Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Béo Phì Bệnh Lý Ở Trẻ Em mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Ma Văn Thấm – Bác sĩ Nội Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Bệnh béo phì là một vấn rất quan trọng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ béo phì ở trẻ 6 – 11 tuổi ở nội thành TPHCM hiện đã là 12%, Hà Nội là 8- 9%. Béo phì và các hậu quả ngày càng là yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.
1. Định nghĩa
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO
– Thừa cân là tình trạng năng lượng cơ thể vượt quá năng lượng nên có so với chiều cao.
– Béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.
2. Phân loại béo phì
2.1. Phân loại theo nguyên nhân sinh bệnh
Béo phì đơn thuần: Loại béo phì không có nguyên nhân sinh bệnh rõ ràng chiếm tỷ lệ hơn 90%.
Béo phì bệnh lý: Do các bệnh lý nội tiết hay khiếm khuyết di truyền 10%
2.2. Phân loại theo hình thái mô mỡ và tuổi bắt đầu béo phì
Béo phì xuất hiện sớm: Xuất hiện trước khi trẻ 5 tuổi.
Béo phì xuất hiện muộn: Béo phì xuất hiện muộn sau 5 tuổi.
Các giai đoạn dễ xuất hiện béo phì là thời kỳ nhũ nhi, 5- 7 tuổi, vị thành niên. Béo phì xuất hiện trong giai đoạn này tăng nguy cơ béo phì trường diễn và các biến chứng như nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các rối loạn tâm bệnh hơn các béo phì khởi phát muộn.
2.3. Phân loại theo phân vùng của mô mỡ và vị trí giải phẫu
Béo bụng (béo trung tâm, béo phần trên, béo hình quả táo, béo kiểu đàn ông): Mỡ tập trung ở bụng.
Béo đùi (béo ngoại vi, béo phần thấp, béo hình quả lê, béo kiểu đàn bà): Mỡ tập trung chủ yếu ở mông và đùi.
Béo bụng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, đái đường tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, không dung nạp glucose hơn béo đùi.
3. Nguyên nhân béo phì bệnh lý
Béo phì do suy giáp trạng: Nguyên nhân ít gặp (1/350). Béo phì xuất hiện muộn, béo vừa, chậm lớn, da khô táo bón, chậm phát triển tinh thần.
Béo phì do cường vỏ thượng thận (HC Cushing): Do nguyên nhân ở tuyến yên hay vỏ thượng thận, hay gặp nhất là hội chứng Cushing do thuốc. Béo ở mặt và thân, mặt đỏ, rạn da màu đỏ tía, lông sinh dục mọc sớm, chậm lớn.
Béo phì do thiếu hormon tăng trưởng GH: Béo phì khu trú ở vùng ngực, ở thân chiều cao giảm rõ. Có thể phối hợp với thiếu hormon thùy trước tuyến yên như ACTH, TSH, FSH, LH.
Béo phì do các tổn thương vùng hạ đồi – tuyến yên: Các tổn thương này gây thèm ăn, thường gặp ở trẻ trai.
3.2. Béo phì do hội chứng đa dị dạng
Hội chứng Willi – Prader – Labhart: Là nguyên nhân hay gặp. Béo phì toàn thân do ăn nhiều xuất hiện sớm từ 3- 4 tuổi, dị dạng ở mặt (trán hẹp, mũi khoằm), đầu chi nhỏ, giảm trương lực cơ, lùn, chậm phát triển tinh thần, có thể có đái đường, thiểu năng sinh dục. Thường do khuyết đoạn nhiễm sắc thể số 15 (50%).
Hội chứng Laurence – Moon – Biedi: Béo phì sớm thường kết hợp với chậm phát triển tinh thần, đa ngón, viêm võng mạc sắc tố xuất hiện muộn hơn 10- 12 tuổi. Thiểu năng sinh dục do giảm hormon hướng sinh dục. Bệnh di truyền lặn, nhiễm sắc thể thường.
Hội chứng Astrom: Béo phì với đái đường, điếc, viêm võng mạc, thiểu năng sinh dục. Bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường.
Hội chứng Biemon: Béo phì với khuyết tật móng tay, đa ngón, thiểu năng sinh dục. Di truyền lặn nhiễm sắc thể thường.
Hội chứng Borjson: Béo phì, lùn, bộ mặt thô, thiểu năng sinh dục.
3.3. Các yếu tố nguy cơ của béo phì ngoại sinh
Yếu tố gia đình và di truyền: Nhiều trường hợp béo phì có tiền sử gia đình. Trẻ em có cha mẹ béo phì có thể mắc béo phì bất cứ tuổi nào: Tới 17 tuổi, tỉ lệ này gấp 3 lần trong gia đình cha mẹ không béo.Trong số trẻ béo phì có khoảng 80% trẻ có một cha hay mẹ béo phì, 30% có cả cha và mẹ béo phì.
Giảm hoạt động thể lực: Ít hoạt động thể lực là nguồn gốc gây béo phì chính do béo phì làm cho trẻ có lối sống tĩnh tại.
Ngủ ít: Các nghiên cứu nhận thấy trẻ ngủ ít dưới 8 giờ/ngày đêm sẽ có nguy cơ béo phì khi trên 15 tuổi. Ngủ ít nhưng đi nằm sớm, xem TV nhiều giờ, giảm hoạt động thể lực… Giấc ngủ của trẻ béo phì có thể bị rối loạn do sự biến động của các yếu tố hormon như serotonine.
Sữa mẹ là yếu tố bảo vệ phòng ngừa béo phì: Các nghiên cứu đều cho thấy sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa béo phì ở trẻ: Thời gian bú sữa mẹ càng ít, nguy cơ béo phì của trẻ nhỏ càng cao.
Tích mỡ sớm là yếu tố nguy cơ của béo phì trẻ em. Chỉ số BMI tăng nhanh trong năm đầu, sau đó giảm dần đến mức thấp nhất từ 4 – 8 tuổi (trung bình 6 tuổi) và sau đó tăng dần cho đến tuổi trưởng thành. Sự tăng trở lại của BMI trong giai đoạn trẻ nhỏ được gọi là tích mỡ sớm.Tích mỡ sớm trước 5,5 tuổi là yếu tố nguy cơ của béo phì trẻ em. Do đó, các giá trị của BMI trước và trong giai đoạn tích mỡ phải được xác định để đánh giá chính xác tiến triển của nguy cơ.
