Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Chi Tiết Về Ngành Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cập nhật: 07/08/2019
Tại bất cứ cơ quan doanh nghiệp nào cũng cần có bộ máy tổ chức, lãnh đạo, trong các cơ quan y tế cũng vậy. Chính vì vậy, ngành Tổ chức và quản lý y tế đã ra đời nhằm quản lý y tế một cách tốt nhất và mang lại hiệu quả cao.
1. Tìm hiểu về ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế là ngành học đào tạo các cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
Mục tiêu của ngành Tổ chức và quản lý y tế là đào tạo sinh viên hiểu những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý y tế, các quan điểm của Đảng về công tác y tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn để phục vụ tốt công tác quản lý, và tổ chức các đơn vị y tế, cơ quan y tế từ cấp cơ sở lên tới cấp trung ương. Thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới. Cung cấp cơ sở lý luận và kiến thức thực tế để giúp cho học viên nghiên cứu tác động của các điều kiện xã hội và các yêu tố môi trường sống lên sức khỏe đề xuât các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Sinh viên theo học ngành Tổ chức và quản lý y tế sẽ được học những môn học chuyên ngành nhằm bổ trợ cho việc tổ chức và quản lý các cơ sở y tế sau này. Có thêm nhiều kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành để làm việc tốt nhất. Cơ hội việc làm ngành này là rất rộng lớn. Đảm nhận những vị trí quan trọng trong các cơ sở y tế, thuộc Bộ Y tế, các trường đại học, cao đẳng, các bệnh viện, trung tâm y tế…
Tổ chức và quản lý y tế ngành học luôn cần thiết ở mọi thời điểm2. Các khối thi vào ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế là ngành học được nhiều bạn quan tâm. Vậy ngành này thường tuyển sinh bằng khối nào? Hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành học này ở trình độ đại học chính quy, chỉ có duy nhất Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành y tế thuộc trường Đại học Y tế công cộng đào tạo ngành này cho các cấp lãnh đạo thuộc các bệnh viện với những môn thi đầu vào chung chung.
3. Điểm chuẩn ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế chưa có mức điểm chuẩn rõ ràng như các ngành nghề khác, bởi vì đây là ngành học thường được đào tạo cho các ban lãnh đạo của các bệnh viện, sở y tế.
4. Các trường đào tạo ngành Tổ chức và quản lý y tế
Do là ngành học còn khá mới ở Việt Nam nên hiện nay, trên cả nước mới có duy nhất Viện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành Y tế thuộc Đại học Y tế công cộng đào tạo ngành Tổ chức và quản lý y tế. Đây cũng là nơi đào tạo cán bộ, lãnh đạo quản lý, tổ chức hoạt động y tế bài bản đầu tiên.
5. Cơ hội việc làm ngành Tổ chức và quản lý y tế
Nghe tên ngành học là chúng ta đã có thể hình dung công việc được thực hiện sau này. Bạn có thể đảm nhận những công việc sau đây:
Có cơ hội làm việc trongBộ y tế, các cơ sở y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
Làm việc trong các lĩnh vực phi y khoa như: quản lý trang thiết bị, con người, vật tư, các dự án, các chương trình hợp tác của các bệnh viện, các trung tâm y tế, cơ sở y tế;
Có khả năng tự kinh doanh trong các tổ chức y tế và ngoài y tế;
Giảng dạy tại các trường đại học Y có đào tạo ngành Tổ chức và quản lý y tế…
Học ngành Tổ chức và quản lý y tế ra trường cơ hội việc làm ra sao?6. Mức lương ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế là ngành nghề còn tương đối mới lạ ở nước ta. Hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo về ngành học này dẫn đến mức lương ngành này được nâng cao do ít nhân lực. Mức lương trung bình ở một vị trí quản lý bệnh viện thông thường cũng khá ổn ở mức 8 triệu đồng trở lên cho một tháng làm việc.
7. Những tố chất phù hợp với ngành Tổ chức và quản lý y tế
Ngành Tổ chức và quản lý y tế luôn cần những cán bộ có đủ những tố chất và trình độ chuyên môn nhất định. Cụ thể là:
Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Đây là những yếu tố cơ bản trong bất kì ngành nghề nào không riêng gì ngành quản trị bệnh viện .
Có đủ sức khỏe để có thể làm việc lâu dài;
Chịu đựng được áp lực dư luận từ phía các cấn bộ, công nhân viên, đồng nghiệp;
Có tính cẩn thận và tỉ mỉ;
Tinh thần trách nhiệm trong công việc cao;
Có tình yêu và đam mê nghề nghiệp;
Có kiến thức sâu và thích nghi với yêu cầu đa dạng của công việc, có phương pháp luận, có khả năng phân tích và khả năng quản trị;
Có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác…
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Tổ chức và quản lý y tế và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Quản Lý Và Tổ Chức Y Tế
, Tuyển sinh Trung cấp Y Dược TPHCM
Published on
Quản lý và tổ chức y tế – CĐHĐ
1. UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ ĐÔNG GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ Tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế Hà Nội – Năm 2011
2. 1 LỜI NÓI ĐẦU Tổ chức – Quản lý y tế là một khoa học của chuyên ngành Y xã hội học. Kiến thức về Tổ chức – Quản lý y tế sẽ giúp cho các cán bộ y tế sử dụng các nguồn lực của đơn vị, cộng đồng một cách có hiệu quả. Môn học này triển khai dạy cho sinh viên sơ cấp dân số y tế. Tuy nhiên việc biên soạn tài liệu dạy và học chính thức cho môn học này chưa được chú ý. Dưới sự hỗ trợ của chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy Điển, Bộ Y tế, tập thể giảng viên Bộ môn Y xã hội học biên soạn cuốn tài liệu “Tổ chức – Quản lý y tế , dành cho sinh viên học môn học này. Mục đích của cuốn tài liệu hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài học của môn học theo kế hoạch thống nhất và dạy/học dựa trên các vấn đề thực tên của cộng đồng. Chúng tôi biên soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơ sở sau: Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam – Thụy Điển. Văn kiện tiêu dự án CBE. 2003; Tập tài liệu Tổ chức – Quản lý y tế được biên tập lần đầu tiên, không sao tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn đọc đóng góp ý kiên để chúng tôi tiếp tục sửa chữa, bổ sung in lần sau nhằm hoàn thiện hơn cuốn tài liệu. Xin trân trọng cảm ơn! CÁC TÁC GIẢ
3. 2 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBE : Giáo dục dựa vào cộng đồng AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người CSSKBĐ: Chăm sóc sức khỏe ban đầu XHCN :Xã hội chủ nghĩa CNTB : Chủ nghĩa tư bản TK : Thế kỷ WHO : Tổ chức y tế thế giới KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình TCMR : Tiêm chủng mở rộng
5. 4 MỤC LỤC Trang MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ……………………………………… 5 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ…………………… 6 1. Các khái niệm…………………………………………………………………………….. 6 2. Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế………………………………………………… 9 3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 11 BÀI 2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ …………………………………………………………………………………………………. 16 1. Phương pháp học………………………………………………………………………. 16 2. Vận dụng thực tế ………………………………………………………………………. 16 3. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….. 16 BÀI 3. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM………. 17 1. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam………………… 17 2. Mô hình chung Tổ chức y tế Việt Nam ……………………………………….. 18 3. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế……………………………….. 20 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá……………………………………………….. 45 BÀI 4. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ …………………………………………………………………………………………………. 46 1. Phương pháp học………………………………………………………………………. 46 2. Vận dụng thực tế ………………………………………………………………………. 46 3. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………….. 46
6. 5 MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ Đối tượng đào tạo: Sinh viên trình độ sơ cấp Số tiết: 18/0 Lý thuyết 18 Thực hành: 0 Số điểm kiểm tra: 3 Số điểm thi: 1 MỤC TIÊU Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng: 1- Trình bày được hệ thống tổ chức y tế Việt Nam, nhiệm vụ của Ngành Y tế trong giai đoạn hiện nay. 2- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức, quản lý trong bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Nội dung môn học: TT Tên bài học/chủ đề Số tiết TS LT TH 1 Đại cương về tổ chức và quản lý y tế 4 4 0 2 Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế 4 4 0 3 Tổ chức và quản lý hệ thống y tế Việt Nam 5 5 0 4 Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu, vận dụng thực tế 5 5 0 Tổng số 18 18 0
7. 6 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu và giải thích được khái niệm: Y xã hội học, Y tế công cộng, Tổ chức y tế. 2. Mô tả được vị trí, vai trò của khoa học tổ chức y tế và quản lý y tế trong việc chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân cũng như trong hệ thống khoa học y học. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi bước sang thế kỷ XX, nền y học có một xu thế phát triển mới là trong các trường đại học y xuất hiện một môn học: Y xã hội học và Tổ chức y tế. 1. Các khái niệm 1.1. Y xã hội học, Tổ chức y tế, Y tế công cộng 1. 1.1 Y xã hội học Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng, của xã hội. Nghiên cứu những điều kiện sống, điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như là: thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, môi trường sống, môi trường lao động… Hiện nay đã có một số nghiên cứu về yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự khác biệt về kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển, đã dẫn tới sự thay đổi về mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ trung bình ở các nước.
