Xem Nhiều 6/2023 #️ Thuốc Kẽm Sulfat (Zinc Sulfate) # Top 7 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thuốc Kẽm Sulfat (Zinc Sulfate) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Kẽm Sulfat (Zinc Sulfate) mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoạt chất : Zinc Sulphate (Kẽm sulfat) Khoáng chất và chất điện giải.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB01

Brand name:

: Zinc Sulphate (Kẽm sulfat),Amferion, Chuzin Syrup,Euvizin, E-Zinc, Farzincol, Grazincure, Oralzin Syrup,Sicabronk,Squazine 20, Sulpat syrup, Tozinax syrup, Zinco, Zincviet,Zyfacol, Tiptipot

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Siro chứa kẽm sulfat monohydrat tương đương với 10mg/5ml

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Phòng ngừa và điều trị thiếu kẽm trong một số trường hợp như suy dinh dưỡng, tiêu chảy cấp và mạn tính.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống. uống sau bữa ăn

Liều dùng:

Phòng ngừa thiếu kẽm:

Từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi: 2.5ml (5mg)/ngày.

Trẻ em 1 – 3 tuổi: 2.5ml (5mg)/lần, ngày 2 lần.

Trẻ em 3 – 6 tuổi: 2.5ml (5mg)/lần, ngày 3 lần.

Trẻ em trên 6 tuổi: 5ml (10mg)/lần, ngày 2 lần.

Liều điều trị: Theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Nên giảm liều khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.

Việc dùng thuốc nên chia liều thành 1 – 2 lần/ngày, uống sau bữa ăn.

4.3. Chống chỉ định:

Tránh dùng trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Uống kẽm nên cách xa các thuốc có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tranh có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không ảnh hưởng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Thuốc nên dùng thận trọng ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Thuốc nên dùng thận trọng ở phụ nữ có thai và cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Hiếm khi xảy ra cảm giác khó chịu trong dạ dày, và thường kéo dài vài ngày đầu dùng thuốc, sau đó sẽ giảm dần. Cần báo cho bác sĩ biết bất kỳ tác dụng bất thường nào xảy ra trong lúc điều trị.

Sử dụng kéo dài kẽm liều cao dẫn đến thiếu hụt đồng, gây ra thiếu máu và giảm bạch cầu. Nên theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu hụt đồng.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Bổ sung kẽm làm giảm hấp thu của đồng, nhóm kháng sinh tetracycline và nhóm quinolon.

Sắt có thể làm giảm hấp thu kẽm, mặc dù sự tác động chỉ xuất hiện ở tỷ lệ sắt rất cao so với kẽm.

4.9 Quá liều và xử trí:

Dùng quá liều muối kẽm sẽ có tính ăn mòn, do tạo kẽm clorid bởi acid dạ dày.

Điều trị bao gồm dùng sữa hay carbonat kiềm và than hoạt tính.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Kẽm là thành phần của nhiều hệ enzym và hiện diện ở tất cả các mô của cơ thể.

Cơ chế tác dụng:

Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.

Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Kẽm sulfat hấp thu không hoàn toàn từ đường tiêu hóa và sinh khả dụng khoảng 20 – 30%. Kẽm phân phối hầu hết các mô, cao nhất là ở cơ, xương, da và dịch tiền liệt. Thuốc thải trừ chủ yếu ở phân. Lượng nhỏ thải trừ ở thận và mồ hôi.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Thuốc Zinc Sulphate (Kẽm Sulfat)

Hoạt chất : Zinc Sulphate (Kẽm sulfat) Khoáng chất và chất điện giải.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB01

Biệt dược gốc:

Biệt dược: GRAZINCURE

Hãng sản xuất : Gracure Pharmaceuticals Ltd. .

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Siro chứa kẽm sulfat monohydrat tương đương với 5mg/5ml (tương đương 10mg kẽm)

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Thuốc được chỉ định cho:

Tiêu chảy

Thiếu kẽm

Suy giảm miễn dịch

Duy trì vị giác

Làm lành vết thương

Rụng tóc

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống. uống sau bữa ăn

Liều dùng:

Trẻ em dưới 10kg : 1-2 thìa cà phê chia làm 2 lần/ngày.

