Xem Nhiều 4/2023 #️ Tổng Quan Về Khách Hàng Mục Tiêu Trong Marketing # Top 9 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 4/2023 # Tổng Quan Về Khách Hàng Mục Tiêu Trong Marketing # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Quan Về Khách Hàng Mục Tiêu Trong Marketing mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong bài viết này, GEM sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin tổng quan về khách hàng mục tiêu trong marketing.

#1. Khách hàng mục tiêu là gì? (Target audience là gì?)

Những đối tượng này phải thỏa mãn đồng thời hai yêu cầu:

Có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ:

Đối tượng mục tiêu phải có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn. Chiếc điện thoại Vertu đời mới sẽ không phải sự lựa chọn của một cô công nhân với mức lương chỉ 3-4 triệu đồng một tháng. Dù có thích đến cỡ nào chăng nữa thì cô ấy cũng không có đủ khả năng chi trả cho sản phẩm xa xỉ này.

Thông thường các nhà làm marketing thường tìm kiếm khách hàng mục tiêu (target audience) dựa trên các yếu tố cụ thể như địa điểm, tuổi tác, thu nhập… Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh mỹ phẩm thì chắc chắn các marketers sẽ muốn thu hút những đối tượng là phụ nữ có thu nhập đủ để mua sản phẩm và sống trong khu vực có thể giao hàng.

Việc xác định nhóm target audience là gì (khách hàng mục tiêu) sẽ giúp bạn tìm ra giọng nói chất lượng để giao tiếp với khách hàng.

Vì các kênh truyền thông, nội dung content, hình ảnh sản phẩm…bạn sử dụng để kết nối với khách hàng có thể không hiệu quả với đối tượng này nhưng lại có tác động mạnh với đối tượng khác.

Nếu bạn biết chính xác bạn muốn truyền tải thông điệp đến những đối tượng như thế nào thì bạn sẽ phải tìm ra địa điểm họ thường xuyên xuất hiện, điều họ mong muốn từ thương hiệu của bạn, từ đó sẽ biết được cách nói chuyện với họ như thế nào để gây ấn tượng.

Những thông tin này sẽ là cơ sở nền tảng để định hướng các chiến lược marketing và đảm bảo tính nhất quán hơn trong các chương trình truyền thông, nhằm mục tiêu xây dựng một mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với khách hàng.

Từ việc nghiên cứu cách mà đối tượng tiềm năng tương tác, giao tiếp, trao đổi thông tin trên các group, mạng xã hội, websites…bạn sẽ có thể điều chỉnh các từ khóa và chiến lược SEO của mình để đảm bảo thông tin của bạn sẽ xuất hiện trong tầm mắt người dùng khi họ search.

Từ việc nghiên cứu nhu cầu thực tế của khách hàng mục tiêu, bạn có thể đưa ra những giải pháp cải tiến sản phẩm/dịch vụ của mình để thỏa mãn tối đa mong muốn của họ về thương hiệu.

Từ cách họ tìm kiếm thông tin, so sánh và chọn sản phẩm, bạn có thể điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị của mình để làm cho sản phẩm/dịch vụ của mình nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Một số đặc điểm về: thu nhập, chức danh công việc, tình trạng hôn nhân gia đình, các mối quan hệ ảnh hưởng, nhu cầu, nguyện vọng, vấn đề và mối quan tâm; những trang web truyền thông xã hội họ sử dụng; ngôn ngữ; website yêu thích; động lực mua hàng; giới tính…là những cơ sở thông tin quan trọng giúp bạn mô tả khách hàng mục tiêu chính xác.

Những insight khách hàng ẩn dấu sâu bên dưới lớp vỏ nhu cầu, mong muốn bên ngoài là bí mật quan trọng mà các nhà làm marketing cần khám phá để xây dựng được một chân dung khách hàng có chiều sâu.

