiệp trong các kế hoạch, quy hoạch phát triển… Thế nhưng, thế nào là “nông sản chất lượng cao” thì có lẽ chưa cơ quan nào trả lời cụ thể được.

Theo Tổng cục Thống kê, cùng với xu hướng tiêu dùng ngày càng cao, trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu như hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp ở Nam bộ.

Để thích nghi với sự biến đổi này, Bộ NNPTNT đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái hoặc nuôi thủy sản để thích ứng với biến đổi khí hậu và định hướng phát triển kinh tế dựa trên lợi thế phát triển cây trồng chủ lực của từng địa phương…

Để phản ánh được sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chất lượng, hiệu quả đòi hỏi trong thống kê diện tích phải thống kê được diện tích của những sản phẩm cây trồng chất lượng cao.

Chưa kể, muốn có kết quả thống kê chuẩn xác, cần xác định được khái niệm, định nghĩa thế nào là sản phẩm chất lượng cao cho từng loại cây trồng, nhất là những loại cây trồng trọng điểm chiếm tỷ lệ cao trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt như lúa, cà phê, chè búp, cây ăn quả,…

Một đại diện của Tổng cục Thống kê nhận định, sự chuyển đổi mạnh mẽ trong sử dụng đất nông nghiệp những năm qua đòi hỏi trong các vụ sản xuất, công tác thống kê cũng phải theo kịp để thu thập được thông tin chính xác nhất. Tiếp đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thống kê và ngành NN&PTNT ở các cấp trong việc xác định diện tích từng loại cây trồng chất lượng cao ở địa phương.

“Thế nhưng hiện nay, ngành thống kê chỉ đang thu thập số liệu cây trồng chất lượng cao theo giá bán sản phẩm và chưa có khái niệm, định nghĩa cụ thể”, vị này cho biết.

Về vấn đề này, bà Phạm Thị Hồng Hạnh – Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NNPTNT, từng cho rằng ngay cả việc chọn sản xuất lúa gạo theo VietGAP, GlobalGAP hay SRP… cũng đang khiến nhiều nông dân và doanh nghiệp băn khoăn, khi xu hướng tiêu dùng đang thay đổi rất nhiều.

Rồi đến chuyện “cái logo” của ngành lúa gạo cũng “vướng”, vì khái niệm sản phẩm chất lượng cao. Theo đó, sau thời gian nghiên cứu, Bộ NNPTNT đã thiết kế được logo nhận diện thương hiệu cho gạo Việt Nam xuất khẩu.

Thế nhưng, việc triển khai dán logo này lại tiếp tục vướng, không phải ở cái logo hay tên thương hiệu, mà là các tiêu chuẩn cho những sản phẩm được gắn logo sản phẩm gạo quốc gia Việt Nam. Vì như lâu nay, Việt Nam chỉ xuất khẩu “gạo xá”, gạo đóng bao với tỉ lệ 5% tấm, 10% tấm hoặc 25% tấm…

Tiêu chuẩn thế nào là “chất lượng cao” có tùy thuộc vào từng người tiêu dùng khác nhau?

Hay như trong ngành thủy sản, ông Trần Huy Hiển, Giám đốc công ty TNHH Pha Lê (Đồng Tháp), trong một bài viết về con cá tra dịp đầu năm mới, cũng phân vân thế nào là chuẩn cá tra chất lượng cao khi mà hiện nay, rất nhiều tổ chức nước ngoài đến Việt Nam để chào mời chứng nhận đạt chuẩn quốc tế. Có thể kể đến các chứng nhận như ASC, GlobalGAP, BAP, GAP…

Theo đó, để có thể xuất khẩu được cá tra, tùy từng thị trường như Mỹ, Nhật hay châu Âu… mà doanh nghiệp phải có được các chứng chỉ nêu trên với chi phí hàng nghìn USD, từ phí tư vấn, tiền cấp chứng nhận, tái chứng nhận…

Thế nhưng, trong năm 2017, con cá tra Việt Nam vẫn rất vất vả khi nhập khẩu vào các thị trường trên, ngay tại châu Âu, người tiêu dùng cũng cho rằng cá tra Việt Nam “ở dơ”, rồi tẩy chay sản phẩm này.