10. 9 – Năm 1830, ở Anh có dịch tả lớn đã làm người ta quan tâm đến hoàn cảnh xã hội và bệnh tật. Những người thầy thuốc và nhân dân Anh thấy rõ là dịch tả xảy ra phần lớn ở tầng lớp nghèo khổ. – Ở Đức, Bộ môn Vệ sinh xã hội được lập nên năm 1912. – Năm 1942, Bộ môn Y học xã hội được thành lập tại Oxford (Anh) và sau đó ở các trường đại học các nước khác. – Ở Liên Xô (cũ). Bộ môn Vệ sinh xã hội được thành lập ở Trường Đại học Tổng hợp MOSKOBA năm 1922 và đến năm 1941 được đổi tên là Tổ chức bảo vệ sức khoẻ. Sau những cuộc tranh luận sôi nổi qua nhiều năm, từ năm 1966 tất cả các bộ môn và viện nghiên cứu Tổ chức y tế của Liên Xô (cũ) đều mang tên “Vệ sinh xã hội và tổ chức y tế”. – Ở Việt Nam, năm 1966, Trường Đại học Y Hà Nội thành lập Bộ môn Tổ chức y tế. 2. Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế 2.1.Chức năng, nhiệm vụ – Nghiên cứu sức khỏe của tập thể nhân dân lao động dưới sự tác động của môi trường sống, đặc biệt là môi trường xã hội. Từ đó xác lập đúng đắn các biện pháp y tế và xã hội để ngăn ngừa nguy hại và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sức khỏe. – Nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch xây dựng và phát triển các cơ sở y tế, phân tích các hoạt động y tế, tạo ra một cơ cấu y tế khoa học để hoạt động có hiệu suất lớn nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. – Trình bày các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, soạn thảo và thực hiện các nguyên tắc, chế độ quy định trong công tác y tế. – Nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh cũng như Quản lý y tế phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng. 2.3.Đối tượng Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe. Nghiên cứu những
11. 10 điều kiện sống và làm việc của con người trong xã hội, phân tích tình hình sức khỏe của các tầng lớp, các giai cấp trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế từ đó có thể đề ra những biện pháp thích hợp về tổ chức và xã hội để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. 2.3. Nội dung cơ bản * Những nội dung cơ bản: những cơ sở lý luận của công tác bảo vệ sức khỏe; tình hình sức khỏe nhân dân và các yếu tố xã hội; Lịch sử y học; Thống kê y tế; Tổ chức và Quản lý y tế; Kinh tế y tế; Bảo hiểm y tế, Đạo đức y tế, Luật pháp y tế, Y tế thế giới; Tâm lý y học; Tuyên truyền giáo dục y tế; * Bản chất của Tổ chức và Quản lý y tế – Xã hội hiện đại là xã hội có tổ chức. Đa số các tổ chức phản ánh lại hình ảnh của xã hội. – Các tổ chức khác nhau về mục đích, quy mô, cơ cấu, nhiệm vụ, các phòng ban trong nội bộ, phạm vi hoạt động, tuổi đời, lịch sử, sự hợp tác trao đổi lẫn nhau, quyền tự trị … – Cách tổ chức rất đa dạng như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức công cộng. – Đa số các tổ chức là sợi dây nối từng thành viên riêng lẻ trong xã hội và các nhóm đặc trưng. Trong xã hội hiện nay người ta được liên kết và kiểm tra cuộc sống của mình trong một màng lưới tổ chức, con người là thành viên, người lao động, người đại diện, nhân viên, khách hàng hoặc công chúng của tổ chức. – Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức nổi lên từ sự cần thiết có hợp tác. Sự phức tạp về công việc của một Tổ chức y tế và sự đa dạng về nhân viên chuyên môn, kỹ thuật, hỗ trợ đòi hỏi sự hợp tác, sự đòi hỏi này quan trọng hơn nhiều ở nhiều tổ chức khác. – Một tổ chức có hiệu quả nếu nó tạo thuận lợi cho Tổ chức y tế đạt mục tiêu và nếu mục tiêu đạt được với nguồn lực tối thiểu. – Quản lý tốt đối với một tổ chức cũng như sức khỏe đối với một cơ thể hoạt động đều đặn và có hiệu quả của tất cả các phần việc. Quản lý làm nổi bật
12. 11 các ưu tiên, các cơ sở phù hợp với các nhu cầu trong các hoàn cảnh không ổn định, sử dụng tối đa các nguồn lực có hạn, hoàn thiện mức độ và chất lượng chăm sóc, việc quản lý tốt về mặt y tế sẽ đưa đến các chăm sóc tốt. 3. Phương pháp nghiên cứu Y xã hội học và Tổ chức y tế nghiên cứu những nhóm người rộng lớn, chú ý đến những tính chất chung: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa phương,… Môn khoa học này nêu lên những tác động của điều kiện kinh tế xã hội trên thể trạng sinh vật, trên sự thích ứng và chống đỡ của cơ thể các tầng lớp, giai cấp khác nhau, từ đó tìm ra nhu cầu y tế và tổ chức cách giải quyết. Để tiến hành những nghiên cứu đó, Y xã hội học và Tổ chức y tế phải có những phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp thống kê Là phương pháp thông dụng nhất trong các nghiên cứu về tương quan giữa tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh xã hội của các nhóm người trong xã hội. Cho phép xác định và đánh giá khách quan những biến đổi về tình hình sức khỏe nhân dân hay xác định hiệu quả hoạt động của các cơ quan y tế và được áp dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu y học. 3.2. Phương pháp thực nghiệm Nhằm tìm tòi những hình thức và phương pháp mới hợp lý nhất, tạo ra những mô hình y tế điển hình mới, kiểm nghiệm cho việc xây dựng các cơ sở y tế khác. 3.3. Phương pháp lịch sử Để nghiên cứu các lý luận và tổ chức, quá trình hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử của chúng. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các qui luật phát triển hiểu rõ hơn tình hình hiện tại, phán đoán được những triển vọng của tương lai, vận dụng vào việc tăng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và xã hội. 3.4. Phương pháp phân tích kinh tế (Phương pháp phân tích chi phí lợi ích, Phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả…) Phương pháp này được áp dụng trong việc nghiên cứu hoàn cảnh kinh
15. 14 B. Tính hợp tác C. Tính cạnh tranh D. Tính phụ thuộc. 11. Nhiệm vụ của Tổ chức và Quản lý y tế A. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân B. Trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế C. Chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế D. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân, trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. 12. Đối tượng nghiên cứu của Y xã hội học và Tổ chức y tế A. Tác động của môi trường bên trong đối với sức khỏe B. Tác động của môi trường bên ngoài đối với sức khỏe C. Tác động của môi trường xung quanh đối với sức khỏe D. Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe 13. Một tổ chức y tế hoạt động được gọi là có hiệu quả khi A. Đạt mục tiêu đề ra B. Đạt vượt mức mục tiêu đề ra C. Đạt mục tiêu đề ra với nguồn lực tối thiểu D. Đạt mục tiêu đề ra với thời gian ngắn nhất. Phần 2: Câu hỏi truyền thống Câu hỏi truyền thống cải tiến: * Trả lời ngắn gọn các câu sau 15.Liệt kê những phương pháp nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế thường được sử dụng? A. Phương pháp thống kê B. C. D. E.Các phương pháp khác như lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ học.
16. 15 2.Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để được giải đáp.
17. 16 BÀI 2.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên tự đọc theo trình tự các nội dung trong bài học, có thể tham khảo các khái niệm về y tế công cộng hay quản lý rõ hơn ở trong nội dung của một số bài khác như Quản lý y tế, quản lý trang thiết bị và vật tư y tế. Phần nào chưa rõ, hoặc có thắc mắc ghi lại để trình bày với giáo viên để được giải đáp. Mỗi một cộng đồng sẽ có những môi trường… Vì thế mỗi cộng đồng sẽ đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá, lối sống, có những mô hình bệnh tật khác nhau. Sinh viên cần áp dụng để tìm hiểu các yếu tố nguy cơ từ đó đề ra các biện pháp can thiệp phù hợp. 2. Vận dụng thực tế Từ nội dung của bài học, sinh viên có thể thấy được sức khỏe bị tác động bởi nhiều yếu tố như điều kiện sống và làm việc của con người trong xã hội, hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế… Vì thế người cán bộ y tế không chỉ nhìn vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và điều trị mà phải chú ý tới môi trường lao động và môi trường xã hội… của người bệnh, nó giúp người cán bộ y tế có cái nhìn toàn diện hơn, bao quát hơn trong việc giải quyết vấn đề sức khỏe của cộng đồng. 3. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế – Tổ chức y tế thế giới. Quản lý y tế. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội, 2001. 2. Trường Cán bộ quản lý y tế. Y xã hội học – Y tế công cộng. Hà Nội, 1996. tr 1-5. 3. Trường Đại học Y Hà Nội. Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế. Bài giảng Quản lý và Chính sách y tế. Nhà xuất bản y học Hà Nội, 2002. Tr 1-8 . 4. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ môn tổ chức – Quản lý y tế. Bài giảng Tổ chức – Quản lý y tế, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. Tr 1-7.
18. 17 BÀI 3. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1.Phân tích được nguyên tắc tổ chức Ngành Y tê Việt Nam 2.Nêu được mô hình chung tổ chức hệ thông y tế Việt Nam 3. Mô tả được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các tuyến trong hệ thống y tế Việt Nam 4.Trình bày được nội dung quản lý chính của y tuyến huyện và y tế cơ sở Là một người cán bộ y tế dù công tác trong bất cứ vị trí nào, tuyến trung ương hay cơ sở, chúng ta cần phải hiểu rõ và tuân theo các nguyên tắc tổ chức màng lưới y tế Việt Nam như thực hiện tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, không ngừng nâng cao chất lượng… cũng như phải thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ yêu cầu đối với từng người cán bộ y tế và đối với đơn vị y tế Đặc biệt đối với tuyến y tế cơ sở là đơn vị y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân. Người cán bộ y tế có vai trò quan trọng trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cần phải biết rõ vai trò vị trí và nhiệm vụ của mình được giao, góp phần vào nâng cao chất lượng hoạt động của ngành y tế và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 1. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam 1.1. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao – Màng lưới y tế phải gần dân và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, hải đảo và biên giới để đảm bảo sự bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe. – Màng lưới y tế được chia thành nhiều tuyến và nhiều khu vực dân cư để thuận tiện cho dân, đảm bảo thực hiện 10 nội dung CSSKBĐ và thực hiện các chương trình y tế quốc gia. 1.2. Xây dựng theo hướng dự phòng là bản chất của Ngành Y tế Việt Nam – Màng lưới y tế phải làm tốt công tác quản lý sức khỏe mà chủ yếu là
19. 18 phải giải quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ. – Chữa bệnh ngoại trú tại nhà với các bệnh thông thường. Chuyển viện kịp thời với những bệnh nhân nặng đã phát hiện. – Ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn phát triển các cơ sở phòng chống dịch bệnh, phòng chống các bệnh xã hội, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em – kế hoạch hóa gia đình. 1.3. Phù hơn với tinh hình kinh tế của mỗi địa phương – Việc tổ chức màng lưới y tế phải hết sức tiết kiệm trong việc xây dựng cơ sở vật chất và sử dụng hết công suất của trang thiết bị. – Phải tạo thuận lợi cho nhân dân trong công tác khám chữa bệnh. Phải có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho bệnh nhân, đầy đủ trang thiết bị cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện khẩu hiệu nhà nước và nhân dân cùng làm. 1.5. Phù hộ với trình độ khoa học và khả năng quản lý – Tổ chức màng lưới y tế phải phù hợp với trình độ quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật của ngành không nên quá lớn, cồng kềnh, quản lý không nổi. – Cần quan tâm đến cơ cấu lồng ghép thích hợp, phát huy vai trò vừa làm tốt công tác chữa bệnh vừa làm tốt công tác dự phòng. 1.6. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất tượng phục vụ người bệnh – Thực hiện được hạch toán kinh tế, tiết kiệm trong quá trình quản lý và tận dụng được những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật. – Thực hiện được phương thức lồng ghép với phục vụ, đào tạo nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục sức khỏe phát huy mọi tiềm lực cơ sở vật chất trang thiết bị. Cần kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc. Đảm bảo phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao. 2. Mô hình chung Tổ chức y tế Việt Nam 2.1.Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước – Tuyến y tế Trung ương – Tuyến y tế địa phương bao gồm: + Tuyến y tế tỉnh, thành phố + Tuyến y tế quận, huyện, thị xã + Tuyến y tế xã, phường, cơ quan, trường học… 2.3. Dựa theo thành phần kinh tế (đầu tư kinh phí) – Cơ sở y tế nhà nước – Cơ sở y tế tư nhân. 2.3. Màng lưới còn chia làm hai khu vực chúng tôi vực phổ cập: với nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân hàng ngày, thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. Sử
20. 19 dụng các kỹ thuật thông thường, phổ biến. Ở nước ta khu vực phổ cập là từ tỉnh đến xã, còn từ huyện đến xã gọi là y tế cơ sở 2.3.2. Khu vực chuyên sâu: với nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao đi sâu vào nghiên cứu khoa học và chỉ đạo kỹ thuật cho địa phương hỗ trợ giải quyết khó khăn của y tế phổ cập. Đào tạo cán bộ cho y tế phổ cập.