Đôi khi chính bản thân khách hàng cũng không thực sự nhận ra mong muốn tiềm ẩn của họ là gì, nhiệm vụ của các marketers là làm cho những insight đó nổi lên trên tảng băng, được thỏa mãn bằng chính sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Một trong những việc quan trọng nhất cần thực hiện khi nghiên cứu target audience là gì – đó là xác định hành vi khách hàng mục tiêu và xây dựng hành trình khách hàng. Với sự bùng nổ của internet và mạng xã hội, hành vi khách hàng đã thay đổi ngoạn mục từ mua hàng trực tiếp qua những kênh truyền thống sang tìm hiểu và đặt hàng qua internet.

Có đến 70% hành trình khách hàng diễn ra trên internet. Vì vậy, dù bạn đang kinh doanh trong bất kỳ ngành nghề nào, internet là một kênh marketing không thể bỏ qua nếu bạn muốn chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần.

Mỗi khách hàng khi đến với doanh nghiệp đều trải qua những giai đoạn khác nhau, có những trải nghiệm khác nhau khi họ tương tác với thương hiệu, họ cũng có những hành vi tìm kiếm và phản ứng không giống nhau với các chương trình truyền thông.

Việc của các nhà làm marketing là nghiên cứu hành vi khách hàng để định hướng, mang lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất. Nếu như bạn định hướng được cho khách hàng phải làm gì, họ sẽ mua hàng từ bạn, chiến lược marketing thành công.

Hành trình khách hàng sẽ giúp bạn tận dụng tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp, tối ưu hóa các chương trình truyền thông để mang lại hiệu quả cao nhất.

Từ những thông tin về khái niệm khách hàng mục tiêu, chân dung khách hàng, hành trình của người tiêu dùng…và dựa trên mục tiêu marketing của doanh nghiệp, các marketers có thể lựa chọn thị trường mục tiêu chính xác cho chiến dịch truyền thông của mình.

khách hàng mục tiêu, khách hàng mục tiêu là gì, xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng mục tiêu trong marketing, mô tả khách hàng mục tiêu, khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, lựa chọn khách hàng mục tiêu, tìm kiếm khách hàng mục tiêu, khái niệm khách hàng mục tiêu, target audience là gì…

Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? 4 Chiến Lược Marketing Nhắm Đúng Mục Tiêu

Trong mỗi kế hoạch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là gì rất quan trọng, đây là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả.

Vậy khách hàng mục tiêu là gì, dựa vào yếu tố nào để xác định được khách hàng mục tiêu. Cùng CRMVIET tìm hiểu về cách xác định khách hàng mục tiêu trong kinh doanh.

1. Khái niệm khách hàng mục tiêu là gì ?

Khách hàng mục tiêu là nhóm đối tượng khách hàng trong đoạn thị trường mục tiêu mà doanh ngiệp bạn hướng tới. Nhóm đối tượng khách hàng này phải có nhu cầu về sản phẩm – dịch vụ của công ty. Và khả năng chi trả cho sản phẩm – dịch vụ ấy.

Xác định khách hàng mục tiêu bao gồm 2 nhóm:

Để xác định được chân dung khách hàng mục tiêu, bạn cần có được những thông tin cơ bản sau:

Lợi ích khi xác định được khách hàng mục tiêu mang lại:

Khả năng mua của khách hàng là bao nhiêu ?

Lợi nhuận tối đa mà khách hàng có thể mang lại ?

Mức độ tăng trưởng là bao nhiêu ?

2. Tại sao phải xác định khách hàng mục tiêu?

Xác định khách hàng mục tiêu đem lại rất nhiều lợi ích cho công ty:

Tiết kiệm tối đa chi phí cho các hoạt động tiếp thị,

Marketing nhờ vào việc khoanh vùng các đối tượng phù hợp và tập trung vào các đối tượng này

Mang lại hiệu quả cho toàn bộ chiến dịch do các đối tượng mà doanh nghiệp nhắm đến

Các chiến lược, nội dung đi kèm nếu thực hiện tốt sẽ khiến các đối tượng này đi đến bước tiếp theo “MUA HÀNG” trong thời gian ngắn

Rút ngắn được thời gian thực hiện chiến dịch, tiết kiệm được chi phí và nhân sự một cách đáng kể

Tóm lại, việc xác định khách hàng mục tiêu có cai trò rất lớn trong việc mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận. Do đó trước khi tiến hành triển khai bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào. Việc đầu tiên mà mọi Marketer làm là xác định nhóm đối thượng khách hàng mục tiêu dựa trên nhiều tiêu chí phù hợp với thương hiệu.