Trẻ em trên 10kg : 2 thìa cà phê chia làm 2 lần/ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Kẽm là một tác nhân kháng đồng và giống với tất cả các tác nhân kháng đồng khác khi tiến hành điều trị với kẽm acetat sẽ có nguy cơ thiếu đồng. Điều đó đặc biệt có hại cho trẻ em vì đồng cần thiết cho tăng trưởng bình thường và sự phát triển tỉnh thần.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không có nghiên cứu tác dụng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Kẽm được sử dụng trong khi mang thai và cho con bú ở liều 20 mg/ngày. Kẽm đi qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.

Thời kỳ cho con bú:

Kẽm được sử dụng trong khi mang thai và cho con bú ở liều 20 mg/ngày. Kẽm đi qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tác dụng phụ nhẹ của kẽm như là loét dạ dày, buồn nôn, nôn, vị kim loại, nhức đầu, buồn ngủ đã được quan sát..

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Thuốc khác: Sự hấp thu của kẽm có thể bị giảm bởi thuốc bổ sung sắt và canxi, tetracyclin và các hợp chất chứa phospho, trong khi đó kẽm có thê làm giảm hấp thu sắt, tetracyclin, fluoroquinolon.

Thực phẩm: Nghiên cứu dùng đồng thời kẽm với thức ăn được thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy thức ăn làm chậm hấp thu kẽm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa. Những hợp chất trong thực phẩm, đặc biệt là thức ăn có nguồn sốc từ thực vật và có xơ, bám vào kẽm và ngăn không cho nó vào tế bào ruột. Tuy nhiên, protein dường như cản trở ít nhât.

Cơ chế tác dụng:

Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.

Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Kẽm được hấp thu ở ruột non và dược động hấp thu của nó có khuynh hướng bão hòa khi tăng liều. Tỉ lệ kẽm hấp thu không có mối tương quan với lượng kẽm được dùng. Trong máu, khoảng 80% kẽm hấp thu được phân bố đến hồng câu, và hầu hết phần còn lại được gắn kết với albumin và các protein trong huyết tương khác. Gan là nơi lưu trữ chủ yếu của kẽm và sự bài tiết kẽm chủ yếu qua phân với lượng nhỏ tương đối qua nước tiểu và mô hôi. Bài tiết qua phân là một đường chính bởi vì đó là đường đi của kẽm không được hấp thu nhưng đó cũng là đường bài tiết nội sinh kẽm từ ruột.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hóa Chất Baso4 (Barium Sulfate)

Công Ty CP Hóa Chất Thành Duy chuyên phân phối Hóa Chất BaSO4 Công Nghiệp

TÍNH CHẤT VÀ NGOẠI QUAN

– Ngoại quan: tinh thể rắn màu trắng, không mùi, không tan trong nước – Khối lượng phân tử: 233,38 g/mol – Tỷ trọng: 4,49 g/cm3 – Độ nóng chảy: 1.580 C – Điểm sôi: 1.600 C – Tên khác: Barium sulfate, Bariumsulphate, Barium sulfate precipitated, Hóa chất BaSO4 – Bari sunphat (BaSO4) là một muối vô cơ có màu trắng, không tan trong nước và axit loãng. Nhờ tính chất không tan này mà BaSO4 là muối kém độc hại nhất trong tất cả các hợp chất của Bari. Trong phòng thí nghiệm, chất thải chứa Bari thường được xử lý với Na2SO4 để kết tủa hết Bari về dạng BaSO4 trước khi đưa đi xử lý.

ỨNG DỤNG

– In ấn: Hóa chất BaSO4 Được sử dụng như làm đầy mực, có thể làm tăng độ bám dính, giữ cho màu sắc tươi sáng, rõ ràng, không phai – Ngành sản xuất sơn : sơn dầu, sơn gỗ, sơn tàu biển, sơn chịu nhiệt, sơn tĩnh điện, sơn nhà xưởng, sơn ô tô và xe máy cao cấp, sơn chống thấm, sơn ngoài trời, sơn epoxy, .. – Ngành cao su: BaSO4 được sử dụng như việc điền cao su lốp, cao su cách nhiệt, tấm nhựa, băng dính, nhựa kỹ thuật. có thể tăng chống lão hóa và chống chịu thời tiết của sản phẩm. Các sản phẩm không phải là dễ dàng để trở thành lão hóa và giòn. Có thể thay đổi bề mặt, làm giảm chi phí sản xuất – Ngành dầu khí: Hóa chất BaSO4 làm chất trợ cháy cho thủy tinh, tác nhân cho gốm sứ cách điện và cao su chất lượng cao, làm men… – Hóa chất BaSO4 thường được sử dụng như một chất độn cho ngành nhựa để tăng mật độ của các polyme trong các ứng dụng khối lượng giảm xóc rung động. – Lĩnh vực khác: sản  xuất  sơn, Gốm sứ, vật liệu thủy tinh nguyên, vật liệu khuôn nhựa thông đặc biệt