Yếu tố tâm lý và tình cảm: Các yếu tố tâm lý và tình cảm là các yếu tố nguy cơ béo phì trẻ em. Sự thiếu chăm sóc và giáo dục của cha mẹ trong giai đoạn ấu thơ là yếu tố đưa đến nguy cơ béo phì.
Dậy thì sớm và béo phì: Nghiên cứu cho thấy 30% trẻ gái thừa cân và 15% trẻ gái béo phì có kinh nguyệt xuất hiện sớm trước 11 tuổi
4. Các hậu quả nguy hiểm do béo phì
Rối loạn tâm sinh lý và hòa nhập xã hội: Có mối tương quan giữa mức độ béo phì và các dấu hiệu lo lắng, trầm uất, rối loạn thái độ hành vi, không bằng lòng về bản thân và điểm số học lực cũng sút giảm, có mối liên hệ giữa lo sợ thừa cân và trầm cảm, đặc biệt ở trẻ gái.
Dậy thì sớm: Có mối liên hệ giữa béo phì và dậy thì sớm.
Các hậu quả về rối loạn vẻ đẹp hình thể: Ở trẻ trai có tình trạng giả vú lớn. Ở trẻ gái có kinh sớm, rậm lông, trứng cá. Cả 2 giới: Biến dạng hình thể, bụng bự, rạn da màu trắng hay màu tím.
Rối loạn đường máu: Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ tăng insuline, tăng proinsuline với % khối mỡ ở trẻ béo phì tiền dậy thì và dậy thì. Điều này có thể gây rậm lông ở trẻ gái.
Rối loạn lipid máu: Có tương quan giữa béo phì và tăng cholesterol máu.
Biến chứng tim mạch, tăng huyết áp: Tất cả các nghiên cứu đều kết luận: Ở trẻ béo phì huyết áp động mạch tăng cao, huyết áp trung bình cnunxg cao hơn hẳn với trẻ không béo phì.
Biến chứng hô hấp: Tần suất mắc bệnh béo phì cao ở trẻ mắc bệnh hen.
Ngừng thở khi ngủ và rối loạn hô hấp ban đêm: Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 27% trẻ béo có ngừng thở khi ngủ mức độ nặng và vừa.
Ngoài ra còn có các biến chứng tiêu hóa (gan nhiễm mỡ), biến chứng thần kinh (Hội chứng tăng áp lực sọ não lành tính), biến chứng về chỉnh hình (cong vẹo cột sống, cong chân) cũng tăng ở trẻ béo phì.
Các hậu quả lâu dài
Béo phì ở người trưởng thành: Béo phì trẻ em có thể dẫn đến hậu quả lâu dài béo phì ở người lớn: khả năng có từ 20- 50% trẻ béo phì trước dậy thì cho đến 50 – 75% béo phì sau dậy thì.
Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành: Các nguy cơ tim mạch ở trẻ béo phì như cao huyết áp, rối loạn lipide máu, hội chứng chuyển hóa tồn tại cho đến trưởng thành.
5. Nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp điều trị béo phì ở trẻ em
Các nghiên cứu tiến hành dựa trên phương thức điều trị bao gồm
Chế độ ăn.
Luyện tập hoạt động thể lực
Điều trị tâm lý.
Phối hợp với các can thiệp khác.
5.1. Hiệu quả của chế độ ăn và tăng cường hoạt động thể lực
Chế độ ăn hạn chế đường, hạn chế lipide, Khuyến khích ăn ngũ cốc, rau, hoa quả. Hạn chế số bữa ăn: 4 lần/ngày kể cả bữa ăn phụ. Hoạt động thể lực 40- 55 phút/lần cho chạy bộ hay tập aerobic 2- 5 lần/tuần trong 4 – 8 tháng giảm được % khối mỡ.
5.2. Tâm lý trị liệu và các điều trị hỗ trợ
Kết hợp tâm lý trị liệu, chế độ ăn và hoạt động thể lực trong thời gian dài 24 tháng có kết quả giảm cân rõ rệt ở trẻ nhỏ <12 tuổi.
Ở trẻ lớn, giáo dục tâm lý và chế độ ăn ít calorie và luyện tập nhẹ cho kết quả tốt.
5.3. Sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa
Có một số nghiên cứu nhưng chưa đủ kết luận hiệu quả điều trị của thuốc và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) trong điều trị béo phì trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ANAES( 2003), Prise en charge de l’obesite de l’enfant
J.Ph. Girardet, P. Tounian.( 1997), ” L’examen de l’enfant obeseˮ, La prise en charge therpeutigueˮ, Dossier: L’obesiste de l’enfant. Realites Pediatrique, N 20.
WHO( 1997), “Obesiste: Preventing and managing the global epidemic”, Report of a WHO Consuntation on Obesity.
WHO (2000) Technical Report Series 894, Obesity: Preventing and managing the global epidemic.
WHO (2001), The world of WHO in the Western Pacific Region: Report of the Regional Director.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Béo Phì Ở Trẻ Em
Quá nhiều trẻ có cơ thể rất nặng nề khi các em còn quá nhỏ tuổi
Béo phì ở trẻ em được mệnh danh là ” một trong những khó khăn nghiêm trọng nhất của sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 “, và cũng có nguyên nhân hợp lý để bị gọi như vậy.
Tình trạng béo phì có thể gây hại cho gần như toàn bộ hệ thống trong các cơ quan của cơ thể đứa trẻ – tim và phổi, hệ cơ và xương, thận và đường tiêu hóa, cũng như là các hormone (kích thích tố) kiểm soát lượng đường trong máu và quá trình dậy thì – và còn có thể phương hại lớn về khía cạnh xã hội và cảm xúc của trẻ.
Tệ hơn nữa là, những trẻ vị thành niên đang thừa cân hoặc béo phì có xác suất rất cao vẫn bị thừa cân béo phì khi bước vào giai đoạn trưởng thành, về sau họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tật cao hơn.