Còn tại thị trường Mỹ, chính phủ Mỹ yêu cầu cá tra Việt Nam phải “tương đồng”, tức được nuôi, chăm sóc và đối xử tương tự như con cá nheo ở Mỹ. Đây được cho là việc hết sức khó khăn cho cá tra Việt Nam.

Xem lại cách tính giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Tổng cục Thống kê cho biết, hiện nay, cơ quan này tính giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh 2010 và giá hiện hành. Thế nhưng, theo đánh giá, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm mới ngày càng đa dạng, phong phú nên việc tính toán giá trị sản phẩm chất lượng cao theo bảng giá cố định 2010 có sự bất cập, chưa cập nhật được giá và cơ cấu giá của sản phẩm chất lượng cao.

Do đó, để đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán giá trị sản xuất ngành trồng trọt, trong năm 2018, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra thí điểm doanh thu bán ra các sản phẩm của cây trồng nông nghiệp ghép trong cuộc điều tra năng suất sản lượng cây hàng năm và cây lâu năm năm 2018 trên phạm vi 20 tỉnh.

Từ đó, kết quả điều tra sẽ tính được giá bán bình quân từng sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đơn giá này luôn có sự cập nhật nên có độ chính cao hơn trong việc dùng bảng giá cố định trong nhiều năm.

Yếu Tố Thống Kê Trong Toán Tiểu Học

Thiết kế bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọnYếu tố thống kê và giải toán có lời vănI. Yếu tố thống kê1. Một số vấn đề chung1.1.Khái niệm Thống kê là việc thu thập, lưu giữ, phân tích, và xử lý các số liệu cần thiết cho một mục đích, một hoạt động nào đó ở một nơi nào đó, trong một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ : Một nhà máy cần thống kê các khoản chi tiêu hàng tháng, hàng năm; một trường học phải thống điểm số của Hs…. Các yếu tố thống kê được đưa vào chương trình Tiểu học mới nhằm tăng cường những nội dung kiến thức có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế cũng như trong thực hành tính toán.1.2. Mục tiêu dạy học Yếu tố thống kê ở Tiểu học là giúp Học sinh : – Làm quen với dãy số liệu, bảng thống kê số liệu, một số loại biểu đồ (biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ quạt) – Rèn luyện và củng cố một số kĩ năng phù hợp với trình độ nhận thức như : kĩ năng thu thập và ghi chép số liệu thống kê, kĩ năng phân tích và xử lí một dãy số liệu, kĩ năng đọc và phân tích số liệu trong một bảng thống kê số liệu đơn giản, đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ, kĩ năng tính số trung bình cộng. – Góp phần rèn luyện óc phân tích, làm việc có tính toán, kế hoạch và khoa học; đức tính cẩn thận, tỉ mỉ; thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các kiến thức toán học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống. 1.3.Nội dung dạy học yếu tố thống kê ở tiểu học Ở tiểu học, Yếu tố thống kê được cho vào chương trình bắt đầu từ lớp 3 và mở rộng nâng cao dần ở các lớp tiếp theo.– Lớp 3:+ Làm quen với dãy số liệu+ Thực hành phân tích một dãy số liệu.+ Giới thiệu bảng số liệu đơn giản.

Lớp 4: + Thực hành phân tích Bảng thống kê số liệu đơn giản. + Bước đầu làm quen với biểu đồ; tập đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ.+ Bước đầu làm quen với số trung bình cộngLớp 5 : + Ôn tập , củng cố các kĩ năng : Đọc bảng số liệu; nhận xét trên biểu đồ ; tính số trung bình cộng.+ Biểu đồ hình quạt và ý nghĩa thực tế của nó.

