BÀI 2: TRIẾT HỌC
Những nguyên lý và những qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. I. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật: 1/ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng: 1. Khái niệm mối liên hệ phổ biến: là khái niệm dùng để chỉ sự tác động và ràng buộc lẫn nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố các bộ phận trong sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng lẫn nhau. Thế giới được tạo thành từ vô vàn sự vật, hiện tượng, những quá trình khác nhau. Giữa chúng có mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập, tách rời? Quan điểm siêu hình: tách rời, biệt lập, không ràng buộc. Quan điểm duy tâm: thừa nhận có mối liên hệ phổ biến nhưng nguồn gốc của nó là lực lượng siêu nhiên. Triết học Mác Lênin cho rằng, thế giới là một chỉnh thể thống nhất. Các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau vừa có liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
2. Nội dung và tính chất của mối liên hệ: – Tính khách quan và phổ biến của mối liên hê: Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động mà vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là tất yếu, khách quan, do đó mối liên hệ cũng là tất yếu khách quan. Mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng, nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới.– Do mối liên hệ là phổ biến, nên nó có tính đa dạng. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng. Vì thế khi nghiên cứu các sự vật hiện tượng cần phải phân biệt mối liên hệ một cách cụ thể. Căn cứ tính chất, phạm vi, trìng độ có thể có những mối liên hệ sau: chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, bên trong và bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian… Sự phân loại này là tương đối vì mối liên hệ chỉ là một bộ phận, một mặt trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung.– Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất và phổ biến nhất của thế giới khách quan còn những hình thức cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học. 2/ Nguyên lý về sự phát triển: a/ Khái niệm phát triển
– Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài, ngắn; qui mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm… Nhưng đối với các sự vật phức tạp, không chỉ diễn tả bằng những con số chính xác mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa. – Lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật – Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ là tương đối. Trong một số trường hợp, trong mối quan hệ này là khác nhau về lượng, trong mối quan hệ khác là khác nhau về chất. Như vậy, tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể để xác định là nó khác nhau về chất hay về lượng.b) Chất là gì? Chất dùng để chỉ tính qui định vốn có của các sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Chất của sự vật mang tính khách quan, tương đối ổn định, biểu hiện ra thông qua những thuộc tính. Không nên đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính.– Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này không tham gia vào việc qui định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản mới xác định chất của sự vật. Vì thế chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi, nhưng không làm cho chất của sự vật thay đổi. VD: Tham nhũng, kinh tế thị trường.– Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những mối liên hệ cụ thể. Do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối.Như vậy mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất, mà có nhiều chất tùy theo những mối quan hệ cụ thể của nó với cái khác. – Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật. Do đó không thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của con người.c) Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất: – Chất và lượng là 2 mặt đối lập: chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Song 2 mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một “độ” nhất định, khi sự vật đang tồn tại.– Đó là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Điểm giới hạn khi mà lượng đạt tới sẽ làm thay đổi sự vật gọi là “nút”. – Sự thay đổi về chất qua điểm “nút” gọi là bước nhảy vọt. Đó là bước ngoặt cơ bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của sự vật. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Nhảy vọt xảy ra tại điểm nút. Do vậy có thể nói phát triển là sự “đứt đoạn” trong liên tục, là trang thái liên hợp của các điểm nút. Tóm lại, qui luật lượng và chất đã chỉ rõ cách biến đổi của sự vật và hiện tượng. Trước hết lượng biến đổi dần dần và liên tục, khi đạt tới điểm nút (giới hạn của sự thống nhất giữa chất và lượng) sẽ dẫn đến bước nhảy về chất; chất mới ra đời tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng. Thế giới sự vật, hiện tượng là đa dạng, phong phú. Do đó hình thức của bước nhảy cũng rất đa dạng và phong phú.d/ Các hình thức của bước nhảy Bước nhảy có sự khác nhau về qui mô – Bước nhảy toàn bộ (làm thay đổi toàn bộ sự vật) – Bước nhảy cục bộ (bước nhảy nhỏ làm thay đổi một số mặt của sự vật) Song bước nhảy nào cũng là kết quả của quá trình thay đổi về lượng đến điểm “nút”. Bước nhảy còn có sự khác nhau về tốc độ, nhịp điệu: – Bước nhảy đột biến (bước nhảy diễn ra trong thời gian ngắn đã làm thay đổi căn bản sự vật) – Có những bước nhảy diễn ra trong thời gian dài, thậm chí rất dài gọi là bước nhảy dần dần Bước nhảy trong tự nhiên khác bước nhảy trong XH – Bước nhảy trong tự nhiên có tính tự phát không cần qua hoạt động của con người. – Bước nhảy trong XH chỉ được thực hiện thông qua hoạt động của con người. Ý nghĩa phương pháp luận Qui luật lượng và chất có ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Do sự vận động và