Trên toàn cầu, ước tính có 43 triệu trẻ tuổi mầm non (dưới 5 tuổi) bị thừa cân hoặc béo phì năm 2010, tăng 60% kể từ năm 1990. Vấn đề này ảnh hưởng đến cả các nước giàu và nghèo, và nếu chỉ dựa trên con số tuyệt đối, nó đã đặt gánh nặng lớn nhất trên vai những người nghèo nhất: trong số 43 triệu trẻ tuổi mầm non bị béo phì và thừa cân trên thế giới, 35 triệu trẻ sống ở những nước đang phát triển. Đến năm 2020, nếu nạn dịch hiện thời vẫn cứ không suy giảm, 9% toàn bộ số trẻ tuổi mầm non sẽ bị béo phì hoặc thừa cân – tức gần 60 triệu trẻ.
Tất nhiên, một số khu vực vẫn đang phải đấu tranh mạnh mẽ với nạn đói ở trẻ em, như là khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Phi lân cận sa mạc Sahara. Tuy vậy, hiện tượng toàn cầu hóa đã khiến cả thế giới trở nên giàu có hơn, và sự giàu có này có mối liên hệ với cân nặng.
Khi thu nhập ở những nước nghèo đang tăng lên và những chế độ ăn uống truyền thống đang chuyển đổi sang cách thức ăn uống của phương Tây, tỉ lệ béo phì tăng lên. Một kết quả của cái được gọi là “thời kỳ quá độ của dinh dưỡng” chính là các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp thường phải đối mặt với gánh nặng kép:
Bất ngờ là rất khó để theo dõi được tỉ lệ béo phì ở trẻ em trên toàn cầu. Nhiều quốc gia không triển khai các cuộc khảo sát tiêu biểu trên toàn quốc gồm việc đo chiều cao cân nặng của trẻ đang trong lứa tuổi đi học, hoặc không kiên trì đo lại theo thời gian.
Những khái niệm nước đôi của tình trạng béo phì ở trẻ em – do Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. Centers for Disease Control and Prevention – CDC), Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO), và Lực lượng đặc nhiệm về béo phì quốc tế (International Obesity Task Force – IOTF) đưa ra – chỉ càng làm vấn đề thêm phức tạp, khiến việc so sánh dữ liệu giữa các khu vực với nhau trở nên khó khăn.
Khu vực Bắc Mỹ
Trong ba thập kỷ qua, tỉ lệ béo phì trẻ em đã tăng gấp ba ở Mỹ, và ngày nay, Mỹ đã thành một trong những nước có tỉ lệ béo phì cao nhất trên thế giới: cứ 6 trẻ thì có 1 trẻ bị béo phì, và cứ 3 trẻ thì có một trẻ bị thừa cân hoặc béo phì. Mặc dù tỉ lệ béo phì chung ở trẻ em của Mỹ vẫn đều đều từ năm 2008, một số nhóm lại tiếp tục tăng và vài nhóm có tỉ lệ béo phì cao hơn các nhóm khác:
Vào những năm 1970, 5% số trẻ ở Mỹ tuổi từ 2 đến 19 bị béo phì, dựa trên định nghĩa béo phì hiện tại của CDC; đến năm 2008, gần 17% số trẻ bị béo phì, số phần trăm này vẫn giữ vững suốt năm 2010.
Béo phì phổ biến ở bé trai hơn là bé gái (tương ứng 19% với 15%).
Tỉ lệ béo phì ở bé trai tăng nhiều giai đoạn 1999 đến 2010, đặc biệt là ở những cậu bé da đen không phải gốc Tây Ban Nha; nhưng tỉ lệ béo phì ở bé gái thuộc mọi lứa tuổi và các dân tộc cũng cao như thế.
Giới trẻ gốc Tây Ban Nhan (21%) và giới trẻ da đen không phải gốc Tây Ban Nha (24%) có tỉ lệ béo phì cao hơn giới trẻ da trắng không phải gốc Tây Ban Nha, xu hướng này vẫn đang tiếp diễn.
Gần 10% trẻ sơ sinh của Mỹ có “cân nặng tương ứng chiều dài nằm nghiêng của cơ thể” cao hơn – một cách đo lường giống chỉ số khối cơ thể BMI nhưng áp dụng cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi.
Từ 1999 đến 2010, trẻ sơ sinh Mỹ gốc Mexico có 67% khả năng có cân nặng lớn so với chiều dài cơ thể nằm nghiêng hơn trẻ sơ sinh da trắng không phải gốc Tây Ban Nha.
Canada cũng đã chứng kiến tình trạng béo phì trẻ em tăng lên kể từ cuối những năm 1970 – nhìn chung, tỉ lệ béo phì tăng hơn hai lần, và trong vài nhóm tuổi còn tăng gấp ba lần. Tuy nhiên tỉ lệ béo phì ở trẻ em vẫn còn thấp hơn chút so với ở Mỹ. Năm 2007-2008, gần 9% giới trẻ người Canada tuổi từ 6 đến 17 bị béo phì, dựa trên những ngưỡng tuổi cụ thể trong IOTF. Béo phì ở trẻ em là một vấn đề lớn hơn ở những nhóm thổ dân (Aboriginal groups) của Canada: Một cuộc khảo sát các nhóm thổ dân sống ngoài các khu bảo tồn chỉ ra rằng năm 2006, gần 33% trẻ tuổi từ 6 đến 8 bị béo phì, ở trẻ tuổi từ 9 đến 14 là 13%.
Châu Mỹ Latinh và biển Ca-ri-bê
Mặc dù khu vực này thiếu hụt dữ liệu, rõ ràng là béo phì và thừa cân ở trẻ em đã trở thành những vấn đề khá lớn – và trên hết, ngày càng có nhiều trẻ bị thừa cân hơn là thiếu cân.
Trẻ tuổi mầm non
Gần 7% số trẻ dưới 5 tuổi ở châu Mỹ Latinh và biển Ca-ri-bê được ước tính bị béo phì hoặc thừa cân trong năm 2010, theo các tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO. Trong khi đó, kém dinh dưỡng vẫn là mối lo ngại trong nhóm tuổi này, khu vực này đã ghi nhận số trẻ thiếu cân giảm nhiều trong vòng 2 thập kỷ qua, từ 7% năm 1990 xuống 3% năm 2010.