2.Thiết kế bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.2.1. Cấu tạo bài trắc nghiệm :– Câu lệnh :+ Dựa vào biểu đồ,hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ( hãy chọn phương án trả lời đúng, đánh dấu x vào trước chữ cái của câu trả lời đúng, chọn phương án trả lời đúng ghi vào dấu ngoặc đơn)+ Dựa vào bảng số liệu, hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ( hãy chọn phương án trả lời đúng, đánh dấu x vào trước chữ cái của câu trả lời đúng, chọn phương án trả lời đúng ghi vào dấu ngoặc đơn)– Phần thân :+ Một mệnh đề : thưởng biểu hiện mối quan hệ về tổng, hiệu, hơn nhât, kém nhât, tương ứng…+ Một số phương án lựa chọn.2.2. Ma trận kiến thức– Kiểm tra kiến thức đọc, phân tích số liệu trong dãy số liệu, bảng số liệu và biểu đồ.Kiểm tra xử lí số liệu của dãy số liệu, bảng số liệu và biểu đồ

2.3. Các dạng thống kê số liệu có trong chương trình Tiểu học: – Dãy số liệu thống kê – Bảng số liệu thống kê – Biểu đồ : + Biểu đồ tranh + Biểu đồ cột + Biểu đồ quạt

2.4. Các bước thiết kế một bài trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho mạch kiến thức yếu tố thống kê.Dạng 1 : Dãy thống kê số liệuB1. Xác định địa chỉ– Lớp 3Trình độ đại tràB2. Xác định mục tiêuKĩ năng đọc, phân tích và xử lí dãy số liệu.B3. Xác định tình huống+ Đo chiều cao của bốn bạn Anh, Phong, Ngân, Minh trong lớp, được dãy số liệu : 129cm, 130cm, 127cm, 117cm+ Hãy xác định :a, 127cm là số đo thứ mấy trong dãy trên ?b, Chiều cao của Minh là ?c, Xắp xếp các số đo theo thứ tự từ lớn đến bé ?d, Bạn cao nhất hơn bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-met ?B4. Xử lí tình huốnga, Phương án đúng :127cm là số đo thứ 3 Phương án sai : 127cm là số đo thứ 4 (do nhầm với 117)127cm là số đo thứ 2 (do nhầm 127 là số lớn thứ 2 của dãy)b, Phương án đúng : 1m17cm Phương án sai :117dm ( sai do không để ý đến đơn vị đo)127cm ( sai do nhầm số đo của Phong và Minh và do thấy đây là số đo có đơn vị đúng như dãy choc, Phương án đúng : 130cm,129cm, 127cm,117cm Phương án sai :117cm,127cm,129cm,130cm (do nhầm giữa tăng dần và giảm dần)127cm,117cm,129cm,130cm (do nhầm giữa 127cm và 117cm)d, Phương án đúng : 13cm Phương án sai : 3cm (do nhầm 127cm là số đo bé nhất)23cm (do tính nhầm phép trừ 130 – 117)

Bước 5 : Đặt đề toánĐo chiều cao của bốn bạn Anh, Phong, Ngân, Minh ta có các số liệu lần lượt như sau :129cm, 130cm, 127cm, 117cmHãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :a, Trong dãy trên, 127cm là số đo thứ :A, 2 B, 3 C, 4b, Chiều cao của Minh là :A, 117dm B, 127cm D, 1m17cmc, Xắp xếp các số đo theo thứ tự từ lớn đến bé :A, 130cm, 129cm, 127cm, 117cmB, 127cm, 117cm, 129cm, 130cmC, 117cm, 127cm, 129cm, 130cmd, Bạn cao nhất cao hơn bạn thấp nhất là :A, 3cm B, 13cm D, 23cmDạng 2 : Bảng số liệu Dựa vào bảng số liệu sau, hãy khoanh vào trước chữ cái của câu trả lời đúng.Bạn Lan xem giờ tàu đi một số nơi như sau

a. Số mốc thời gian được nêu trong bảng số liệu trên là:A.3 B. 4 C. 5 D. 6b. Thời gian đi từ ga Hà Nội đến ga Hạ long là: A. 4 giờ C. 4 giờ 15phútB. 4 giờ 30phút D. 5 giờc. Thời gian đi từ Hạ Long đến Thanh Hóa là:A. 16giờ 15phút C. 8giờ 45phútB. 7giờ 45phút

d. Theo lịch trình trên, chặng đường cần nhiều thời gian nhất là :A. Hà Nội – Hải DươngC. Hải Dương – HạLongB. Hải Dương – Hạ LongD.Hạ Long – Thanh Hóa