21. 20 3. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các tuyến y tế 3.1. Tuyến y tế trung ương 3.1.1. Vị trí Tuyến y tế Trung ương là tuyến y tế cao nhất trong hệ thống tổ chức ngành y tế Bộ Y tế là cơ quan của chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Bộ Y tế thuộc sự chỉ đạo trực tiếp, lãnh đạo về mọi mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, ban chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức – Cơ quan của Bộ Y tế. văn phòng, các Vụ, Cục chuyên môn + Văn phòng: văn thư, hành chính, quản trị, tài chính kế toán… + Các Vụ Cục tổng hợp, chuyên ngành và thanh tra Gồm có: Vụ Kế hoạch, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học đào tạo, Vụ Tài chính kế toán,Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Dược chính, Vụ Y học cổ truyền, Vụ Điều trị, Vụ Trang thiết bị công trình y tế, Vụ Bảo hiểm y tế, Vụ Y tế dự phòng, Thanh tra Bộ, Cục Quản lý dược Việt Nam, Cục Vệ sinh và An toàn thực phẩm, Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS. Ngoài ra còn có các tổ chức quần chúng: Công đoàn Y tế Việt Nam, các hội chuyên ngành như Hội Y học dân tộc, Hội Y tế công cộng, Hội Nội khoa, Hội Ngoại khoa, v.v….. – Các cơ sở trực thuộc Bộ: + Các Viện và Phân viện nghiên cứu + Bệnh viện Đa khoa và Chuyên khoa Trung ương + Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y dược + Các tạp chí Y học thực hành, Tạp chí Dược học, Y học Việt Nam, + Báo Sức khỏe và Đời sống 3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ (Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy
22. 21 định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ). Các nhiệm vụ cơ bản: – Tham mưu cho chính phủ về công tác y tế – Chỉ đạo toàn ngành thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. – Bộ Y tế có nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn bộ ngành y tế cả nước. 3.2. Tuyến y tế Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Y tế được quy định theo thông tư liên tịch Bộ Y tế – Bộ Nội vụ. SỐ II/2005/TTLT-BYT – BNV. Hà Nội ngày 12 tháng 04 năm 2005). 3.2.1. Vi trí, chức năng – Sở Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác y tế trên địa bàn. – Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế. 3.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn – Trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền những kế hoạch, chương trình, quy định, về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ y tế căn cứ theo quy định của Nhà nước và Bộ Y tế. – Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, và chịu trách nhiệm kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án đã được phê duyệt – Quản lý tổ chức thực hiện các nguồn kinh phí theo quy định của cơ quan tài chính của Nhà nước. – Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên ngành về y tế trên địa bàn tỉnh như vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, khám bệnh chữa bệnh…
23. 22 – Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật. – Quản lý và sử dụng có hiệu quả những cơ sở vật chất, vật tư, tài sản được giao theo đúng quy định hiện hành. – Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật đã được Nhà nước, Bộ Y tế ban hành về quản lý dược, thiết bị, vật tư y tế. – Quản lý hành nghề y dược tư nhân, y dược cổ truyền trên địa bàn, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề cho các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. – Chủ trì phối hợp với các ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội để làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe, bảo vệ sức khỏe. – Thực hiện quản lý các trường đào tạo cán bộ y tế theo sự phân công của UBND cấp tỉnh. – Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND Tỉnh và Bộ Y tế giao cho. 3.2.4. Tổ chức và biên chế – Ban Lãnh đạo + Sở Y tế có giám đốc và có từ hai hoặc ba Phó giám đốc. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì không quá bốn Phó giám đốc. + Giám đốc chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Y tế và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu. + Các Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. + Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó giám đốc theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định và theo quy định của pháp luật về công tác cán bộ công chức.
24. 23 – Tổ chức của Sở gồm: + Văn phòng + Thanh tra + Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Số phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở không quá tám phòng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Không quá sáu phòng đối với các tỉnh còn lại. Tên gọi do Giám đốc Sở Y tế phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND cấp tỉnh quyết định. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng không bị chồng chéo. – Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực thuộc Sở Y tế: + Về khám chữa bệnh: bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện khu vực và các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (kể cả các phòng khám khu vực). + Về dự phòng: bao gồm các Trung tâm Y tế dự phòng; Phòng chống HIV/AIDS; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Nội tiết; Phòng chống bệnh xã hội… + Về truyền thông: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe. + Các trung tâm kiểm nghiệm, kiểm định thuốc mỹ phẩm; Trung tâm giám định pháp, tâm thần. + Các trường Trung học, Cao đẳng Y tế. 3.3. Tuyến y tế quận, huyện, thị xã (Theo thông tư liên tịch Bộ Y tế – Bộ Nội vụ, số 11/2005/TTLT-BYT- BNV, Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2005; Theo quy định của Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 3.3.1. Phòng Y tế – Chức năng Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện
25. 24 gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng, chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và của Sở Y tế. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế. – Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về chuyên môn y tế trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh; tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường; quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự uỷ quyền của Sở Y tế. – Biên chế Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân địa phương, chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biên chế để đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tổng biên chế hành chính được UBND cấp tỉnh giao cho huyện. 3.3.2.Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh – Vị trí, tính chất Trung tâm y tế (TTYT) dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND huyện, và sự chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh. Trung tâm y tế dự phòng huyện là một đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước. – Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
26. 25 Chức năng: triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe. – Nhiệm vụ và quyền hạn + Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. + Hướng dẫn và giám sát chuyên môn kỹ thuật các hoạt động thuộc mình phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn. + Tham gia nghiên cứu khoa học + Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án được phân công + Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật. + Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định của pháp luật. + Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và UBND huyện giao. – Cơ cấu tổ chức Tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện: Giám đốc và các Phó Giám đốc; Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm: Phòng hành chính tổng hợp;
27. 26 Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe. Các khoa chuyên môn gồm: Khoa Kiểm soát dịch bệnh, HIV/AIDS; Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm; Khoa Y tế công cộng; Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Khoa Xét nghiệm. 3.4. Y tế xã, phường (Theo quyết định 58/TTg ngày 03/02/1994 quy định một số vấn đề về y tế cơ sở, Quyết định 131/TTg quyết định sửa đổi một số điểm trong quyết định 58/TTg). 3.4.1. Vị trí Là tuyến y tế đầu tiên trực tiếp phục vụ nhân dân, chịu sự quản lý của UBND xã phường trong công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 3.4.2. Tổ chức trạm y tế – Căn cứ vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng và địa bàn cụm dân cư, địa giới hành chính và khả năng ngân sách để thành lập một trạm y tế. – Việc thành lập, sáp nhập, giải thể trạm y tế xã, phường do thị trấn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của UBND xã huyện và đề nghị của của Giám đốc Sở Y tế. – Những xã, phường, thị trấn có phòng khám khu vực và trung tâm y tế huyện đóng thì không cần thành lập trạm y tế, số cán bộ và nội dung công việc chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng, tuyên truyền giáo dục sức khỏe… do phòng khám hoặc trung tâm y tế đảm nhiệm. Biên chế: được xác định theo địa bàn hoạt động, số lượng dân cư, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
28. 27 Biên chế cụ thể hiện nay cho các khu vực khác nhau (Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) * Khu vực đồng bằng, trung du a) Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ 3 đến 4 cán bộ y tế b) Những xã từ 8000-12000 dân được bố trí từ 4-5 cán bộ y tế c) Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa 06 cán bộ y tế * Khu vực miền núi, Tây Nguyên, biên giới hải đảo: a)Xã dưới 3000 dân được bố trí 04 cán bộ y tế b)Xã có 3000 dân trở lên được bố trí 05-06 cán bộ y tế c)ở vùng cao vùng sâu miền núi, nơi xa xôi hẻo lánh chỉ cần bố trí một hoặc hai bác sỹ hay y sỹ thường xuyên có mặt tại Trạm, số cán bộ y tế còn lại được phân công về công tác tại các bản, buôn, làng, ấp và định kỳ tổ chức giao ban tại trạm. * Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn Các phường, thị trấn và những xã có phòng khám khu vực đóng số lượng cán bộ y tế được bố trí 02-03 người. Ngoài số cán bộ y tế trong biên chế định mức của Nhà nước từng trạm y tế, nếu nhu cầu cần thêm cán bộ y tế thì UBND xã, phường có thể ký hợp đồng với cán bộ y tế khác có nhu cầu làm việc và thù lao do xã tự lo. 3.4.3. Nhiệm vụ (Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) – Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn ưu tiên về chuyên môn y tế của UBND xã, phường, thị trấn. Duyệt, báo cáo và thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt. – Phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp
29. 28 chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, giữ vệ sinh nơi công cộng và đường làng, tuyên truyền ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho mọi người nơi công cộng. – Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ, bảo đảm việc quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ. – Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại gia đình. – Tổ chức khám và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự. – Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Xây dựng và phát triển thuốc Nam, kết hợp y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh. – Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách. – Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp bản và nhân viên y tế công cộng. – Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc TTYT huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương. – Phát hiện báo cáo UBND xã và cơ quan y tế cấp trên các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để ngăn chặn kịp thời. – Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần chúng, các ngành trong xã để tuyên truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu. 3.4.4. Các nội dung quản lý chính 3.4.4.1. Quản lý kế hoạch Trạm y tế cơ sở xây dựng và thực hiện theo kế hoạch hoạt động 6 tháng, một năm được UBND xã và TTYT huyện phê duyệt. Ngoài ra trong
30. 29 quá trình hoạt động cần thiết xây dựng các kế hoạch hoạt động cho từng hoạt động cụ thể. 3.4.4.2. Quản lý nhân lực Số lượng cán bộ y tế trong biên chế nhà nước từ 3 đến 6 người (theo Thông tư liên bộ 08/TTLB ngày 20/4/1995) 100% thôn bản có nhân viên y tế. Cơ cấu như sau: – Bác sỹ/y sỹ đa khoa (đồng bằng phải có bác sỹ) – Nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi) – Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên) – Cán bộ phải có trình độ dược tá – Cán bộ được bổ túc về y học cổ truyền – Nhân viên y tế thôn bản được đào tạo chuyên môn ít nhất 3 tháng theo tài liệu Bộ Y tế ban hành Mỗi cán bộ y tế phải đảm nhận nhiều việc và một việc phải có nhiều cán bộ tham gia, nhưng phải có người chịu trách nhiệm chính. 3.4.4.3. Quản lý công việc chức trách, nhiệm vụ, thời gian 3.4.4.4. Quản lý nhân viên y tế thôn bản 3.4.4.5. Quản lý thông tin tại y tế cơ sở Bộ Y tế đã ban hành 12 quyển sổ (từ A1 YTCS đến A12 YTCS) để thu thập thông tin ở y tế cơ sở. Từ các quyển sổ trên, định kỳ xã tổng hợp báo cáo lên trung tâm y tế huyện theo biểu mẫu báo cáo (từ biểu 1 đến biểu 8). 3.4.4.6. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị 3.4.4.7. Quản lý chuyên môn 3.4.4.8. Quản lý các mặt hoạt động tại trạm: Khám bệnh, chữa bệnh, CSSKBĐ, giáo dục sức khỏe…
31. 30 3.4.5. Chức trách nhiệm vụ của y tế thôn bản hay cụm dân cư 3.4.5.1. Chăm sóc – Tuyên truyền giáo dục sức khỏe theo nội dung trạm y tế đề ra. – Vận động từng gia đình xây dựng ba công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước, nhà tắm) hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và sử dụng định kỳ kiểm tra. – Phối hợp với các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm chủng và thực hiện các hoạt động y tế trong “ngày sức khỏe”. – Vận động theo dõi sinh đẻ có kế hoạch ở thôn. – Trợ giúp y sỹ sản nhi của xã quản lý thai sản khám cân đo cho trẻ dưới 5 tuổi. Theo dõi và giúp các bà mẹ chữa suy dinh dưỡng tại nhà. – Chăm sóc bệnh nhân tại nhà theo đơn của bác sỹ và các bệnh nhẹ, hướng dẫn nhân dân chữa bệnh bằng thuốc Nam. – Kịp thời thông báo cho trạm y tế những bệnh nhân nghi mắc bệnh lây hoặc bệnh nặng mà không đến trạm được. – Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu hại chỗ những tai nạn (gẫy xương, chết đuối…) – Vận động nhân dân trồng khóm thuốc gia đình để điều trị bệnh thông thường. – Ở vùng có sất rét y tế thôn bản phải vận động nhân dân chống muỗi đốt, thả cá chống bọ gậy, tham gia diệt muỗi, lấy máu để tìm ký sinh trùng sốt rét. – Ở vùng bướu cổ: theo dõi việc cung cấp bảo quản và sử dụng muối tốt và việc tiêm lipiodol cho trẻ em nơi bướu cổ lưu hành mạnh. – Ở miền núi: y tế bản phải khám thai, phát hiện đẻ khó gửi đi sớm và đỡ đẻ thường, theo dõi hậu sản theo chỉ dẫn của bác sỹ sản. 3.4.5.2. Những mối quan hệ – Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trưởng thôn hoặc chủ nhiệm hợp tác xã. Sinh hoạt phí hoặc thù lao do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng góp qua trưởng thôn
33. 32 để tuyên truyền – giáo dục sức khỏe tối thiểu đạt: Đồng bằng và trung du: 6 lần/năm trở lên Miền núi: 4 lần/năm trở lên 5. Tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho bà mẹ, trẻ em tại gia đình và cộng đồng, phòng chống tai nạn và thương tích, nắm được kiến thức về phòng chống một số bệnh nguy hiểm tại địa phương (do Sở Y tế tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và chính quyển địa phương xác định) đạt từ: Đồng bằng và trung du: 60% trở lên Miền núi: 50% trở lên 4.2. Chuẩn II: Vệ sinh phỏng bệnh A. Phòng chống dịch bệnh 1. Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo quy định của Bộ Y tế (bao gồm cả ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc bảo vệ thực phẩm, tai nạn và thương tích). Nếu có dịch xảy ra, xử trí ban đầu và phối hợp dập tắt kịp thời. 2. Có biện pháp đề phòng và không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn B. Chương trình mục tiêu y tế quốc gia Đạt và vượt các chỉ tiêu và mục tiêu được giao hàng năm của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. C. Y tế môi trường 1.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch Nông thôn: 70% trở lên Thành thị: 90% trở lên 2.Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh Nông thôn: 70% trở lên Thành thị: 90% trở lên 3.Tỷ lệ hộ gia đình xử lý rác đúng quy
34. 33 định Nông thôn: 70% trở lên Thành thị: 90% trở lên 4.Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia súc hợp vệ sinh đạt từ 70% trở lên. 5.Có tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động trên địa bàn D. Y tế học đường 1.Tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe hàng năm: Mẫu giáo: 80% trở lên 1 Tiểu học và trung học cơ sở: 60% trở lên với các xã vùng đồng bằng và 40% với các xã miền núi. 2. Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám và chăm sóc răng miệng hàng năm: Đồng bằng trung du: 50% trở lên Miền núi: 30% trở lên 3. Toàn bộ số học sinh khám sức khỏe được thông báo kết quả khám về gia đình và trên 90% số mắc các bệnh trong chương trình y tế học đường được quản lý và điều trị. 4.3.Chuẩn III: Khám bệnh và phục hồi chức năng 1. Bình quân số lần khám chữa bệnh tại trạm y tế và hộ gia đình đạt từ 0,6 người/lần/năm trở lên. 2.Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý tại trạm y tế đạt từ 80% trở lên 3.Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý Đồng bằng và trung du: 90% trở lên Miền núi: 70% trở lên 4. Tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn phục hồi chức năng tại cộng đồng Đồng bằng và trung du: 20% trở lên Miền núi: 15% trở lên
36. 35 Miền núi: 80% trở lên 5.Có tổ chức thực hiện tẩy giun cho trẻ em 4.6.Chuẩn VI: Chăm sóc sức khỏe sinh sản 1. Tất cả phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 1 lần trong đó tỷ lệ phụ nữ được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén Đồng bằng và trung du: 75% trở lên Miền núi: 50% trở lên 2. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ nếu trước khi sinh Đồng bằng và trung du: 95% trở lên Miền núi: 85% trở lên 3. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn đỡ đẻ Đồng bằng và trung du: 95% trở lên Miền núi: 90% trở lên 4. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh con tại cơ sở y tế Đồng bằng và trung du: 90% trở lên Miền núi: 75% trở lên 5. Tỷ lệ bà mẹ được nhân viên y tế chăm sóc ít nhất một lần trong tuần đầu sau khi sinh Đồng bằng và trung du: 65% trở lên Miền núi: 35% trở lên 6. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại Đồng bằng và trung du: 70% trở lên Miền núi: 55% trở lên 7. Tỷ lệ phụ nữ 15 – 49 tuổi được khám phụ khoa hằng năm Đồng bằng và trung du: 30% trở lên Miền núi: 20% trở lên 4.7. Chuẩn VII: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị A. Cơ sở hạ tầng Trạm y tế phải xây dựng theo “tiêu chuẩn ngành thiết kế mẫu” do Bộ Y tế ban hành, với một số tiêu chí cơ bản sau:
37. 36 1.Vị trí gần trục đường giao thông ở khu trung tâm xã 2. Diện tích đất trung bình từ 500m2 trở lên với khu vực nông thôn và từ 150m2 trở lên với khu vực thành thị. 3.Tổng thể công trình bao gồm: – Khối nhà chính, công trình phụ trợ. – Cây xanh, bóng mát chiếm trên 30% diện tích khu đất. – Hàng rào bảo vệ, có cổng và biển tên trạm. 4. Khối nhà chính – Công trình: Tối thiểu cấp 3. – Diện tích tối thiểu: Trung bình từ 90m2 – Số phòng chức năng chính từ 8 – 9 phòng trở lên bao gồm các phòng: + Tuyên truyền tư vấn. + Đón tiếp và quầy/tủ thuốc. + Khám bệnh và sơ cứu. + Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. + Đỡ đẻ + Sau đẻ. + Lưu bệnh nhân. + Rửa, tiệt trùng. + Khám bệnh bằng y học cổ truyền (đối với trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền chuyên trách). – Khu vệ sinh có thể để trong khối nhà chính hoặc khối nhà phụ trợ. 5. Khu nhà phụ trợ bao gồm: nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh và nhà để xe (tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của xã, phường). 6. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng: – Được nối với lưới điện hoặc có máy phát điện riêng đối với các trạm y tế vùng III. – Có một thuê bao điện thoại trực tiếp. – Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và ổn định.