Trẻ tuổi đi học và trẻ tuổi vị thành niên
Dữ liệu tiêu biểu toàn quốc về những nhóm tuổi này còn hạn chế, nhưng một lần nữa, những dữ liệu sẵn có chuẩn nhất chỉ ra rằng béo phì đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Ở Mexico, lấy ví dụ, một cuộc khảo sát sức khỏe của chính phủ đo chiều cao và cân nặng của trẻ em trên cả nước. Khảo sát này kết luận rằng gần 10% số trẻ 15 tuổi bị béo phì và 33% bị thừa cân hoặc béo phì, áp dụng các mốc thừa cân của người trưởng thành (BMI từ 25 trở lên) và các mốc béo phì (BMI từ 30 trở lên), các điểm mốc này có vẻ ước tính thấp hơn thực tế (underestimate) tỉ lệ béo phì và thừa cân ở trẻ vị thành niên.
Trong khi đó, ở Argentina, các nhà khảo sát đo chiều cao và cân nặng của một nhóm khảo sát mẫu tiêu biểu gồm 1.688 trẻ tuổi từ 10 đến 11 theo học tại các trường công của Buenos Aires. Họ kết luận rằng có 35% số trẻ bị thừa cân hoặc béo phì, áp dụng định nghĩa béo phì của CDC, và khoảng 4% bị thiếu cân. Chú ý là, tình trạng còi cọc và thừa cân tồn tại song song ở nhiều nước đang phát triển, và còi cọc có thể làm tăng nguy cơ béo phì về sau.
Châu Âu
Ngạc nhiên là, khu vực châu Âu có dữ liệu chưa đủ hoàn thiện về các xu hướng béo phì ở trẻ em, đặc biệt là các quốc gia Đông Âu. Và cho đến gần đây, các dữ liệu vẫn không được thu thập một cách nhất quán trên toàn lục địa này, làm cho việc so sánh số liệu giữa các nước với nhau vẫn rất khó khăn.
Nhưng những con số ước tính sẵn có chuẩn xác nhất kết luận rằng trong vài thập kỷ qua, tỉ lệ béo phì trẻ em đã tăng ở nhiều quốc gia. Mới đây, tỉ lệ này có vẻ đã bình ổn ở vài nước, ở một số nhóm tuổi:
Trẻ tuổi mầm non
Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 4 tuổi hơi khác một chút ở từng nước, theo một bài đánh giá hệ thống gần đây về các nghiên cứu từ 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (European Union – EU). Tây Ban Nha có tỉ lệ thừa cân béo phì cao nhất – hơn 32% – và Rumani có tỉ lệ thấp nhất, khoảng 12%. Mặc dù thế, hãy nhớ rằng, chỉ 18 trong số 27 nước có sẵn dữ liệu, và thường là nhóm mẫu tham gia nghiên cứu có quy mô nhỏ hoặc dữ liệu có các hạn chế khác. 5 quốc gia đã lặp lại các khảo sát với trẻ tuổi từ 2 đến 5, đưa ra cái nhìn thoáng qua về các xu hướng trong vài thập kỷ qua – Cộng hòa Séc, Anh, Pháp, Hà Lan và Rumani. Trong số 5 nước này, chỉ có Anh ghi nhận tỉ lệ béo phì tăng, từ khoảng 18% năm 1995 đến 23% năm 2002.
Trẻ tuổi đến trường
Khởi xướng giám sát tình trạng béo phì ở châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization European Childhood Obesity Surveillance Initiative) gần đây bắt đầu theo dõi tỉ lệ béo phì trẻ em trên 15 quốc gia, áp dụng các tiêu chuẩn tăng trưởng ở trẻ em của WHO. Bản phân tích đầu tiên, dựa trên dữ liệu 2007-2008 từ 13 nước (Bỉ, Bulgari, Cộng hòa Kypros – Cộng hòa Síp, Cộng hòa Séc, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Cộng hòa Malta, Na Uy, Bồ Đào Nha, Slovenia, Thụy Điển), kết luận rằng 24% trẻ em châu Âu từ 6 đến 9 tuổi bị thừa cân. Chương trình thu thập dữ liệu lần thứ hai diễn ra vào năm 2010 vẫn chưa có báo cáo. Theo thời gian, khảo sát này nên trình bày thêm nhiều quan điểm về các xu hướng béo phì của các nước trong khu vực và trên toàn châu Âu.
Trẻ tuổi vị thành niên
Cộng hòa đảo Síp, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Anh có tỉ lệ béo phì cao nhất ở giới trẻ tuổi từ 10 đến 18, theo một bài đánh giá có hệ thống gần đây về các nghiên cứu từ 30 quốc gia (27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu EU cộng thêm Iceland, Na Uy, và Thụy Sĩ). Nhưng dữ liệu lại lần nữa có hạn và chất lượng thì không đồng đều; chỉ 18 trong số 30 nước có dữ liệu tiêu biểu trên cả nước về chiều cao và cân nặng đo được. 14 nước có sẵn dữ liệu biểu thị xu hướng béo phì, mặc dù một số dữ liệu chỉ dựa trên các số liệu tự đo tự cân của một nhóm mẫu tham gia khảo sát với quy mô nhỏ. Phần lớn những nước này đều ghi nhận tỉ lệ béo phì tăng trong vài thập kỷ qua. Tuy thế, tỉ lệ béo phì ở Pháp không thay đổi từ 1998 đến 2007 ở trẻ tuổi từ 3 đến 14, một kết quả gây tiếng vang do một loạt báo cáo tiếp theo. Tỉ lệ béo phì ở trẻ 16 tuổi của Thụy Điển cũng không thay đổi từ 2001 đến 2007, và một bài đánh giá gần đây chỉ ra rằng tỉ lệ béo phì cũng vẫn giữ vững ở các nhóm tuổi khác.
Châu Phi
Nạn đói, thiếu cân và còi cọc vẫn luôn là những mối quan tâm cấp thiết hơn về dinh dưỡng ở trẻ em trên toàn châu Phi, và kể cả đến ngày nay, 20 đến 25% số trẻ tuổi mầm non ở khu vực lân cận sa mạc Sahara bị thiếu cân. Tuy thế cũng chính ở đây, tỉ lệ béo phì trẻ em đang trên đà gia tăng: phần trăm số trẻ tuổi mầm non ở châu Phi bị thừa cân hoặc béo phì đã tăng hơn hai lần trong hai thập kỷ qua, từ 4% năm 1990 đến 8,5% năm 2010. Dù thế, xem xét số liệu kỹ hơn ta sẽ thấy tỉ lệ này ở Bắc Phi cao hơn so với các khu vực còn lại của châu lục này:
Trẻ tuổi mầm non
Ở Bắc Phi, ước tính cứ 6 trẻ tuổi mầm non thì có một bé bị thừa cân hoặc béo phì – tỉ lệ này cao nhất trên thế giới, gấp ba lần so với năm 1990. Tuy nhiên cũng có sự khác biệt chút ít giữa nước này với nước kia: Khoảng 20% trẻ ở độ tuổi mầm non của Ai Cập bị thừa cân hoặc béo phì năm 2008, so với 5% ở Sudan.