BẢO QUẢN VÀ SỬ DUNG Hóa chất BaSO4 : 

– Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát – Tránh bảo quản và xử lý bằng acid và các chất oxi hóa.

Magnesium Sulfate Là Gì? Muối Epsom Là Gì? Mgso4 Là Gì?

Muối Epsom là gì? Magnesium Sulfate là gì? MgSO4 là gì? MgSO4 có cấu tạo như thế nào? Những tính chất lý hóa nào đặc trưng cho MgSO4? Muối Epsom được điều chế bằng cách nào? Những ứng dụng của MgSO4 là gì? Khi sử dụng và bảo quản chúng ta cần phải lưu ý những điều gì? Và nơi nào tại TP Hồ Chí Minh cung cấp hóa chất Magnesium Sulfate này?

Với những tên gọi khác nhau như Muối Epsom, Magnesium Sulfate, magie sunphat, … khiến chúng ta bối rối khi nghe đến nhưng thực chất những tên gọi này đều dùng để chỉ tên của một hợp chất hóa học là MgSO4. Đây là hóa chất rất quen thuộc đối với chúng ta. Hôm nay, Trung Sơn sẽ cùng bạn khám phá những điều bí ẩn này trong hóa chất MgSO4 này như thế nào?

Bây giờ chúng ta sẽ khởi động với khái niệm về MgSO4 nào?

MAGNESIUM SULFATE LÀ GÌ? MUỐI EPSOM LÀ GÌ? CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA MAGNESIUM SULFATE

MgSO4 là gì?

MgSO4 là công thức hóa học của một hợp chất Muối Epsom (dạng ngậm 7 nước) hay có tên gọi khác là Magnesium Sulfate. Đây là hợp chất có chứa magie, lưu huỳnh và oxi, tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng, có mùi đặc trưng, vị đắng và dễ tan trong nước.

MgSO4 còn có các tên gọi khác nhau đó là Magnesium sulfate, Magie sulfat, Muối Epsom (heptahydrat), English salt, Bitter salts, …

MgSO4 được ứng dụng trong nguyên liệu sản xuất phân bón, sản xuất thức ăn gia súc và các ngành công nghiệp khác.

Cấu tạo phân tử của Magnesium Sulfate

TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA MAGNESIUM SULFATE – MGSO4

Tính chất vật lý của MgSO4 là gì?

MgSO4 là hợp chất có màu trắng tinh thể, vị đắng và mùi đặc trưng. MgSO4 tan được trong nước, tan yếu trong ancol, glycerol và không tan trong aceton.

Khối lượng mol của MgSO4 là 120,366 g/mol (dạng khan) và 246,47 g/mol (muối Epsom).

Khối lượng riêng của MgSO4 là 2,66 g/cm3 (dạng khan) và 1,68 g/cm3 (Muối Epsom).

Điểm nóng chảy của MgSO4 là dạng khan phân hủy tại 1124 °C và dạng muối Epsom phân hủy tại 150 °C.

Độ hòa tan trong nước của MgSO4:

Dạng khan là 26,9 g/100 mL (0 °C) và 25,5 g/100 mL (20 °C) và 50,2 g/100 mL (100 °C)

Dạng muối Epsom là 71 g/100 mL (20 °C)

Tính chất hóa học của MgSO4 là gì?

Ở nhiệt độ lớn hơn 1200 độ C

2MgSO4 → 2MgO + 2SO2 + O2

Ở nhiệt độ lớn từ 200 đến 330 độ C

MgSO4 * 7H2O → MgSO4 + 7H2O (200-330° C).

Magnesium sulfate còn tác dụng được với nước:

MgSO4 + 6H2O → [Mg(H2O)6]2 + SO4 (pH < 7).