38. 37 7. Cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần vào quý IV hàng năm. B. Trang thiết bị 1. Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện việc khám, điều trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên: Ống nghe, huyết áp kế, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang thiết bị cấp cứu thông thường ban đầu. 2.Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt 3. Tại các trạm y tế bác sỹ sử dụng: máy khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm đơn giản. 4. Trang thiết bị cho khám, điều trị sản khoa, kế hoạch hoá gia đình, đỡ đẻ, cấp cứu sơ sinh và chăm sóc trẻ em. 5. Trang bị về sơ chế, bảo quản thuốc đông y: Chảo sao thuốc, cân thuốc, tủ thuốc đông y, dao cầu, thuyền tán, kim châm cứu. 6. Trang thiết bị cho thực hiện mục tiêu chương trình y tế quốc gia, chống mù lòa, chăm sóc răng miệng và nha học đường, các chương trình chăm sóc sức khỏe khác. 7.Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng đồng. 8.Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ. 9.Thiết bị nội thất: tủ, bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường. 10.Thiết bị thông dụng: đèn dầu, đèn pìn, máy bơm nước. 11.Mỗi thôn từ 1 – 2 túi y tế để thực hiện các dịch vụ cơ bản như: tiêm, sơ cứu, truyền thông giáo dục sức khỏe. 12.Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. 4.8. Chuẩn VIII: Nhân lực và chế độ chính sách A. Số lượng cán bộ Đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành. B. Cơ cấu cán bộ 1. Trạm y tế tối thiểu cần có:
39. 38 – Bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (đồng bằng phải có bác sĩ) – Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi). – Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên) 2. Đối với trạm y tế có từ bốn cán bộ trở lên phải có một cán bộ y học cổ truyền chuyên trách. Khi chưa đủ bốn cán bộ, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y học cổ truyền. 3. Trạm y tế phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã. C. Chuyên môn, đoàn thể 1. Có Đảng viên sinh hoạt cùng chi bộ trong xã và thành lập tổ công đoàn tại trạm y tế. 2. Có tủ sách chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. 3. Không có cán bộ vi phạm 12 điều y đức D. Y tế thôn bản và cộng tác viên 1. 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn thời gian ít nhất 3 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành và thường xuyên hoạt động. 2. Hàng tháng trạm y tế tổ chức sinh hoạt chuyên môn, giao ban cùng nhân viên y tế thôn bản. 3. Nhân viên y tế thôn, bản, ấp, được lồng ghép với cộng tác viên của chương trình y tế. E. Chế độ chính sách Thực hiện đúng, đủ chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở do Nhà nước ban hành. 4.9. Chuẩn IX: Kế hoạch và tài chính cho trạm y tế A. Kế hoạch và quản lý thông tin y tế 1. Trưởng trạm y tế là bác sỹ hoặc y sỹ và phải qua lớp đào tạo hoặc tập huấn về kỹ năng quản lý 2. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý, sáu tháng và hàng năm về
41. 40 sử dụng theo đúng quy định; không để thuốc quá hạn, hư hỏng, mất mát. 5.Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo quy chế. TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ Phần 1: Câu hỏi trắc nhiệm khách quan * Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 4 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống: 1. Việc tổ chức màng lưới y tế phải hết sức …(A) …trong việc xây dựng cơ sở vật chất. A. 2. Màng lưới y tế phải làm tất công tác quản lý…(A) …mà chủ yếu là giải quyết vấn đề môi trường, phát hiện bệnh sớm, xử lý kịp thời, kiểm tra sức khỏe …… (B)…… A. B. 3. Hệ thống y tế Việt Nam được phân thành – Tuyến y tế trung ương – Tuyến y tế địa phương bao gồm A.Tuyến y tế tỉnh, thành phố B. C. 4 . Nếu phân loại dựa theo thành phần kinh tế (dựa theo đầu tư kinh phí) thì hệ thống y tế Việt Nam bao gồm A.Y tế … B.
42. 41 * Phân biệt đúng sai các câu từ 5 đến 14 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai: Câu hỏi A B 5. Theo nguyên tắc cơ bản về hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam, phát triển theo hướng dự phòng đó là ngoài hệ thống khám chữa bệnh còn cần phải phát triển các cơ sở phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe. 6. Đặc điểm nhiệm vụ của khu vực y tế phổ cập là thực hiện nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, sử dụng các kỹ thuật thông thường phổ biến.Theo nguyên tắc cơ bản về hệ thống tổ chức Ngành Y tế Việt Nam, để phục vụ nhân dân tốt, có hiệu quả cao, màng lưới y tế Việt Nam không nên rộng khắp từ thành thị đến nông thôn mà chỉ nên tập trung phát triển ở các thành phố lớn với trang thiết bị hiện đại, chuyên khoa hoá sâu. 7. Các tuyến y tế từ trung ương đến địa phương trong hệ thống ngành y tế đều hoạt động độc lập không có sự hỗ trợ lẫn nhau. 8. Theo quy định của Bộ Y tế, sinh hoạt phí hoặc thù lao cho cán bộ y tế thôn bản là do ngân sách xã trả qua trạm y tế hoặc do dân trong thôn đóng góp qua trưởng thôn. 9. Tổ chức màng lưới y tế cẩn phải phù hợp với trình độ quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật của ngành y tế. 11. Bảo hiểm Y tế là một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế 12. Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện thị xã. 13. Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Y tế. 14. Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
43. 42 * chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 15 đến 31 bằng cách đánh d ấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn. Câu hỏi A B C D 15. Để đảm bảo phục vụ nhân dân tốt có hiệu quả cao màng lưới y tế Việt Nam phải A. Phát triển hệ thống giáo dục sức khỏe B. Gần dân, chia thành nhiều tuyến và rộng khắp C. Tích cực thực hiện các biện pháp điều trị D. Cần phát triển hệ thống y tế tư nhân 16. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là đảm bảo A. Đáp ứng nhu cầu và phục vụ sức khỏe nhân dân tốt, có hiệu quả cao B. Đảm bảo các nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân C. Cung cấp đầu tư trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu D. Đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ y tế 17. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế Việt Nam được áp dụng cho A. Tổ chức y tế huyện B. Tổ chức y tế từ huyện tới xã phường C. Hệ thống y tế nhà nước D. Toàn bộ hệ thống y tế Việt Nam cả Nhà nước và tư nhân 18. Việc xây dựng và tổ chức màng lưới y tế Việt Nam A. Đều phải xây dựng theo một mô hình như nhau B. Thuận lợi và phù hợp với tình hình kinh tế mỗi địa phương C. Phải có trang thiết bị hiện đại D. Cần có trang thiết bị thiết yếu 19. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế Việt Nam hiện nay là không ngừng nâng cao A. Số lượng phục vụ B. Chất lượng phục vụ C. Kết quả phục vụ D. Mức độ phục vụ 20. Nguyên tắc cơ bản về tổ chức hệ thống y tế VN hiện nay xây dựng theo hướng A. Chủ yếu là điều trị B. Giáo dục sức khỏe
44. 43 C. Dự phòng hiện đại D. Khám và điều trị tại nhà 21. Trung tâm y tế dự phòng huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc A. Ủy ban nhân dân huyện B. Sở Y tế C. Bệnh viện huyện D. Bệnh viện tỉnh 22. Khu vực y tế chuyên sâu bao gồm A. Bộ Y tế B. Bộ Y tế và các Sở Y tế C. Bộ Y tế, các tỉnh thành trọng điểm và Sở Y tế D. Bộ Y tế và các tỉnh thành trọng điểm 23. Khu vực y tế phổ cập bao gồm A. Từ Sở Y tế đến tuyến y tế huyện và y tế xã, phường B. Y tế tuyến huyện C. Từ y tế tuyến huyện đến y tế xã phường D. Y tế xã phường 24. Màng lưới y tế Việt Nam được chia thành A. Hai khu vực B. Ba khu vực C. Bốn khu vực D. Năm khu vực 25. Tuyến y tế đầu tiên tiếp xúc với người dân đó là A. Tuyến y tế tỉnh B. Tuyến y tế huyện C. Tuyến y tế xã, phường D. Y tế tư nhân 26. Theo thông tư 08 liên bộ, biên chế trạm y tế cơ sở là dựa theo A. Dân số và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng B. Địa bàn hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng C. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, dân số và diện tích địa bàn hoạt động D. Dân số, địa bàn hoạt động và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng
45. 44 27. Theo thông tư 08 liên bộ, biên chế cán bộ y tế cho trạm xá xã ở khu vực đồng bằng có trên 12.000 dân, số cán bộ y tế cần có là A. 3-4 cán bộ y tế B. 4-5 cán bộ y tế C. 5-6 cán bộ y tế D. Tối đa 06 cán bộ y tế 28. Nhân viên y tế thôn bản cần được đào tạo chuyên môn ít nhất A. 3 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành B. 5 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành C. 6 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành D. 9 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành 29. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức trực tiếp trực thuộc Bộ Y tế A. Nhà xuất bản Y học B. Viện nghiên cứu chiến lược y tế C. Bệnh viện Đa khoa tỉnh D. Trường Đại học Y Hà Nội 30. Việc cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hành nghề y tế tư nhân là nhiệm vụ và quyền hạn của A. Trung tâm y tế Huyện B. Ủy ban nhân dân Huyện C. Sở Y tế D. Ủy ban nhân dân Tỉnh 31. Các nhiệm vụ sau là nhiệm vụ của y tế thôn bản ngoại trừ A. Tuyên truyền giáo dục sức khỏe nhân dân B. Băng bó vết thương, cấp cứu ban đầu tại chỗ những tai nạn (gẫy xương, chết đuối) C. Ở miền núi y tế thôn bản phải khám thai phát hiện đẻ khó gửi đi sớm và đỡ đẻ thường D. Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân Phần 2: Câu hỏi truyền thống Câu hỏi truyền thống cải tiến: * Trả lời ngắn gọn các câu từ câu 32 đến câu 35
46. 45 32.Trung tâm y tế dự phòng huyện có các phòng chức năng nghiệp vụ gì? A. B. 33.Trung tâm y tế dự phòng huyện có các khoa chuyên môn nào? A. B. C. D. E. 34. Khu vực đồng bằng, trung du A.Những xã từ 8000 dân trở xuống được bố trí từ …. cán bộ y tế B.Những xã từ 8000 – 12000 dân được bố trí từ …. cán bộ y tế C.Những xã trên 12000 dân được bố trí tối đa …. cán bộ y tế chúng tôi vực miền núi Tây Nguyên, biên giới hải đảo: A. Xã dưới 3000 dân được bố trí …. cán bộ y tế B. Xã có 3000 dân trở lên được bố trí …. cán bộ y tế Câu hỏi truyền thống: 36.Liệt kê 5 nguyên tắc cơ bản về tổ chức màng lưới y tế nước ta? 37.Trình bày vị trí, chức năng của Sở Y tế 38.Nêu 3 cơ sở để xác định biên chế của trạm y tế xã phường? 39.Hãy liệt kê tên 10 chuẩn quốc gia về y tế xã? 40.Trình bày vị trí, chức năng của Sở Y tế 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc, đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để được giải đáp.
48. 47 ban đầu. Hà Nội, 2002 5. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế. Bài giảng Quản lý và Chính sách y tế. Hà Nội, 2002. 6. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Khoa y tế công cộng Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế. Bài giảng Tổ chức – Quản lý y tế. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004. 7. Thông tư liên tịch Bộ Y tế – Bộ Nội vụ số 11/2005/TTLT-BYT-BNV. Thông.
Chi Tiết Về Tổ Chức Quốc Tế
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
I. MỤC TIÊU, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO
1. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:
Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
WTO thực hiện 5 chức năng sau:
Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.
Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (Phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.
Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.
2. Các nguyên tắc pháp lý của WTO
Về phương diện pháp lý, Ðịnh ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:
Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới;
20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá;
– 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại;
– 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;
Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.
Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ”tối huệ quốc” không được sử dụng trong điều này). Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự ”đối xử ưu đãi nhất”. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).
Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ”hàng hoá” thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Ðiều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Ðiều 4 Hiệp định TRIPS).
Mặc dù được coi là ”hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN. Ví dụ như Ðiều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1947 của Ðại hội đồng GATT về việc thiết lập ”Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập một số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971của Ðại hội đồng GATT về ”Ðàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển, trên cơ sở Quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển (Global System of Trade preferences among developing Countries- GSPT) đã được ký năm 1989.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các hiệp định của WTO, cụ thể đó là các trường hợp mất cân đối cán cân thanh toán (Ðiều XII và XVIII.b); nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Ðiều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Ðiều XIX); vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Ðiều XX) và vì lý do an ninh quốc gia (Ðiều XXI).
Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại điều VI và Ðiều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thỏa thuận Vòng Tokyo 1979 và hiện nay trong Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thỏa thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và Thỏa thuận Tokyo ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại: loại ”xanh”; loại “vàng” và loại ”đỏ” theo nguyên tắc ”đèn hiệu giao thông” (traffic lights).
Riêng về vấn đề hạn chế số lượng đối với hàng dệt may được quy định trong Hiệp định Ða sợi (MFA) và hiện nay được thay thế bởi Hiệp định về hàng dệt may của vòng đàm phán Uruguay (ATC). Hiệp định ATC đã chấm dứt 30 năm các nước phát triển phân biệt đối xử đối với hàng dệt may của các nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ có một thời gian chuyển tiếp là 10 năm để bãi bỏ chế độ hạn ngạch về số lượng hiện hành. Ðiều 1 của Hiệp ATC cũng quy định điều khoản cứu xét đặc biệt đối với một số nhóm nước; ví dụ như các nước cung cấp nhỏ, các nước mới bước vào thị trường (new entrants), các nước phát triển nhất, các nước đã ký hiệp định MFA từ 1986 cũng như các nước xuất khẩu bông.
Về vấn đề ”doanh nghiệp nhà nước độc quyền thương mại”, Hiệp định không cấm các bên ký kết thành lập hoặc duy trì những doanh nghiệp nhà nước kiểu như vậy nhưng phải bảo đảm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia vẫn được áp dụng đối với những doanh nghiệp này. Trong vụ Mỹ kiện Thái lan về những hạn chế số lượng và tăng thuế tiêu thụ đánh vào thuốc lá điếu nhập khẩu, Nhóm chuyên gia của GATT đã quyết định rằng Chính phủ Thái Lan có quyền thành lập ”Thai Tobacco Monopoly” là công ty của Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thuốc lá Thái Lan và có quyền sử dụng công ty này để điều chỉnh giá cả và hệ thống bán lẻ thuốc lá. Tuy nhiên, ngược lại Thái Lan cũng có nghĩa vụ theo đãi ngộ quốc gia không được đối xử với thuốc lá nhập khẩu kém ưu đãi hơn so với thuốc lá sản xuất trong nước. Vì vậy, việc Thái Lan hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lá ngoại và tăng thuế tiêu thụ nội địa căn cứ vào tỷ lệ ”nội hoá” trong thuốc lá là vi phạm Ðiều III của GATT về đãi ngộ quốc gia. Bồi thẩm đoàn của GATT đồng thời cũng bác bỏ lập luận của Thái Lan viện dẫn điều khoản cho phép hạn chế số lượng vì lý do sức khoẻ vì cho rằng mục tiêu thực sự của Chính phủ Thái Lan không phải là để hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá nói chung (việc hạn chế nhập khẩu và tăng thuế không áp dụng đối vớí sợi và giấy để sản xuất thuốc lá nội địa) mà thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá của Thái Lan.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường là tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.
Nguyên tắc mở cửa thị trường
Nguyên tắc ”mở cửa thị trường” hay còn gọi một cách hoa mỹ là tiếp cận thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.
Về mặt chính trị, ”tiếp cận thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.
Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
3. Cơ cấu tổ chức của WTO
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp: 1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Ðại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; 2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS; 3. Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính – thư ký là Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO.
3.1 Hội nghị Bộ trưởng, Ðại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại
Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO, họp ít nhất hai năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên. Ðiều IV.1 Hiệp định thành lập WTO quy định Hội nghị Bộ trưởng WTO thực hiện tất cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết để thực hiện những chức năng đó. Hội nghị Bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO.
Ðại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Ðại hội đồng (General Council) đảm nhiệm. Ðại hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Thành viên của Ðại hội đồng WTO là đại diện ở cấp Ðại sứ của chính phủ tất cả các thành viên. Ða số các nước đang phát triển thường cử luôn Ðại sứ, Trưởng đại diện bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm đại sứ tại WTO; các nước phát triển, đặc biệt là các cường quốc thương mại hàng đầu như Mỹ, EU đều cử Ðại sứ riêng về WTO tại Geneva. Các ủy ban báo cáo lên Ðại hội đồng WTO.
Ðại hội đồng có quyền thành lập các ủy ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên Ðại hội đồng là: ủy ban về thương mại và phát triển; ủy ban về các hạn chế cán cân thanh toán; ủy ban về ngân sách, tài chính và quản trị; ủy ban về các hiệp định thương mại khu vực. Ba ủy ban đầu được thành lập theo hiệp định về thành lập WTO, ủy ban cuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết định của Ðại hội đồng WTO.
Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại: Ðiều IV.2 Hiệp định WTO quy định, ngoài các việc thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp, Ðại hội đồng -WTO còn thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các Hiệp định thương mại đa phương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng kiểm điểm chính sách thương mại. Chính vì vậy mà Ðại hội đồng WTO đồng thời là “cơ quan giải quyết tranh chấp” (DSB – Dispute Settlement Body) khi thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và là ”Cơ quan kiểm điểm chính sách mại”(TPRB – Trade Policy Review Body) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại.
3.2 Các Cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương
WTO có 3 hội đồng (Council) được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệp đinh thương mại đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS. Tất cả nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 hội đồng này. Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên Ðại hội đồng WTO.
Ngoài ra còn có các cơ quan được các hội đồng của WTO thành lập với tư cách là cơ cấu trực thuộc (subsidiary bodies) để giúp các hội đồng này trong việc thực hiện các chức năng kỹ thuật, ví dụ như ”ủy ban về thâm nhập thị trường”, ủy ban về trợ giá nông nghiệp” và các ”Nhóm công tác (working group) được thành lập trên cơ sở tạm thời để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ như các “nhóm Công tác về việc gia nhập WTO” của một số nước.
Khác với GATT 1947, WTO có một Ban Thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO. Ðứng đầu Ban Thư ký WTO là Tổng giám đốc WTO. Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc cửa WTO còn có một vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua ác liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng hoặc Tổng thống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc đầu tiên của WTO có ông Salinas, cựu Tổng thống Mêhicô).
4. Tư cách thành viên của WTO
Tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ có các quốc gia có chủ quyền mà cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng Công, Macao.
Có hai loại thành viên theo quy định của Hiệp định về WTO: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là những nước là một bên ký kết GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 (tất cả các bên ký kết GATT đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO). Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập hiệp Hiệp định WTO sau ngày 1-1-1995 các nước này đều phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được Ðại hồi đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần ba số phiếu thuận.
Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định riêng của từng nước. Ðiều XV Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút. Thượng viện Mỹ khi bỏ phiếu cho phép Tổng thống phê chuẩn Hiệp định WTO đã thông qua quyết định về việc nước này sẽ rút khỏi WTO nếu một ủy ban đặc biệt bao gồm 5 cựu thẩm phán liên bang của Mỹ kết luận rằng Mỹ đã bị Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xử cho thua một cách “phi lý” hoặc các quyền lợi cơ bản (substantial) của Mỹ đã bị ”vi phạm” trong 3 quyết định liên tiếp của cơ quan này. Việc EU rút khỏi WTO phức tạp hơn vì Ủy ban châu Âu (Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu) không có thẩm quyền thay mặt tất cả các nước thành viên EU để ra một quyết định như vậy. Ðây là một vấn đề còn đang tranh cãi giữa các chuyên gia pháp lý của EU. Một số cho rằng EU chỉ có thể rút khỏi WTO khi tất cả các nước thành viên EU đều rút khỏi tổ chức này. Một số khác cho rằng chỉ cần một hoặc một số thành viên chủ chốt của EU như Ðức, Pháp, Anh… rút khỏi WTO cũng đủ để cho EU không còn tư cách đại diện cho 15 nước thành viên tại tổ chức này.
Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các nước thành viên đóng góp trên cơ sở tương ứng với phần của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Tỷ lệ đóng góp tối thiểu là 0,03 % ngân sách của WTO.
5. Cơ chế ra quyết định của WTO
Về phương diện ra quyết định, WTO là một tổ chức kinh tế quốc tế liên chính phủ khác với một số tổ chức khác. Về nguyên tắc, các quyết định lớn và quan trọng nhất của WTO do chính phủ tất cả các nước thành viên thông qua, hoặc ở cấp bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc ở cấp Đại sứ tại Đại hội đồng WTO. Tất cả các quyết định này thông thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Khác với IMF hoặc WB, Ban Thư kư hoặc Tổng giám đốc WTO không được các nước thành viên chuyển giao thực hiện những quyền lực quan trọng và quan điểm của WTO không ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách thương mại của các nước thành viên (đây là sự khác nhau cơ bản giữa WTO và IMF hoặc WB). Những nghĩa vụ trong WTO là kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương trên cơ sở nhân nhượng và thỏa hiệp giữa tất các nước.Việc không thực hiện một nghĩa vụ trong WTO, trong trường hợp xấu nhất chỉ có thể dẫn đến việc nước bị thiệt hại có quyền yêu cầu WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa nhưng phải tương ứng với mức độ thiệt hại mà nước này đă phải chịu. Nếu so sánh với các biện pháp chế tài của IMF hoặc WB th́ có thể nói là “kỷ luật tập thể” ở WTO,nói chung vẫn c̣n ”mềm” và “nhẹ” hơn.
Theo điều XVI, khoản 1 của Hiệp định về WTO, cơ chế ra quyết định của WTO sẽ tiếp tục cách làm hơn 40 năm qua của GATT 1947, có nghĩa là WTO sẽ tiếp tục áp dụng nguyên tắc đồng thuận (consensus) trong việc ra quyết định, mặc dù Hiệp định về WTO có một số điều khoản về việc bỏ phiếu.