Trong khi đó, ở khu vực châu Phi lân cận sa mạc Sahara, tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ tuổi mầm non vẫn chỉ là một chữ số – khoảng 9% ở Trung Phi, 6% ở Tây Phi, 7% ở Đông Phi, và 8% ở Nam Phi. Nhưng với hầu hết các khu vực, tỉ lệ này đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với 2 thập kỷ trước; chỉ có Nam Phi ghi nhận tỉ lệ này giảm nhẹ kể từ năm 1990.
Trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên
Chỉ có vừa đủ vài cuộc khảo sát tiêu biểu cả nước về lứa tuổi vị thành niên ở trong khu vực này, nhưng dữ liệu sẵn có chỉ ra rằng béo phì cũng đang tăng lên ở nhóm tuổi này. Ví dụ ở Nam Phi, chỉ khoảng 1% trẻ tuổi từ 8 đến 11 bị thừa cân hoặc béo phì năm 1994, dựa theo các mốc thừa cân béo phì của IOTF. Đến năm 2006, khoảng 17 % số bé gái và 11% số bé trai Nam Phi tuổi từ 6 đến 13 bị thừa cân hoặc béo phì.
Châu Á
Tuy nhiên, tính trạng béo phì cũng có sự đa dạng theo từng khu vực. Trong khi các nước Nam Á như là Bangladesh, Ấn Độ, và Pakistan có tỉ lệ béo phì thấp, dân số đông đúc của những nước này lại góp phần gia tăng tạo thành số lượng lớn trẻ bị thừa cân hoặc béo phì. Kể cả khi nạn đói ở trẻ em vẫn là vấn đề dinh dưỡng cấp thiết nhất ở phần lớn khu vực Nam Á, ví dụ như, cứ 3 trẻ tuổi mầm non thì có một trẻ bị thiếu cân – khu vực này cũng ghi nhận tình trạng béo phì ở trẻ em tăng mạnh. Nói chung ở châu Á (ngoại trừ Nhật Bản), ước tính gần 5% trẻ tuổi mầm non bị thừa cân hoặc béo phì năm 2010, độ hiện hành tăng 53% kể từ năm 1990. Tính ra tương ứng với 17,7 triệu trẻ châu Á tuổi mầm non bị thừa cân hoặc béo phì.
Trẻ tuổi mầm non
Năm 2010, tỉ lệ béo phì của trẻ lứa tuổi mầm non cao hơn nhiều ở Tây Á (bao gồm cả Trung Đông) so với Đông Á, Đông Nam Á hay Trung Nam Á (lần lượt xấp xỉ 15%, 5%, 5%, và 4%). Nhưng Trung Nam Á có nhiều trẻ tuổi mầm non bị thừa cân nhất, cao hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới – ước tính 6,6 triệu trẻ.
Trẻ tuổi đi học và trẻ vị thành niên
Khá hiếm dữ liệu tiêu biểu cả nước về những trẻ vị thành niên ở châu Á, nhưng xem xét tổng hợp, ta hình dung ra được một viễn cảnh đáng quan ngại về các xu hướng béo phì. Ở Trung Quốc, hơn 20 năm qua, những cuộc nghiên cứu tiêu biểu toàn quốc có đối tượng giới trẻ tuổi từ 8 đến 18 đã chỉ ra rằng tình trạng béo phì tăng mạnh mẽ: Năm 1985, chỉ 2% bé trai và 1% bé gái bị thừa cân hoặc béo phì, dựa theo điểm mốc cụ thể của Trung Quốc (ở tuổi 18, chỉ số BMI bằng 24 thì gọi là thừa cân và bằng 28 thì gọi là béo phì). Đến năm 2005, xấp xỉ 14% bé trai và 9% bé gái bị thừa cân hoặc béo phì – tổng cộng 21 triệu trẻ.
Trong khi đó, ở Ấn Độ cuộc nghiên cứu quy mô lớn nhất cho đến giờ thực hiện trên 5 khu vực đô thị và bao gồm gần 40.000 trẻ tuổi từ 8 đến 18. Nghiên cứu này kết luận rằng 14% trong số đó bị thừa cân hoặc béo phì – một con số mà, nếu ngoại suy sang giới trẻ đô thị trên toàn Ấn Độ thì ước tính có 15 triệu trẻ. Ở Tây Á, vành đai các tiểu vương quốc Ả Rập (Arabian Gulf States) có tỉ lệ thừa cân và béo phì đặc biệt cao ở trẻ đang tuổi đi học. Một cuộc khảo sát Kuwaiti tiêu biểu toàn quốc năm 2006 đã chỉ ra rằng khoảng 44% bé trai và 46% bé gái tuổi tử 10 đến 14 bị thừa cân hoặc béo phì, dựa theo định nghĩa thừa cân béo phì giai đoạn trước năm 2000 của CDC.
Châu Đại Dương
Những nước phát triển chủ yếu của châu Đại Dương – Úc và New New Zealand – có tỉ lệ béo phì ở trẻ nhỏ là 2 chữ số, nhưng cũng có bằng chứng cho thấy tỉ lệ này đã bình ổn trong thập kỷ qua.
Ở Úc, một bài đánh giá có hệ thống về 41 cuộc nghiên cứu từ 1985 đến 2008 chỉ ra rằng tỉ lệ béo phì ở trẻ tuổi từ 2 đến 18 tăng suốt giữa những năm 1990, nhưng vẫn duy trì tương đối ổn định kể từ đó đến nay. Năm 2008, 21 đến 25% bé trai và bé gái người Úc bị thừa cân hoặc béo phì, và 5 đến 6% bị béo phì.