3. Cách xác định khách hàng mục tiêu chính xác

Từ nãy đến giờ nói về xác định khách hàng mục tiêu rất nhiều lần. Nhưng bạn có biết làm cách nào để xác định khách hàng mục tiêu ? CRMVIET sẽ đưa ra 3 tiêu chí để xác định khách hàng mục tiêu.

Tiêu chí 1: dựa trên nghiên cứu – lý thuyết

Tiến hành nghiên cứu, thống kê dựa trên số liệu mà doanh nghiệp thu thập được trên một diện rộng khách hàng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định nhóm khách hàng mà đối thủ của bạn đang theo đuổi để nghiên cứu nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu riêng của mình.

Tiêu chí 2: dựa trên yếu tố thực tế – thực tiễn

Tiêu chí 3: các câu hỏi cần đặt ra khi tìm kiếm thị trường mục tiêu

Xác định nhóm khách hàng mục tiêu chính xác, sát với những sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp dựa vào các câu hỏi sau:

Phân khúc khách hàng dựa trên những thông tin gì?

Yếu tố nào quyết định mua sản phẩm của phân khúc ?

Hiện nay các đối tượng đang theo dõi tiêu dùng những sản phẩm của thương hiệu nào ? mức độ đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm đó đối với khách hàng của bạn ra sao ?

Sản phẩm của công ty có thành công với phân khúc này và đáp ứng tốt nhất cho phân khúc này hơn đối thủ không ?

Làm thế nào để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng trong phân khúc này ?

4. Lên chiến lược Marketing nhắm vào khách hàng mục tiêu

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu là gì. Lúc này Marketer sẽ lên chiến lược cụ thể chi tiết

Chú ý: Một trong những nền tảng giúp quản lý khách hàng mục tiêu của Doanh nghiệp, kết hợp marketing là CRMVIET.

Bung các bài PR với nội dung hấp dẫn trên các trang phù hợp với sản phẩm

4.2 Tiếp cận thêm nhiều khách hàng quan tâm

Target chính xác khách hàng quan tâm ở nhiều site cùng lúc mà không cần phải trả thêm chi phí sản xuất bài PR

4.4 Chuyển đổi thành hành động mua hàng

Đeo bám khách hàng thực sự quan tâm đến sản phẩm hướng đến tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp.

Trong một chiến dịch kinh doanh, việc xác định khách hàng mục tiêu là gì sẽ quyết định đến thành bại của chiến dịch. Chỉ khi xác định đúng khách hàng mục tiêu bạn mới có thể phân bổ nguồn lực hữu hạn trong doanh nghiệp đem lại lợi nhuận tối đa mà không lãng phí ngân sách Marketing.

Một trong những công cụ giúp bạn tiếp cận và quản lý khách hàng mục tiêu tốt hơn là nền tảng CRM. Đây vừa là giải pháp quản lý khách hàng, vừa hỗ trợ marketing cho Doanh nghiệp.

Khách Hàng Mục Tiêu Là Gì? Chiến Lược Chọn Thị Trường Mục Tiêu

Khái niệm khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market)

Khách hàng/thị trường mục tiêu (target customer/target market) là gì?

Khách hàng mục tiêu, trong một số trường hợp có thể gọi là thị trường mục tiêu, là tập hợp những khách hàng tồn tại trên thị trường, đã được xác định rõ bởi doanh nghiệp thông qua phân khúc thị trường, và là đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng đến. Dĩ nhiên, những khách hàng này phải mang trong mình những nhu cầu, mong muốn có thể đáp ứng, thỏa mãn bởi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và phải có khả năng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ ấy. 