Để tránh trường hợp việc thông qua quyết định có thể bị phong toả hoặc tŕ hoăn, Hiệp định về WTO quy định một số trường hợp bỏ phiếu như sau:
– Quyết định sửa đổi một số nguyên tắc nền tảng như “tối huệ quốc”, nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” (phải được sự nhất trí của tất các nước thành viên).
– Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của hiệp định WTO, và các hiệp định đa biên và cho phép một nước miễn thực hiện một nghĩa vụ nào đó cần được ba phần tư phiếu thuận.
– Các quyết định sửa đổi các điều khoản khác trong các hiệp định thương mại đa phương cần được hai phần ba số phiếu thuận. Những nước không đồng ý với quyết định của đa số có thể bị Hội nghị Bộ trưởng WTO yêu cầu rút khỏi WTO.
Là một tổ chức quốc tế dựa trên các nghĩa vụ pháp lư (rule-based) GATT trước kia cũng như WTO hiện nay đều cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và công bằng, nhằm bảo đảm để tất cả các nước thành viên dù lớn hay nhỏ, dù là nước phát triển hay đang phát triển cũng đều phải tuân thủ “luật chơi chung” của thương mại quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 đă được hầu hết các chuyên gia về thương mại quốc tế đánh giá rất cao và được công nhận như là một trong những thành công quan trọng nhất của GATT sau gần 50 năm tồn tại. Giáo sư Luật Kinh tế quốc tế Ernst-Ulrich Petersmann, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về GATT/WTO đă có nhận xét như sau “Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tầm quan trọng sống c̣n đối với việc duy tŕ một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa , bởi vì cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó c̣n là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lư đối với các cam kết của các chính phủ và quan trọng hơn cả là đó là một vũ khí dùng để răn đe những nước chủ trương chính sách ngoại giao thương mại dựa trên sức mạnh. Những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đă được WTO kế thừa và phát triển. Sau gần 5 năm hoạt động, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đă thực sự trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất trên thế giới. Ngay cả các siêu cường như EU, Mỹ cũng phải chấp nhận đưa các tranh chấp của họ ra giải quyết trước WTO và chấp nhận thực hiện các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, mặc dù đôi lúc những nước này đă công khai phản đối lại các quyết định này, một điều khó có thể tưởng tượng tại các tổ chức quốc tế khác, ví dụ như Liên hợp quốc.
5.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT mang tính chất “hoà giải” nhiều hơn là “tranh tụng”, có mục đích làm cho các bên tranh chấp hiểu nhau hơn nhằm đi đến một giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được.
Nhiệm vụ hoà giải được giao cho nhóm chuyên gia bao gồm 3 hoặc 5 thành viên thường được chọn trong số những nhà ngoại giao làm việc tại phái đoàn đại diện ở Geneva hoặc quan chức chính phủ của những nước thứ ba, có kinh nghiệm nhiều năm về những vấn đề của GATT. Nhóm chuyên gia có nhiêm vụ xem xét một cách khách quan thực chất nội dung tranh chấp, việc vi phạm Hiệp định nếu có và những thiệt hại có thể có đối với một bên tranh chấp và sẽ soạn thảo một báo cáo để tŕnh lên Đại hội đồng GATT xem xét. Việc thông qua báo cáo được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng đă gây nhiều khó khăn cho cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT vì, về lý thuyết bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể phản đối hoặc trì hoãn việc thành lập Nhóm chuyên gia và phong toả việc thông qua báo cáo. Sự chậm trễ trong việc giải quyết tranh chấp trong nhiều trường hợp đã không đem lại tác dụng trên thực tế cho bên thắng kiện do sản phẩm hoặc ngành sản xuất bị thiệt hại đă mất khả năng cạnh tranh sau một thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài.
5.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.
Ngoài ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ giải quyết tích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO. Nguyên tắc cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, nguyên tắc này không bao hàm rõ rang ý có cấm các nước thành viên không được đơn phương xác định các hành vi của nước thành viên khác có vi phạm các hiệp định của WTO hay không. Lợi dụng sự không rõ ràng này nên một số nước thành viên phát triển như Mỹ, EU. vẫn tiếp tục đơn phương áp dụng các đạo luật của riêng mình như điều khoản Super 301 trong Luật Thương mại Mỹ hoặc Quy định 384/96 của Hội đồng châu Âu để “kết án” và trừng phạt các nước thành viên WTO khác.
5.2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, quy chế “nhóm chuyên gia” và Cơ quan phúc thẩm thường trực
– Cơ quan giải quyết tranh chấp: Viết tắt theo tiếng Anh là DSB (Disput Settlement Body) có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia và nhóm phúc thẩm, giám sát việc thực hiện các quyết định về giải quyết tranh chấp, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các hiệp định thương mại với một nước thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Cơ quan phúc thẩm thường trực: một trong những nét mới của bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO là việc thành lập Cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan này có 7 thành viên, do Cơ quan giải quyết tranh chấp bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, là những Chuyên gia pháp lý và thương mại quốc tế có kinh nghiệm lâu năm. Cơ quan này có chức năng xem xét theo thủ tục phúc thẩm báo cáo của nhóm chuyên gia, theo đề nghị của một trong các bên tranh chấp. Tuy nhiên, phạm vi “phúc thẩm” chỉ áp dụng đối với những kết luận và giải thích pháp lý được đưa ra trong báo cáo của nhóm chuyên gia. Khi có đề nghị xem xét phúc thẩm, Cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ lập ra một nhóm phúc thẩm riêng biệt cho mỗi một vụ tranh chấp, bao gồm 3 thành viên. Nhóm phúc thẩm có thẩm quyền hoặc giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ những giải thích và kết luận pháp lý nêu trong báo cáo của nhóm chuyên gia. Báo cáo của nhóm phúc thẩm sẽ được đệ trình lên DSB để thông qua. Việc thông qua báo cáo phúc thẩm được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực và gần như mang tính chất tự động. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực hiện vô điều kiện quyết định cuối cùng của DSB trên cơ sở báo cáo phúc thẩm. Thời hạn xem xét phúc thẩm là 60 ngày, có thể được gia hạn nhưng không quá 90 ngày.
5.2.2. Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa
Quyết định về giải quyết tranh chấp được DSB thông qua theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực có giá trị pháp lý và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên tranh chấp.
Thông thường thì bên thua kiện có nghĩa vụ bãi bỏ các quy định hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp mà nhóm chuyên gia kết luận là vi phạm điều khoản trong các hiệp định có liên quan của WTO. Để bảo đảm là bên thua kiện sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của DSB và để tránh tình trạng ”rơi vào im lặng”, WTO đề ra một cơ chế theo dơi và giám sát việc thực hiện quyết định. Trong vòng 30 này kể từ ngày thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia, bên thua kiện phải thông báo cho DSB biết về những biện pháp mà nước này dự định áp dụng để thực hiện khuyến nghị của nhóm chuyên gia. Nếu nước này vì lý do nào đó không thể thực hiện ngay khuyến nghị của nhóm chuyên gia th́ DSB có thể cho phép nước này được thực hiện trong một thời hạn ”hợp lý”. Và nếu trong thời hạn hợp lý đó bên thua kiện vẫn không thể thực hiện được khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì nước này có nghĩa vụ thư�ng lượng với bên thắng kiện về mức độ bồi thường thiệt hại, ví dụ như giảm thuế quan đối với một sản phẩm nào đó có lợi cho bên thắng kiện. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận về mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa, cụ thể là tạm ngưng việc cho bên thua kiện hưởng những nhân nhượng thuế quan hoặc tạm ngưng thực hiện những nghĩa vụ đối với bên thua kiện theo hiệp định có liên quan.
Biện pháp trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại và phải được thực hiện trong lĩnh vực (sector) thương mại mà bên thua kiện bị thiệt hại. Để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa và rút kinh nghiệm, WTO quy định trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp trả đũa mà lĩnh vực bị thiệt hại là không thực tế hoặc không có hiệu quả thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong một lĩnh vực khác (trả đũa chéo). Chẳng hạn một nước đang phát triển sẽ khó có thể áp dụng một cách hiệu quả biện pháp trả đũa trong lĩnh vực thương mại hàng hoá đối với một nước phát triển nhưng nếu trả đũa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên thắng kiện còn có thể yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong những lĩnh vực thuộc các hiệp định thương mại khác với hiệp định thương mại bên thua kiện vi phạm. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng và trong trường hợp có tranh chấp về mức độ trả đũa, WTO cũng đành cho bên thua kiện quyền đưa tranh chấp nói trên ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Quyết định trọng tài về vấn đề này là quyết định cuối cùng và có giá trị thi hành đối với tất cả các bên.
5.2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp khác
Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO còn có thể sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác trong Công pháp quốc tế như trọng tài liên quốc gia (intersate arbitration), trung gian (mediation) và hoà giải (conciliation). Điều 25 Thỏa thuận DSU quy định các nước thành viên có thể giải quyết tranh chấp với nhau thông qua trọng tài đối với những tranh chấp nếu các nước này thỏa thuận nhất trí sử dụng cơ chế này và chấp nhận tuân thủ quyết định của trọng tài.
Các nước cũng có thể sử dụng cơ chế trung gian hoặc hoà giải của một bên thứ ba. Riêng đối với những tranh chấp mà một bên là nước kém phát triển nhất thì Tổng giám đốc WTO có thể đứng ra làm trung gian hoặc hoà giải.
5.2.4. Các nước đang phát triển và Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Mặc dù luôn chiếm đa số tại GATT, nhưng vì những lý do lịch sử (đa số các nước đang phát triển đă từng là thuộc địa của các nước phát triển) nên các nước đang phát triển thường có thái độ ”nghi ngờ” và ”e dè” đối với những cơ chế do các nước phương Tây đặt ra. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1985, Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (USIC) đă chỉ ra một số nguyên nhân làm cho các nước đang phát triển ít sử dụng đến Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT:
– Thứ nhất, các nước đang phát triển không có đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế và cũng không có khả năng tài chính để đi thuê các chuyên gia phương Tây;
– Thứ hai, tâm lý lo sợ rằng nếu đi kiện cáo các nước phát triển thì có khi họ phải chịu thiệt nhiều hơn là được lợi, “chưa được vạ thì má đã sưng”. Sự phụ thuộc vào thị trường và các nguồn giúp đỡ về tài chính của phương Tây là một trong những lý do khiến các nước đang phát triển rất ngại va chạm với các nước phát triển và nếu có tranh chấp thì các nước này chủ trương xử lý song phương, kín đáo và thường là sẵn sàng nhượng bộ;
– Thứ ba, các nước đang phát triển nhận thức được rằng cho dù họ có thắng kiện và dám dũng cảm áp đặt các biện pháp trả đũa hợp pháp chăng nữa thì cũng không đem lại hiệu quả và có thể có một ảnh hưởng tích cực đến cách cư xử của các nước phát triển;
– Thứ tư, tuy tham gia GATT ngay từ khi mới thành lập nhưng các nước đang phát triển vẫn còn giữ thái độ lưỡng lự trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đa số các nước này cho rằng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng chỉ là một trong những công cụ của các nước phương Tây sử dụng để ép buộc họ mở cửa thị trường.