Magnesium sulfate tác dụng được với axit :

MgSO4 + H2SO4 → Mg(HSO4)2.

Magnesium sulfate tác dụng được với bazơ:

MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4.

Magnesium sulfate tác dụng được với các loại muối như:

MgSO4 + Ca(ClO4)2 → CaSO4 + Mg(ClO4)2

2MgSO4 + H2O + 2Na2CO3 → Mg2CO3(OH)2↓ + 2Na2SO4 + CO2↑ (sôi).

MgSO4 + CaCrO4 → MgCrO4 + CaSO4↓.

ĐIỀU CHẾ MAGNESIUM SULFATE – MGSO4

MgCO3 + (NH4)2SO4 → MgSO4 + 2NH3↑ + CO2↑ + H2O (sôi)

Tuy nhiên Magie sunfat thường được lấy trực tiếp từ các nguồn tự nhiên.

ỨNG DỤNG CỦA MAGNESIUM SULFATE – MGSO4

Magnesium sulfate – Muối Epsom ứng dụng trong ngành nông nghiệp

MgSO4 có tác dụng làm lá cây xanh tươi, quang hợp tốt, chống rụng lá và là một chất giàu dinh dưỡng nên sẽ giúp cho cây khỏe mạnh, phát triển nhanh và cứng cáp hơn bởi vì trong MgSO4 có thành phần Mg, đây là một trong những thành phần cấu tạo của diệp lục tố nên rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây.

MgSO4 – Magnesium Sulphate còn được ứng dụng trong ngành thủy hải sản. Hợp chất này sẽ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng khi ta nuôi trồng thủy hải sản. Nhờ vào đặc tính dễ tan và tan nhanh trong nước cho nên sẽ dễ dàng hấp thụ và cho hiệu quả một cách nhanh chóng.

MgSO4 – Magnesium Sulphate còn là nguyên liệu của thức ăn của gia súc và gia cầm.

Magnesium sulfate – Muối Epsom ứng dụng trong ngành công nghiệp

MgSO4 – Magnesium Sulphate còn có thể ứng dụng trong sản xuất mực in, thuốc nhuộm hay cả thuốc khử trùng,…

MgSO4 – Magie sunfat dùng cho xử lý nước, xi mạ, dùng trong công nghiệp tẩy trắng giấy.

MgSO4 – Magnesium Sulphate làm khô dung môi hữu cơ, tăng sức chống đông của bê tông.

MgSO4 – Magnesium Sulphate khan được sử dụng làm chất khô, vì dễ hút ẩm.

Magnesium sulfate – Muối Epsom ứng dụng trong ngành y tế

MgSO4 – Magie sulfate là một loại khoáng chất, hoạt động bằng cách bổ sung magie ở cho người có nồng độ magie trong cơ thể thấp.

MgSO4 – Magie sulfate được sử dụng để điều trị chứng động kinh bằng cách làm giảm các xung động thần kinh lên cơ bắp.

Ngoài ra, MgSO4 – muối Epsom còn dùng làm muối trong làm đẹp giúp tẩy tế bào chết.

LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG MAGNESIUM SULFATE – MGSO4

Hóa chất Magie sunfat tương đối an toàn khi tiếp xúc trực tiếp và chỉ nguy hại trong trường hợp nuốt phải. Chính vì vậy nên chúng ta chỉ cần sử dụng những biện pháp bảo hộ như găng tay hay khẩu trang.

MgSO4 – Magnesium Sulphate không yêu cầu cao trong kỹ thuật bảo quản, chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nước, ánh nắng trực tiếp, không nên để MgSO4 để ở ngoài không khí và nơi có độ ẩm cao.

MgSO4 – Magnesium Sulphate nên để hóa chất thí nghiệm này xa thực phẩm của con người cũng như vật nuôi, đặc biệt là xa tầm tay của trẻ em và nên đậy kín các loại lọ, túi đựng vật khi không sử dụng đến hóa chất MgSO4.

NƠI MUA HÓA CHẤT MAGNESIUM SULFATE – MGSO4 TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Các bạn có thể tham khảo bài viết khác của Công ty Trung Sơn:

Bạn đang xem bài viết Thuốc Kẽm Sulfat (Zinc Sulfate) trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!