Lưu ý: khi đề cập đến khách hàng mục tiêu trong Marketing, hiển nhiên đó là tập hợp nhiều khách hàng có cùng một hay nhiều đặc điểm đã được doanh nghiệp xác định trước, chứ không phải một cá nhân đơn lẻ như nhiều bạn thường lầm tưởng.

Ví dụ về khách hàng mục tiêu? – FAQ

Ví dụ:

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp A là những người có độ tuổi từ 16 – 40, giới tính nam, thường xuyên hoạt động thể thao.

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp B là những doanh nhân có độ tuổi từ 25 – 50, có nhu cầu vay vốn thường xuyên.

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp C là các công ty sản xuất giày dép tại khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Vai trò của khách hàng mục tiêu trong Marketing

Khách hàng mục tiêu có vai trò như thế nào đối trong hoạt động Marketing?

Khách hàng mục tiêu đóng vai trò trung tâm trong chiến lược marketing, cũng như các hoạt động Marketing của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, định giá dựa trên khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu, và xây dựng trên phân phối dựa trên vị trí địa lý của khach hàng mục tiêu.

Mục tiêu cuối cùng của marketing là cung cấp giá trị đến khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm/dịch vụ, từ đó thu lợi nhuận về do doanh nghiệp.

Quy trình sàn lọc và xác định khách hàng mục tiêu

Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu? – FAQ

Việc xác định khách hàng/thị trường mục tiêu trong Marketing có vai trò hết sức quan trọng và trải qua các giai đoạn hết sức phức tạp. Bất cứ một sai lầm nào trong quá trình này sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể điều chỉnh hoạt động Marketing về đúng hướng. Ngược lại, việc chọn đúng khách hàng mục tiêu phù hợp với nguồn lực và tiềm năng của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả rất cao cho việc kinh doanh sau này.

Nhìn chung, doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng thông qua 4 bước:

Nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp thực hiện các cuộc nghiên cứu với mục đích xác định lượng khách hàng hay người tiêu dùng có nhu cầu mà doanh nghiệp có thể đáp ứng, cũng như số lượng và quy mô của những đối thủ cạnh tranh có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.

Phân khúc thị trường: Doanh nghiệp phân chia thị trường thành nhiều phân khúc (tập hợp những khách hàng có chung một hay nhiều đặc điểm)

Đánh giá phân khúc thị trường: Việc đánh giá phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp xác định những phân khúc nào sẽ phù hợp với nguồn lực và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường đánh giá phân khúc thị trường dựa trên các tiêu chí sau:

Quy mô thị trường: 

Số lượng khách hàng trong phân khúc.

Mức độ tăng trưởng

: Là chỉ số phản ánh sự gia tăng về số lượng khách hàng trong phân khúc theo thời gian. Mức độ tăng trưởng càng cao thì cơ hội thu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp khi chọn phân khúc ấy sẽ càng lớn (nếu bỏ qua yếu tố cạnh tranh).

Mức độ cạnh tranh: Là chỉ số phản ánh mức độ khó khăn đến từ những đối thủ cạnh tranh đang phục vụ phân khúc đó. Mức độ cạnh tranh càng cao thì cơ hội để doanh nghiệp có thể thành công càng thấp.

Số nhà cung cấp phù hợp để phục vụ khách hàng trong phân khúc: Số nhà cung cấp có trong phân khúc càng nhiều thì khả năng doanh nghiệp thành công trang phân khúc càng cao và ngược lại.

Các chiến lược lựa chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu trong Marketing

Có bao nhiêu chiến lược chọn thị trường mục tiêu trong Marketing?

Có tổng cộng 4 chiến lược chọn phân khúc làm thị trường mục tiêu thường được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp trên thế giới: Chiến lược bao phủ chung, Chiến lược bao phủ phân biệt, Chiến lược thị trường ngách, Chiến lược thị trường vi mô.

1. Chiến lược bao phủ chung (mass marketing)

Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là gì?

Chiến lược bao phủ chung (mass marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và phục vụ tất cả các khách hàng trong phân khúc lớn theo một cách như nhau. 