Ở New Zealand, dữ liệu tiêu biểu toàn quốc chỉ ra rằng khoảng 28% trẻ tuổi từ 5 đến 14 bị thừa cân hoặc béo phì giai đoạn 2006-2007, tỉ lệ này không thay đổi kể từ năm 2002. Tỉ lệ thừa cân và béo phì cao hơn nhiều ở một số dân tộc của New Zealand (người Maori, 37%, và người dân đảo Thái Bình Dương – Pacific Islanders, 57%), nhưng cũng không thay đổi nhiều kể từ 2002.
Lời kết: Phòng chống béo phì không bao giờ là quá sớm
Kể cả ở những trẻ ít tuổi nhất, tỉ lệ béo phì rõ ràng đang tăng lên trên toàn cầu. Một điều cũng rõ ràng như thế đó là người nào bị thừa cân rồi thì rất rất khó để giảm cân, ở bất cứ lứa tuổi nào. Phòng chống béo phì ở những năm đầu đời của trẻ (và thậm chí trước cả khi sinh, bằng các thói quen lành mạnh trong thai kỳ) sẽ trao cho trẻ những lợi ích sức khỏe suốt đời. Và đó cũng là con đường hứa hẹn nhất để lật ngược bài toán về nạn dịch béo phì toàn cầu này.
Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Béo Phì Ở Trẻ Em
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. chúng tôi Huỳnh Thoại Loan – Trưởng khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Điều kiện sống tốt, tuy nhiên việc ăn uống quá mức so với nhu cầu kèm lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực làm tăng tình trạng béo phì ở trẻ em và dẫn đến nguy cơ sau: tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, rối loạn nội tiết, rối loạn giấc ngủ và cơn ngừng thở…
Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe.
Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD
Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD
3.1. Béo phì nguyên phát
Do mất cân bằng năng lượng: tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
3.2. Béo phì thứ phát
Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,…
Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn, nhiều trứng cá, huyết áp cao.
Béo phì do thiểu năng sinh dục: thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
Béo phì do các bệnh về não: thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
Béo phì do dùng thuốc: uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.
Tiền sử gia đình
Bố hoặc mẹ bị béo phì: 80% trẻ béo phì nặng có một hoặc cả hai bố mẹ cùng béo phì.
Thực phẩm giàu năng lượng
Thức ăn nhiều chất béo (mỡ, da, phủ tạng, thức ăn chiên xào, quay, thức ăn nhanh) thức ăn thức uống ngọt (chè, bánh kẹo ngọt, nước có đường, trái cây quá ngọt,…).
Thiểu năng trí tuệ
Trẻ bị thiểu năng trí tuệ có bản năng kiểm soát thói quen ăn uống, nhận biết cảm giác no kém nên dễ dẫn đến ăn quá mức và ăn không biết no. Ngoài ra, khả năng giao tiếp xã hội bị hạn chế trẻ ít có cơ hội chơi đùa, vận động nên thường tìm đến ăn để tự tiêu khiển cho bản thân.
Vận động thể lực ít
Trẻ có lối sống tĩnh tại như ít vận động thể lực, dành nhiều thời gian xem tivi, chơi game, đọc sách báo,.. thường có thói quen ăn vặt thường tiêu hao nặng lượng ít trong khi thu nạp năng lượng vượt mức nhu cầu, lâu dài dễ dẫn đến tình trạng béo phì.
Lipid máu: có thể tăng Cholesterol, Triglyceride
Đường huyết: có thể rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn chuyển hóa đường hoặc đái tháo đường
Siêu âm bụng tổng quát: có thể gan nhiễm mỡ
Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên…
Chụp sọ não
Chẩn đoán béo phì dựa vào nhiều yếu tố: dựa vào các số đo nhân trắc để đánh giá sự cân đối của cân nặng so với chiều cao, phân tích thành phần cơ thể, bề dày nếp gấp da, vòng bụng để đánh giá sự tích mỡ, đánh giá khẩu phần ăn uống- vận động, tiền sử gia đình, khám các dấu hiệu của biến chứng và các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân của béo phì (chậm phát triển tâm thần, dị tật bẩm sinh, bệnh lý nội tiết)
Việc chẩn đoán nguyên nhân của béo phì thứ phát rất phức tạp có khi cần phải làm những xét nghiệm định lượng hormone và làm nhiễm sắc thể mới chẩn đoán nguyên nhân gây béo phì.
Tùy thuộc nguyên nhân, độ tuổi và mức độ béo phì của trẻ để xác định mục tiêu điều trị
Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh
Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,…; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,…ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.
Tiết chế ăn uống- vận động
Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân
Can thiệp tích cực đa chuyên ngành
Cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, tiết chế viên, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.
Điều trị bằng thuốc
Thường trẻ béo phì ăn uống thiên lệch, mất cân đối sẽ được xem xét bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,… tùy trường hợp. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc còn áp dụng để điều trị nguyên nhân/ biến chứng của béo phì.
Béo Phì Là Gì? Cách Nào Giúp Bạn Nhận Biết Bệnh Béo Phì?
Nếu như cụm từ “béo phì” vẫn chưa ngừng được nhắc đến trong những câu chuyện đời thường của các bà mẹ, ông bố hay thậm chí là những bạn trẻ. Thì liệu rằng ai là người trong số đó biết được chính xác béo phì là gì? Đây có phải một căn bệnh nguy hiểm dành cho con người hay không?
Khi sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay cũng là lúc đời sống con người được tăng dần và cải thiện rõ rệt qua từng ngày. Trẻ em hiện nay đang chính là đối tượng mắc căn bệnh béo phì nhiều nhất do chế độ ăn uống không phù hợp, thừa cân, thừa dinh dưỡng và lười vận động.
Cách phong chống bệnh béo phì? Mời xem tiếp chia sẻ của Wiki FCarePlus để có chi tiết câu trả lời (ảnh nguồn internet)
PHÁT HIỆN BÉO PHÌ BẰNG CÁCH NÀO?
Béo phì – một trong những loại bệnh phổ biến nhất hiện nay mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào từ trẻ nhỏ đến người già. Kèm theo đó là những triệu chứng bất thường được diễn ra trong chính cơ thể của người bệnh dẫn đến khả năng mắc các bệnh về tim mạch là rất cao.
Khái niệm về béo phì là gì?