Đáp ána.A ; b.A ; c.C ; d.D

B1. Xác định địa chỉLớp 5Trình độ đại tràB2. Xác định mục tiêuĐọc, phân tích, xử lí bảng số liệuB3. Xác định tình huống -Bảng lịch trình thời gian tàu chạy:

Yêu cầu xác định:a. Số mốc thời gian được nêu trong bảng số liệub. Thời gian đi từ ga Hà Nội đến ga Hạ Long c. Thời gian đi từ Hạ Long đến Thanh Hóa d. Chặng đường cần nhiều thời gian nhất

B4. Xử lí tình huốnga.Phương án đúng: 5 Phương án sai: 3 (do nhầm16giờ là 4giờ và 17giờ45phút nhầm với 17giờ 30phút)4 (do cho rằng 16giờ và 4 giờ là một)6 ( do cho rằng 20gìơ 15phút ở cột giờ đến và 20giờ 15phút ở cột khởi hành là khác nhau)b. Phương án đúng: 4giờ Phương án sai:4giờ 30phút (do thực hiện phép trừ 20giờ 15phút – 17giờ 45phút như với số trong hệ thập phân chứ không tính theo phép trừ 2 số đo đại lượng thời gian)4giờ 15phút ( do lấy 20giờ 15phút – 16giờ)5giờ ( do quên nhớ 1 giờ trong phép trừ: 20giờ15phút – 17giờ 45phút)c. Phương án đúng : 7giờ 45phút Phương án sai16giờ 15phút (do tìm kết quả bằng cách thực hiện phép trừ: 20giờ 15phút – 4giờ)8giờ 45phút ( do quên nhớ 1giờ trong phép trừ 28giờ – 20giờ 15)Dạng 3: Biểu đồ B1 : Xác định địa chỉ :+ Trình độ lớp 4+ Đối tượng học sinh đại tràB2 : Xác định mục tiêu :+ Kiểm tra kĩ năng đọc số liệu trên biểu đồ cột.+ Kiểm tra kĩ năng so sánh, tính toán số liệu theo yêu cầu cần thiết.B3 : Xác định tình huống :+ Có 5 Học sinh tham gia trồng cây. Số cây mỗi em trồng được lần lượt là :Lan 5cây; Hòa 5cây; Liên 9cây; Nam 4cây; Dũng7cây.CâyBạn + Vẽ biểu đồ+Lập bảng số liệu+ Yêu cầu đặt ra là phải xác định đựơca. 5 cây là số lượng cây trồng được của những bạn nào?b. Người trồng được nhiều nhất trồng được hơn người trồng ít nhất số cây là?c.Tổng số cây 5 bạn trồng được?d.Trung bình mỗi bạn trồng được bao nhiêu cây?B4 : xử lí tình huống a. Phương án đúng : Lan và Hòa Phương án sai : Lan Sai do sót trường hợpHòab. Phương án đúng : 5 cây Phương án sai : 4 cây (do nhầm 5 cây là số cây ít nhất)3 cây ( do nhầm 7 cây là số cây nhiều nhất)c. Phương án đúng : 30 cây Phương án sai :25 ( do cộng thiếu số cây của Lan hoặc Hòa )29 Sai do tính nhầm31d. Phương án đúng : 6 cây Phương án sai : Không tính được (do tính nhầm tổng số cây 5 bạn trồng được từ phần c)5 (sai do lấy 25:5)B5. Đặt thành đề toán

2.1.Bài toán đơn

VD1. Phép chia theo nhóm (lớp 2- trình độ đại trà) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Để bày 5 đĩa cam giống nhau cần 15 quả cam. Vậy để bày 1 đĩa cam như vậy cần: A.10 quả cam C. 3 qủa cam B. 20 quả cam

VD2. Một số được tăng, giảm thêm vài đơn vị (dạng trực tiếp- lớp 1- học sinh đại trà) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Trên bờ có 6 con vịt, duới ao có 4 con vịt. Hai con vịt ở trên bờ xuống ao. a, Bây giờ, dưới ao có: A. 6 con vịt C. 2 con vịt B. 4 con vịt b, Bây giờ, trên bờ có: A. 8 con vịt C. 4 con vịt B. 6 con vịt