Thông thường, chiến lược này được áp dụng ở những thị trường độc quyền, hay thị trường có rất ít đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ:

EVN độc quyền cung cấp điện đến các hộ gia đình Việt Nam với dịch vụ như nhau, bất kể vùng miền.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt và ít có sự phân hóa, chuyên biệt trong sản phẩm & dịch vụ cho những đối tượng khách hàng khác nhau.

Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đến nay chiến lược bao phủ chung dần trở nên rất ít phổ biến, bởi hướng đi của chiến lược này không mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp.

2. Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing)

Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là gì?

Chiến lược bao phủ phân biệt (segmented marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn phục vụ tất cả các phân khúc nhưng với sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt cho từng phân khúc.

Chiến lược này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực về nhân sự và tài chính dồi dào, với mục tiêu nắm phần lớn thị phần trên thị trường.

Ví dụ:

P&G nhắm đến thị trường sản phẩm giặt giũ (bột giặt, nước giặt, nước xã vãi trên khắp thế giới), nhưng sản phẩm ở mỗi quốc gia đều được tùy chỉnh, tối ưu khác nhau để phù hợp với khách hàng theo từng phân khúc.

3. Chiến lược thị trường ngách (niche marketing)

Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là gì?

Chiến lược thị trường ngách (niche marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp sẽ chọn những phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ nhưng có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp áp dụng chiến lược này thường cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mang tính chuyên biệt để phục vụ nhu cầu của những khách hàng trong phân khúc một cách tốt nhất.

Không phải lúc nào việc bao phủ thị trường cũng là tốt. Việc xác định được thị trường ngách phù hợp sẽ giúp gia tăng mức độ hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp lên rất nhiều lần mà không phải tốn quá nhiều chi phí để cạnh tranh với những đối thủ lớn.

Đây là chiến lược thường được áp dụng ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô, nguồn lực nhỏ.

Ví dụ:

Thay vì lựa chọn phục vụ nhu cầu di chuyển bằng xe máy cho tất cả các đối tượng khách hàng như Honda, Yamaha… hãng Kawasaki lựa chọn chỉ phục vụ riêng cho những khách hàng có nhu cầu tham gia các cuộc đua xe, “phượt” bằng các mẫu xe phân phối lớn, được thiết kế chuyên biệt.

4. Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing)

Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là gì?

Chiến lược thị trường vi mô (Micromarketing/local marketing) là chiến lược mà trong đó doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hay một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Đây là đặc điểm của chiến lược vi mô. 

Ví dụ:

Marriott’s Renaissance được biết đến rộng rãi là một khách sạn chuyên phục vụ các khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu với những cách phục vụ khác nhau, từ phòng ốc đến dịch vụ ăn uống, giải trí…. tùy theo nhu cầu, yêu cầu, sở thích, đặc điểm… của từng khách hàng khi đến với khách sạn này

Định Vị Thương Hiệu: Định Nghĩa Khách Hàng Mục Tiêu

Branding Strategy Insider có nhận được một câu hỏi từ Terry, Phó giám đốc Marketing của một chuỗi nhà hàng tại Atlanta, Georgia:

“Xin chào Brad và Derrick, tôi tình cờ thấy blog của các anh khi tìm trên Google về tuyên ngôn định vị thương hiệu và khách hàng mục tiêu khi sản phẩm có một nhóm khách mua không đổi nhưng nhóm người có khả năng sử dụng thì rộng hơn nhiều. Tôi nghĩ các kết quả tìm kiếm trên Google càng khiến mọi thứ khó hiểu hơn khi tôi đọc về thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu… Khi một sản phẩm (như của chúng tôi) thường do phụ nữ quyết định lựa chọn, nhưng lại có sức hấp dẫn với cả nam lẫn nữ, và thậm chí cả con cái của họ (tất nhiên chúng tôi có thể định nghĩa cụ thể hơn về nhu cầu nhân khẩu học/tâm lý học/cảm xúc) – thì doanh nghiệp sẽ xử lý như thế nào khi đưa ra tuyên ngôn định vị? Chúng tôi trước tiên quảng bá với phái nữ, những người đưa ra quyết định, nên cần phải đảm bảo thực đơn, cách bài trí… cuốn hút nữ giới. Tuy nhiên, chúng tôi KHÔNG CHỈ là một nơi dành cho phái nữ mà còn là nơi cho những cuộc hẹn hò, tụ tập bạn bè, gia đình, bàn bạc công việc… Đây không phải là một trường hợp hiếm gặp – những sản phẩm dành cho trẻ em hay các đơn vị bán lẻ cũng gặp phải vấn đề tương tự bởi phụ nữ là người đưa ra rất nhiều quyết định mua sắm. Vậy thì tuyên ngôn định vị sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?”