Béo phì là gì? Đây không phải câu hỏi của một nhiều đặt ra, trong những năm gần đây theo số liệu thống kê của bộ y tế đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh béo phì tăng nhanh đáng kể, một căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Béo phì là tinh trạng khá phổ biến hiện nay, thường gặp phải ở độ tuổi trung niên, trẻ nhỏ
“Béo phì là tình trạng mỡ thừa bị tích lũy quá mức ở tại một bộ phận hay toàn bộ cơ thể của một người khỏe mạnh bình thường dẫn đến các triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe. Thông thường với một người trưởng thành, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ có chiều cao và cân nặng dao động trong một giới hạn nhất định theo tiêu chuẩn của chỉ số BMI.”
khái niệm béo phì là gì? Bạn đọc quan tâm thắc mắc mời xem tiếp chia sẻ sau của Wiki FCarePlus để có được câu trả lời chính xác, cụ thể nhất
Tuy nhiên, với một định nghĩa trên chắc hẳn còn rất nhiều người đang thắc mắc rằng, vậy lượng mỡ được tích lũy trong cơ thể là tốt hay xấu, và chỉ số BMI là gì, có cách nào để tất cả mọi người ở những độ tuổi khác nhau đều có thể tính toán được chỉ số khối cơ thể của chính mình hay không?
Thật vậy, dù là căn bệnh có nguy cơ nhiều người mắc phải, đặc biệt là những bạn nhỏ hiện nay với chế độ ăn uống không hợp lý, tình trạng phát triển sớm ở những đứa trẻ dù chỉ mới học lớp 1 vẫn thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo.
Cách tính chỉ số BMI cho người trưởng thành
Chỉ số BMI (body mass Index) là chỉ số khối được tính trên căn cứ dựa vào cân nặng (tính theo đơn vị kg) và chiều cao (tính theo mét) của mỗi người. Công thức tính BMI được áp dụng cho người ở độ tuổi trưởng thành (trên 18 tuổi) và sẽ có biến đổi một chút đối với nhiều quốc gia khác nhau.
Dù vậy, đối với những người ở cùng độ tuổi trưởng thành như phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình, người già thì công thức này lại không được áp dụng. Bởi những đặc trưng riêng về từng cơ thể của người đang mang thai đều mang số cân nặng nhiều hơn những người ở trạng thái bình thường khi cùng một độ tuổi.
Do vậy, ngoại trừ những đối tượng được lưu ý trước khi tính chỉ số BMI thì hầu hết những người trên 18 tuổi đều có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của mình như: quá gầy, bình thường, thừa cân hoặc béo phì thông qua chỉ số BMI.
Công thức tính chỉ số BMI:
BMI = Chiều cao/ bình phương chiều cao
Chú ý:
Đơn vị tính chiều cao là mét (m)
Đơn vị tính cân nặng là kilogam (kg)
Bảng phân loại được tính toán dựa trên số liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) và hiệp hội đái tháo đường của các nước Châu Á (IDI & WPRO) như sau:
Phân loại
WHO
IDI & WPRO
Cân nặng thấp (gầy)
< 18,5
Bình thường
18,5 – 24,9
18,5 – 22,9
Thừa cân
≥ 25
≥ 23
Tiền béo phì
25-29,9
23- 24,9
Béo phì độ 1
30-34,9
25- 29,9
Béo phì độ 2
35-39,9
≥ 30
Béo phì độ 3
≥ 40
(Nguồn: Sưu tầm Internet)
Dựa vào bảng phân loại trên của Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội đái đường dành riêng cho những người châu Á thì BMI lý tưởng dành cho những người Việt Nam dao động từ khoảng 18,5 đến 22,9.
Chỉ số BMI dành cho học sinh
Ngoài ra, đối với những bạn học sinh – đối tượng có khả năng mắc bệnh béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất hiện nay cũng có thể tính chỉ số BMI theo một bảng số liệu tiêu chuẩn dành riêng cho những bạn nằm trong độ tuổi từ 2 – 20 tuổi.
Hơi khác với những người ở độ tuổi trưởng thành, cân nặng và chiều cao của trẻ nhỏ được thay đổi thường xuyên trong quá trình phát triển. Do vậy, chỉ số BMI dành riêng cho trẻ em cũng có những điều khác biệt riêng với người ở độ tuổi trưởng thành. Nhìn vào biểu đồ bên dưới bạn có thể tham khảo. (hình ảnh)
Biểu đồ BMI học sinh
Có thể nói, từ hình ảnh trên chúng ta đều nhận thấy chỉ số BMI của các bạn học sinh trong độ tuổi từ 2 – 20 tuổi biến động khá nhiều. Nếu như đối với người trưởng thành ổn định trong khoảng từ 18,5 – 22,9 (đối với người Việt Nam) thì ở trẻ nhỏ lại có những mức BMI thay đổi theo từng độ tuổi phát triển chiều cao và cân nặng của bé.
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN BÉO PHÌ
Bạn đã biết đến những nguyên nhân nào chủ yếu gây nên căn bệnh mà ở mọi độ tuổi con người đều có nguy cơ mắc phải? Liệu đó có phải những yếu tố quá xa lạ với cuộc sống thường ngày của chúng ta hay không?
Hôm nay Wiki FCarePlus sẽ đưa ra một vài nguyên nhân thường gặp mà những người mắc bệnh thừa cân, béo phì đang gặp phải.
Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ là nguyên nhân hàng đầu hiện nay gây béo phì thường gặp ở giới trẻ ( Ảnh nguồn internet)
Béo phì do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Nguyên nhân hàng đầu mà nhiều người dù ở độ tuổi rất nhỏ đã mắc phải căn bệnh béo phì là do chế độ ăn uống, dinh dưỡng không hợp lý trong suốt một thời gian dài. Thử hình dung một chút, bạn đang có thường xuyên ăn những đồ ăn nhanh như pizza, bánh ngọt, đồ chiên giòn thơm ngậy.