phát triển của sự vật, trước hết là sự tích luỹ về lượng và khi sự tích lũy về lượng vượt quá giới hạn độ thì tất yếu có bước nhảy về chất nên trong nhận thứcvà hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng: thứ nhất “tả khuynh” – tư tưởng nôn nóng, chủ quan duy ý chí, thể hiện ở chỗ khi chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy về chất, thứ hai “hữu khuynh” tư tưởng bảo thủ, chờ đợi, không dám thực hiện bước nhảy về chất khi đã có sự tích luỹ đầy đủ về lượng hoặc chị nhấn mạnh đến sự biến đổi dần dần về lượng.Cần có thái độ khách quan và khoa học, có thái độ quyết tâm thực hiện các bước nhảy khi có điều kiện.2/ Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn) Trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, Lênin đã coi quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là “hạt nhân của phép biện chứng” bởi vì quy luật này đã chỉ rõ nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật;và là chìa khoá giúp chúng ta nắm vững thực chất của các quy luật cơ bản và các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng.a/ Một số khái niệm – Mâu thuẫn: là một khái niệm để chỉ sự liên hệ và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là những mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nahu cùng tồn tại trong một sự vật. Mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập – Thống nhất của các mặt đối lập: là sự nương tựa vào nhau làm tiền đề và điều kiện để tồn tại cho nhau – Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự phủ định lẫn nhau, sự bài trừ lẫn nhau của các mặt đối lập – Mâu thuẫn biện chứng: là mâu thuẫn khách quan, có tính phổ biến, là mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng. Chính những mâu thuẫn này là nguyên nhân, nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Tồn tại trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, XH, tư duy.b/ Nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn – Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập. Đó là thể thống nhất biện chứng của các mặt đối lập vốn có từ bản thân sự vật+ Nguyên tử là thể thống nhất 2 mặt đối lập mang điện tích dương-âm+ Hoá học: sự hoá hợp – phân giải+ Xã hội có giai cấp (giai cấp thống trị và giai cấp bị trị) Các mặt đối lập nương tựa làm tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt này thì cũng không có mặt kia và ngược lại Không có sự thống nhất giữa các mặt đối lập thì không tạo thành sự vật, không có sự vật cụ thể nào tồn tại. – Các mặt đối lập là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau + Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự xung đột, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập diễn ra trong tự nhiên khác với trong XH và tư duy. – Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập + Khi hai mặt của đối lập mâu thuẫn, xung đột nhau gay gắt và có điều kiện thì giữa chúng có sự chuyển hoá – mâu thuẫn được giải quyết Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành và là một quá trình mới làm cho sự vật ko ngừng vận động phát triển + Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không được chuyển hóa) thì không có sự phát triển. Chuyển hoá của các mặt đối lập là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Do sự đa dạng của thế giới nên các hình thức chuyển hoá cũng đa dạng – Sự vận động và phát triển của sự vật thể hiện trong sự thống nhất biện chứng giữa 2 mặt: thống nhất của các mặt đối lập và đấu tranh của các mặt đối lập trong đó: thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời, tương đối, còn đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối + Tính tuyệt đối của đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là sự tự thân và diễn ra liên tục + Tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật đa dạng, phức tạp, gián đoạn Tóm lại, mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan đều là thể thống nhất của các mặt đối lập và sự chuyển hoá giữa chúng là nguồn gốc, động lực của sự phát triểnd/ Ý nghĩa phương pháp luận: – Mâu thuẫn là khách quan, nguồn gốc, động lực của sự phát triển, nên muốn nắm được bản chất của sự vật cần phải phân tích các mặt đối lập của nó. Chỉ bằng các đó ta mới nắm được bản chất của sự vật và khuynh hướng phát triển của nó – Mâu thuẫn là phổ biến, đa dạng, do đó trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có phương pháp phân tích mâu thuẫn một cách cụ thể. Việc giải quyết mâu thuẫn chỉ bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập và với những điều kiện chín muồi chứ không theo khuynh hướng dung hoà các mặt đối lập và phải có phương thức, biện pháp, phương tiện, lực lượng phù hợp. Đó là sự khác nhau căn bản giữa người CM và người theo chủ nghĩa cải lương, cơ hội trong cuộc đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn XH trong XH có giai cấp.c/ Các loại mâu thuẫn Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều loại mâu thuẫn khác nhau. Các mâu thuẫn khác nhau có vai trò khác nhau trong sự vận động và phát triển của sự vật – Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:+ Mâu thuẫn bên trong: là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập, các khuynh hướng đối lập của cùng một sự vật+ Mâu thuẫn bên ngoài: là sự tác động qua lại giữa những mặt đối lập thuộc các sự vật khác nhau Sự phân biệt trên chỉ là tương đối, phụ thuộc quan hệ giữa các mặt đối lập. Cùng sự vật trong mối quan hệ này là mâu thuẫn bên trong, trong mối quan hệ khác là mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động, phát triển của sự vật, vì: nó là nguồn gốc, là động lực bên trong của sự tự thân vận động, tự thân phát triển. Tuy nhiên, mỗi sự vật không tách rời sự vật khác nên sự vận động và phát triển sự vật không tách rời mâu thuẫn bên ngoài.