Xin cảm ơn Terry về câu hỏi của anh. Tuyên ngôn định vị thương hiệu của chúng tôi dành cho những khách hàng mục tiêu ở các trình độ giáo dục khác nhau, nhưng khi làm việc với họ, chúng tôi thường linh hoạt hơn trong các tình huống cụ thể. Mục tiêu đầu tiên của việc định nghĩa khách hàng mục tiêu trong tuyên ngôn định vị thương hiệu là để xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mục tiêu trong đầu khi nghĩ về các lợi ích và khác biệt hoá phù hợp của thương hiệu. Miêu tả khách hàng mục tiêu càng chi tiết bao nhiêu thì giá trị độc đáo của thương hiệu càng mạnh bấy nhiêu. Nó cũng giúp ích về sau khi những người làm marketing cần xây dựng kế hoạch marketing và truyền thông. Chúng tôi xin nói thêm về định nghĩa trọng tâm khách hàng để bạn hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng chính nhưng hãy nhớ thương hiệu vẫn sẽ có sức hút với những đối tượng nằm ngoài trọng tâm này.

Việc hiểu được suy nghĩ của các khách hàng chính cũng quan trọng như việc định vị thương hiệu. Chẳng hạn, chúng ta định vị cho 4 công ty quản lý tài sản, hai ngân hàng có bộ phần quản lý tài sản và 4 công ty bảo hiểm có các bộ phận quản lý đầu tư. Tất cả các tổ chức này đều có định nghĩa hoàn tác khác nhau về đối tượng mà họ nhắm đến xét trên khía cạnh quản lý tài sản/đầu tư. Ví dụ như bốn mô tả khác nhau vmà bạn có thể nghĩ là về cùng một người:

– Những triệu phú từ trắng tay là những người có từ 1 triệu đô la trở lên để đầu tư và tìm kiếm sự công nhận của công chúng về các thành quả của họ.

– Những người có tài sản đầu tư ít nhất 500.000 đô la và những người coi trọng cách tiếp cận logic về phân tích thị trường và nhiều người trong số họ có thể đã từng quản lý tài sản của chính mình.

– Những người có tài sản đầu tư ít nhất 500.000 đô la và những người đã chán ngấy cách quản lý khách hàng của công ty môi giới chứng khoán tại thành phố New York.

Xét về thị trường mục tiêu và nhà hàng, chúng ta nhận thức được thị trường mục tiêu của một chuỗi nhà hàng rất đa dạng đến mức một nhóm khách hàng coi đây là nhà hàng cho “những dịp đặc biệt” mà họ phải chưng diện trong khi một nhóm khác lại coi đây như nhà hàng của những bữa tối thân mật và cảm thấy cự kỳ thoải mái khi diện quần jeans và áo thun. Nhóm đầu tiên có thể chỉ ăn tối ở nhà hàng này một hoặc hai lần một năm (thậm chí ít hơn) trong khi nhòm thứ hai có khả năng đến đây khá thường xuyên mà không phải suy nghĩ nhiều. Hãy thử cân nhắc xem nhà hàng này sẽ phải phục vụ cả hai nhóm này như thế nào.

Nguồn: BrandingStrategyInsider

Bạn đang xem bài viết Tổng Quan Về Khách Hàng Mục Tiêu Trong Marketing trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!