Chẳng dễ dàng gì khi có thể từ chối những đồ ăn bổ dưỡng và hấp dẫn như vậy, và tất nhiên dù ở bất kỳ độ tuổi nào nếu như quá lạm dụng đồ ăn nhanh cũng đều có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Béo phì do chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn vào ban đêm là nguyên nhân gây nên béo phì, thừa cân ở mọi lứa tuổi
Khi cơ thể được cung cấp năng lượng lớn hơn so với bình thường trong nhiều ngày thông qua chế độ ăn uống mà chẳng thể tiêu hao bớt năng lượng bằng các hoạt động luyện tập thể dục hay làm việc sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân. Theo thời gian, năng lượng dư thừa sẽ tích tụ thành các lớp mỡ bám vào các cơ quan khác gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng của các bé thật đáng báo động khi mỗi ngày đều hấp thụ những đồ ăn nhiều năng lượng vào cơ thể như trà sữa, fastfood, mỳ ống, bánh ngọt,… trong khi các buổi tập thể dục lại trở nên hiếm hoi, dường như rất ít.
Đây dần trở thành thói quen không tốt cho sự phát triển của mỗi người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thừa cân, béo phì.
Béo phì do yếu tố môi trường tác động
Tại sao nguyên nhân dẫn đến căn bệnh béo phì lại gồm yếu tố môi trường? Béo phì là gì mà lại chịu tác động của nơi sống cũng như các hoạt động của cộng đồng dân cư.
Có thể nói, tất cả không gian sống đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người. Trong những năm gần đây, cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường sống của nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng tăng cao.
Béo phì do ô nghiễm môi trường
Nhà nghiên cứu Juan Pedro Arrebola của Đại học Granada (Tây Ba Nha) đã cho biết họ đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên sống và tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm có tỷ lệ mắc bệnh béo phì cao hơn so với những người sống trong môi trường trong lành. Khi đó lượng cholesterol và đường trong máu của những người bệnh cũng tăng cao hơn so với người bình thường được sống trong bầu không khí sạch.
Đồng thời, nhiều nhà phân tích đã cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể gây ra việc thừa cân, béo phì có sự tác động của tình trạng ô nhiễm môi trường.
Béo phì do gen di truyền là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì thế, bạn cần chuẩn bị cho mình và gia đình 1 chế độ ăn uống phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Béo phì do gen di truyền
Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì ở nhiều người dù tuổi còn rất nhỏ là do gen di truyền từ bố mẹ, ông bà hoặc những người cùng huyết thống gây nên. Nếu bố mẹ đều là những người bị bệnh béo phì thì trẻ nhỏ khi sinh ra sẽ có nhiều biểu hiện của chứng thèm ăn, dinh dưỡng không cân bằng.
Tuy nhiên, nếu như căn bệnh béo phì này được phát hiện từ sớm vì do chịu tác động từ gen di truyền từ chính những người trong gia đình thì nên gặp bác sĩ tư vấn để có các phương pháp điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu. Tránh tình trạng mức độ thừa cân ở con số quá cao, dẫn đến nhiều triệu chứng của bệnh tim mạch có hại cho sức khỏe.
Béo phì do căng thẳng, lo âu trong thời gian dài
Đôi khi trở thành điều vô lý nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ở độ tuổi trưởng thành bị mắc bệnh béo phì cũng không thể loại bỏ nguyên nhân do bị stress trong suốt một thời gian dài.
Béo phì do căng thẳng lo âu, thức đêm
Phần lớn do áp lực từ công việc, cuộc sống dẫn đến trạng thái cơ thể luôn căng thẳng, làm mọi việc đều không tốt. Một vài trường hợp nghiêm trọng dẫn đến bệnh trầm cảm. Khi đó, stress khiến cơ thể hình thành hàm lượng lipid tạo thành các khối mỡ dày lên qua thời gian ở vùng bụng, đùi, mông, thậm chí trên cả khuôn mặt.
Đối với những người bị stress thường có cân nặng tăng gấp 2 đến 3 lần so với những người bình thường có cùng độ tuổi và chế độ ăn uống. Bởi vậy, thừa cân béo phì luôn là một trong những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người mà bất cứ ai cũng có thể bị mắc phải.
Béo phì do lười luyện tập, vận động
Ngày nay, vấn đề lười vận động đang dần trở nên báo động cho mọi lứa tuổi ở Việt Nam, từ những bạn nhỏ tuổi đến người trưởng thành và đôi khi là người già.
Tại sao cần hoạt động thể thao lành mạnh để rèn luyện sức khỏe mỗi ngày? Thật vậy, khi chúng ta ăn uống những thực phẩm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất dinh dưỡng nhưng lại quên mất việc luyện tập thường xuyên để tiêu hao năng lượng gây ra tình trạng mỡ thừa tích tụ lại trên cơ thể, làm cho vóc dáng trở nên nặng nề và chậm chạp hơn.
Béo phì do lười vận động, lười tập thể dục thể thao là nguyên nhân phổ biến hiện nay bắt gặp ở mọi lứa tuổi
Tỷ lệ mắc bệnh béo phì lại đang tăng cao theo từng năm, những đồ ăn nhanh ngon mà tiện lợi luôn được những bạn trẻ yêu thích. Đặc biệt với những bạn hay ngồi văn phòng, nếu chế độ luyện tập không tốt sẽ rất dễ mắc bệnh béo phì do lười vận động kèm theo bị stress về công việc.
Nếu không tích cực rèn luyện sức khỏe, đi lại, vận động hàng ngày thì lượng calo sẽ tích tụ càng nhiều tạo thành mỡ thừa dẫn đến nhiều bệnh như tiểu đường, máu nhiễm mỡ, tim mạch.
Béo phì do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Góp phần trở thành một trong những nguyên nhân gây nên bệnh béo phì do nhiều bạn trẻ uống những loại thuốc về trầm cảm, điều trị tiểu đường, tăng chiều cao,…. Dẫn đến việc tăng cân đột ngột do tác dụng phụ của thuốc.
Đặc biệt là những người còn thường xuyên lạm dụng thuốc trong một thời gian dài mà không hề để ý tới các triệu chứng bất thường đang diễn ra trong cơ thể từng ngày. Nếu như tình trạng này để quá lâu người bệnh sẽ có nguy cơ bị thừa cân, béo phì.
Ngoài những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì thường gặp được Wiki FCarePlus nêu ra trong bài viết trên thì còn một vài các nhân tố khác gây ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh. Hi vọng giờ đây các bạn đã hiểu rõ béo phì là gì và có những phương pháp để bảo vệ cuộc sống của mình trước căn bệnh này.
Đăng ký nhận thông tin mới nhất qua Email
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Béo Phì Bệnh Lý Ở Trẻ Em trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!