Vớí những lý do nói trên, quan điểm chung của các nước đang phát triển đối với Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trong khoảng 30 năm (từ 1948-1979) là ”phớt lờ” cơ chế này. Trong khoảng thời gian này, số vụ kiện của các nước đang phát triển chỉ chiếm có 12% tổng số các vụ kiện tại GATT và đa số là kết thúc thông qua thương lượng trước khi nhóm chuyên gia của GATT thông qua báo cáo cuối cùng.
Chỉ đến thời kỳ sau Ṿòng Tokyo, các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước NIC như Braxin, Mêhicô, Ấn Độ, Achentina mới thực sự quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Sự thay đổi này xuất phát từ những lư do sau. Thứ nhất, sự giảm sút của thương mại thế giới những năm 1970 do tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, quá trình công nghiệp hoá tại một số nước đang phát triển đă đem lại những thành quả đầu tiên nổi bật nhất là trong một số ngành sản xuất công nghiệp và chế biến, các nước NIC đă đạt được ưu thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của phương Tây và đã bắt đầu dư thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực như may mặc, điện tử dân dụng, thép. Các nước này bắt đầu nhận thức được cần phải sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nước phương Tây và khi cần thiết sử dụng cả Cơ chế giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra việc thành lập một Bộ phận pháp lý (Legal Office) trực thuộc Ban Thư kư, GATT đă giúp cung cấp những trợ giúp kỹ thuật có hiệu quả cho các nước đang phát triển trong việc nghiên cứu về cơ cấu thể chế và pháp lư của GATT và tư vấn pháp lư cho các nước này trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và thủ tục khiếu kiện.
Trong vòng 15 năm (1979-1994), số lượng các vụ kiện của các nước đang phát triển chống lại các nước phát triển đă tăng lên đến 25% tổng số các vụ kiện tại GATT (25/117 vụ).
Ở ṿòng đàm phán Uruguay, Braxin đă đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đă được chấp nhận và thể hiện trong Thỏa thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, cụ thể như sau:
– Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với các nước phát triển;
– Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với quy định chung;
– Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa đối với bên thua kiện là nước đang phát triển;
– Các nước phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển;
– Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban Thư kư WTO trợ giúp Pháp lư khi có tranh chấp;
– Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966.
Các nước đang phát triển đă nhanh chóng nhận thức lợi ích từ việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và chỉ sau gần 5 năm, các nước đang phát triển đă trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO.
Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21 %) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi. Có thể nói Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiệu quả để giải quyết tranh chấp thương mại với các nước phát triển. Và xét về toàn cục th́ Cơ chế này là một bước phát triển tiến bộ theo hướng công bằng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế.
6. Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại
Một trong những yêu cầu Cơ bản đối với những công ty tham gia vào thương mại quốc tế là tính ổn định và có thể dự đoán trước của chính sách và hệ thống pháp lý về thương mại. Trong WTO, hai mục tiêu này được thực hiện thông qua Cơ chế kiểm điểm chính sách thươngmại (TPRM), đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay và đã được áp dụng tạm thời từ năm l989 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ tại Montréal, Canađa. Nội dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính sách và thực tiễn thương mại của tất cả các thành viên WTO. Việc kiểm điểm thực hiện theo nguyên tắc nước thành viên có vị trí càng quan trọng trong thương mại quốc tế thì càng phải kiểm điểm thường xuyên hơn các nước thành viên khác. VÌ vậy, bốn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada sẽ kiểm điểm 2 năm/lần, 16 thành viên xếp tiếp theo đó sẽ kiểm điểm 4 năm/ lần. Trung b́nh một năm có khoảng 20 nước phải kiểm điểm chính sách thương mại.
Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại khác với Cơ chế giải quyết tranh chấp là không có quyền cưỡng chế hoặc giải thích các điều khoản của các Hiệp định của WTO.
Mục đích của TPRM là thông qua cơ chế kiểm điểm giúp các thành viên tuân thủ các luật lệ, quy định của WTO và các cam kết riêng của mình. Đồng thời, nhân dịp kiểm điểm này, các nước thành viên có cơ hội giải thích và làm cho các thành viên khác hiểu biết hơn về chính sách và thực tiễn thương mại của nước mình cũng như về những khó khăn mà nước đó có thể gặp phải khi thực hiện các cam kết của mình.
TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. TPRM được coi là diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải định kỳ ”tự kiểm điểm” về chính sách và thực tiễn thương mại của mình trước tất cả các thành viên khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về các chính sách thương mại của các thành viên khác. TPRM cũng giúp các thành viên thúc đẩy các cải cách thương mại cần thiết nhân dịp kiểm điểm việc thực hiện những cam kết thương mại.
TPRM cũng thúc đẩy quá trình minh bạch hoá trong việc ra quyết định và luật lệ về thương mại tại các nước thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ “minh bạch hoá” là vấn đề chính trị nội bộ của mỗi nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp của từng nước thành viên.
II. TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM
Đàm phán gia nhập WTO diễn ra trên 2 kênh: Kênh đa phương (đàm phán việc tuân thủ các hiệp định của WTO) và kênh song phương (đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ).
Đàm phán đa phương:
Việt Nam nộp đơn gia nhập và được công nhận là quan sát viên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT-tiền thân của WTO) vào tháng 6 năm 1994. Ngày 4 tháng 1 năm 1995, ngay trong ngày đầu mở cửa của mình, WTO đã tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam. Kể từ đó, Việt Nam đã chủ động tiến hành những bước đi cần thiết để gia nhập tổ chức này.
Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (gọi tắt là Ban Công tác) được thành lập ngày 30 tháng 1 năm 1995. Đến tháng 6 năm 2004, Ban Công tác đã họp được 8 Phiên. Mục đích chủ yếu của các Phiên họp là minh bạch hoá chính sách kinh tế – thương mại của Việt Nam và đàm phán để điều chỉnh hệ thống chính sách cho phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Để phục vụ cho các cuộc đàm phán đa phương, ngày 26 tháng 8 năm 1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về chế độ Ngoại thương. Bản Bị vong lục được trình bày theo mẫu chung do Ban Thư ký WTO hướng dẫn.
Đàm phán song phương:
Cho tới nay có 27 đối tác đặt yêu cầu đàm phán song phương với ta trong cả lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Trong số này, ta đã kết thúc được đàm phán với một số các đối tác là Achentina, Braxin, Cuba, Chilê, EU, Xingapo, Uruguay, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Hoa Kỳ, EU, Canađa và Nhật Bản là Nhóm “Bộ tứ” trong WTO, có ảnh hưởng mạnh trong WTO và ảnh hưởng trực tiếp tới bất kỳ tiến trình gia nhập WTO nào. Các đối tác này không chỉ quan tâm đến lợi ích cụ thể của mình (vốn đã rất rộng) mà còn quan tâm đến những vấn đề mang tính nguyên tắc trong đàm phán gia nhập.
Đến nay, Việt Nam đã kết thúc đàm phán gia nhập WTO với 11 đối tác là EU và các nước thành viên, Cuba, Áchentina, Braxin, Chilê, Xingapo, Uruguay, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Côlômbia.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Tìm Hiểu Ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Là Gì, Làm Gì
Ngành hệ thống thông tin quản lý tham gia giải quyết vấn đề gì?
Một trung tâm mua sắm muốn tăng cường thêm các mặt hàng đang bán chạy, và điều chỉnh lại bố trí lại các mặt hàng còn tồn đọng. Họ tiến hành phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu bán hàng, doanh số để giúp các nhà quản trị ra quyết định phù hợp. Trong trường hợp này, thông tin đã được phân tích để sử dụng cho mục đích tăng thêm hiệu quả bán hàng cho trung tâm mua sắm.
Thông tin không có giá trị nếu như không có mục đích sử dụng. Doanh nghiệp cần các thông tin có giá trị để giúp họ đưa ra những quyết định điều hành – kinh doanh hiệu quả hơn. Chính các kỹ sư MIS là người làm cho các thông tin (ở dạng thô, và nhiễu loạn) trở nên có giá trị.
Đặc điểm ngành hệ thống thông tin quản lý
Ngành hệ thống thông tin quản lý (ngành MIS) là ngành học về con người, công nghệ, tổ chức và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong doanh nghiệp.
Ngành MIS tập trung vào vấn đề về các hệ thông thông tin để hỗ trợ một cách hiệu quả và hiệu quả hơn nữa cho việc ra quyết định kinh doanh, cho việc xây dựng chương trình điều hành tốt hơn.
Để đạt được mục đích này, MIS tập trung vào việc vấn hành các hệ thống thông tin. Việc quan trọng không kém là phân tích các nguồn thông tin này để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định, điều này cũng giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tạo được lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
Và để việc phân tích thông tin để giúp cho quá trình ra quyết định kinh doanh được tốt, đòi hỏi không chỉ là việc vận hành hiệu quả hệ thống thông tin, mà cần đòi hỏi cả khả năng về quản lý, về kinh doanh.
Có gì khác biệt giữa hệ thông thông tin quản lý MIS và ngành công nghệ thông tin (CNTT)
Đối tượng của MIS chính là các tổ chức, trong khi CNTT có đối tượng là các phần mềm, phần cứng, hệ thống mạng.
Về mục tiêu: MIS làm cho các tổ chức/doanh nghiệp hiệu quả và hiệu quả hơn. CNTT tập trung phát triển các chương trình phần mềm và phần cứng tin cậy.
Kỹ năng cốt lõi củng MIS là giải quyết vấn đề. Trong khi kỹ năng cốt lõi của CNTT là logic, và phương pháp.
Công việc thường gặp của MIS là phân tích/thiết kế hệ thống kinh doanh, quản lý cấp cao, nhà kinh doanh. Trong khi công việc thường gặp của CNTT là lập trình viên, trưởng phòng kỹ thuật, nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Dũng/Hướng nghiệp Việt
Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Chi Tiết Về Ngành Tổ Chức Và Quản Lý Y Tế trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!