2. Thiết kế minh họaVD3. Một số được tăng thêm vài đơn vị ( dạng gián tiếp), (lớp 1- trình độ HS giỏi)Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:Bạn Bình cho bạn An thêm 2 quyển vở thì bạn An có tất cả 10 quyển vở.Vậy trước khi Bình cho, An có :A. 8 quyển vở C. 10 quyển vởB. 12 quyển vở2.2. Bài toán hợpVD1 : Áp dụng bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệuB1. Xác định địa chỉHọc sinh lớp 4Trình độ học sinh giỏiB2. Xác định mục tiêu Rèn luyện kĩ năng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu, tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.B3. Xác định tình huốngHình chữ nhật ABCDChu vi : 28 cm, chiều dài hơn chiều rộng 4cmĐi tìm diện tích hình chữ nhậtB4. Xử lí tình huốngPhương án đúng :54cm2Giải thích : 45cm là phương án đúng vì :Nửa chu vi hình chữ nhật ABCD là :28 : 2 = 14 (cm)Chiều dài hình chữ nhật là 🙁 14 + 4) : 2 = 9 (cm)Chiều rộng hình chữ nhật là :9 – 4 = 5 (cm)Diện tích hình chữ nhật là :9 x 5 = 45 (cm2)Phương án sai :192 cm2Sai do quên không tính nửa chu vi, nên đã nhầm chu vi là tổng số đo của chiều dài và chiều rộng.45 dm2Sai do không để ý đến đơn vị đo

B5. Đặt thành đề toánKhoanh vào trước chữ đặt trước kết quả đúngHình chữ nhật ABCD có chu vi là 28 cm. Chiều dài hơn chiều rộng là 4cm.Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD là :A. 45dm2 C. 45cm2B. 192cm2VD2 : Bài toán tìm số trung bình cộngB1. Xác định địa chỉHọc sinh lớp 4Trình độ đại tràB2. Xác định mục tiêuRèn luyện kĩ năng tìm số trung bình cộng của nhiều sốB3. Xác định tình huốngTìm số trung bình cộng của 3 số, khi biết số trung bình cộng của 2 số đầu là 12 và số thứ 3 là 18.B4. Xử lí tình huốngPhương án đúng : Số trung bình cộng của 3 số là :(12 x 2 + 18) : 3 = 14Phương án sai :STBC = 15, sai do tính STBC = ( 12 + 18) : 2STBC = 10, sai do tính STBC = ( 12 + 18) : 3B5. Đặt thành đề toán Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng Số trung bình cộng của hai số bằng 12. Nếu tính thêm số thứ 3 là 18 thì số trung bình cộng của 3 số là :A. 10 C. 15B. 14

Ví dụ 3: Áp dụng bài tóan tìm hai số khi biết hiệu và tỉB1. Xác định địa chỉLớp 4Trình độ đại tràB2. Xác định mục tiêuRèn kĩ năng giải bài toán khi biết hiệu và tỉNắm được một số đại lượng thường gặp trong bài toán tính tuổi:+ Hiệu số tuổi (không đổi theo thời gian)+ Tỉ số tuổi ( luôn thay đổi theo thời gian)+ Các thời điểm của tuổi ( trước đây, hiện nay và sau này)B3. Xác định tình huốngHiệu số tuổi con và mẹ hiện nay là 22 tuổiTỉ số tuổi con và tuổi mẹ sau 4 năm nữa là 1/3Tính tuổi mẹ hiện nay.B4. Xử lí tình huốngPhương án đúng: 29 tuổiGiải thích: Sơ đồTuổi mẹ 4 năm nữaTuổi con 4 năm nữaTuổi mẹ bây giờTuổi con bây giờ

22 tuổi? tuổi4 tuổiB5. Đặt thành đề toán Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Năm nay mẹ hơn con 22 tuổi. Sau 4 năm nữa, tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ.Vậy năm nay tuổi của mẹ là:A. 29 tuổi C. 35 tuổiB. 33 tuổi

Bạn đang xem bài viết Thống Kê Kinh Tế (P4: Thống Kê Giá Trị Sản Xuất) trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!